Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phong tục về Tang Ma

25/09/201015:21(Xem: 8858)
Phong tục về Tang Ma

T
ang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết.
Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất.
Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thụy, còn gọi là tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt, có người nói đặt lên ngực (1)để hồn người sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người, gọi là hồn bạch.
Khi tắt thở rồi thì tang chủ (người chủ lễ, thường là con trai trưởng) lấy một chiếc đũa để ngang hàm, dùng một miếng khăn hoặc một miếng giấy phủ lên mặt để tránh ma quỷ ám hại.
Xong, khiêng xác đặt xuống đất, rồi lại khiêng lên giường, mong rằng người chết hấp thụ sinh khí của đất, may ra sống lại.
Phan Kế Bính cho rằng tục này mang ý nghĩa là người ta bởi đất sinh ra thì khi chết lại về đất (2). Có lẽ Phan Kế Bính đã chịu ảnh hưởng của Đạo Thiên Chúa chăng ?
nddg056a
Người con cầm cái áo của người chết mới thay, đi đường phía trước trèo lên mái nhà hú vía ba lần (lễ phục hồn, chiêu hồn) : ba hồn, bảy vía, cha đâu về với con hoặc ba hồn, chín vía mẹ đâu về với con, tỏ ý mong cha mẹ sống lại. Theo quan niệm của Đạo giáo thì phách (hay vía) là phần tinh thần của người phải phụ vào xác mới tồn tại, khi người chết thì tan đi, còn hồn là phần tinh thần không có xác vẫn tồn tại được.
Hú vía xong tụt xuống bằng lối phía sau. Mang áo vừa được hú vía phủ lên xác.
Dùng nước thơm tắm rửa cho người chết (lễ mộc dục), chải tóc, cắt móng tay móng chân, thay quần áo mới. Con trai tắm rửa cho cha, con gái tắm rửa cho mẹ. Người chết được mặc quần áo sang trọng hay đơn sơ tùy theo nhà giàu hay nghèo, có chức tước hay không, chết già hay chết trẻ.

Các đồ dùng và nước tắm của lễ mộc dục được đem chôn.

nddg056bSau đó làm lễ phạn hàm, hay ngậm hàm. Bỏ một nắm gạo và ba đồng tiền (đồng kẽm, đồng chinh) vào miệng người chết. Gạo để linh hồn người chết ăn, khỏi phải thành ma đói ( ngạ quỷ). Tiền dùng để đi đò hay qua cầu sang bên kia thế giới. Những người lúc sống ăn ở bạc ác thì lúc chết linh hồn phải qua cầu Nại Hà. Người lương thiện được qua cầu Kim Ngân. Ngày xưa nhà giàu dùng gạo và vàng, ngọc để làm lễ phạn hàm.
Từ lúc mặc quần áo đẹp cho người chết xong, con cháu không mặc đồ tốt đẹp, chải chuốt. Ngược lại, càng ăn mặc tiều tụy càng tỏ lòng hiếu thảo.
Tiếp đến là lễ khâm liệm. Khâm liệm là dùng vải bọc xác trước khi đặt vào áo quan. Xác được chèn đồ bổ khuyết, bọc kín và buộc chặt thành một khối vuông vức.
Lúc đặt xác vào áo quan ( lễ nhập quan), lót giấy bản, rắc bỏng hay trà khô để đề phòng hút nước do xác tiết ra. Nhiều nhà mời thầy phù thủy làm lễ phạt mộc(chém gỗ). Một tay cầm dao, tay kia cầm bó hương, thầy phù thủy vừa niệm thần chú, vừa quát tháo, vừa chém vào thành áo quan để trừ ma quỷ còn ẩn nấp trong áo quan và trong những tấm ván.
Phạt mộc xong, thầy phù thủy bỏ vào trong áo quan một miếng ván đục hình chòm sao bắc đẩu, gọi là ván thất tinh(bảy ngôi sao). Gia đình nghèo thì chỉ vẽ chòm sao lên một mảnh giấy.
Ván thất tinh có công dụng gì ?
Theo quan niệm của Đạo giáo thì trên cõi trời có Ngọc Hoàng Thượng Đế và nhiều vị thần ngự trị. Trong số các vị thần được người đời thờ kính có Nam Tào và Bắc Đẩu, hai vị thần chuyên ghi chép và kiểm soát sổ sinh, sổ tử của loài người.
Chòm sao bắc đẩu (đại hùng tinh) tượng trưng cho thần Bắc Đẩu. Bỏ tấm ván thất tinh vào trong quan tài, người ta hi vọng rằng linh hồn người chết sẽ được vị thần giữ sổ tử che chở.
Người nào chết nhằm giờ xấu thì phải bỏ thêm vào áo quan một cỗ bàitổ tôm, ngày nay có chỗ dùng bộ bàitây, một quyển lịchtàu hoặc lịchta.
Tục này mang ý nghĩa gì ?
Chữ bài(hán việt, bộ thủ), nghĩa là trừ bỏ, và chữ lịch(bộ chỉ) nghĩa là trải qua, vượt qua.
Chết nhằm giờ xấu, người ta dùng bộ bài, quyển lịch để trừ bỏ điều xấu, vượt qua được mọi khó khăn.
Nhiều nhà còn dán thêm bùa bên trong và bên ngoài áo quan để trừ khử ma quỷ. Có nhà dùng tàu lá gồi thay cho quyển lịch. Lá gồi trừ được thần trùng (2)(3).
Nhập quan rồi, chèn thêm đồ bổ khuyết, đậy nắp áo quan, gắn sơn, đóng cá hoặc đóng đinh cho kín.
Linh cữu được khiêng ra đặt giữa nhà, trên nóc bày một bát cơm úp, cắm một chiếc đũa vót cho sơ ra như gai nhọn (có nơi gọi là chiếc đũa bông), một quả trứng luộc, ba nén hương.
Bát cơm, quả trứng, có thể là bữa ăn để linh hồn người chết khỏi trở thành ma đói. Nhưng chiếc đũa có gai nhọn thì chắc chắn không phải là để dùng ăn cơm. Không ai có thể ăn với một chiếc đũa như thế.
Vậy chiếc đũa gai này mang ý nghĩa gì ?
Chiếc đũachữ hán việt là khoái(bộ trúc). Chữ khoái(bộ tâm) có nhiều nghĩa : sướng thích, nhanh chóng, sắc bén, và lính đi bắt giặc cướp.
Cái gai nhọnchữ hán việt là thứ(bộ đao), thứcòn có nghĩa là đâm chết.
Chiếc đũa gai tượng trưng cho một tên lính đi bắt và đâm chết giặc cướp, được người xưa dùng làm bùa trừ ma quỷ.
Nếu trong gia đình còn người ở bậc cao hơn người chết thì đặt linh cữu ở gian bên cạnh, đầu quay ra ngoài sân hoặc quay về hướng nam.
Sau vài ba ngày, chờ con cháu ở xa về đông đủ, thì làm lễthành phục, cũng gọi là phát tang. Gặp mùa nóng bức hoặc lúc có bệnh dịch thì phát tang sớm hơn. Con cháu, họ hàng, tùy theo thứ bậc mà mặc đồ tang. Đồ tang của người vắng mặt được đặt trên linh cữu.
Luật xưa quy định rõ ràng năm hạng quần áo, mũ khăn, cùng thời hạn để tang.
Làm lễ nhập quan rồi nhưng chưa phát tang thì con cháu còn được phép cưới, gọi là cưới chạy tang.
Nhà nào rộng rãi, giàu sang thì đặt linh sàng(giường của linh hồn người chết) và linh tọa(bàn thờ linh hồn).
Buổi sáng bưng chậu nước, khăn mặt vào linh sàng, khóc ba tiếng rồi rước hồn bạch ra linh tọa, lúc đó mới dâng cúng cơm nước. Buổi tối dâng cúng xong, lại rước hồn bạch vào linh sàng, buông màn đắp chăn rồi mới trở ra. Nhà nghèo thì treo hồn bạch vào linh tọa, rồi làm lễ dâng cúng. Lễ này gọi là lễchiêu tịch điện.
Trong mấy ngày linh cữu còn quàn trong nhà, nhiều gia đình mời phường bát âm thổi kèn, đánh trống đệm cho con cháu khóc, và mỗi khi có người tới phúng viếng. Nhà giàu lại còn thuê người khóc mướn cho tăng vẻ thương nhớ, sầu thảm.
Trước hôm đưa ma thì làm lễ thiên cữu(xê dịch linh cữu). Rước linh cữu sang nhà thờ tổ làm lễ yết tổ rồi đưa trở về chỗ cũ. Có nhà rước hồn bạch đi làm lễ. Không có nhà thờ tổ thì xoay linh cữu một vòng rồi lại đặt vào chỗ cũ.
Đến ngày phát dẫn(đưa đám), làm lễ khiển diện(tiễn biệt), rồi rước linh cữu lên đại dư (xe đòn). Có nhà làm lễcáo thần đạo lộ, xin phép cho đám tang bắt đầu lên đường.
Bắt đầu cuộc phát dẫn. Tuỳ theo đám ma to hay nhỏ, cách sắp đặt cũng như thứ tự tuần hành có đôi phần khác nhau.
Đi mở đường là hai phương tướngmặc quần áo đạo sĩ, đeo mặt nạ dữ tợn, cầm gươm xua đuổi ma quỷ. Có khi phương tướng được làm bằng giấy hoặc vẽ vào tấm mộc, cho trẻ con vác.
Tiếp theo làthể kì, một bức hoành trắng do hai người khiêng, viết bốn chữ theo vài công thức có sẵn để đọc lên người lạ cũng có thể biết người chết là đàn ông hay đàn bà. Thí dụ cha chết thì viết câu Hỗ sơn vân ám(núi Hỗ mây che, theo điển tích xưa thì núi Hỗ là nơi tưởng nhớ cha). Mẹ chết thì viết câu Dĩ lĩnh vân mê (núi Dĩ mây mờ, núi Dĩ là nơi ngóng mẹ).
Sau thể kì đến minh tinhlàm bằng một tấm lụa hay vóc màu đỏ dùng để ghi chức tước, họ tên, thụy hiệu người chết. Đây là chỗ để các gia đình danh giá đua nhau dài dòng minh tinh, đem hết phẩm hàm ra khoe. Nhà nghèo thì dùng giấy điều buộc lên cành tre cho một đứa bé cầm.
Kế tiếp là hương ánbày đồ thờ và thực ánbày đồ ăn.
nddg056c
Rồi đến linh xachở hồn bạch, có phường bát âm đi kèm bên. Một người cầm biển đan triệubằng giấy viết hai chữ trung tín hay trinh thuậntuỳ theo người chết là đàn ông hay đàn bà.
Tiếp theo là cờ công bố dẫn đường cho phu khiêng đại dư.
Nhà giàu thường che linh cữu bằng cái nhà táng trang hoàng lộng lẫy, hoặc một chiếc thuyền bát nhã bằng giấy nếu người chết là một Phật tử. Có nhà thắp thêm bảy cây nến xếp thành hình chòm sao bắc đẩu trên nắp linh cữu(1).
Tục ta mong muốn cho người chết được yên nghỉ, cho nên phu khiêng linh cữu, đại dư phải chú ý đi đứng nhẹ nhàng, ngay ngắn. Nhiều nhà cho đặt một chén nước đầy trên linh cữu, nếu trong suốt lúc di chuyển, khiêng vác, nước không sánh ra ngoài thì phu khiêng sẽ được thưởng tiền.
Cha đưa mẹ đón. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài. Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông (ngày xưa gọi là cây đồng) nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài. Con trai nào vắng mặt thì treo cái gậy của người ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu có con trai nào chết trước thì con trai của người này (hoặc người được ăn lập tự) phải chống gậy thay cha.
Tại sao lại chống gậy vuông đi giật lùi?
Nhất Thanh giải thích rằng vì cha nghiêm (nghiêm đường, nghiêm phụ) con chỉ biết lẽo đẽo theo khóc, không dám lên phía trước đón ngăn lại trên đường vĩnh biệt như đối với mẹ hiền (gia từ, từ mẫu)(4).
Giải thích của Nhất Thanh e rằng dễ gây cho ta cảm tưởng rằng con chỉ sợ cha vì cha nghiêm, còn mẹ hiền thì con có thể nhờn. Vả lại Nhất Thanh vẫn chưa cho biết ý nghĩa của cái gậy vuông.
Muốn hiểu được tục này chúng ta phải nhìn lại xã hội phong kiến ngày xưa.
Ai cũng biết rằng Nho giáo rất trọng tôn ti trật tự quân, sư, phụ (vua, thầy dạy học, cha).
Trong gia đình người cha là trên hết. Cha chết, tất cả con cái thuộc bậc dưới phải đi sau quan tài của cha.
Còn vai trò của người mẹ thì ra sao ?
Nho giáo trọng đàn ông con trai, miệt thị đàn bà con gái. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một con trai kể là có, mười con gái kể là không). Cha chết thì quyền huynh thế phụ người anh được thay quyền cha. Chồng chết thì vợ phải phu tử tòng tử, nghĩa là mẹ phải theo con trai. Tuy nhiên, chữ hiếu của Nho giáo lại bắt con trai cũng như con gái phải thờ kính cả cha lẫn mẹ.
Tục lệ tang ma cho người con trai đi giật lùi đằng trước quan tài của mẹ, như vậy là vừa giữ được lòng kính trọng của chữ hiếu vừa giữ được tinh thần trọng nam khinh nữ của Nho giáo.
Hai chiếc gậy tre và gậy vông mang ý nghĩa gì ?
Toan Ánh cho rằng chiếc gậy tre tượng trưng cho ngay thẳng, cứng rắn của cha, gậy vông tượng trưng cho thuần hậu, mềm dẻo của mẹ (3).
Nhưng tại sao lại phải đẽo vuông chiếc gậy vông ?
Người xưa quan niệm rằng trời tròn đất vuông. Quan niệm này được thể hiện rõ ràng qua sự tích bánh giầy bánh chưngcủa ta.

Vua Hùng Vương thứ 18 muốn truyền ngôi, cho gọi các con vào chầu. Vua nói: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi".

Lang Liêu nhà nghèo, được thần báo mộng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình tròn, cái hình vuông để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ ".

Lang Liêu làm theo lời thần.

Bánh dâng lên vua, được vua khen vừa ngon vừa có ý nghĩa. Lang Liêu được vua truyền ngôi.

Từ đó, đến ngày Tết thiên hạ thường làm bánh giầy bánh chưng dâng cúng cha mẹ.
Gậy tre tròntượng trưng cho trời. Theo thuyết Âm Dương của Nho giáo thì trời thuộc về dương, chỉ người cha. Gậy vông vuôngtượng trưng cho đất. Đất thuộc về âm, chỉ người mẹ.
Vì vậy cho nên đưa đám cha phải chống gậy tròn, đưa đám mẹ thì chống gậy vuông.

Con gái, con dâu luôn luôn đi đằng sau linh cữu cha mẹ, dưới tấm phương dubằng vải trắng dùng để che nắng. Khi nào được hiệu lệnh thì con gái trưởng và con dâu trưởng phải vừa khóc vừa lăn đường cho tăng thêm phần thảm thiết.
Các gia đình theo đạo Phật thường mời nhà sư, bà vãi đến tụng kinh, cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu sinh tịnh độ. Lúc đưa đám, các bà vãi đội cầu bát nhã, nhà sư gõ mõ tụng kinh, đi đằng trước linh cữu để dẫn đường linh hồn sang Tây phương cực lạc.
Dọc đường đám tang có người rắc vàng mã. Người ta tin rằng có nhiều ma quỷ theo đuổi ám hại linh hồn người chết. Phải rắc vàng mã để tống tiễn chúng mới buông tha.
Tại huyệt chôn, nhiều nhà làm lễ tế thổ thầnnơi đây.
Nhà có chức tước danh vọng còn làm lễđề chữ , nghĩa là viết nốt chữ chủ còn bỏ dở. Bộ thần chủ được sửa soạn từ trước nhưng người ta chỉ viết chữ thần và ba nét ngang của chữ chủ, cố ý để thiếu nét chấm và nét sổ. Hiếu chủ mời một vị khoa bảng, có chức tước đứng ra làm lễ, cầm bút chấm và sổ cho thành chữ chủ. Thần chủ viết xong được đặt lên linh xa, rước về thờ tại nhà.
Đợi đúng giờ tốt thì hạ huyệt. Huyệt được thầy địa lí tìm phương nhắm hướng trước, lúc này chỉ xê xích linh cữu, đặt cho thật đúng.
Lấp mộ xong thì đốt nhà táng, minh tinh, cầu bát nhã, thuyền bát nhã và phương tướng.
Nếu người chết là Phật tử thì có nhà sư tụng kinh gõ mõ và các bà vãi cầm hương niệm Phật đi quanh mộ. Mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ, gọi là đi dong nhan.
Dong nhan nghĩa là gì ? Các học giả không thống nhất ý kiến. Có người hiểu là tưởng nhớ đến nét mặt người chết, người khác lại hiểu là lấp mặt người chết một lần cuối(5).

Những ngày tiếp theo, con cháu đem trầu rượu ra thăm mộ, gọi là ấp mộ, ngụ ý làm cho người nằm dưới mộ bớt lạnh lẽo. Đến ngày thứ ba làm lễ mở cửa mả. Con cháu đắp lại ngôi mộ, mời thầy phù thủy yểm bùa trừ ma quỷ.
Những gia đình theo Phật giáo, sau đám tang cứ bảy ngày lại làm một tuần chay, tụng kinh tại nhà hay tại chùa. Đến tuần chay thứ bảy, cũng gọi là cúng 49 ngày, thì ngừng.
Được 100 ngày làm tuần bách nhật, còn gọi là tuần tốt khốc nghĩa là từ nay trở đi thôi không khóc nữa. Mỗi năm đến ngày mất, con cháu cúng giỗ để tưởng nhớ. Giỗ đầu gọi là tiểu tường. Năm sau làm lễ đại tường. Sau 27 tháng thì làm lễ trừ phục, hết hạn để tang. Trong thời hạn tiểu tường và đại tường, đến rằm tháng bảy tuần trung nguyên người ta hay đốt vàng mã cho người chết dùng, có khi đốt cả hình nhân, thằng Quýt con Nhài, cho xuống âm phủ hầu hạ người chết.
nddg056d
Khi có người chết oan, bị giết, chết bất đắc kì tử, hoặc chết nhằm giờ xấu thì phải làm chay để siêu độ vong hồn. Đàn chay thường được tổ chức ngay tại chỗ người bị chết.
Lễ làm chay dung hợp cả Phật giáo và Đạo giáo. Trên đàn tế bày tượng tam bảo, tượng tam phủ, hai bên có tranh thập điện, ở giữa có tranh quan thánh. Buổi lễ do nhà sư hay pháp sư làm chủ lễ. Mục đích của lễ là gọi hồn người chết về, cầu Phật để xin phổ độ, cầu tam phủ để xin xá tội.

Nhiều làng quê miền Bắc có tục cải táng (bốc mộ), nghĩa là chôn sang khu đất mới. Lí do là vì sau vài ba năm mộ cũ bị sụt lở, ngập nước, hoặc vì chôn ở nơi xa con cháu muốn đưa về quê nhà, cũng có khi chỉ vì tin thầy địa lí, phù thủy.
Con cháu làm lễ cáo từ đường rồi khai mộ, mở nắp quan tài. Tất cả xương cốt được nhặt ra, tẩy rửa bằng nước thơm, lau khô, xếp vào một cái tiểu sành, rồi chôn sang đất khác. Trước khi chôn làm lễ cúng thổ thần mới.

Người Việt Nam quan niệm rằng sống gửi thác về (sinh kí tử quy). Chết là trở về với tổ tiên bên kia thế giới. Ai cũng mong muốn cho cha mẹ trở về được thanh thoát, may mắn.
Người con có hiếu phải thờ cha mẹ đã chết cũng như lúc cha mẹ còn sống, thờ khi mất như lúc hãy còn (sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn).
Nhưng vì câu nệ vào tục Tàu nên các nghi thức trở thành rườm rà, tốn kém, trọng hình thức giả tạo.
Ngày nay đám tang được tổ chức gọn gàng. Hồn bạch, thể kì, minh tinh được thay bằng tấm ảnh chân dung người chết. Linh cữu được chở bằng xe hơi. Nhiều nghi thức, hủ tục bị xoá bỏ (thương vay khóc mướn, lăn đường, cờ quạt rầm rộ, kèn trống ầm ỹ). Tục đốt vàng mã vẫn còn, thậm chí còn gia tăng ở một vài nơi. Đua nhau vén tay áo sô đốt nhà táng giấy, đốt xe hơi, tủ lạnh, giấy tiền đô la...
Thời hạn để tang được rút ngắn. Mồ mả xây đắp cẩn thận, không cần phải cải táng.
Nhiều gia đình cho thiêu xác, giữ tro để thờ tại chùa.
Nguyễn Dư
(5/10/2000)
Sách tham khảo:

Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Hà Nội,1942
(1) Léopold Cadière, Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens(t.3), Ecole Francaise d'Extrême-Orient, Paris,1992
(2) Phan Kế Bính,Việt Nam Phong Tục,Tổng Hợp Đồng Tháp,1990
(3) Toan Ánh, Phong Tục Việt Nam, Khai Trí, 1968
(4) Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu,Đất Lề Quê Thói, Saigon, 1968
(5) Nicole Louis-Hénard, Việt Nam Phong Tục(t.1), Ecole Francaise d'Extrême-Orient,Paris,1975

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8028)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12425)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14191)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12610)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14421)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12469)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 6981)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7774)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9875)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8242)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]