Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh «Tất Cả Đều Bốc Cháy»

30/11/201017:01(Xem: 9331)
Kinh «Tất Cả Đều Bốc Cháy»


Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA
Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010

KINH «TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY »

(ADITTAPARIYAYA-SUTTA)

Dướiđây là một bản kinh ngắn trích từ "Tương ứng bộ kinh"trong "Luật Tạng" mang tên là Adittapariyaya-sutta (Samyutta-nikkayaIV, 19-20; cf. Vinaya-pitaka,1, 36-37). Tiếng Phạn Aditta-pariyayacó nghĩa là Tất cả đều bị thiêu đốt hay bốc cháy. Trongbản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thườngvà vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩntạo ra một cá thể con người. Năm thứ cấu hợp ấy thườngxuyên bốc cháy và không còn lại gì cả, tuy nhiên sự bốcbốc cháy ấy cũng tượng trưng cho nguyên nhân sâu xa nhấtcủa mọi khổ đau mà mỗi con người phải gánh chịu.

Tuynhiên sự vận hành chung của ngũ uẩn cũng đã tạo ra sựsống cho mỗi cá thể con người trong thế giới ta bà, vàsự sống ấy biểu hiện cho một ý chí hay một sức mạnhnào đó. Mỗi con người đều có thể sử dụng ý chí ấyhay sức mạnh ấy để thực hiện những tham vọng cũng nhưnhững đòi hỏi bản năng của chính mình, nhưng mặt kháccũng có thể hướng chúng vào một lý tưởng cao đẹp hơnđể mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự hiện hữu củachính mình.

Bảnkinh này được dịch để tưởng nhớ đến một vị Bồtát vì Đạo Pháp đã tự thiêungày 11 tháng 6 năm 1963.Năm thứ ngũ uẩn tạm thời kết hợp để tạo ra thân xácvà tâm thức của vị Bồ tát ấy đã bốc cháy gần nửathế kỷ nay và không còn lại gì cả. Tuy nhiên hình ảnh ấy,hình ảnh của một vị Bồ tát ngồi im trong lửa đỏ vàgục xuống ở một ngã tư đường vẫn còn lưu lại trongtâm hồn của mỗi người trong chúng ta.

Bảntiếng Việt dưới đây được dịch căn cứ vào bản dịchtừ tiếng Pali sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna trong quyểnSermons du Bouddha (Các bài thuyết giáo của Đức Phật), nhàxuất bản Cerf, 1988, Paris.

Mộtlần, Đức Thế Tôn đang ở tại Tượng Đầu Sơn (Gayasisa),gần Giác Thành (Gaya) cùng với một ngàn đệ tử.

ĐứcThế Tôn thuyết giảng cho các đệ tử như sau :

"Nàycác tỳ kheo, tất cả đều bốc cháy. Và những gì đang bốccháy như thế ? Mắt đang bốc cháy. Các hình tướng vật chấtđang bốc cháy. Tri thức thị giác đang bốc cháy. Sự tiếpxúc giữa mắt và các hình tướng vật chất đang bốc cháy.Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với các hình tướng vậtchất, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phảilà đớn đau cũng không phải là thích thú, thì giác cảm ấyvẫn đang bốc cháy. Này các tỳ kheo, vậy những thứ ấybốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọnlửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, củabịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, củađớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, tai đang bốc cháy. Âm thanh do tai tiếp nhận đangbốc cháy. Tri thức thính giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúcvới những gì do tai tiếp nhận được đang bốc cháy. Cảmgiác phát sinh từ sự tiếp xúc với những gì tai tiếp nhậnđược đang bốc cháy, dù đấy là thích thú hay đớn đau,dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thíchthú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy. Vậy những thứấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng nhữngthứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; nhữngthứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua,của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán,của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, mũi đang bốc cháy. Mùi đang bốc cháy. Tri thứckhứu giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa mũi và mùi đangbốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gìdo mũi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dùđấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú,thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốccháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấyđang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửacủa hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấybốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnhtật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớnđau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, lưỡi đang bốc cháy. Vị đang bốc cháy. Trithức vị giác đang bốc cháy. Sự tiếp xúc giữa lưỡi vàvị đang bốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc vớinhững gì lưỡi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớnđau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải làthích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng nhữngthứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; nhữngthứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua,của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán,của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, thân xác đang bốc cháy. Các vật thể sờ móđược đang bốc cháy. Tri thức xúc giác đang bốc cháy. Sựtiếp xúc giữa thân xác và các vật thể sờ mó được đangbốc cháy. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gìdo thân xác tiếp nhận được, dù đấy là thích thú hay đớnđau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải làthích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng nhữngthứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từngọn lửa của hận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; nhữngthứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua,của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán,của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, Tư duy đang bốc cháy. Các vật thể tâm thầnđang bốc cháy. Tri thức tâm thần đang bốc cháy. Sự tiếpxúc của tư duy với các vật thể tâm thần đang bốc cháy.Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì tư duy tiếpnhận được, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấykhông phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thìgiác cảm ấy vẫn bốc cháy. Vậy những thứ ấy bốc cháytừ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đangbốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng, từ ngọn lửa củahận thù, từ ngọn lửa của ảo giác ; những thứ ấy bốccháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật,của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau,của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Nàycác tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ theo phươngcách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ phải kinh tởm mắt,kinh tởm những hình tướng vật chất, kinh tởm tri thức thịgiác, kinh tởm sự tiếp xúc của mắt với những hình tướngvật chất, kinh tởm cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc vớicác hình tướng vật chất, dù đấy là thích thú hay đớnđau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải làthích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.

ĐứcPhật tiếp tục trình bày như trên đây đối với tai, âmthanh, tri thức thính giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; mũi,mùi, tri thức khứu giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; lưỡi,vị, tri thức về vị giác sự tiếp xúc và cảm giác ; thânxác, các vật thể sờ mó được, tri thức xúc giác, sự tiếpxúc và cảm giác. Đức Phật lại tiếp tục thuyết giảngnhư sau :
"Nàycác tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ bằng phươngcách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ kinh tởm tư duy,kinh tởm các vật thể tâm thần, kinh tởm tri thức tâm thần,kinh tởm sự tiếp xúc của tư duy với các vật thể tâm thần,kinh tởm giác cảm phát sinh từ sự tiếp xúc với các vậtthể tâm thần ; dù cho đấy là thích thú hay đớn đau, dùđấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú,thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.

"Khimột đệ tử sáng suốt biết kinh tởm những thứ ấy, thìngười ấy sẽ không còn thèm khát nữa và khi được giảithoát thì sự hiểu biết sẽ hiện ra : "Đây chính là sựGiải thoát", và người ấy sẽ hiểu rằng : "Mọi sự táisinh đều bị hủy diệt, con Đường Đạo hạnh tinh khiếtđược hoàn tất, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt,không còn bất cứ thứ gì lưu lại để chờ đợi một sựthực hiện nào nữa".

ĐấngThế Tôn thuyết giảng như trên đây. Sau khi được nghe nhữnglời thuyết giảng của Đấng Thế Tôn, các tỳ kheo đềuvui sướng và hân hoan. Trong khi Ngài thuyết giảng thì tấtcả mọi ô nhiễm trong tư duy của một ngàn đệ tử đềuđược hoàn toàn tẩy xóa.
Bures-Sur-Yvette,29.5.10

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2010(Xem: 8495)
Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức...
27/09/2010(Xem: 10207)
Những ngày đầu tiên trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm, tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại Lạt ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi; cảm giác đầu tiên là một niềm vui mừng khôn tả khi nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo viết văn thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và ngôn ngữ giản dị trong sáng như lưu ly và những vấn đề trầm trọng nhất của nhân loại hiện nay đã được đặt ra và giải quyết một cách triệt để.... Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràng và thông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
26/09/2010(Xem: 8165)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9766)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8301)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 9387)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 10247)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8863)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8888)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18600)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]