Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương IX: Rèn Luyện Đức Trầm Tĩnh

08/12/201016:51(Xem: 8306)
Chương IX: Rèn Luyện Đức Trầm Tĩnh

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG IX
RÈN LUYỆN ĐỨC TRẦM TĨNH
(CULTIVATINGEQUANIMITY)

Để thật sự cảm thấy độnglòng thương xót đối với mọi người, chúng ta phải xóa bỏ được sự thiên vị trongthái độ của chúng ta. Thái độ bình thường của chúng ta bị tác động ảnh hưởngbởi những cảm xúc biệt đải và luôn dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi dànhcho người mà chúng ta yêu thương , đối với những người lạ chúng ta cảm thấy xacách và lạnh nhạt. Và đối với những ai chúng ta căm ghét thì chúng ta có tháiđộ ác cảm và khinh miệt. Tiêu chuẩn mà chúng ta phân loại mọi người thành kẻthù hay bạn bè rất rõ ràng. Nếu một người gần gũi với ta hoặc tốt bụng tử tếvới ta, người đó là bạn của ta. Nếu một người gây hại hay gây khó khăn cho ta,người đó là kẻ thù của ta. Kèm với sự ưa thích mà chúng ta dành cho những ngườithân thương của chúng ta là những cảm xúc như lòng lưu luyến và sự khao khátđược gần gũi yêu thương.

Tương tự, chúng ta nghĩvề những người mà chúng ta không thích với những cảm xúc tiêu cực như: tức giậnvà căm thù. Do đó lòng từ bi của chúng ta dành cho mọi người luôn có giới hạn,thiên vị,thành kiến và được quyết định bởi một điều là liệu chúng ta cảm thấygần gũi với họ hay không.

Lòng từ bi chân thậtphải là "vô điều kiện", chúng ta phải trau dồi đức trầm tĩnh để vượtqua được những cảm xúc thiên vị và phân biệt. Một cách để trau dồi đức trầmtĩnh là chúng ta phải suy ngẫm về tính không chắc chắn của tình bạn. Đ ầu tiên,chúng ta phải cân nhắc nhận ra được rằng không có sự đảm bảo nào rằng người bạnthân của chúng ta hôm nay sẽ mãi mãi là bạn thân của chúng ta. Tương tự, chúngcó thể hình dung rằng sự "không ưa thích" của chúng ta dành cho mộtngười nào đó sẽ không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi. Những suy nghĩ như vậykhuếch tán những cảm xúc mạnh mẽ của sự thiên vị và phân biệt của chúng ta, làmsuy yếu tính bất biến của tình cảm lưu luyến trong chúng ta.

Chúng ta cũng có thể suyniệm về những hậu qủa tiêu cực của lòng lưu luyến mà chúng ta dành cho bạn bèvà thái độ thù địch mà chúng ta đối với kẻ thù. Những cảm giác của chúng ta đốivới bạn bè và người yêu đôi khi làm cho chúng tamù quáng. Chúng ta phóng đạinhững phẩm chất mà mình khao khát nơi người đó. Chúng ta tin chắc là mình khônghề sai lầm. Sau đó, khi chúng ta nhận thấy sự việc không đúng với những gì màchúng ta phóng đại, chúng ta kinh ngạc, chúng ta choáng váng. Chúng ta rớt từđỉnh cao tột cùng của tình yêu và mơ ước xuống sự thất vọng, chán ghét và thậmchí là tức giận. Trong một số trường hợp, cảm giác hài lòng và thỏa mản trongmối quan hệ với một người nào đó mà chúng ta yêu thương có thể trở thành sựthất vọng và căm thù. Những người có tình yêu lãng mạn và lòng căm thù chínhtrực thường bị lôi cuốn bởi những cảm xúc này, niềm vui của họ chỉ là thoángqua. Theo quan điểm Phật giáo, tốt hơn hết chúng ta nên tránh sự lôi cuốn củanhững cảm xúc như vậy ngay từ lúc đầu.

Những ảnh hưởng khi bịchế ngự bởi lòng căm thù là gì? Người Tây Tạng cho rằng lòng căm thù,"Shedang", là thái độ chống đối thù địch từ sâu thẳm trong lòng. Cómột điều gì không ổn khi chúng ta phản ứng lại những điều bất công và những tổnthương bằng lòng thù địch. Lòng căm thù của chúng ta chẳng gây ảnh hưởng nảolên kẻ thù của chúng ta cả; nó không gây tác hại cho họ. Đúng hơn, chính chúngta phải chịu những hậu quả xấu và sự đau đớn do lòng căm thù của chúng ta gâyra. Nó gặm nhấm chúng ta từ bên trong. Khi tức giận, chúng ta ăn không ngonmiệng, chúng ta không thể ngủ ngon, chúng ta chỉ trở mình qua lại mà không thểchợp mắt được. Nó ảnh hưởng đến chúng ta mạnh mẽ, trong khi đó kẻ thù của chúngta vẫn tiếp tục sống hạnh phúc vui vẽ không hề biết tới những gì mà chúng tađang gánh chịu.

Thoát khỏi lòng tức giậncăm thù, chúng ta có thể xử lý mọi tình huống bằng những phản ứng sáng suốt vàcó hiệu quả hơn nhiều. Nếu chúng ta tiếp cận mọi vấn đề với một tâm trí điềmtĩnh, chúng ta sẽ nhìn nhận, quan sát mọi vấn đề một cách rõ ràng hơn và từ đóquyết định phương pháp tốt nhất để xử lý vấn đề. Ví dụ, nếu một đứa bé đang làmmột điều gì đó gây nguy hiểm cho chính nó và cho mọi người, như là chơi vớinhững que diêm, chúng ta có thể trừng phạt nó. Khi chúng ta đối xử một cáchthẳng thắng như vậy, một điều rất có khả năng xảy ra- đứa bé sẽ không đáp ứngsự tức giận của chúng ta mà là đáp ứng thái độ khẩn cấp và lo ngại của chúngta.

Đây là cách để chúng tanhận ra rằng kẻ thù của chúng ta thật ra là sự căm thù ở trong lòng chúng ta.Đó là tính ích kỹ, lòng lưu luyến và sự tức giận của chúng ta. Khả năng kẻ thùcủa chúng ta gây hại cho chúng ta rất hạn hẹp, trong khi đó thì nhũng cảm xúcích kỹ, lòng lưu luyến và sự tức giận lại gây hại trực tiếp cho chúng ta. Nếumột người nào đó thách thức, kích động chúng ta, chúng ta nên suy ngẫm về bảnchất của lòng căm thù, tức giận và kềm chế bản thân mình không trả đủa lại. Mộtđiều khá rõ ràng là cho dù người đó có làm gì đi nữa thì khả năng mà những hànhđộng của người đó gây hại cho chúng ta hầu như không đáng kể. Mặt khác, khinhững cảm xúc mạnh mẽ như cực kỳ tức giận, căm thù hoặc ham muốn xuất hiện,chúng tạo ra sự bối rối trong tâm hồn chúng ta. Ngay lập tức, chúng phá hoại sựyên tĩnh trong tâm hồn chúng ta và tạo cơ hội cho buồn phiền và đau khổ pháhoại việc luyện tập tâm hồn của chúng ta.

Khi chúng ta rèn luyệntính trầm tĩnh bình thản, chúng ta có thể nhận thức được rằng những khái niệmvề "kẻ thù"và "bạn bè" có thể thay đổi được và phụ thuộcvào nhiều nhân tố khác. Không có ai vừa được sinh ra đã là bạn bè hay kẻ thùcủa chúng ta và cũng không có một đảm bảo nào cho rằng những người bạn củachúng ta sẽ mãi mãi là bạn của chúng ta. "Bạn bè" và "kẻthù" được phân chia tuỳ thuộc vào thái độ cư xử của họ đối với chúng ta.Những người mà chúng ta tin rằng họ yêu thương, quan tâm chăm sóc chúng ta,chúng ta thường xem họ như là những người bạn và người thân của mình. Nhữngngười mà chúng ta tin rằng họ có những ý định xấu và những mục đích có hại chochúng ta, chúng ta xem họ như là kẻ thù của mình. Chúng ta xem mọi người là bạnbè hay kẻ thù đều dựa vào tri giác về những suy nghĩ và cảm xúc mà họ dành chochúng ta. Vậy thì, không có ai thật sự là bạn bè của chúng ta mà cũng không cóai thật sự là kẻ thù của chúng ta.

Chúng ta thường nhầm lẫngiữa hành vi của một người và con người thật của người đó. Thói quen này làmcho chúng ta quyết định rằng bởi vì một hành vi nào đó hoặc lời nói nào đó,người đó là kẻ thù của chúng ta. Tuy nhiên, thực ra người đó không phải là bạnmà cũng không phải là thù, không phải là Đức Phật cũng không phải là Đức Chúa,không phải là người Trung Hoa cũng không phải là người Tây Tạng. Trong nhiềutrường hợp, cũng người đo,ù nếu chúng ta tiếp xúc lâu dài thì lại trở thành bạnthân của chúng ta. Chẳng có gì lạ khi chúng ta suy nghĩ: "Ồ! Bạn đã từng làkẻ thù của ta trong quá khứ, còn hiện tại chúng ta là những người bạn tốt củanhau!".

Một cách khác để rènluyện đức trầm tĩnh và vượt qua cảm xúc thiên vị và phân biệt là chúng ta suyniệm rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, đều khao khát được hạnh phúc vàvượt qua đau khổ. Ngoài ra, tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng nình có quyềnthoả mãn khát vọng này. Chúng ta biện hộ cho đều này theo cách nào? Rất đơngiản! Nó là một phần trong bản chất thật sự của con người. Tôi không phải làngười "duy nhất". Tôi không có một đặc quyền nào cả. Bạn cũng khôngphải là người "duy nhất". Bạn cũng không có một đặc quyền nào cả.Khao khát của tôi muốn được hạnh phúc và vượt qua đau khổ là một phần trong bảntính của tôi, đó cũng là một phần trong bản tính của bạn. Vậy thì tất cả mọingười đều có quyền được hưởng hạnh phúc và vượt qua đau khổ, đơn giản là vì mọingười có chung bản tính cơ bản này. Dựa trên nền tảng của sự bình đẳng này,chúng ta phát huy đức thư thái trâm tĩnh đối với mọi người. Khi chúng ta thiềnđịnh, chúng ta phải cố g?ng trau dồi tư tưởng "Chính bản thân mình mongmuốn được hạnh phúc và vượt qua đau khổ, mọi người cũng vậy; chính bản thânmình bẩm sinh đã có quyền thoả mãn khát vọng này và mọi người cũng có".Chúng ta nên lặp đi lặp lại nhiều lần suy nghĩ này khi chúng ta thiền định vàcả trong đời sống hàng ngày cho tới khi nó thấm nhuần vào tâm hồn chúng ta.

Còn có một điều quantrọng nữa là đời sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào đời sống của mọingười. Chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự đóng góp của nhiều, rấtnhiều sự tồn tại khác. Sự ra đời của chúng ta phụ thuộc vào cha mẹ chúng ta.Sau đó chúng ta cần được sự chăm sóc và tác động của cha mẹ chúng ta trongnhiều năm. Cách sinh nhai của chúng ta, nơi trú ngụ của chúng ta, phương tiệnsinh sống của chúng ta, thậm chí sự thành công và danh tiếng của chúng ta làkết quả của sự chung sức của cha mẹ chúng ta và vô số người khác. Hoặc trựctiếp, hoặc giáng tiếp, vô số người khác có liên quan đến sự tồn tại của chúngta – đó là chưa kể đến hạnh phúc của chúng ta.

Nếu chúng ta mở rộng lốisuy luận như vậy trong phạm vi một đời người, chúng ta có thể hình dung ra rằngxuyên suốt những kiếp trước của chúng ta – thật ra là kể từ lúc khai thiên lậpđịa – vô số người đã đóng góp vô số kể vào đời sống của chúng ta. Chúng ta cóthể tự hỏi và kết luận: "Mình dựa vào đâu để mà đối xử phân biệt? Cớ saomình lại có thể đối xử thânthiện với một số người và đối xử thù địch với một sốngười khác? Mình phải vượt qua mọi cảm xúc phân biệt và thiên vị. Mình phảigiúp ích cho mọi người như nhau".

THIỀN ĐỊNH VỀ ĐỨC TRẦM TĨNH
(MEDITATION FOREQUANIMITY)

Chúng ta rèn luyện tâmhồn để nhận thức được sự bình đẳng thiết yếu của mọi đòi sống bằng cách nàođây? Tốt nhất chúng ta nên trau dồi suy nghĩ về sự trầm tĩnh bằng cách trướchết chúng ta tập trung vào những người bà con lạ mặt và những người quen biết,đối với những người này bạn hoàn toàn không có những cảm xúc mạnh mẽ. Từ đó,bạn nên suy niệm một cách vô tư, bạn tiếp tục suy niệm về bạn bè rối đến kẻthù. Khi có được thái đ? vô tư không thiên vị đối với mọi người, bạn nên thiềnđịnh về lòng yêu thương, về mong ước rằng mọi người sẽ tìm được hạnh phúc mà họđang kiếm tìm.

Hạt giống của lòng từ bisẽ lớn lên nếu bạn gieo nó trên một mảnh đất màu mỡ, một tâm hồn thấm nhuầnlòng yêu thương. Khi bạn "tưới" lòng yêu thương vào tâm hồn mình, bạncó thể bắt đầu thiền định về lòng từ bi. Lòng từ bi, ở đây, đơn giản là mongước mọi người vượt qua được mọi đau khổ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8154)
Trong giới hạn lịch sử ngắn ngủi của loài người trên trái đất, theo nhà khảo cổ Pete Rainier, tính từ thời thượng cổ đến nay, có hơn 1000 tôn giáo đã xuất hiện. Trong đó, có chừng một trăm tôn giáo còn đứng vững cả trăm năm và một chục tôn giáo đứng vững cả ngàn năm.
08/04/2013(Xem: 6647)
Chủ yếu Ðạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ; trước phải giác ngộ nhiên hậu mới ...
08/04/2013(Xem: 10504)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 4458)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 6991)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 6172)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
08/04/2013(Xem: 7264)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
08/04/2013(Xem: 8889)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 8374)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 7715)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567