Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Quan điểm của Đức Phật Về Các Mối Quan Hệ

27/11/201017:40(Xem: 6179)
Chương 5: Quan điểm của Đức Phật Về Các Mối Quan Hệ

 

LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Về Sự Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội

Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh 2010

Chương 5

Quan điểm Của Đức Phật Về Các Mối Quan Hệ

Không phải vẻ bề ngoài hay một ấn tượng tốt đẹp thoáng qua, thể hiện hình ảnh thực sự của một con người.[1]Tăng Chi Bộ Kinh

Sự chọn lựa kỹ càng người để chúng ta giao tiếp thân mật, gần gũi là điều cực kỳ quan trọng trong giáo lý của Đức Phật đối với người cư sĩ. Thật ra, Ngài đã có lần khuyên các đệ tử của mình hãy chọn một cuộc sống độc cư, giống như cuộc sống của một ‘con độc giác cô đơn", nếu họ không thể tìm được những người thích hợp để làm bạn[2].

Đức Phật đã nhấn mạnh rằng việc khéo chọn lựa các mối liên hệ mật thiết là quan trọng vì nó đóng góp vào việc thiết lập những mối liên hệ thân ái và bền vững. Để chọn người thích hợp, Đức Phật đã đề ra một quy trình bao gồm một số giai đoạn. Các giai đoạn này đã được nhắc đến xuyên suốt trong các kinh tạng. Chúng được tổng hợp ở đây để giúp chúng ta có một sự hiểu biết thấu đáo về lời Đức Phật dạy trong việc chọn lựa bạn hay các mối tương giao như thế nào.

Những lời hướng dẫn này không có ý khuyên ta nên xa lánh những người “không thích hợp”. Đức Phật chẳng bao giờ cho phép đệ tử của Ngài được trách cứ người thô lỗ, khó chịu, hoặc không tương xứng. Trái lại, Đức Phật khuyên họ phải hiểu bản tính của người đó, để thể hiện lòng bi mẫn, và để dành cho người đó một cơ hội để sửa đổi. Tuy nhiên, khả năng tương thích là một điều kiện quan trọng trong việc chọn người để kết thâm giao. Giáo lý của Đức Phật nhằm làm cho nỗ lực này được dễ dàng.

Bước 1: Hãy Để Qua Một Bên Các Tiêu Chuẩn Cỗ Hủ Vô Căn Cứ

Các quan điểm cổ xưa trong thời Đức Phật cho rằng giống nòi và giai cấp phải là yếu tố chính trong việc chọn người để thắt chặt thâm giao, kể cả việc hôn nhân. Thí dụ, người thuộc giai cấp Shudra chỉ có thể liên hệ thân thiết với những người Shudra khác. Nhất là trong vấn đề hôn nhân, họ chỉ có thể chọn lựa người thuộc giai cấp của mình. Đức Phật đã khởi xướng một phong trào dài hơi, hiệu quả, chống lại những niềm tin vô lý này. Có lần Đức Phật đã nói rằng: Ta không nên hỏi người khác về giai cấp hay nòi giống của họ để làm tiêu chuẩn chấp nhận hay xa lánh người đó.[3]Và Ngài khuyến khích các đệ tử của Ngài hãy để qua một bên vấn đề nòi giống, giai cấp, giới tính, và vẻ bề ngoài khi chọn lựa người để kết thâm giao.

Thái độ minh bạch này rất quan trọng không chỉ trong việc kết bạn thâm giao mà còn được dùng trong việc chọn lựa người phối ngẫu. Giai cấp, nòi giống, và những khác biệt xã hội khác không bao giờ nên là rào cản trong hôn nhân hay những liên hệ mật thiết khác. Và khi thảo luận về những yếu tố để có được một cuộc hôn nhân tốt đẹp, Đức Phật chẳng bao giờ khuyên người đệ tử tại gia chọn lựa người phối ngẫu chỉ dựa trên giai cấp, nòi giống, hay thành phần xã hội của họ. Thay vào đó, sự tương đồng về cách cư xử, giao tế là một trong những yếu tố chính mà Đức Phật nhấn mạnh đến trong việc thiết lập một quan hệ hôn nhân tốt đẹp.

Đức Phật, xuyên qua giáo lý của mình, đã nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của việc thiết lập liên hệ mật thiết với một bala, hay là một người chưa trưởng thành và không tương đồng.[4]Trái lại, một pandita, là người đã hoàn toàn trưởng thành và tương đồng. Đức Phật khuyên nên chọn một người như thế cho những mối liên hệ gần gủi và có thể lựa chọn một cách không phân biệt từ bất cứ giai cấp, nòi giống hay thành phần xã hội nào. Đức Phật luôn khẳng định rằng không phải việc ta sinh ra ở đâu, thuộc giai cấp nào, mà cách hành xử đúng và sự tiến bộ tâm linh mới là những yếu tố quyết định giá trị của một con người.[5]

Tương tự, theo Phật giáo, giới tính cũng không phải là rào cản để người nam và người nữ không thể duy trì bất cứ mối liên hệ thân thiết nào vì mục đích chung. Thí dụ, các vị đệ tử xuất gia của Phật, tăng và ni, vẫn duy trì sự liên hệ thân thiết vì mục đích chung là đạt được sự tự thanh tịnh và truyền bá lời Phật dạy trong xã hội.

Hơn thế nữa, Đức Phật khuyên rằng các vị ni cần sống gần các vị tăng vì vấn đề an toàn và để được tư vấn, và các vị tăng cần thường xuyên thăm viếng và trao đổi với các vị ni.[6]Sự liên hệ này được dựa trên sự hiểu biết về các mục tiêu của mỗi người hơn là sự bám víu lẫn nhau. Cả hai phái được khuyên cần phải chánh niệm về tình cảm của mình và luôn kiểm soát chúng.

Tóm lại, bước đầu tiên trong việc chọn lựa những mối tương giao gần gủi thích hợp và thiết lập các mối liên hệ mật thiết là không được kể đến giai cấp, thứ bậc, nòi giống, thân phận và những yếu tố tương tự để làm tiêu chuẩn. Theo quan niệm của Đức Phật, những yếu tố này không có căn cứ để biện hộ cho sự chọn lựa của họ.

Bước 2: Hãy Cẩn Thận Với Ấn Tượng Ban Đầu Về Người Khác

Trong khi Đức Phật bác bỏ các tiêu chuẩn dựa trên quan niệm cổ hũ để chọn lựa người giao tiếp, Ngài cũng không tán đồng sự lựa chọn dựa trên những ấn tượng ban đầu và tình cảm ban sơ. Thí dụ, một số người có thể rất khéo léo trong việc tỏ ra họ là người hoàn toàn thích hợp cho một mối liên hệ hoàn hảo. Nhưng chúng ta cần kiềm chế việc vội vàng kết luận rằng sự tự phác họa đó của họ là phản ánh chân thực về bản chất thực sự của họ. Đức Phật đã nói hai câu kệ sau đây để tóm tắt nhận định này:

Không thể biết rõ tha nhân bằng vẻ bề ngoài của họ,

Mà cũng khó tin tưởng họ sau ấn tượng ban đầu.

Đúng vậy, kẻ vô đạo đức có thể rong chơi khắp nơi

Trong bộ áo của người đạo đức.

Có người điểm trang thói xấu của mình

Bằng hành động thanh cao giả dối

Giống như đôi bông tai bằng đồng, bằng đất

Được tô vàng sáng chói.[7]

Thêm nữa, vẻ bề ngoài của ai đó cũng không phải là một tiêu chuẩn đáng tin cậy để dựng nên một chân dung thực sự của họ. Để nói đến vẻ bề ngoài, Đức Phật dùng thuật ngữ vannarupa, có cả hai nghĩa là “vẻ bề ngoài”, và “hành vi”. Kể cả vẻ bề ngoài đứng đắn và hành động có văn hóa cũng không đủ để đánh giá một con người.

Ngoài ra, sự quen biết ngắn ngủi cũng không thể giúp ta hiểu biết rõ ràng về ai đó. Đức Phật dùng thuật ngữ ittaradassana, có nghĩa đen là “thấy ít”, để ám chỉ một cuộc tiếp xúc, gặp gở ngắn ngủi. Thật vậy, một cuộc tiếp xúc ngắn ngủi không thể phản ánh hành vi, tư duy thực sự của một người, vì trong một thời gian ngắn, người ta có thể che dấu bản chất thực sự của họ một cách khéo léo.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lời khuyên này không có nghĩa rằng những người dễ thương, lịch sự lúc mới quen biết rất đáng nghi ngờ –vì những người bản tính hòa nhã có thể ngay lập tức biểu lộ bản chất của mình như thế.

Bước 3:Hãy Tuân Thủ Quy Trình Của Việc Kết Giao, Quán Sát Và Đánh Giá

Trong khi bác bỏ các tiêu chuẩn không đầy đủ chứng cứ như đã trình bày trên đây, Đức Phật hướng dẫn cho đệ tử của Ngài một quy trình đơn giản để có thể hiểu người khác tốt hơn –và từ đó chọn lựa những người tương hợp để kết thâm giao. Điều này, ngược lại sẽ đóng góp vào việc thiết lập những mối liên hệ bền chặt và lành mạnh. Quy trình đơn giản này như sau:

Kết giao với người trong một thời gian.

Quan sát và đánh giá lời nói và hành động của người đó.[8]

Đức Phật đã giải thích quy trình này cho vua Kosala khi đức vua, có thể muốn trêu cợt, đã giới thiệu với Đức Phật một nhóm cận vệ bí mật của ông là các vị chân tu đạo hạnh. Vua Kosala trước hết chào hỏi những người gián điệp này một cách kính trọng trước Đức Phật. Rồi sau khi họ đi khuất, nhà vua nói với Đức Phật: “Các vị tu sĩ đó đã chọn con đường tiến bộ tâm linh”. Đức Phật trả lời rằng sự phán đoán của nhà vua có thể sai vì nhà vua không có đủ chứng cớ hỗ trợ cho nhận xét của mình.

Sau đó Đức Phật giải thích: “Với mối liên hệ thân thiết, ngài có thể [bắt đầu để] hiểu việc giữ giới luật, sự trong sạch và trí tuệ của người khác. Tuy nhiên, sự liên hệ đó cần phải trải qua một khoảng thời gian không ngắn ngủi”[9]. Đức Phật nhấn mạnh rằng những sự giao tiếp ngắn ngủi không đủ để giúp ta biết được người khác.

Với thời gian, con người sẽ tự biểu lộ; và chúng ta cần phải giao tiếp, quán sát hành vi của họ chặt chẻ để hiểu rõ hơn về bản chất thực sự của họ. Sau đó, chúng ta có thể suy nghĩ, so sánh và đối chiếu với hành vi đã được quán sát. Để làm rõ hơn quy trình này, Đức Phật dùng thuật ngữ manasikaroti, có nghĩa là “suy nghĩ”, “giữ trong tâm”, và “nghĩ lại” –nói chung, có nghĩa là “sự đánh giá hành động”.

Theo Đức Phật, một yếu tố quan trọng cho bất cứ sự đánh giá đúng đắn nào là trí tuệ. Từ Pali được dùng trong ý nghĩa này là pannavata, có nghĩa “bởi người sử dụng cái trí, kỹ năng và trí tuệ”. Sự đánh giá cần phải có một căn bản hợp lý. Chúng ta có thể so sánh, đối chiếu và giải mã nhiều hình thức khác nhau của hành vi mà chúng ta đã quán sát; điều này cho phép chúng ta có được một bức tranh rõ nét về người mà ta đã biết trong một khoảng thời gian.

Điều quan trọng của sự đánh giá này nằm trong kết luận rằng chúng ta cần phải tìm người có nhân cách hoàn chỉnh để thiết lập mối liên hệ mật thiết. Như đã nói trong chương trước, Đức Phật dạy rằng tất cả những sự sợ hãi và lo âu phát xuất từ những người chưa đủ trưởng thành, chưa phát triển đầy đủ, chứ không phải từ những người có trí tuệ.[10]Việc đánh giá đúng hành động của tha nhân sẽ giúp chúng ta tìm ra những người có trí tuệ khiến ta không phải lo âu hay sợ hãi.

Bước 4:Quan Tâm Đến Sự Tương Đồng

Mục đích của quy trình kết bạn, quán sát, đánh giá, là để quyết định xem đối tượng có thích hợp để chúng ta thiết lập mối quan hệ. Vấn đề ở đây là sự tương đồng. Để duy trì những mối liên hệ lành mạnh, Đức Phật bảo rằng các đối tượng liên quan cần phải tương đồng.

Theo Đức Phật, “tương đồng” không có nghĩa là hai người phải thuộc cùng một giai cấp xã hội, hay nòi giống như đã nói ở trên, Ngài không chấp nhận những quan điểm xã hội này, coi chúng là vô căn cứ, nông cạn. Theo quan điểm của Đức Phật, tương đồng, tương xứng có nghĩa là hai người có những hành động và cư xử giống nhau. Tìm ra những điểm tương đồng này là mục đích của cả quy trình kết bạn, quán sát và đánh giá. Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất quan trọng của sự tương đồng trong mối quan hệ hôn nhân hạnh phúc.

Bốn Khía Cạnh Của Sự Tương Đồng

Đức Phật dạy rằng hai thành viên có thể phù hợp với nhau, khi họ có bốn điều giống nhau sau đây:

Cùng có lòng tin vào việc phát triển tâm linh

Cùng có lòng tôn trọng giới luật

Cùng có lòng hâm mộ các hoạt động nhân đạo

Cùng có trình độ hiểu biết tương tự.[11]

Những sự giống nhau này rất quan trọng để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc đến nỗi chúng ta cần xem xét chúng kỹ lưỡng.

Cùng có lòng tin vào việc phát triển tâm linh

Để thiết lập và duy trì một mối liên hệ lành mạnh, cả hai đối tác cần phải có niềm tin tương tự về sự phát triển tâm linh (ubho janapatiyo samasaddha). Điều này không có nghĩa là cả hai cần phải ráo riết theo đuổi con đường tâm linh. Tuy nhiên, nó ngụ ý rằng nếu một thành viên có sự kính trọng sâu sắc đối với niềm tin và sự thực hành tâm linh, mà người kia hoàn toàn không màng đến chúng, thì hai người này không thể tương đồng.

Cùng có lòng tôn trọng giới luật

Theo sự quán sát của Đức Phật thì sự tương đồng kế tiếp là cả hai đối tác cần phải có cái nhìn tương tự đối với việc tự kiềm chế, tự kỷ luật (samasila). Khi một thành viên rất có đạo đức mà người kia không có đạo đức, thì sự không tương xứng của họ trở nên tương phản và sẽ tạo ra nhiều vấn đề trong mối liên hệ của họ.

Trong chương 12, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về những gì mà Đức Phật muốn ám chỉ khi nói về “sự tự kiềm chế” của người cư sĩ. Nói ngắn gọn là sự tôn trọng đối với việc gìn giữ giới luật như là không sát hại và không trộm cắp là thí dụ của việc tự kiềm chế. Nếu một thành viên quan tâm và gìn giữ giới luật rất nghiêm chỉnh, thì người phối ngẫu của họ cũng cần phải như thế. Sự tương đồng này sẽ khiến cho mối liên hệ của họ được dễ chịu và êm thắm.

Cùng có lòng hâm mộ các hoạt động nhân đạo

Một dấu hiệu khác của sự tương đồng được Đức Phật nhắc đến là lòng hâm mộ các hoạt động nhân đạo. Nhiều người có bản tánh ích kỷ, trong khi người khác thì có lòng nghĩ đến tha nhân. Một cuộc hôn nhân trong đó hai người phối ngẫu thuộc về hai bản tánh khác nhau như thế thì đó có thể là một sự phối hợp lầm lẫn, vì sự hành xử và thái độ của họ sẽ không tương đồng.

Theo Đức Phật, các hoạt động nhân đạo hay dana, còn được biết đến như là caga(hành động rộng lượng, nhân từ), là những hành động tự nguyện của người cư sĩ đối với xã hội. Dana (hạnh bố thí) có ba cách: bố thí tiền bạc, của cải vật chất; giúp bảo vệ sinh mạng; dạy dổ và hỗ trợ tinh thần, hướng dẫn, dìu dắt. Khi người chồng hay vợ sẵn sàng còn người kia thì miễn cưỡng khi thực hành danacho ta thấy sự không tương xứng rõ rệt giữa hai người.

Cùng có trình độ hiểu biết tương tự

“Trí tuệ” trong Phật giáo có rất nhiều nghĩa, bao gồm, tri thức, khả năng, sức mạnh tinh thần, sự trưởng thành về tình cảm, thái độ tiến bộ và khả năng lý luận. Sự giống nhau trong các lãnh vực này (samapanna) thể hiện sự tương đồng giữa hai thành viên. Điều này không có nghĩa là cả hai phải có cùng trình độ học vấn, khả năng tư duy, vân vân; nó chỉ có nghĩa là sự khác biệt quá rộng trong những lãnh vực này sẽ khiến họ không tương xứng và sẽ dẫn đến những xung đột trong mối liên hệ của họ. Đức Phật nhắc nhở các đệ tử tại gia của Ngài cần phải lưu tâm đến yếu tố này khi chọn lựa người phối ngẫu.

TÓM TẮT

Đức Phật đã ban cho cộng đồng cư sĩ những lời hướng dẫn rất hữu ích trong việc chọn lựa các mối quan hệ bằng hữu và hôn nhân. Ngài khẳng định rằng các quan niệm cổ hũ, khuôn sáo về con người không giúp ta trong việc chọn hay xa lánh người khác khi kết thân. Tương tự, cảm tính và những ấn tượng ban đầu cũng không phải là những tiêu chuẩn đáng tin cậy để phán đoán sự tương xứng của con người. Thay vào đó, Đức Phật khuyên, hãy kết bạn, quán sát, và phán đoán hành động của tha nhân sẽ giúp ta quyết định xem họ có thích hợp để kết mối thâm giao không. Nhất là trong việc chọn lựa đối tượng để kết hôn, cần được dựa trên sự tương xứng lẫn nhau. Cùng có lòng tin vào sự phát triển tâm linh, giới luật và các hoạt động nhân đạo, cũng như một trình độ hiểu biết tương xứng, sẽ xác định được sự tương đồng của hai người phối ngẫu.



[1]Câu trích từ Samyutta Nikaya I (Tương Ưng Bộ Kinh): Kosala Samyutta: Kinh Sattajatila, 173-174

[2]Sutta Nipata (Kinh Tập): Phẩm Uraga: Kinh Khaggavisana

[3]Samyutta Nikaya I (Tương Ưng Bộ Kinh I): Brahmana Samyutta: Kinh Sundanka, 262-263

[4]Anguttara Nikaya I (Tăng Chi Bộ Kinh I): Phẩm Bala

[5]Sutta Nipata (Kinh Tập): Uraga : Kinh Vasala

[6]Tăng Chi Bộ Kinh VIII: Phẩm Gotami: Kinh Gotami

[7]Tương Ưng Bộ Kinh I: Kosala Samyutta: Kinh Sattajatila 173-174

[8]Như trên

[9]Như trên

[10]Tăng Chi Bộ Kinh VIII: Phẩm Bala, Kinh Bhaya

[11]Anguttara Nikaya IV (Tăng Chi Bộ Kinh IV): Phẩm Punnabhisanda: Kinh Pathama Samajiva

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 8513)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
15/08/2014(Xem: 15046)
•Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt. •Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. •Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.
15/08/2014(Xem: 6969)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
15/08/2014(Xem: 9881)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
14/08/2014(Xem: 12245)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 16005)
Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
12/08/2014(Xem: 9335)
Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
12/08/2014(Xem: 6396)
Kính bạch thầy, Mười bảy tháng bảy hôm nay là tròn 2 năm thầy ngừng thở. Hai năm thật rồi ư…. Nhanh quá thầy ơi. Đêm qua con đã ngủ 1 giấc rất sâu, hình như được 2 -3 tiếng. Và con tỉnh dậy lúc gần 4 giờ sáng để ngồi thư giãn ít phút trước khi viết thư này gửi thầy, tâm sự cùng thầy…
08/08/2014(Xem: 6744)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 15193)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]