Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Tâm từ bi

02/01/201107:25(Xem: 8116)
9. Tâm từ bi

9. Tâm từ bi

Thiện sanh thưa: "Bạch đức Thế Tôn, làm sao có thể tu được Bi tâm?

- Thiện nam tử, người có trí vì thấy rõ hết thảy chúng sanh bị chìm đắm trong bể lớn sanh tử khổ não mà muốn tế độ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh chưa đủ 10 lực, bốn món vô úy, ba niệm đại bi, mà muốn tìm cách làmcho chúng sanh đầy đủ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh mê lầm không ai dìu dắt mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị trụy lạc trong năm món dục không thể ra khỏi mà vẫn cứ thả liều nên phátsanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị của cải vợ con ràng buộc chẳng được thoát ly mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tự ỷ sắc đẹp sức lực, sanh lòng kiêu mạn mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanhbị tà sư phỉnh gạt rất đáng thương xót mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh trong ba cõi chịu mọi điều khổ não mà vẫn còn say đắm nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tạo ra ba nghiệp thân khẩuý độc ác, phải chịu quả khổ, mà vẫn cứ đắm say nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh khát khao ngũ dục như người khát uống nước mặn mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tuy ưa vui mà chẳng tạo nhân vui, tuy ghét khổ mà cứ gây nên khổ, như không giữ giới mà muốn được sanh về cõi trời mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh thiệtkhông có ngã và ngã sở, mà lầm tưởng có ngã và ngã sở nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bản tánh không nhất định, phải bị lưu chuyển luân hồi nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh sợ khổ, sanh, già, chết mà cứ tạo nghiệp nhân sanh, già, chết mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh thân tâm chịu sự thống khổ, mà vẫn tạo nghiệp nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị khổ ân ái xa lìamà không chịu diệt ân ái nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ởtrong vô minh đen tối không biết thắp đèn trí tuệ mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt, không thể tìm nước thiền định để dập tắt nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh biếtngũ dục là khổ mà vẫn cầu mãi không thôi như người đói ăn nhằm cơm độc,nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong đời ác gặp vua bạo ngược chịu nhiều điều thống khổ mà vẫn cứ buông lung nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị lưu chuyển chịu 8 món khổ mà không biết đoạn trừ khổ nhân ấy nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh đói khát, lạnh, nóng không được tự tại mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấychúng sanh hủy phạm cấm giới, sẽ bị đoạ lạc địa ngục, ngạ quỉ, súc sanhmà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh về các phương diện sắc lựcthọ mạng, an ẩn biện tài không được tự tại mà phát sanh Bi tâm; hoặc vìthấy chúng sanh bị đui điếc tật nguyền mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở biên địa không tu các pháp lành mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh gặp đời đói thiếu thân thể gầy yếu lại cướp bóc lẫn nhau nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong kiếp đao binh lại càng tàn hại lẫn nhau, tăng thêm lòng ác, sẽ chịu vô lượng quả khổ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh gặp đời có Phật nghe pháp chơn chánh ích lợi không biết thọ trì nên phát sanh Bi tâm; hoặc vìthấy chúng sanh tin theo tà sư ác hữu, không chịu noi theo giáo huấn của thiện tri thức nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh cày ruộng, buôn bán, làm ăn cực khổ mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh cha mẹ, anh em, vợ chồng, tôi tớ, quyến thuộc, họ hàng không thươngmến nhau mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy cái vui nơi các cõi trời, dầu cõi trời phi tưởng cũng chẳng hơn gì cái khổ ở địa ngục, biến hoại vô thường mà tất cả chúng sanh đều chung chịu nên phát sanh Bi tâm.

Thiện nam tử, khi chưa đắc đạo mà quán như vậy thì gọi là Bi; nếu đắc đạo rồi thì gọi là Đại bi. Vì sao? Vì khi chưa đắc đạo tuy quán như vậy, nhưng quán có hạn lượng, chúng sanh cũng có hạn lượng, khi đắc đạo rồi thì quán và chúng sanh đều không hạn lượng; nên gọi là Đại bi. Khi chưa đắc đạo, Bi tâm còn lay chuyển nên gọi là Bi, khi đắc đạo rồi không bị lay chuyển nên gọi là Đại bi. Khi chưa đắc đạo chưa có thể cứu vớt tất cả chúng sanh, nên gọi là Đại bi.

Thiện nam tử, người có trí tu tập Bi tâm tuy chưa thể đoạn trừ khổ não cho chúng sanh,nhưng đã lợi ích vô lượng. Sáu món Ba-la-mật đều lấy Bi tâm mà làm sanhnhơn.

Vậy nên, nếu tu Bitâm thời hãy thí những sự khó thí, hãy nhẫn những điều khó nhẫn, hãy làm được những gì khó làm. Do vậy hết thảy pháp lành đều lấy Bi tâm làm gốc. Những ai tu được Bi tâm thì có thể phá trừ nghiệp dữ như núi Tu Di,không bao lâu sẽ được Vô thượng Bồ- đề, dầu làm chút việc làm mà được quả báo như núi Tu Di.

Cảnh đời đau khổ không phải tự nhiên, không phải do ai chủ định, chính do lòng ác độc chúng sanh gây nên và chỉ có lòng Từ bi mới phá tan được. Hành vi man trá tàn bạo cũng chính do ác tâm gây ra và chỉ có lòng Từ bi mới trừ diệt được.

*

Vậy nên trên con đường tu học, trong sự xây dựng hạnh phúc cho mình cần có tâm Từ bi hướng dẫn chỉ đạo. Một lòng Từ bi trong sạch, bình đẳng, rộng rãi, sáng suốt, thiết thực và dũng cảm.

Lòng Từ bi trong sạch nghĩa là không vẩn đục một chút mưu lợi ẩn ý, tiềm tàng một dục vọng man trá gì.

Lòng Từ bi bình đẳng, rộng rãi, không phân chia thân sơ, quí tiện, nghèo giàu, không hạncuộc trong gia đình, xứ sở, phương trời.

Lòng Từ bi, sáng suốt, hướng mọi đau khổ đến chân trời giải thoát, ứng dụng pháp thí khai sáng cho chúng sanh mê muội.

Lòng Từ bi thiết thực dũng cảm, làm những việc khó làm, nhẫn những sự khó nhẫn, thí nhữngđiều khó thí, luôn luôn thương nghĩ đến chúng sanh, trừ khổ đem vui chochúng sanh.

Đức Phật là gương sáng của hạnh Từ bi. Người Phật tử là người phải thực hành lòng Từ bi đó.

(Lược dịch phẩm Bi tâm trong kinh "Ưu-bà tắc")

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4932)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5062)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4428)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4088)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4683)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4148)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3592)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6866)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6948)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5045)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]