Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Áp dụng tinh thần Phật giáo xây dựng văn hoá doanh nghiệp

30/08/201010:32(Xem: 7523)
Áp dụng tinh thần Phật giáo xây dựng văn hoá doanh nghiệp
lotus_52

ÁP DỤNG TINH THẦN PHẬT GIÁO
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Minh Thạnh
none
none

Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui.

Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.

Một khi giữa các con người với nhau có sự truyền thông rõ ràng thì mọi ý kiến, lời nói và hành động dễ dàng được trao đổi, tiếp cận và hiểu rõ. Những tranh chấp và mẫu thuẫn nội bộ diễn ra là thiếu sự truyền thông, thiếu chia sẻ thông tin và thiếu đồng thuận, cho nên mọi mục tiêu khác không được truyền tải một cách đúng hướng, dẫn đến thiếu vắng thành công trong thực hiện mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn.

Xây dựng các mối quan hệ trên nền tảng thiết lập truyền thông, thành lập các kênh phân phối và thu nhận thông tin, đồng thời tạo không gian cởi mở và lắng nghe cho môi trường làm việc.

Bảo vệ truyền thông giữa người với người chính là bảo vệ môi trường, trong đó ta đề cao vai trò con người trong mọi khuynh hướng phát triển của doanh nghiệp. Khi truyền thông với người khác được thực tập trôi chảy, ta có khả năng hợp tác được với rất nhiều người và hàng trăm vệ tinh tự nhiên xuất hiện quanh ta, hỗ trợ cho ta và ta nhanh chóng thành công trong công việc.

Tiếp theo truyền thông giữa người và người là truyền thông giữa người và cộng đồng. Tiếp xúc với cộng đồng không mang lại cho ta sự phiền toái mà là sự thực tập đa dạng hóa cho bản thân. Đây là trách nhiệm to lớn của doanh nghiệp, xảy đến doanh nghiệp như một điều tự nhiên, giúp ta hàn gắn mọi xa cách, liên kết với cộng đồng và cảm nhận yếu tố cộng đồng trong ta.

Sự tương tác giữa ta và cộng đồng là phương thức cho thấy ta không bao giờ bơ vơ, cộng đồng đang cưu mang ta, sát cánh bên ta và ủng hộ ta thành tựu. Ta làm bạn với cộng đồng thì dĩ nhiên cộng đồng sẽ bảo vệ ta, ta thử nghĩ một doanh nghiệp sẽ đi về đâu nếu bị cộng đồng quay lưng, không thèm để ý đến ta nữa.

Điều cuối cùng ta nên tái lập truyền thông với thiên nhiên. Vấn đề môi trường luôn dính dáng sâu sắc đến phát triển kinh tế, thiết lập hòa bình và nâng cao công bằng xã hội. Tất cả mọi quyết định dù là kinh tế hay văn hóa đều liên quan đến môi trường và nếu không có sự truyền thông giữa con người và môi trường, các quyết định đó khó thực hiện được hoặc chẳng bao giờ thành công thực sự.

Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui.

Trong một bữa cơm gia đình có năm người cùng ăn các món ăn như nhau, cùng ngồi trên một mâm mà tất cả năm người đều cảm thấy thoải mái, đều nhìn nhau mỉm cười, đều ăn cơm ngon miệng thì cả gia đình đó rất hạnh phúc.

Doanh nghiệp sinh ra là để tìm kiếm những hạnh phúc chung như vậy, thành công không phải của riêng ai, không phải của sếp, của phòng ban này hay phòng ban kia, không phải của nhân viên A hay nhân viên B, không phải là tẩy chay được công ty này hay công ty kia, hạnh phúc được tạo ra khi tất cả mọi người đều thành công ở vị trí của họ.

Mà muốn thành công như thế, không ai có thể đứng một mình, tất cả đều nương tựa vào nhau để thành công. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thành công nếu không có sự đóng góp của phòng kế toán, bộ phận vận chuyển hàng, bộ phận thu mua, ngành giao nhận, ngành ngân hàng,… Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nếu không hợp tác và chia sẻ thông tin với các phòng ban hay ngành nghề khác thì sức mấy công việc thành công.

Sứ mệnh doanh nghiệp là không ngừng lắng nghe, học hỏi và chấp nhận sự khác biệt. Đối với người quản lý, lắng nghe không phải là việc làm dễ dàng. Ta thường thích lắng nghe những quan điểm tương đồng, hợp với định kiến của mình, nhưng lắng nghe quan điểm khác biệt, trái với định kiến của mình thì không dễ chút nào.

Người làm việc ở vị trí càng cao, cái tôi càng lớn, sĩ diện càng nhiều, cho nên thường hay nhất nhất quan điểm của mình và không thèm để ý đến lời nói của ai nữa. Cải thiện việc lắng nghe sẽ vun bồi và phù sa cho các dự án hay kế hoạch đi đến thành tựu nhanh chóng bởi vì mọi khía cạnh của vấn đề đều được soi sáng, điều mà một mình người quản lý không thể ôm đồm hết, khi đó muốn đưa doanh nghiệp đi lên sẽ không khó khăn.

Một mình tổng thống trong một quốc gia không thể tạo nên điều gì nếu như không có nội các, sứ mệnh của quốc gia do tổng hợp của hàng trăm ý kiến mang lại, không xuất phát đơn thuần từ một vị tổng thống, cho nên tổng thống phải biết nghe bởi vì nghe là một thứ quyền lực, người mà không biết lắng nghe coi như rất yếu kém và không phát huy được quyền lực của mình.

Nghe là để học hỏi, ta không nghe ta chẳng học được gì. Nếu cứ để cho cái tính ngạo mạn, khoe khoang lấn át hết tất cả, ta chẳng thể học gì nhiều hơn ngoài cái mà ta ôm khư khư trong mình, nhiều khi cái ta ôm khư khư đó chỉ là một thứ tri giác sai lầm nhưng bởi vì chẳng chịu nghe ai, nên ta cứ mãi sai lầm với nó.

Sứ mệnh doanh nghiệp là học hỏi, học để thay đổi và tiến bộ, đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới. Doanh nghiệp cứ mãi đặt ra sứ mệnh là phải đứng vị trí thứ mấy, thị phần tăng bao nhiêu phần trăm hay trở thành ai trong vòng 5-10 năm tới, nhưng để làm tất cả điều này, ta hãy suy xét đến khía cạnh học hỏi, không học thì các mục tiêu đặt ra chỉ như mò kim đáy biển hay ngón tay chỉ mặt trăng.

Khi lắng nghe kỹ càng, ta sẽ nhận thấy trong những ý kiến khác biệt có những cái rất hay, trước đây ta cứ cho là nhân viên đưa ra ý kiến đó chống đối ta và ta bị cái tính đó che lấp nên không thấy được nhân viên này đang rất sáng tạo và đang hết sức hợp tác với ta, vậy mà ta bỏ qua một cách oan uổng. Khi chấp nhận được điều khác biệt rồi, ta dễ dàng tìm ra cơ hội đúng đắn để có những kế hoạch hay dự án đúng đắn.

Sứ mệnh doanh nghiệp là chung tay làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, đoàn kết và đạo đức hơn. Ta cứ nghĩ khi đặt ra mục tiêu kinh doanh thì phải là lợi nhuận, cổ tức, vị trí xã hội hay giành chiến thắng trên thương trường. Ta chẳng bao giờ chịu hiểu làm việc ở bất cứ hình thức nào đều phục vụ cho làm đẹp cuộc sống.

Tinh thần doanh nghiệp chính là sự độ lượng và biết ơn với người khác. Cuộc sống trở nên tươi đẹp khi rủ bỏ vẻ thô cứng bên ngoài để tiếp xúc với tình người trong công việc. Ta hãy biến công việc thành niềm vui trong việc thực tập độ lượng, khoan dung, ân cần và tỏ lòng biết ơn.

Ta biết ơn người cho ta công việc, người làm việc chung với ta và người tạo cho ta cơ hội đi tiếp. Ta ân cần với người trân quý sự có mặt của ta, cho ta biết là ta có giá trị và người đã vì ta mà hợp tác. Ta khoan dung và độ lượng với những điều nhỏ nhặt, giúp đỡ người khác, sẻ chia thành công, bỏ qua những hơn thua kém bằng.

Trong công ty có rất nhiều điều kỳ diệu diễn ra mà ta không để ý như một lời khen tặng, nụ cười thân thiện, lời thăm hỏi chân thành hay giúp nhau rót một tách cà phê. Ta thật sự có duyên nên mới làm chung với nhau, tập thể phải gắn bó và đoàn kết, xem việc đánh giá là cách nhìn ra ta để tiến bộ và thay đổi.

Đoàn kết để làm cuộc sống thêm đẹp, làm việc là cuộc sống của ta, đừng vì những ghen tị nhỏ nhoi làm mất đi tính đoàn kết. Ta thuộc về nhóm, về tập thể, về cộng đồng doanh nghiệp, và cuộc sống đang có mặt ở từng thành phần như vậy, cho nên phải trân quý tất cả.

Bây giờ nhiều nhân viên trẻ hơn thua với người chủ từng giờ làm việc, từng đồng lương hay từng phần thưởng, làm như vậy có đáng gì, điều đó chẳng khẳng định được cái tôi hay cái đẹp gì cả, chỉ chứng tỏ ta là người yếm thế, đầy bực tức và sợ hãi. Khi cống hiến thì hãy cống hiến hết mình, đến lúc nào đó cũng sẽ được tưởng thưởng, nhưng cống hiến mà còn đòi hỏi tưởng thưởng thì đâu có bằng cống hiến không cần đòi hỏi.

Những người anh hùng dân tộc sở dĩ được tôn vinh là vì họ cống hiến không đòi hỏi, còn ta thì chẳng được tôn vinh vì ta cứ đòi hỏi đủ thứ, chẳng trách chẳng bao giờ ta là anh hùng cả.

Đức Phật dạy về sứ mệnh của con người là hoàn thiện bản thân phục vụ cho hòa bình. Sứ mệnh của doanh nghiệp là hoàn thiện doanh nghiệp phục vụ cho hòa bình. Doanh nghiệp hòa bình thì ít rủi ro, ít có thăng trầm.

Câu nói có gan làm giàu không còn ý nghĩa nhiều nữa vì kinh doanh là làm giàu trong hòa bình, còn làm giàu mà cứ tối ngày lo rầu, căng thẳng, mệt mỏi, bất an, cách làm giàu này chỉ mang tính hủy diệt. Sứ mệnh của doanh nghiệp không thể đi theo con đường như vậy.

Sứ mệnh của ta là thực tập hành động, lời nói và tư duy lành mạnh. Ta không cần phải là ai, không cần phải đi về đâu, không cần phải ra sao trong vòng 5-10 năm tới. Ta chỉ cần biết bây giờ và ở đây, ta đang là doanh nhân, ta đang làm việc với khách hàng, ta đang hợp tác với hàng trăm nhân viên, ta đang làm ra sản phẩm và ta đang thực sự sống.

Ta cứ việc toàn tâm toàn ý tập trung cao độ vào việc ý thức ta là doanh nhân, ý thức ta đang làm việc với khách hàng, ý thức ta đang sản xuất sản phẩm… thì mọi việc ta làm trở rõ ràng và kết quả tốt đẹp nhất, còn ta cứ miên man rong ruổi trong tương lai mới biết rõ ta là ai và doanh nghiệp ta sẽ trở thành cái gì thì biết khi nào ta mới biết được ta và doanh nghiệp ta.

Ngay trong giờ phút hiện tại mà ta còn không biết ta và doanh nghiệp ta thế nào thì sức mấy ta biết ta và doanh nghiệp ta trong tương lai.

Theo sách - Áp dụng Tinh thần Phật giáo Xây dựng VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - Minh Thạnh

Minh Thạnh
(phattuvietnam.net)

03-03-2009 08:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 9367)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
28/08/2010(Xem: 61179)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6693)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10281)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 57920)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8314)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 8404)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19267)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
27/08/2010(Xem: 23513)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]