Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Tâm từ bi

02/01/201107:25(Xem: 8326)
9. Tâm từ bi

9. Tâm từ bi

Thiện sanh thưa: "Bạch đức Thế Tôn, làm sao có thể tu được Bi tâm?

- Thiện nam tử, người có trí vì thấy rõ hết thảy chúng sanh bị chìm đắm trong bể lớn sanh tử khổ não mà muốn tế độ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh chưa đủ 10 lực, bốn món vô úy, ba niệm đại bi, mà muốn tìm cách làmcho chúng sanh đầy đủ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh mê lầm không ai dìu dắt mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị trụy lạc trong năm món dục không thể ra khỏi mà vẫn cứ thả liều nên phátsanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị của cải vợ con ràng buộc chẳng được thoát ly mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tự ỷ sắc đẹp sức lực, sanh lòng kiêu mạn mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanhbị tà sư phỉnh gạt rất đáng thương xót mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh trong ba cõi chịu mọi điều khổ não mà vẫn còn say đắm nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tạo ra ba nghiệp thân khẩuý độc ác, phải chịu quả khổ, mà vẫn cứ đắm say nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh khát khao ngũ dục như người khát uống nước mặn mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh tuy ưa vui mà chẳng tạo nhân vui, tuy ghét khổ mà cứ gây nên khổ, như không giữ giới mà muốn được sanh về cõi trời mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh thiệtkhông có ngã và ngã sở, mà lầm tưởng có ngã và ngã sở nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bản tánh không nhất định, phải bị lưu chuyển luân hồi nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh sợ khổ, sanh, già, chết mà cứ tạo nghiệp nhân sanh, già, chết mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh thân tâm chịu sự thống khổ, mà vẫn tạo nghiệp nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị khổ ân ái xa lìamà không chịu diệt ân ái nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ởtrong vô minh đen tối không biết thắp đèn trí tuệ mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt, không thể tìm nước thiền định để dập tắt nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh biếtngũ dục là khổ mà vẫn cầu mãi không thôi như người đói ăn nhằm cơm độc,nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong đời ác gặp vua bạo ngược chịu nhiều điều thống khổ mà vẫn cứ buông lung nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh bị lưu chuyển chịu 8 món khổ mà không biết đoạn trừ khổ nhân ấy nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh đói khát, lạnh, nóng không được tự tại mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấychúng sanh hủy phạm cấm giới, sẽ bị đoạ lạc địa ngục, ngạ quỉ, súc sanhmà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh về các phương diện sắc lựcthọ mạng, an ẩn biện tài không được tự tại mà phát sanh Bi tâm; hoặc vìthấy chúng sanh bị đui điếc tật nguyền mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở biên địa không tu các pháp lành mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh gặp đời đói thiếu thân thể gầy yếu lại cướp bóc lẫn nhau nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh ở trong kiếp đao binh lại càng tàn hại lẫn nhau, tăng thêm lòng ác, sẽ chịu vô lượng quả khổ nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh gặp đời có Phật nghe pháp chơn chánh ích lợi không biết thọ trì nên phát sanh Bi tâm; hoặc vìthấy chúng sanh tin theo tà sư ác hữu, không chịu noi theo giáo huấn của thiện tri thức nên phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh cày ruộng, buôn bán, làm ăn cực khổ mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy chúng sanh cha mẹ, anh em, vợ chồng, tôi tớ, quyến thuộc, họ hàng không thươngmến nhau mà phát sanh Bi tâm; hoặc vì thấy cái vui nơi các cõi trời, dầu cõi trời phi tưởng cũng chẳng hơn gì cái khổ ở địa ngục, biến hoại vô thường mà tất cả chúng sanh đều chung chịu nên phát sanh Bi tâm.

Thiện nam tử, khi chưa đắc đạo mà quán như vậy thì gọi là Bi; nếu đắc đạo rồi thì gọi là Đại bi. Vì sao? Vì khi chưa đắc đạo tuy quán như vậy, nhưng quán có hạn lượng, chúng sanh cũng có hạn lượng, khi đắc đạo rồi thì quán và chúng sanh đều không hạn lượng; nên gọi là Đại bi. Khi chưa đắc đạo, Bi tâm còn lay chuyển nên gọi là Bi, khi đắc đạo rồi không bị lay chuyển nên gọi là Đại bi. Khi chưa đắc đạo chưa có thể cứu vớt tất cả chúng sanh, nên gọi là Đại bi.

Thiện nam tử, người có trí tu tập Bi tâm tuy chưa thể đoạn trừ khổ não cho chúng sanh,nhưng đã lợi ích vô lượng. Sáu món Ba-la-mật đều lấy Bi tâm mà làm sanhnhơn.

Vậy nên, nếu tu Bitâm thời hãy thí những sự khó thí, hãy nhẫn những điều khó nhẫn, hãy làm được những gì khó làm. Do vậy hết thảy pháp lành đều lấy Bi tâm làm gốc. Những ai tu được Bi tâm thì có thể phá trừ nghiệp dữ như núi Tu Di,không bao lâu sẽ được Vô thượng Bồ- đề, dầu làm chút việc làm mà được quả báo như núi Tu Di.

Cảnh đời đau khổ không phải tự nhiên, không phải do ai chủ định, chính do lòng ác độc chúng sanh gây nên và chỉ có lòng Từ bi mới phá tan được. Hành vi man trá tàn bạo cũng chính do ác tâm gây ra và chỉ có lòng Từ bi mới trừ diệt được.

*

Vậy nên trên con đường tu học, trong sự xây dựng hạnh phúc cho mình cần có tâm Từ bi hướng dẫn chỉ đạo. Một lòng Từ bi trong sạch, bình đẳng, rộng rãi, sáng suốt, thiết thực và dũng cảm.

Lòng Từ bi trong sạch nghĩa là không vẩn đục một chút mưu lợi ẩn ý, tiềm tàng một dục vọng man trá gì.

Lòng Từ bi bình đẳng, rộng rãi, không phân chia thân sơ, quí tiện, nghèo giàu, không hạncuộc trong gia đình, xứ sở, phương trời.

Lòng Từ bi, sáng suốt, hướng mọi đau khổ đến chân trời giải thoát, ứng dụng pháp thí khai sáng cho chúng sanh mê muội.

Lòng Từ bi thiết thực dũng cảm, làm những việc khó làm, nhẫn những sự khó nhẫn, thí nhữngđiều khó thí, luôn luôn thương nghĩ đến chúng sanh, trừ khổ đem vui chochúng sanh.

Đức Phật là gương sáng của hạnh Từ bi. Người Phật tử là người phải thực hành lòng Từ bi đó.

(Lược dịch phẩm Bi tâm trong kinh "Ưu-bà tắc")

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2025(Xem: 403)
CHIA SẺ PHẬT PHÁP: TẠO PHƯỚC BẰNG TẤM LÒNG và HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN. Âm Đức và Dương Đức: Xin mời quý vị đọc những đoạn thơ bên dưới và cùng chúng tôi cố gắng thực tập:
26/01/2025(Xem: 349)
NGÀY XUÂN NHỚ VỀ KỶ NIỆM BÀI CA CỔ: “ LỜI NGUYỆN CẦU TRÊN ĐẤT NƯỚC VẠN XUÂN” Trong những ngày cả nước đang náo nức, rộng rã chuẩn bị đón mùa xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025 - Phật lịch 2568. Là một người con Phật, yêu Dân Tộc, yêu Đạo Pháp thiết tha từ những ngày ấu thơ và trưởng thành qua các đoàn thể thanh niên Pht giáo thuần túy, cho đến tận hôm nay; đóng góp cho thành quả chung qua khả năng chuyên môn, nhất định của mình. Do vậy trong long người viết cũng rộng ràng với mùa xuân không kém, đặc biệt với khía cạnh lịch sử Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam (PGVN) , điều đó càng trở nên sâu đậm, nhiều ý nghĩa hơn.
25/01/2025(Xem: 176)
Tôi sinh ra đời khi Thế chiến thứ hai bắt đầu bùng nổ tại Âu châu. Thế nhưng tại một tỉnh lỵ nhỏ bé tại miền Nam trên quê hương tôi, nơi tôi sinh ra đời, thì người dân vẫn sống yên lành. Thật ra gốc gác của gia đình tôi ở thật xa nơi này, tận miền Bắc. Cha tôi là một công chức trong chính quyền thuộc địa, được thuyên chuyển về cái tỉnh lỵ này một năm trước khi tôi ra đời. Tuy thế, khi lớn lên tôi vẫn cứ xem cái tỉnh lỵ bé tí xíu đó là cả một góc quê hương gần gũi và thân thiết nhất đối với tôi, nơi mà người ta chôn buồng nhau của mẹ tôi và cái cuống rốn của tôi.
25/01/2025(Xem: 630)
Xuân về, mong đời một cõi an nhiên! Ngày 25 tháng chạp, khi Trời còn nặng hơi sương, tôi thức dậy sớm để cùng gia đình chuẩn bị tảo mộ ông bà, một phong tục thiêng liêng của người Việt Nam. Buổi sáng, tôi theo dì đi chợ, chợ hôm nay đông hơn mọi ngày, không khí Tết đã về trên những nẻo đường, tấp nập và nhộn nhịp. Sau khi đi chợ về, cậu làm một mâm cơm để cúng, xin ông bà cho phép cháu con được động vào mồ mả, rồi tôi và người trong gia đình bắt đầu quét dọn, nhổ cỏ, lau mộ, những nén nhang trầm tỏa làn khói ấm làm cho không gian nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên càng trở nên linh thiêng, ấm cúng.
25/01/2025(Xem: 295)
Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm? Nguyên Giác Trong Thiền Tông thường nói rằng khi ngọn đèn sáng thắp lên, thì bóng tối của vô lượng kiếp sẽ biến mất. Hình ảnh đó còn được giải thích là, khi người tu thấy được ánh sáng của bản tâm, nơi không có gì được bám víu, thì vô lượng nghiệp xấu đều biến mất. Kinh điển giải thích điểm này thế nào?
22/01/2025(Xem: 540)
Vần Thơ Tiễn Biệt Bạn Hiền Phật tử Nguyễn Thị Truyên Pháp danh: Quảng Hoa (1957-2024)
22/01/2025(Xem: 336)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 331)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 340)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
21/01/2025(Xem: 399)
Nam Mô Phật Nam Mô Bồ Tát Hiểu và Thương... Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ cùng tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ với quê hương gọi là:'' Của Ít Lòng Nhiều''.. Vào ngày 19 Jane 2025 Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà Tết dành tại Hội người Mù Phong Điền và những người dân nghèo miền Trung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]