Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh «Tất Cả Đều Bốc Cháy»

30/11/201017:01(Xem: 7494)
Kinh «Tất Cả Đều Bốc Cháy»


Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA
Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010

KINH «TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY »

(ADITTAPARIYAYA-SUTTA)

Dướiđây là một bản kinh ngắn trích từ "Tương ứng bộ kinh"trong "Luật Tạng" mang tên là Adittapariyaya-sutta (Samyutta-nikkayaIV, 19-20; cf. Vinaya-pitaka,1, 36-37). Tiếng Phạn Aditta-pariyayacó nghĩa là Tất cả đều bị thiêu đốt hay bốc cháy. Trongbản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thườngvà vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩntạo ra một cá thể con người. Năm thứ cấu hợp ấy thườngxuyên bốc cháy và không còn lại gì cả, tuy nhiên sự bốcbốc cháy ấy cũng tượng trưng cho nguyên nhân sâu xa nhấtcủa mọi khổ đau mà mỗi con người phải gánh chịu.

Tuynhiên sự vận hành chung của ngũ uẩn cũng đã tạo ra sựsống cho mỗi cá thể con người trong thế giới ta bà, vàsự sống ấy biểu hiện cho một ý chí hay một sức mạnhnào đó. Mỗi con người đều có thể sử dụng ý chí ấyhay sức mạnh ấy để thực hiện những tham vọng cũng nhưnhững đòi hỏi bản năng của chính mình, nhưng mặt kháccũng có thể hướng chúng vào một lý tưởng cao đẹp hơnđể mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự hiện hữu củachính mình.

Bảnkinh này được dịch để tưởng nhớ đến một vị Bồtát vì Đạo Pháp đã tự thiêungày 11 tháng 6 năm 1963.Năm thứ ngũ uẩn tạm thời kết hợp để tạo ra thân xácvà tâm thức của vị Bồ tát ấy đã bốc cháy gần nửathế kỷ nay và không còn lại gì cả. Tuy nhiên hình ảnh ấy,hình ảnh của một vị Bồ tát ngồi im trong lửa đỏ vàgục xuống ở một ngã tư đường vẫn còn lưu lại trongtâm hồn của mỗi người trong chúng ta.

Bảntiếng Việt dưới đây được dịch căn cứ vào bản dịchtừ tiếng Pali sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna trong quyểnSermons du Bouddha (Các bài thuyết giáo của Đức Phật), nhàxuất bản Cerf, 1988, Paris.

Mộtlần, Đức Thế Tôn đang ở tại Tượng Đầu Sơn (Gayasisa),gần Giác Thành (Gaya) cùng với một ngàn đệ tử.

ĐứcThế Tôn thuyết giảng cho các đệ tử như sau :

"Nàycác tỳ kheo, tất cả đều bốc cháy. Và những gì đang bốccháy như thế ? Mắt đang bốc cháy. Các hình tướng vật chấtđang bốc cháy. Tri thức thị giác đang bốc cháy. Sự tiếpxúc giữa mắt và các hình tướng vật chất đang bốc cháy.Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với các hình tướng vậtchất, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phảilà đớn đau cũng không phải là thích thú, thì giác cảm ấyvẫn đang bốc cháy. Này các tỳ kheo, vậy những thứ ấybốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọnlửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, củabịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, củađớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, tai đang bốc cháy. Âm thanh do tai tiếp nhận đangbốc cháy. Tri thức thính giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúcvới những gì do tai tiếp nhận được đang bốc cháy. Cảmgiác phát sinh từ sự tiếp xúc với những gì tai tiếp nhậnđược đang bốc cháy, dù đấy là thích thú hay đớn đau,dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thíchthú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy. Vậy những thứấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng nhữngthứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; nhữngthứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua,của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán,của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, mũi đang bốc cháy. Mùi đang bốc cháy. Tri thứckhứu giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa mũi và mùi đangbốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gìdo mũi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dùđấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú,thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốccháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấyđang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửacủa hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấybốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnhtật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớnđau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, lưỡi đang bốc cháy. Vị đang bốc cháy. Trithức vị giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa lưỡi vàvị đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc vớinhững gì lưỡi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớnđau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải làthích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng nhữngthứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; nhữngthứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua,của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán,của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, thân xác đang bốc cháy. Các vật thể sờ móđược đang bốc cháy. Tri thức xúc giác đang bốc cháy. Sựtiếp xúc giữa thân xác và các vật thể sờ mó được đangbốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gìdo thân xác tiếp nhận được, dù đấy là thích thú hay đớnđau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải làthích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng nhữngthứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; nhữngthứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua,của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán,của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, Tư duy đang bốc cháy. Các vật thể tâm thầnđang bốc cháy. Tri thức tâm thần đang bốc cháy. Sự tiếpxúc của tư duy với các vật thể tâm thần đang bốc cháy.Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì tư duy tiếpnhận được, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấykhông phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thìgiác cảm ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháytừ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đangbốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa củahận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốccháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật,của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau,của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ theo phươngcách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ phải kinh tởm mắt,kinh tởm những hình tướng vật chất, kinh tởm tri thức thịgiác, kinh tởm sự tiếp xúc của mắt với những hình tướngvật chất, kinh tởm cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc vớicác hình tướng vật chất, dù đấy là thích thú hay đớnđau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải làthích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.

ĐứcPhật tiếp tục trình bày như trên đây đối với tai, âmthanh, tri thức thính giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; mũi,mùi, tri thức khứu giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; lưỡi,vị, tri thức về vị giác sự tiếp xúc và cảm giác ; thânxác, các vật thể sờ mó được, tri thức xúc giác, sự tiếpxúc và cảm giác. Đức Phật lại tiếp tục thuyết giảngnhư sau :
"Nàycác tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ bằng phươngcách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ kinh tởm tư duy,kinh tởm các vật thể tâm thần, kinh tởm tri thức tâm thần,kinh tởm sự tiếp xúc của tư duy với các vật thể tâm thần,kinh tởm giác cảm phát sinh từ sự tiếp xúc với các vậtthể tâm thần ; dù cho đấy là thích thú hay đớn đau, dùđấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú,thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.

"Khimột đệ tử sáng suốt biết kinh tởm những thứ ấy, thìngười ấy sẽ không còn thèm khát nữa và khi được giảithoát thì sự hiểu biết sẽ hiện ra : "Đây chính là sựGiải thoát", và người ấy sẽ hiểu rằng : "Mọi sự táisinh đều bị hủy diệt, con Đường Đạo hạnh tinh khiếtđược hoàn tất, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt,không còn bất cứ thứ gì lưu lại để chờ đợi một sựthực hiện nào nữa".

ĐấngThế Tôn thuyết giảng như trên đây. Sau khi được nghe nhữnglời thuyết giảng của Đấng Thế Tôn, các tỳ kheo đềuvui sướng và hân hoan. Trong khi Ngài thuyết giảng thì tấtcả mọi ô nhiễm trong tư duy của một ngàn đệ tử đềuđược hoàn toàn tẩy xóa.
Bures-Sur-Yvette,29.5.10

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2010(Xem: 6886)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 8483)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 14914)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 7499)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 7340)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 6496)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 5601)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 8797)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 6408)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 10642)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567