Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn chay có phạm tội sát sinh & cỏ cây có linh hồn không

12/04/201213:04(Xem: 12805)
Ăn chay có phạm tội sát sinh & cỏ cây có linh hồn không

an_chay_5Lời Ban Biên Tập: Hiện nay vẫn còn có một số người tin rằng những người ăn chay vẫn phạm vào giới sát và họ còn cho rằng cây cỏ cũng có linh hồn nên (họ cho rằng) việc không ăn chay của họ là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi tôn trọng ý kiến của họ và cũng xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Tâm Diệu. Bài viết, tuy có tính cách giải trình hai vấn đề nhưng không có ý thuyết phục những người đang ăn mặn chuyển đổi qua chế độ ăn chay vì đó là điều không cần thiết nữa. Bây giờ ai cũng rõ ăn chay có nhiều lợi ích hơn ăn mặn, nhất là trong bối cảnh công nghiệp chăn nuôi gia súc với nhiều hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguy hiểm đến con người. (xem báo chí nói về cơn sốt hóa chất tạo thêm thịt nạc, gia tăng trọng lượng).

1

Trước hết cần định nghĩa rõ ràng ăn chay là gì và sát sinh là gì? Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc; còn sát sinhlà giết hại sự sống hay nói một cách khác, sát sinh là hành động của một con người làm đoạn sự sống của một chúng sanh khác. Trong nhà Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại: (1) chúng sinh hữu tìnhlà các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người, (2) chúng sinh vô tìnhlà những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp... Vì thế, nếu ăn các loài chúng sinh hữu tình được gọi là ăn mặn (xuất xứ từ chữ “mạng” sống) và nếu ăn các loài chúng sinh vô tình được gọi là ăn chay.

Sát sinhlà đoạn diệt sự sống của chúng sinh. Chúng sinh ở đây bao gồm cả hai loại như đã nói trên và theo như kinh Phật thì mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy không phải chỉ có những người giết mổ thịt hoặc đánh cá mới là phạm giới sát sinh mà những người giết hại cây cỏ hoa mầu cũng vậy.... Điều này không sai, nhưng cỏ cây là sinh thể sơ đẳng nhất, không có hệ thần kinh và có cấp độ tiến hóa thấp hơn rất nhiều so với động vật, khi bị cắt chúng không có cảm giác đau, có chảy mủ nhưng sau đó lại lành và tiếp tục nảy nhánh mới, hoàn toàn không sinh khởi phản ứng của tâm thức chống trả hay oán thù; còn động vật khi đau đớn biết rên la, khi sợ hãi biết chạy trốn, khi bị giết có những sinh khởi phản ứng của tâm thức, oán thù với đối tượng giết chúng. Một động vật, khi bị giết chết là chấm dứt sinh mạng, không nảy mầm hay nảy cành non như loài thảo mộc. Loài thảo mộc có nhị đực và nhị cái ở trên cùng một cái hoa hay trên cùng một thân cây, nhờ ong bướm hay gió thổi mà nhị đực rơi vào nhị cái, kết thành trái và hột để di truyền giống. Loài động vật thì con đực và con cái là hai thân thể, hai sinh mạng khác nhau, chúng có tình thức và lòng dục nên tìm đến nhau luyến ái và giao phối, để truyền giống.

Đạo lý cơ bản của người Phật tử là 5 giới cấm, trong đó có dạy là không sát sinh. Đối với cỏ cây cũng là chúng sinh, nhưng là chúng sinh vô tình, khác với con người và các loài động vật khác (chúng sinh vô tình). Người Phật tử tu, cái chính là không sát hại các loài hữu tình, còn nếu ở cấp độ tu chứng cao hơn thì không sát hại cả các loài vô tình. Tuy nhiên, mục đích chính của việc không sát sinh là để gieo trồng hạt giống từ bi và phát triển tâm từ bi đến với muôn loài chúng sinh từ gần đến xa, từ lớn đến nhỏ.

Tưởng cũng nên bàn thêm ở đây, chúng ta đang sống trong thế giới nhị nguyên “tương đối”, luôn có sự phân biệt đối đãi, tốt và xấu, sướng và khổ.. Ở thế giới tương đối này, chắc chắn mọi người đều cho rằng mạng sống của nhà bác học Einstein quý giá hơn mạng sống của một con chuột rất nhiều... Tương tự, việc giết một con bò phải được xem là một hành động sát sanh lớn hơn việc cắt một cành hoa hay ngọn cỏ vì con bò có hệ thần kinh, biết cảm giác đau đớn. Nhờ sống trong thế giới tương đối này, chúng ta mới biết con người có giá trị vô cùng về sự hiểu biết, trí thông minh và có tâm phân biệt mà các loài động vật khác không có. Cũng vì thế mà chúng ta mới không tin tưởng rằng mọi vật đều phải được nuôi sống bằng sinh mệnh của một loài nào đó.Ngược lại với thế giới “tương đối” mà chúng ta đương sống là thế giới “tuyệt đối”, nơi đó hoàn toàn bình đẳng, không có sự phân biệt giữa thấp và cao, giữa tốt và xấu hay giữa hữu tình và vô tình chúng sinh. Ở đó, chúng ta không còn quan niệm hay ý tưởng cho rằng việc giết đi sinh mạng của một con bò là ác hơn việc cắt đi một nhánh hoa. Đây là thế giới của những người đã có trình độ tu chứng, đã tiến hóa cao. Cũng như chuyện Tuệ Trung Thượng sĩ ăn mặn, không ăn chay, vì ngài là người đã giác ngộ, tâm không còn phân biệt, không còn vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống. Ăn chay hay ăn mặn đối với ngài chỉ là để nuôi thân và hành đạo.

Nói về sát sinh, còn một khía cạnh khác, đó là còn tùy thuộc vào tâm ý của chúng ta vào giây phút chúng ta lấy đi sinh mạng của sinh vật khác. Chính sát na đó quyết định rằng hành động đó có phải là phạm giới sát hay phạm đến một sự sai lầm về đạo đức không. Trong giới không sát sanh của người xuất gia, Đức Phật có đề cập đến các vi sinh vật, nhưng nếu có phạm đến chúng thì chỉ là tội nhẹ chứ không phải là trọng tội. Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một Tỳ kheo đi qua một cánh đồng khô, trời nóng khát nước, gặp vũng nước thấy có nhiều vi sinh vật nên không dám uống. Tỳ kheo ấy đến bạch với Đức Phật: Bạch Thế Tôn, con rất khát nước, con dùng thiên nhãn thấy vũng nước bên đường có vô số vi trùng nên không uống được. Phật bảo: Sao ông không dùng nhục nhãn (mắt thường) mà nhìn?

Câu chuyện cho thấy “tác ý” trong hành động mới là điều quan trọng. Nếu nhìn trong nước bằng con mắt thường sẽ không thấy những vi sinh vật và cứ tự nhiên uống thì sẽ không tạo nghiệp vì không tác ý. Tương tự, khi uống thuốc trụ sinh diệt vi trùng hay vi khuẩn trong cơ thể để trị bệnh cũng thế.

2

Bàn về cỏ cây cũng có linh hồn thần thức thì có một số ít người nói kinh Phật dạy rằng “mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây.” Và họ còn viện dẫn nghiên cứu khoa học cho biết cây cỏ cũng có linh hồn tình thức (*). Điều này không đúng vì như phần thứ nhất chúng tôi đã trình bày, cỏ cây là sinh vật sống nhưng không được (Phật Giáo) xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng: "Người tu thiền định, khi hành ấm hết, tướng sanh diệt đã diệt, chơn tâm tịch diệt chưa hiện bày, lúc bấy giờ thấy thức ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp: "Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê mờ tánh Bồ Đề, mất chánh kiến, nên sẽ làm bè bạnvới hai chúng ngoại đạo Bà Tra và Tán Ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết)." (Phật Học Phổ Thông Khóa thứ 6-7, Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thương Thiện Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế tái xuất bản năm 1987, Bài thứ 16: Mười Món Ma Về Thức Ấm, phân đoạn 4, chấp cỏ cây cũng đều biết, trang 252).

Bản dịch Kinh Lăng Nghiêm do Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch như sau:

"Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đã diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi sở tri, kiến lập tri giải, cho các loài cây cỏ mười phương đều gọi là hữu tình, với người chẳng khác; cây cỏ làm người, người chết rồi lại thành cây cỏ, cho đến loài vô tình đều có sự giác tri, hữu tình vô tình chẳng có phân biệt, sanh tâm thù thắng, thì bị đọa vào cái chấp "Tri vô tri", làm bạn với hai thứ ngoại đạo Bà Tra và Tiện Ni, chấp tất cả đều có sự giác tri, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm viên tri, thành cái quả hư vọng, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống Điên Đảo Tri thứ tư."(Kinh Lăng Nghiêm, Từ ân Thiền đường xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 253).

Ngoài ra, bản dịch của cụ Tâm Minh Lê Đình Thám cũng tương tự.

Như thế, trên đây đã trả lời rõ ràng về cây cỏ, cũng đồng thời trả lời luôn về một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh được một vị thầy lập lại nhiều lần "làm sao em biết bia đá không đau?". Bia đá không biết đau vì chúng là vô tình chúng sinh, là vô tri giác.

Tâm Diệu

Chú thích:

(*) Ingo Swann, môt nhà Sinh Thực Vật (Biologist) viết trong quyển "The Real Story-Chuyện Có Thật’’, Quyển sách được xuất bản ngày 15-11-1998, trong đó có đoạn:“Sự nghiên cứu của Backster khởi đầu chỉ là môt khám phá hầu như tình cờ vào năm 1996 là thực vật có khả năng tri giác và đáp ứng tự nhiên những cảm xúc của con người... Những cây cỏ của bạn, biết là bạn đang nghĩ gì.”(His reseach started with the 1996 almost accidental rediscovery, plants are sentient and respond to the spontaneous emotions of relevant humans... Your plants know what you are thinking).

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6416)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 11671)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8234)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 8856)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 6033)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 5499)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17023)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 22975)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14457)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27086)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]