Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Tìm hiểu sơ lược về Phật giáo Ấn, Trung, Việt

02/01/201107:34(Xem: 8728)
18. Tìm hiểu sơ lược về Phật giáo Ấn, Trung, Việt

18. Tìm hiểu sơ lược về Phật giáo Ấn, Trung, Việt

I. Phật Giáo Ấn Độ

Ánh sáng Phật giáo bắt đầu soi đến nhân gian từ khi Giáo chủ Thích Ca thành đạo ở gốc cây Bồ đề.

Sau khi thành đạo, Ngài liền tìm hóa độ năm vị Tỳ kheo thường tùy tùng Ngài và vô số Tăng Ni cùng tín đồ khác. Với một tinh thần bình đẳngtừ bi khác Bà-la-môn giáo, Đức Phật đã nhiếp hóa người rất dễ dàng. Từ vua chí dân, từ nghèo đến giàu, từ hạng biên tộc đến quý tộc, không một hạng nào Ngài bỏ rơi mà không nhiếp hóa. Bởi vậy trong trong giáo đoàn của Ngài đủ mặt các tầng lớp xuất gia tu học. Uy danh của Ngài và đệ tử mỗi ngày mỗi lan rộng, nên bên trong đã làm cho những kẻ hiếu danh như ông Đề-bà-đạt-đa mưu phản nghịch, bên ngoài đã làm cho bọn Bà-la-môn tìmkế chống đối, song rốt cuộc họ đều phải nhượng bộ, vì giáo lý viên dungvà nhân cách cao thượng của Ngài, Ngài vẫn thản nhiên, phân lãnh đồ chúng đi giáo hóa các phương, trải qua 49 năm không biết nhàm mỏi. Cho đến ngày cuối cùng trong rừng Ta-la, Ngài còn ân cần răn dạy và độ cho Ông Tu-bạt-đà-la xuất gia.

Trong thời gian truyền bá này có nhiều vị đệ tử đã tỏ ra hy sinh để truyền bá chánh pháp. Như Tôn-giả Tỳ kheo Purna đến xin Phật một mình đến xứ Du-lô-na lạ lùng, có tiếng hung dữ, để truyền bá, hoặc như Tôn-giả Mục Kiền Liên đã bị ngoại đạo ám hại trên đường hóa đạo trở về v.v...

Nhờ giáo pháp cao thâm cũng như sự tận tâm cố gắng đó, nên mặc dầu bịgốc rễ ngoại đạo cản trở, trong thời gian non nửa thế kỷ, đạo Phật đã gầy dựng trên khắp lưu vực sông Hằng, sông A-cách-la phía Bắc đến Tuyết sơn ly, Nam đến xứ Ma-dà-dà, Đông đến Thiện Bạch Champa, và Tây đến Câu-diệm-di (Kosambi), một cơ sở đồ sộ.

Sau khi Phật nhập Niết-bàn, Tôn-giả Ma-ha-Ca-diếp (Maha Kassapa) thayPhật thống nhất Tăng chúng. Đa số hàng vô học theo Phật mà nhập Niết-bàn, còn hàng hữu học thì buồn bã, đến đỗi có các Tăng chúng trong 18 ngôi chùa lớn tại thành Vương xá tự phá chùa rồi bỏ đi. (Sau vua A-xà-thế trùng tu trong một tháng xong cả). Ngược lại có những vị si tỳ kheo thì vui mừng, như ông Tu Bạt đà-la-ma la đã nói: "Đại Sa-môn còn thì ta cứ bị ràng buộc theo những điều tịnh, bất tịnh, nên làm, không nên làm. Nay Đại Sa-môn mất, ta được tự do, muốn làm thì làm, không muốnthì đi nghỉ." Nhân đó Tôn-giả Ca-diếp liền họp 500 Thánh chúng tại Tịnhxá Thất-Diệp-Khốt ở thành Vương xá (do A-xà-thế lập), kiết tập đạo lý của Phật dạy trong vòng bảy tháng, kể từ đầu hạ an cư tiếp theo năm PhậtNiết-bàn. Đồng thời ở chỗ khác, Tôn-giả Ba-sư-ca (Gaspa) cũng chiêu tậphàng vạn Tăng chúng kiết tập Pháp tạng. Nhân đó manh nha chia thành haibộ phái: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, để sau này biệt lập hẳn.

Sau Phật nhập diệt độ 100 năm, Ngài Trưởng lão Da-xá qua nước Tỳ xá ly, nhân nghe phái Tỳ khưu xứ Bạt kỳ xướng ra mười điều luật mới (mà về sau phái Thượng tọa cho đó là mười điều phi pháp), nên mở hội thảo luận cùng nhau ráo riết, rốt cuộc 10 điều đó cũng được phái Bạt kỳ khư khư bảo thủ, lại được vua nước Ma kiệt đà la Ca la A-dục binh vực. Ngài Da xá trước sự tình ấy, liền họp 700 Tăng chúng tuyên bố 10 điều kia là phipháp và kiết tập Pháp tạng lần thứ hai. Do đây hai bộ phái hình thành rõ rệt, rồi mỗi ngày vì càng xa cách Phật, vì nhân tâm biến đổi, địa thếbất đồng, ở trong cơn loạn lạc đó, đoàn quân của Á lịch sơn đại vương từ Ai Cập tràn vào Ấn Độ, nên hai bộ phái lại lần lần chia thêm ra mười tám bộ nữa, cộng với hai bộ gốc thành ra 20 bộ. Đây là sự biến đổi lần thứ nhứt trong lịch sự Phật giáo Ấn Độ. Trong thời gian độ 100 năm này, bên trong thì có Luật sư Mục Kiền Liên Tử tu và Pháp sư Ưu ba cúc đa, tận lực truyền trì luật pháp; bên ngoài sau khi đoàn quân của Á lịch sơnđại vương tuy rút đi, nhưng sự liên lạc giữa người Ấn với người Ai Cập,Hy Lạp vẫn còn, nên Phật giáo chịu ảnh hưởng nền nghệ thuật Hy Lạp mà tạo thành nền nghệ thuật riêng cho mình và gieo rắc Phật pháp vào hai nước kia. Phật giáo thời này như vậy kể ra có phần phát triển, song vì còn giữ tính cách bảo thủ nên sự lưu truyền vẫn còn ở các địa hạt như xưa.

Đến thời A-dục vương triều Khổng Tước, nghĩa là sau Phật nhập diệt trên 200 năm, trong Phật giáo là biến đổi lần thứ hai. Khác với lần biếnđổi trước thuộc phạm vi tranh cãi về giáo lý. Đâu đâu cũng nghe tứ chúng cãi về năm sự (sự sở dụ, vô tri, do dự, than linh nhập, đạo nhân sanh cố khởi) của ông Đại thiên Tỳ khưu. Phái Đa văn thì tôn ông là bậc Đại thừa Bồ tát và công nhận năm sự kia. Kết quả lần kiết tập thứ ba được triệu tập tại thành Hoa Thị xứ Trung Ấn (kinh đô của đế quốc Ấn Độ)trong sự ủng hộ triệt để của vua A dục.

A-dục là một ông vua rất có công to trong lịch sử truyền bá Phật giáo, hơn nữa là một vĩ nhân trong lịch sử nhân văn của thế giới. Trước khi đầu Phật, ông là một ông vua thông minh đởm lược, hợp với tánh tàn bạo độc đoán, (vì ác, nên người sau gọi là Chiên đà la A-dục), nên đã nối nghiệp ông nội và phụ hoàng, mở rộng đế quốc Ma-Kiệt-Đà, thống nhất lãnh thổ Ấn Độ đến các tiểu quốc Ấn về dưới sự cai trị của mình, làm chocác lân bang thấy vậy khiếp sợ. Nhưng sau nhờ gặp Tỳ kheo Ni Cù-đà giáohóa cho, liền hối hận tội lỗi đã giết hàng triệu sanh linh, nên quy đầuvề Phật, hóa thành một ông vua nhân từ, không còn dùng uy thế để sát hại, mà lại dùng uy thế ấy để truyền bá Phật pháp trong nhân dân (vì vậyngười sau gọi Đa ra A-dục). Ông thường ban hành các sắc dụ khuyên nhân dân thực hành Phật pháp, khắc lời Phật dạy vào các trụ đá để kỷ niệm cácnơi Phật tích và dựng khắp nơi để truyền bá cho dân chúng. Xây 84.000 Bửu tháp để tôn thờ Xá lợi, lại cho em ruột là Tỳ-đại-du-ca, con trai làMa-hê-đà (Mahinda), con gái là Tăng già mật (Sanghamitta) xuất gia để góp sức vào việc truyền bá Chánh pháp. Đồng thời với sức truyền bá mãnh liệt và có phương pháp ấy, lại có những vị Cao Tăng như Đàm Vô Đức, Mục kiền tử để tu chỉnh nội bộ, nên Phật giáo thời này cực thịnh, gây được ảnh hưởng cả bề sâu lẫn bề rộng trong dân chúng. Phật giáo về trước lưu hành chung quanh lưu vực sông Hằng và Kha cách la, nay vượt biên cương truyền khắp lãnh thổ Ấn Độ và lan đến các nước ngoài trị quyền nhà vua.

Sau khi vua A-dục qua đời, phương Nam có Ma hê đà truyền Phật giáo đến nước Sư Tử (tức Tích Lan ngày nay), được quốc dân sùng bái nhiệt liệt, nên thêm một lần nữa kiết tập đã được tổ chức tại nước này và dùngvăn Pàli để chép Tam Tạng, làm nơi căn cứ của hệ thống Phật giáo Nam phương sau này.

Phương Bắc Tôn-giả Mạt-xiển đề truyền Phật giáo vào hai nước Ca-thấp-di và Kiền-sà-ra, cảm hóa hàng vạn triệu người theo Phật. Tôn-giả Đại lặc khí truyền vào Du-na thế giới (Yonava) thuộc A Phú Hãn. Thời ấy giảng kinh Ca ta ra ma (Katakarama sutta), khiến cho cư dân ở đóđều thấm nhuần Phật giáo, về sau vùng này có vị vua Mạch mạn đặt nhi (Milinda) rất tham tín và ủng hộ Phật giáo. Những đạo lý thảo luận giữa ông và Tỳ kheo Na tiên đã tạo thành cuốn kinh Na tiên Tỳ kheo sau này (tên Pàli là Milinda Panhà Sutta).

Thời gian này kéo dài đến 600 năm sau Phật nhập diệt tức là lúc các bộ phái cùng nhau ly hiệp biến hóa đến cực điểm, lại là lúc đế quốc Ma kiệt đà đã bị vua Ấn Đạt la ở Nam Ấn lật đổ, lập nên A đạt la vương triều, Bà-la-môn thừa cơ hoạt động, lấn áp Phật giáo, nên đa số Tăng đồ phía Bắc đi qua nước Đại nhục chi gặp được Ca nị sắc ca (Kaniska) là mộtông vua rất ủng hộ Phật giáo không kém vua A dục, chiêu tập 500 vị Đại đức kiết tập Pháp tạng lần thứ tư tại nước Ca thấp di la (nếu kể lần kiết tập tại Tích Lan vị chi 5 lần) để dung hòa các mối kiến giải dị đồng của bộ phái. Lần này, một tác phẩm vĩ đại mới là luật Tỳ bà sa 200 cuốn, xuất hiện gồm thâu hết thảy kiến giải xuất sắc vào trong ấy. Do đó, trung tâm Phật giáo nay lại đổi sang Tây Bắc Ấn chứ không phải TrungNam Ấn như trước nữa.

Trải qua thời gian 600 năm sau khi Phật nhập diệt. Phật giáo có 4 kỳ kiết tập như trên. Nhưng hai kỳ đầu chỉ nhóm chúng tụng lại lời Phật dạycho nhớ mà thôi. Mãi đến kỳ kiết tập sau mời dùng văn tự chép thành kinh điển. Kết quả thành hai lối văn: Pàli và Phạn văn. Nhờ đó Phật giáocòn lưu truyền đến ngày nay hầu khắp thế giới, và trong hai kỳ kiết tậpđầu thiên về giới luật, mà hay kỳ kiết tập sau lại thiên về giáo lý, nhờ vậy thánh điển truyền đến ngày nay đầy đủ cả hai phần luật và đạo lý.

Tóm lại, trong khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt là thời gian Tiểu thừa Phật giáo chiếm quyền ưu tiên tại Ấn Độ. Ta có thể chia thời gian này làm 3 thời kỳ như sau:

1. Thời kỳ thứ nhất, khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt. Thời gian nàynhờ ảnh hưởng cảm hóa của Phật còn mạnh, các đệ tử một mặt tuân thuần Phật chế, chưa có điều gì xảy ra. Ấy là thời kỳ thuần túy.

2. Thời kỳ thứ hai, khoảng từ 100 đến 400 năm sau Phật nhập diệt. Trong thời gian này bộ phái phân chia ráo riết, tuy đồng một tín ngưỡng,đồng tôn thờ một Giáo chủ. Nguyên do chính yếu nhất của sự phân chia làphái bảo thủ thì trọng thực hành, còn phái lý luận thì chủ tư biện. Phái bảo thủ chủ tâm giữ tròn quy luật, còn phái lý luận thì thấy triết lý của Áo nghĩa thư vẫn còn ảnh hưởng trong giới trí thức Ấn Độ, thêm vào Bà-la-môn bắt đầu xen vào Phật giáo, học giáo lý để mượn về chú giảiÁo nghĩa thư, làm cho chánh tà hỗn tạp, nên phái này chú ý đến đạo lý nhiều hơn. Cả hai phái thành biệt lập, không thể hòa hợp lại. Ấy là thờikỳ phân chia bộ phái.

3. Thời kỳ thứ ba, khoảng từ 400 đến 600 năm sau Phật nhập diệt, vì lẽ không hợp nhau nên mỗi bên đều cật lực phát huy những điều sáng lạn, phát huy những tư tưởng Đại thừa bấy lâu nay tiềm ẩn để tạo nên Phật giáo Đại thừa, thay địa vị Tiểu thừa tại Ấn Độ, mà Tiểu thừa từ đây lặn xuống. Mãi đến 700 năm sau Phật nhập diệt, có Ngài Ha lê bạt ma (Harimarman) ở Bắc Ấn làm luận Thành Thật, phát huy đạo lý Chân không, Pháp không, có ý tổng hợp Giáo lý Đại thừa Tiểu thừa giáo tại Ấn Độ. Ấy là thời kỳ hết phân chia, cung kết Tiểu thừa.

Riêng về Đại thừa, thì kể ra có triệu chứng phục hưng từ lần kiết tậpthứ ba để ấn định năm sự của ông Đại Thiên. Nhưng mãi đến khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt, Tôn-giả Mã Minh đã sinh ra đời ở Bắc Ấn, làm luận Khởi Tín, vua Ca nị sắc ca ủng hộ tuyên truyền. Tiếp đó 100 năm lạicó Bồ tát Long Thọ ra đời ở Nam Ấn (xứ Serar) làm luận Trung Quán, luậnThập Nhị Môn, luận Trí Độ, phát xuất Không tôn và Chân ngôn tôn, rồi truyền cho đệ tử là Long Trí và Đề-bà, nối nghiệp giảng luận tạo ra Báchluận, tồi tà hiển chánh, nên Đại thừa được phát dương mạnh mẽ (Phật giáo truyền vào nước Việt Nam ta thời này).

Sau Bồ tát Long Thọ 200 năm, có Bồ tát Vô Trước sanh từ Bắc Ấn, sau đến Trung Ấn, xướng lý Đại thừa Duy thức và em là Bồ tát Thế Thân, trướctheo Tiểu thừa làm luận Câu xá, sau trở theo Đại thừa cùng với anh em cực lực phát huy lý Duy thức. Do đó Đại thừa phát đạt. Khoảng 1000 năm sau Phật nhập diệt có nhiều vị Đại Đức, Luận sư ra đời, tuyên truyền giáo lý. Đến đây Ấn Độ gồm đủ Không tôn và Hữu tôn, khiến Bà-la-môn khó bề thực hiện cái mộng phục hưng của họ.

Nếu kế tiếp theo hai lần biến đổi trước, thì lần thứ ba vào thời kiếttập thứ tư, luận Tỳ bà xuất hiện. Lần thư tư vào thời Mã Minh, Long Thọ, lần thứ năm vào thời Bồ tát Vô Trước, Thế Thân ra đời. Trong sự biến đổi này, hai lần trước có tính cách phân chia bộ phái, lần thứ ba có tính cách thống nhất bộ phái và chấm dứt sự phân tách Tiểu thừa. Lần thứ tư là Đại thừa Không tôn xuất hiện, qua lần thứ năm Đại thừa Hữu tônra đời. Phật giáo thời này là thời cực thạnh nhất.

Nhưng mãi đến khoảng 1.500 năm sau Phật nhập diệt, bên trong vì nghĩahọc kém suy, đa số Tăng đồ chỉ chuộng Phật môn hình thức, bên ngoài Bà-la-môn được cơ hội phục hưng, bài xích Phật giáo, lại có Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ (Turquie) xâm nhập Ấn Độ (1018 sau TL), dùng thủ đoạn khốc liệt gia hại Phật giáo, đập phá chùa tháp, áp bức Tăng, Ni nên Phật giáophải bị suy vi hầu gần tuyệt tính. Lịch sử Phật giáo Ấn Độ tuy chấm hếtnơi đây, song cùng trong lúc Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì các nước khác lại hưng thịnh, chẳng hạn Phật giáo ở Trung Hoa nhằm thời thạnh Đường rực rỡ biết bao!

Thời gian trôi qua, ngoại trừ mấy ngôi cổ tháp Phật tích, Phật giáo bắt đầu lưu hành trên đất Ấn Độ. Mãi đến thế kỷ 19, nước Anh cai trị Ấn Độ. Do đó người châu Âu tới lui nghiên cứu Văn hóa Ấn Độ mà trong đó có Phật giáo, họ đã tìm thấy giá trị cao quí của Phật giáo đối với hạnh phúc của nhân loại nên xôn xao khen ngợi, làm cho người Ấn sực tỉnh lại "của quý" của dân tộc mà họ vô tình đã chôn lấp, thì lại liền hô hào: Phục hưng Phật giáo.

Rayendrachilala tiên sinh là một học giả Phật giáo đầu tiên, xuất hiện giữa phong trào nghiên cứu văn hóa Ấn Độ của người Âu Tây. Ông căn cứ về 144 loại kinh về Phạn bản ở Népal, làm ra cuốn "Népal Phật giáo Phạn bổn" (The Sanskrit Buddhist Literature of Nepal) và xuất bản cuốn "Tiểu phẩm Bát nhã" vào năm 1888. Ông là người có công đối với sự nghiêncứu Phật giáo.

Năm 1893, Sarat Chaudradas tiên sinh lại đề xướng lên hội "Nghiên cứuThánh điển Phật giáo Ấn Độ và nhân loại học thuật". Người Ấn càng bị kích thích thêm về vấn đề nghiên cứu Phật giáo.

Năm 1891, hội Đại Bồ Đề được thành lập. Hội này có thế lực trong việcvận động phục hưng Phật giáo Ấn Độ hiện thời, có chi bộ đặt tại Nữu Ước, Luân Đôn v.v... xuất bản Nguyệt san "The Maha Bouddhism" để truyền bá Phật giáo khắp Âu Mỹ. Rồi đến "Toàn Tích Lan Phật giáo đại hội" (1928) trước sau thành lập dựa trên một mục đích "chấn hưng Phật giáo".

Gần đây xứ sản sinh Phật đã trỗi dậy mạnh mẽ trở lại, để lãnh đạo Phật giáo khắp toàn cầu. Hội "Phật giáo thế giới" thành lập tại Tích Lan. Mở Đại hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ nhứt vào năm 1950, gồm 500 đại diện và thông tín viên của 25 quốc gia Phật giáo đến dự, tất cả các nước này hóa thành chi bộ của Hội. Sau đó ông Hội trưởng của Hội là Bác sĩ Malalasekera đã lần lượt đi thăm các chi bộ. Hội nghị của Hội mở lần thứ hai tại Nhật Bản năm 1953, và ắt sẽ có hội nghị như vậy nhiều lần nữa. Hội đã xuất bản hai tờ báo News Letter và The Buddhist World, chuyên tải các tin tức và giáo lý phát hành khắp các nước.

Cho đến năm 1942, nhân dân Ấn khoảng 400 triệu người, đã có 1.157 vạntín đồ Phật giáo. Đấy là một vinh quang lớn lao Phật giáo khắp thế giớivậy.

II. Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam bước đầu không phải hoàn toàn do Trung Hoa truyền vào mà do Ấn Độ. Lý do vì đường giao thông bằng đường thủy giữa Ấn Độ vàTrung Hoa phải ngang qua Việt Nam. Ngay thế kỷ đầu, Phật giáo Việt Nam đã có, do sự ghé lại của đoàn người buôn Ấn Độ có tín ngưỡng Phật. Rồi đến cuối thế kỷ thứ II, và đầu thế kỷ thứ III, Phật giáo mới du nhập chính thức do bốn nhân vật dưới đây, trước sau truyền vào:

- Ma ha kỳ vực
- Khương Tăng Hội
- Chí Vương Lương (đều người Ấn).
- Mâu Bác (người Trung Hoa).

Sau Đại đức Tỳ ni đa lưu chi, người Nam Ấn, năm 574 qua Trung Hoa gặpnạn Châu Võ bèn đến đất Hồ Nam gặp Tam tổ Tăng Xán, được Tổ truyền tâm ấn và vâng lời Tổ nên năm 580, Ngài qua Việt Nam ở chùa Pháp Vân, tỉnh Hà Đông giáo hóa rồi lập ra phái Thiền tôn thứ nhất. Ngài Pháp Hiền là người thứ nhất Việt Nam được truyền tâm ấn. Từ đó pháp hệ của Ngài được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam còn chép có ba đoàn truyền bá Phật giáo Việt Nam:

- Đoàn thứ nhứt có ba vị: Minh Viễn, Tuệ Hạnh. Vô Hành.
- Đoàn thứ hai có ba vị: Đàm Nhuận, Trí Hành, Tăng già bặc ma.
- Đoàn thứ ba có sáu vị: Vân kỳ, Mộc Xoa, Khuy Sung, Tuệ Diệm, Trí Hành và Đại Thặng Đăng.

Trong ba đoàn ấy, ta thấy hai người Trung Hoa, chỉ có Ngài Tăng già bạc ma là người Trung Á, đoàn thứ ba đáng chú ý hơn vì toàn người Việt cả, các Ngài đã qua Trung Hoa, Ấn Độ cầu pháp và dịch Kinh. Dân Trung Hoa bấy giờ không dám khinh người Việt nữa, chỉ nhờ tài uyên bác của cácvị Cao Tăng ấy. Sau đó các Ngài Nhật Nam, Vô Ngại v.v... đã khai thác cho nền văn hóa Quốc gia và giáo hóa cho dân tộc rất nhiều.

Khoảng năm 786-836 cũng trong thời thuộc Đường, có Ngài Vô Ngôn ThôngThiền sư, từ Trung Hoa sang ở chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) lập ra phái Thiềntôn thứ II và truyền pháp lại cho Ngài cảm thành.

Tóm lại, Phật giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ hai qua đời thời đại Hậu Lý Nam Đế và suốt thời Bắc thuộc lần thứ ba, tuy cũng có lúc ngưng nhưng phần nhiều được phát triển thịnh hành.

Xuống đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, bên trong Tu sĩ có các Ngài: Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Trần Nhân Tôn, Đa Bảo, Viên Chiếu, Minh Không, Pháp Loa, Huyền Quang v.v... là những bậc cao đức trọng, đứng ra phò vua giúp nước, Pháp sư Ngô Chân Lưu đã được nhà Đinh phong cho chức Khuông Việt Quốc sư, Sư Vạn Hạnh Triều lý (1010-1225) đã gây thanh thế cho nền Văn hóa dân tộc. (Lê Văn Siêu trong cuốn "Nền Văn minh Việt Nam" đã quyết chắc người sáng kiến dựng thành Thăng Long là SưVạn Hạnh).

Bên Phật tử có Ngài: Lý Thái Tôn, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tôn v.v... là những người đã thâm hiểu Phật giáo và làm vẻ vang cho Phật giáo và đất nước. Chẳng hạn Lý Thái Tôn sau khi đánh thắngChiêm Thành đã phong chức Quốc sư cho vị sư Trung Hoa ở Chiêm Thành bị bắt về và lập ra phái Thiền tôn lần thứ III.

Và vua Trần Nhân Tôn, là một vị vua đại anh hùng của dân tộc đã xuất gia tu hành lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử với sắc thái Việt Nam, làmkéo dài hưng thịnh Phật giáo.

Tóm lại, Phật giáo các triều này rất thạnh, rất có công lớn trong việc gây dựng cho nền Văn hóa dân tộc lưu truyền đến ngày nay.

Vào thời Nam Bắc phân tranh, Phật giáo chỉ có khuyếch trương môn phái, chẳng có gì vẻ vang, bước sang triều Nguyễn và Pháp thuộc cũng chỉduy trì chừng đỗi ấy thôi. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh viện quân Pháp dẹp Tây Sơn lập ra Triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại, vua nào cũng có tin Phật, danh Tăng có các Ngài: An Tịnh, An Thiền, Nhất Điện, Diệu Giáchết sức hoằng dương Phật pháp, song chẳng tiến được đến đâu. Phần đông Tăng đồ thời này thất học, chỉ theo uế lợi ô danh, lấy chùa làm gia đìnhriêng, chuyên việc mưu sinh chứ không có một tinh thần tín ngưỡng chân chánh.

Năm 1930, bước suy vong hầu như qua khỏi bờ tối tăm. Ở Bắc có Hòa thượng Vĩnh Nghiêm, Hòa thượng Tố Cát, Hòa thượng Hằng Sơ và Sư Trí Hải vận động lập ra Hội Phật giáo Bắc Việt, xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ở Trung Kỳ lập ra An Nam Phật học Hội năm 1932. Hội quán đặt tại Huế. Hội do các vị Cao Tăng như Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Thập Tháp (Bình Định), Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Giác Nhiên, Hòa thượng Tịnh Hạnh, Hòa thượng Tịnh Khiết v.v...và các cư sĩ Nguyễn Khoa Tân, Nguyễn Đình Hòe, Ưng Bàng, đặc biệt có Bác sĩ Lê Đình Thám, Bác sĩ Trương Xướng, Họa sĩ Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Hữu Tuân, Cao Xuân Huy... là sánglập viên của Hội và cho ra tạp chí Viên Âm... Ở Nam có Hòa thượng Lê Khánh Hòa, Huệ Quang, lập ra Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, ra tạp chí Từ Bi Âm, Duy Tâm và lập Học đường ở Lưỡng Xuyên. Cho đến nay, dầu trải qua thời gian chiến tranh loạn lạc, Phật giáo vẫn phát triển không ngừng. Hội Việt Nam Phật học tại Trung Việt càng bành trướng cả bề rộng lẫn bề sâu. Hội Phật học Nam Việt thành lập, thay cho các Hội trước và xuất bản tạp chí Từ Quang năm 1949. Về cơ quan đào tạo Tăng Ni hiện tại thì ngoài mấy vị học Tăng du học ngoại quốc, trong nuớc có trường Ấn Quang, Dược Sư tại Nam Việt, trường Tăng Học Đường tại Nha Trang, trườngBáo Quốc, trường Diệu Đức tại Huế, và các trường tư thục trung học, tiểu học mở khắp các nơi để nâng cao trình độ văn hóa cho dân chúng. "Tổng Hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc" được thành lập năm 1952, cũng như Giáo hội Tăng già Trung, Nam, Bắc đều được chỉnh đốn. Những tổ chức mới này tuy chưa phát triển được khả quan song cũng được phát đạt rực rỡsau này. Đó là điều hy vọng lớn lao mà Phật tử chân chính đang chờ mongvà cố gắng phát triển.

III. Phật giáo Trung Hoa

Theo lời đức Khổng Tử trong sách Liệt tử dẫn: "Khâu này nghe phương Tây có bậc Thánh nhân, không trị mà không loạn, không nói mà mọi người đều tin", thì có lẽ Phật giáo đã vang dội đến Trung Hoa khi Phật còn tạithế. Nhưng đến đời Đông Hán (TL-?67) vua Minh Đế mới chính thức du nhập, do Tôn-giả Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Hai vị này theo lời mời qua Trung Hoa ở đất Lạc Dương, chùa Bạch Mã dịch kinh đầu tiên, gồm có 5 bộ:Tứ thập nhị chương, Thập địa đoạn kiết, Pháp hải tuế v.v...Lần nữa, cácvị cao Tăng như An Thế Cao v.v... lục tục đến truyền bá. Đời Tần Hán (T310), Tôn-giả Phật Đồ Trừng sang thuyết pháp, tiếp đó nhờ có Tôn-giả Đạo An và La Thập mà Phật giáo hằng truyền mạnh mẽ một thời. Đến đời NamBắc triều (khoảng thế kỷ 5, 6) có Tôn-giả Nam Nhạc xướng tông Thiên Thai, Phật giáo Trung Hoa lại càng có thêm sắc thái mới. Thế rồi thứ kỷ thứ 6, Phật giáo bị ách Thái Võ Đế nhà Hầu Ngụy. Cách đời Tuyên Võ, Phậtgiáo cực thịnh trở lại, lại bị ách Võ Đô Bắc Chu phá hủy lần thứ hai. Mãi đến Đời Đường (Cao Tổ, Thái Tôn Lý Thế Dân) có Tôn-giả Huyền Trang du học Ấn Độ về truyền bá, cùng các Cao Tăng khác đã làm Phật giáo một thời thạnh nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa trước sau. Nhưng từ cuối Đường dân nhà Mãn Thanh, Phật giáo chỉ còn tính cách duy trì, lại gặp phải ách Võ Tôn, Thái Tôn hủy diệt nên Phật giáo cơ hồ bị suy vi hẳn. Đến đời Dân quốc (1911), Phật giáo bắt đầu phục hưng. Trụ cột của sự trùng hưng này là các Cao Tăng Đỗ Nhàn, Thái Hư, Âu Dương, Kỉnh Vô. Nhiều Phật học viện được tổ chức, các báo chí Đại Âm, Hải Triều Âm, Vi Diệu Thanh v.v... ra đời, đã gây ảnh hưởng lớn cho Phật giáo Trung Hoa và lan qua các nước.

Phật giáo đã cung cấp cho nền văn hóa Trung Hoa rất nhiều. Chẳng hạn như nhà Học giả Lương Khải Siêu viết trong bộ Ấm Năng Thất: "Văn bạch thoại có ra nhờ nguồn gốc ở lối văn dịch trong nhà Phật." Tuy nhiên, từ ngày xảy ra Trung Nhật chiến tranh đến nay, Phật giáo ở đó hầu như trở lại cái thời hoang vu loạn lạc của Tam Võ, Nhất Tôn xưa kia...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4932)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5062)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4428)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4088)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4683)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4148)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3592)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6865)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6947)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5045)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]