Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Ngôi chùa mang tên Quảng Đức trên đất Úc & Phương danh Phật tử ấn tống

05/01/201111:34(Xem: 19231)
8. Ngôi chùa mang tên Quảng Đức trên đất Úc & Phương danh Phật tử ấn tống

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

(The Power of Compassion)
Nguyên tác: His Holiness Dalai Lama - Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng soạn dịch
Nhà xuất bản Quảng Đức 2007
Ngôi Chùa mang tên
Bồ Tát Quảng Ðức trên đất Úc

Là người Phật tử Việt Nam không ai lại không nghe về vị Bồ Tát sống, thiêu thân vì đạo, vì quê hương, vì chân lý, đó là Bồ Tát Thích Quảng Ðức (1897 – 1963). Sự kiện từ bi và trí tuệ của Ngài chỉ để đánh thức tánh linh con người quay về với chân thiện trong đức tính hiếu sinh hòa bình nhân ái, chứ không hạn cuộc bản ngã tầm thường vị kỷ giữa phân định đối kháng chánh tà. Chính thế hình ảnh ngồi kiết già nhập định hòa vào ngọn lửa thiêng trở nên bất tử, và tên Ngài đã đi vào lịch sử đến nay.

Kể từ đó, tên tuổi Bồ Tát, hình ảnh Bồ Tát được ca tụng tán dương qua bao thi văn nhạc đạo - và không những từ quốc nội, danh hiệu Bồ Tát đã vượt quá biên cương, theo người con Phật Việt Nam đến khắp cùng hải ngoại.

Nơi đây, Úc Ðại Lợi, tiểu bang Victoria thành phố Melbourne thuộc vùng Fawkner, một ngôi chùa Việt xinh xắn trang nghiêm đầu tiên mang danh hiệu Ngài. Và giờ đây, ngày trọng đại đã đến; ngày khánh thành Tu Viện Quảng Ðức chính thức giới thiệu đến mọi người con Phật trên đất Úc nói chung, và tiểu bang Victoria nói riêng.

Không những danh hiệu Bồ Tát làm ngôi chùa linh nhiệm, mà hình dáng kiến trúc đặc thù lại nổi bật tuyệt hảo của truyền thống Á Ðông.

Tầm vóc ngôi Tu Viện Quảng Ðức không phải lớn nhất ở Úc hay ở Melbourne, nhưng cũng không phải nhỏ so với nhiều ngôi chùa Việt đã có mặt tại đây từ hơn thập niên qua - lại cũng có thể gọi là lớn, vì có thể dung chứa khóa tu học từ 100 đến 200 Phật tử nghỉ lại qua đêm. Tuy nhiên đặc biệt hơn, Tu Viện Quảng Ðức là nơi bắc một nhịp cầu nghiên tầm giáo lý khởi sắc quy mô, qua mạng lưới điện toán thông tin toàn cầu (Internet) www.quangduc.com, đây là một “tờ báo điện tử Phật pháp” thật lợi ích thiết thực cho hàng Phật tử mọi nơi trên toàn Úc châu, cả đến toàn cầu. Ðiều này thật tình mà nói, cho tới nay chưa có tu viện hay chùa nào trên đất Úc theo kịp.

Tu Viện Quảng Ðức còn là nơi trung tâm văn hóa duy nhất trong thành phố Moreland; tạo nhiều cơ hội cho mọi người không phân biệt sắc thái, tín ngưỡng lui tới viếng thăm chiêm bái, nghiên cứu, tu học. Thật ra tu viện từng được TT Thích Tâm Phương tạo lập từ năm 1990 tại vùng Broadmeadows nhưng đến năm 1996 mới tạo mãi cơ sở này và dời tu viện về nơi đây, vốn là một trường tiểu học Fawkner trong vùng Tây Bắc Melbourne.

Hiện hữu của ngôi chùa là một duyên khởi biến động qua vô số nhân duyên chập chùng - ngần ấy nói lên người, vật liên hệ mật thiết và sự nhiệm mầu của lý duyên sanh - nhưng cụ thể phải được khởi lên từ một tâm thức thuần chân hướng thiện. Chúng tôi muốn nói đến vị trụ trì Thượng Tọa Thích Tâm Phương; Người thao thức vì nhu cầu tâm linh của hàng Phật tử, nên đã kiên định nỗ lực vượt quá sức mình tạo mãi bằng tất cả tấm lòng, bằng mồ hôi và cũng có thể là nước mắt. Hình ảnh nầy chắc chắn hàng Phật tử thuần thành đã theo chân Thầy từ rất sớm của những thập niên 90, thấy được ưu tư tha thiết của Thầy là niềm ước vọng chung, nên từ đó trở thành nhân duyên thành tựu như ngày hôm nay. Vậy công đức đó là công đức tất cả, và Thầy trụ trì hoan hỷ tâm đắc hơn ai hết!

Chúng tôi khách quan nhìn ngôi già lam Quảng Ðức trong niềm tán thán, nhưng chủ quan trong đạo tình chung tùy hỷ. Vì chánh pháp lại hiện khởi lên từ nơi đất lạ, khi lòng người con Phật chẳng thấy khác ở khắp nơi. Ðây quả đúng như hai câu đối mà Hòa Thượng Huyền Tôn đã đề tặng trong ngày khánh thành tu viện sắp tới:

Quảng đại tâm pháp giới tùy duyên quy diệu dụng
Ðức lưu phương Tăng già nhập thể hiện chơn như

Vậy thì từ đây, nhân duyên nào ghé thăm tiểu bang Victoria, chắc chắn tôi phải dừng chân nơi tu viện, mang tên vị Bồ Tát thiêu thân vì đạo, để chia xẻ niềm vui với người con Phật nơi này. Tôi lại thấy hai câu đối nữa không quên về tu viện do cố Thượng Tọa Thích Quảng Hiện đề tặng trong dịp ngài đến thăm tu viện:

Quảng độ chúng sanh giữ trái tim son ngời Phật Pháp
Ðức trùm muôn loại đốt thân trí tuệ cứu quần sanh.

Ðó, bấy nhiêu lời kính ghi, chia xẻ niềm vui cùng chư vị tôn đức ngôi già lam Quảng Ðức, chia xẻ niềm an lạc với Phật tử Melbourne, từ đây có duyên tu học ấm cúng tiện nghi, để nung đúc bồ đề tâm ngày càng kiên cố.

Xin kính chúc Thầy Trụ trì luôn luôn an trụ an lạc để tiếp tục con đường hoằng hóa; lại kính chúc Thầy Nguyên Tạng người tạo dựng và phát huy trang nhà Quảng Đức văn hóa Phật Giáo ngày càng cập nhật đời sống hơn; cùng kính chúc Quý Thầy, Quý Sư Cô chúng già lam Quảng Ðức thân tâm an lạc để đốt mãi ngọn đèn trí huệ ngày càng sáng rực hơn theo tinh thần truyền đăng tục diệm.

Tôi xin mạn phép trích hai câu đối của Hòa Thượng Bảo Lạc tặng Tu Viện Quảng Ðức để thay lời kết, trong niềm kính chúc ý nghĩa nhất:

Quảng nhiếp hàm linh chân thật ngữ, chân thật ý, chân thật hành nghi
Ðức khai phương tiện như thị văn, như thi tư, như thị tu trì

Thích Phổ Huân kính ghi


Quang Duc Monastery

History, lineage and organization

Vietnamese Australians are the largest single ethnic Buddhist group in Australia. According to the 2001 census there are a total of 154 833 Vietnam-born people in Australia, 56 664 or 36.6% of whom live in Victoria. The majority (33 145) of the Vietnam-born in Victoria are Buddhists, and the 17 Vietnamese Buddhist temples in Melbourne out-number those of any other single Buddhist group. This study looked at two Vietnamese temples in Melbourne: Quang Duc Temple and Quang Minh Temple. These will be described in the next two case studies.

Quang Duc Temple is a major Vietnamese Buddhist Centre for the northern and western regions of Melbourne. The temple is named after Most Ven. Thich Quang Duc, a Vietnamese monk, who in 1963 self-immolated while sitting in the lotus position as a protest against the oppression of Buddhist priests and the Buddhist community by the Diem government in South Vietnam.

Quang Duc Monastery incorporates Quang Duc Monastery as well as Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria. Ven. Thich Tam Phuong, who came to Australia in 1987, is the Abbot of the Quang Duc Monastery as well as a director of the non-profit Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria, and Ven. Thich Nguyen Tang is the Vice-Abbot of Quang Duc Monastery; Ven. Thich Nguyen Tang arrived in Australia in 1998 and was the first Buddhist monk to be granted permanent residency in Australia based on a religious visa application. In addition to the abbot and the Vice-Abbot there are two nuns residing at the Monastery. The Monastery is managed by a committee of 10 who are elected by the abbot. Quang Duc Monastery has 1000 members who receive the Monastery's newsletter, which is published once every three months in English and Vietnamese.

The members of the Monastery are mainly Vietnamese except for a small minority of around 20 Anglo-Australians. The first Anglo-Australians to come to the Monastery were local retirees who would come in every day to help; later they began to attend the meditation classes at the centre and to study Buddhism. Other Anglo-Australians at the Monastery have heard about the Monastery through the Moreland City Council, which provides information about the Monastery in their information booklet as well as on their website. The Monastery belongs to the Lam Te lineage of Vietnamese Buddhism.

Quang Duc Monastery was established in 1990 as an initiative of the local Vietnamese community who wanted to have a Monastery in the area. The community members set up a small three bedroom house in the northern suburb of Broadmeadows, and asked Ven. Thich Tam Phuong to take residence as the abbot. The house was used for worship, religious education and many other Buddhist activities. Over time the Monastery community grew, and it became evident that to meet the needs of its members as well as the Vietnamese Buddhist community of the northern region a larger place was needed.

In May 1997 the centre purchased a former primary school, in the suburb of Fawkner, from the Victorian Education Department, on an area of nearly two acres. This was one of the approximately 200 primary Schools in Victoria which were sold due to cut backs in education funding. The Monastery also received approval from the local Moreland City Council to set up a Buddhist Welfare Centre as part of the complex. By 2001 plans were made for the construction of a large two story building.

The first level is a multi-purpose community hall, the second level is a large Buddha Hall which is solely dedicated to religious practices such as meditation and chanting. The structure of the building reflects the dual focus of the Quang Duc Monastery on the preservation of Vietnamese traditions and culture as well as strictly religious concerns. The foundation stone for the building was laid in 2001 and the construction was completed and the building opened at the end of 2003.

Activities

Since its inception in 1990 the main objective of the Monastery has been to serve the local Vietnamese communities living in the northern region through the provision of a range of activities and services. The religious activities at Quang Duc Monastery include weekly classes in Buddhist education, daily recitation of sutras, Buddhist Youth groups (which, as in Vietnam are modeled on the scouts) and Buddhist family groups.

Regular prayer services are held, which include prayer for peace and happiness to promote quality of life for all sentient beings. Morning tea and discussion groups are held every weekend. The Monastery runs meditation classes for beginners and advance students; these are very popular and attended by the Vietnamese members and the Anglo-Australians.

Three retreats are held at the centre annually in July, April (during Easter holidays) and in December; the latter is a very popular retreat and rotates between Vietnamese Monasteries around Australia. In 2005 it was held in Queensland, and was attended by 300 people. Other religious activities offered by the Monastery include marriage celebrations, special prayers for weddings, funerals and memorial services, and activities and entertainment for the aged members. The bulk of these activities take place on weekends, when over 200 people attend the centre.

The centre also offers a range of cultural activities which include Bo De Vietnamese Language School, children's cultural classes designed to help them retain their Vietnamese Buddhist tradition and culture, and Kong Fu classes, which are very popular and attended by around 50 on weekends. The Monastery also hosts a vegetarian lunch once every three months; this is both a social gathering and a fundraising event. Ven. Thich Nguyen Yang emphasized the importance of fostering the Vietnamese culture and language among the young Australian- Vietnamese members:

The second generation of Vietnamese in Australia have lost their way, they have lost their culture, they lost their land. 20% of young Vietnamese people are put in jail; this is a very high level. So, as Buddhists we would like to do something for the Vietnamese young generation. We can give them their culture and their language and this is important, because within the families there is a lack of communication between the parents and the children.

The parents are busy all the time and don't have time to talk to their children. The children speak English 24 hours a day and the parents speak Vietnamese so they can't communicate [...] the Monastery is bringing the families back together, parents and children attend the Monastery together, children to do activities and study and parents have other activities like working in the garden and the kitchen, or pray in the Buddha Hall for the deceased. These activities are followed by Dharma talks and a free vegetarian lunch, which gives everyone more opportunity to socialise.

The major events celebrated at the centre include the New Year Celebration (Tet), the Buddha's Birthday and the Parents' Day. The Monastery is active in the area of welfare and community service. It is involved in the prison chaplaincy program and visits Vietnamese and other Buddhist inmates once a month. The centre also makes monthly visits to Footscray Hospital, Sunshine Hospital, St. Vincent's Hospital and the Royal Children's Hospital to offer prayer.

The Monastery offers monthly tours of the Monastery to primary schools in the area, which includes an introductory talk on Buddhism and Vietnamese culture. Quang Duc Monastery offers a one-to-one counseling service to help community members with family problems, social problems and, in particular, gambling related problems. It offers temporary accommodation and a referral service to those in the Vietnamese community affected by domestic violence, gambling and substance abuse. Some of these services are provided in partnership with agencies such as the Vietnamese Women's Association, the Community Health Centre in Footscray and Centrelink.

The Monastery has sought the help of various government agencies to enhance welfare services to the Vietnamese community. For instance, employing gambling and financial counsellors, expanding the temporary accommodation available for homeless people (which is at present limited to three rooms), employing paid staff to coordinate the growing number of families and individuals who need emergency assistance at the Monastery, and the construction of facilities designated for welfare services and counselling.

Quang Duc Monastery also runs Work for the Dole projects through CVGT Employment and Training Specialists. The projects which have helped the participants in gaining a variety of useful skills include the construction of a garden at the centre and work on a new building at the centre currently under construction. The Monastery runs an informal overseas aid program. Ven. Thich Nguyen Tang, together with other members of the Monastery, have travelled to Vietnam to deliver food to the poor and the needy. According to Ven. Thich Nguyen Tang the welfare activities of the Quang Duc Monastery are a new phenomenon, and involve a shift from the traditional responsibilities and concerns of Buddhist Monasteries in Vietnam, which are more narrowly defined and largely limited to meeting the religious demands and needs of the community.

The Monastery has close association with other Buddhist centres in Melbourne. The local Sri Lankan Buddhist community uses the facilities at Quang Duc Monastery to hold children's language and Dharma classes. The Monastery also takes part in the activities of the Tibetan Buddhist Society, where Ven. Thich Nguyen Tang has spoken about the Vietnamese Buddhist tradition. The Monastery works closely with Quang Minh Vietnamese Buddhist Monastery in planning and coordinating activities for the Vietnamese community.

By Shiva Vasi

(source: Profile and Contribution of Buddhists in Victoria, Buddhist Council of Victoria, 2006)


Phương danh Phật tử phát tâm

ấn tống sách về Đức Đạt Lai Lạt Ma:

List of Virtuous Sponsors who made donations toward

the publication of this free distributed book

Melbourne: Sư Cô Hạnh Nguyên: $200; Quảng Chơn Thiên Hương: $500; Từ Phúc Thương Thương: $500; Bạch Vân: $100; Diệu Phước: $100; Quảng Thi (Giàu): $100; Quảng Niệm: $100; Quảng Như: $100; Quảng Lạc: $100; Tâm Quang:$100; Tâm Thuận: $100; Diệu Trí: $100; Nguyên Khai: $100;

Nguyên Đà: $50; Tịnh Châu: $50; Diệu Toàn: $100; Tâm Quang (Camperfield Post Office): $200; Huệ Thuyền: $100; Thục Đức: $50; Linh Hoa: $50; Diệu Toàn: $100; Tâm An: $50; Như Huyền: $100; Nguyên Giác - Thục Hà: $100; Nguyên Thiện Bảo: $100; Nguyên Thiện Hạnh:$100;

Nguyễn Thị Bích Vân: $200; Tô Tử Hùng: $100; Quảng Hạnh: $100; Hồng Hạnh: $100; Thanh Phi: $100; Tiêu Trường Hưng- Tú Mỹ: $100; Đức Nghiêm: $200; Quảng Ý: $100; Diệu Hải: $50; Bích Hương: $150; Kim Thư: $100; Quảng Hương: $50; Quảng Trí - Quảng Liên: $50; Nguyễn T – Minh Vân: $50; Quảng Phước - Quảng Tịnh: $50;

Nguyễn Thị Thanh: $10; Tâm Quang Nguyễn T. Hoa: $50; Diệu Nghĩa Nguyễn T. Mai: $50; Diệu Bảo: $100; Nguyên Lượng: $200; Adelaide: Thiện Hữu Trần Thị Thiện - Thiện Anh Tô Minh Tuấn: $500; Hải Hạnh-Giác Định: $200 Sydney: Giác Thùy Julia Đỗ : $500; Quảng Hội Vũ Năng Hiền: $100; Chơn Minh Bữu: $50; Tâm Bảo Ngọc: $50; Japan: Chúc Phước-Quảng Trực: $10000Yen; Europe :Trần Quang Viển (Belgium): $100; Hướng Dương (Germany): $50; USA: Samuel Goodwin-Nguyên Phúc, Joanne, Edward: $1000; Diệu Phước: $100; Quảng Thoại-Nguyên Thanh: $1000; Kathy, Lee, Jamies, Vee & David Dang US$1000, Quảng Thanh: $1,080; Hằng Nguyễn: $100;

Diệu Thủy- Trí Viên: $200; Nguyên Viên: $250; Ngọc Hà: $20; Lý Tú Phương : $30; Nguyệt Hà: $70; Hoằng Huệ: $100: Hoằng Nhiên: $50; Nguyệt Mỹ : $100; Lương Thị Mùi : $30; Tạ Sương : $40; Huỳnh Hiền: $50; Lý Mai Ngọc: $50;Từ Văn Khai: $50;Từ Kim Hoa: $50;Trần Thái Phi:$100; Lê Phương Mai : $50; Lê khánh Linh: $50; Huỳnh Ngọc vân: $100; Giảng Phong: $50; Hoằng Nga : $50; Phước Ngọc: $80;Khôi Cát: $20; Anh-H- Ly: $50; Lịch V. Phan:$50; Anh Hòa: $50; Lan Du: $200; ;

Bác Chánh Thông :$50; - Nguyễn Hoàng Phương - Diệu Phước :$50: G/đình Nguyễn văn Huỳnh – Tâm Thiện, Hứa Thị Liên- Diệu Bạch và các con : $200; Đặng Thế Luân- Tâm Pháp: $50; Nguyễn Bạch Cúc- Thanh Đức: $60 ; Các Phật tử: Ngụy Kim- Diệu Hảo; Ngụy Hinh- Nguyên Huy; La Song Hỉ - Nguyên Tịnh; La Tiểu Phương; La Phương Nhuận; Ngụy Trí An - Nguyên Bình; Phạm Điệp; Ngụy Mỹ An - Nguyên Như; Ngụy Khai Trí - Nguyên Tuệ; Nguyễn Xuân Thảo; Ngụy Phụng Mỹ - Nguyên Khang; Đặng Thế Hòa; Ngụy Mộng Đức- Nguyên Trường; Trần Trâm Anh; Ngụy Mỹ Anh; Trần Chí Hoàng : $240; Vietnam: Cụ Tâm Thái: $100; Trúc Giang – Trúc San: $200

This book is not to be sold, free distribution

As usual, all books published by Quang Duc Monastery is free distributed, not not to be sold, with the purpose to provide the light of Buddha to sentient beings. If readers thinking of the labor of people who contribute for comply this value book, please try to take time to practice Buddhism, not to do any evil, to do good, do not make other people suffering, reduce the suffering of others, carry peace and happiness to people, especially, try to apply the compassion into our daily life, guide other people learn Buddhism in order to practice and get rid of the suffering. You also can donate and whatever you can to support His Holiness Dalai Lama, please to do so, contact detail as follows:

The Office of His Holiness the Dalai Lama
Thekchen Choeling
P.O. McLeod Ganj
Dharamsala H.P. 176219

India
Tel: +91-(0) 1892 221343/221879
Fax: +91-(0) 1892 221813
Email: [email protected]
Website: www.dalailama.com/

Sách ấn tống không được bán

Như thường lệ những kinh sách do Tu Viện Quảng Đức ấn hành trong những năm qua là để phổ biến giáo lý Phật Đà đến cho mọi người, chứ không phát hành để lấy tiền. Nếu người đọc được sách này nghĩ đến công lao của những người đóng góp để có được tập sách này, xin hãy cố gắng dành thời gian để tu tập, tránh ác làm lành, đặc biệt áp dụng lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào trong đời sống hằng ngày của minh, phát khởi đại bi tâm, không làm khổ đau người, đem tình thương đến cho người, làm vơi bớt khổ đau của người, hướng dẫn người trở về với con đường thiện lành, để tu tập để đạt được giác ngộ và giải thoát. Quý Phật tử có thể liên lạc và đóng góp từ thiện để giúp đở cho dân tộc Tây Tạng. Xin liên lạc địa chỉ của văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma:

The Office of His Holiness the Dalai Lama
Thekchen Choeling
P.O. McLeod Ganj
Dharamsala H.P. 176219

India
Tel: +91-(0) 1892 221343/221879
Fax: +91-(0) 1892 221813
Email: [email protected]
Website: www.dalailama.com

Sức Mạnh Của Lòng Từ
(The Power of Compassion)
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
soạn dịch

Cung cấp tài liệu tiếng Anh: Nguyên Phúc Goodwin
Đánh máy vi tính: Kim Thu, Kim Chi
Sửa bản in: Nhị Tường, Thanh Phi, Nguyên Thiện Bảo
Trình bày sách: Trúc Giang, Trúc San
Bìa: Diệu An – Lê Hiếu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2015(Xem: 10047)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5726)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10056)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7791)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 7952)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 8978)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 8988)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7549)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10048)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 7974)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]