Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thập Mục Ngưu Đồ

28/09/201014:59(Xem: 13086)
Thập Mục Ngưu Đồ

Dẫn Nhập : Tranh Chăn Trâu - Mục Ngưu Đồ- có từ thời Lão Tử xa xưa nhưng mãi đến thế kỷ thứ XII đời nhà Tống (960-1279) mới xuất hiện tại các thiền viện và ngay sau đó được coi là tiêu biểu Thiền Trung Quốc nói riêng và Thiền Đông phương nói chung, và được phổ biến rộng rãi từ Đông sang Tây, mặc dầu có nhiều khuynh hướng khác nhau.

Phật học Đại Tự điển của cư sĩ Trù Ẩn Đinh Phúc Bảo bên Tàu (1873-1950) cho biết Mục Ngưu Đồ xuất xứ từ Kinh A Hàm Agamas - Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy - nói về các cách chăn trâu, tức là cách tu tâm.

I- Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh. Có bộ vẽ trâu đen hóa thành trâu trắng sau thời gian được chăn dắt. Nhưng hầu hết các bộ đều vẽ trâu đen. Mỗi bộ đều có bài tụng kèm theo mỗi tranh, nói về ý nghĩa từng giai đoạn.

Theo Thiền sư Daiseiz Teitaro Suzuki– Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang, học giả có công lớn truyền đạt Thiền tông sang Tây phương - trên thế giới có 4 loại Tranh Chăn Trâu, theo Đại Thừa và Thiền Tông, mỗi bộ lại có nhiều loạt tranh khác nhau (1) Bộ của Thiền sư Quách Am, (2) Bộ của Thiền sư Thanh Cư, (3) Bộ của Thiền sư Jitoku Ki (Tzu-te Hui), và (4) Bộ của một tác giả khuyết danh.

Bộ Tranh Chăn Trâu của Thiền sư Quách Am (1100-1200) đời nhà Tống gồm 10 tranh, được Thiền sư Vân Thê Chu Hoàng đời nhà Minh đề tựa năm 1585, mỗi tranh có một bài tụng của Thiền sư Phổ Minh, cũng từ Trung Quốc. Bộ tranh này được Thiền sư danh họa Nhật Tensho Shubun – Châu Văn - vẽ lại và nguyên bản toàn bộ được lưu giữ tại Đền Shokokuji, Kyoto, Nhật. Bộ tranh này được phổ biến rộng rãi khắp nơi, từ các Thiền viện Trung Quốc và Nhật bản, cho đến Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Bộ Tranh Chăn Trâu đến Việt Nam lúc nào không rõ, nhưng năm 1720, Thiền sư Quảng Trí thời vua Lê Dụ Tông (1706-1729), soạn tập Thập Mục Ngưu Đồ Luận Giải bằng Hán văn để nhà vua thẩm định. Tập luận giải này được chép lại khoảng thời Tự Đức(1847-1883) nhà Nguyễn. Năm 2,000, nhà xuất bản An Tiêm Paris ấn hành nguyên tác chữ Hán, có đầy đủ tranh và bài tụng, do cư sĩ Nhật Cao Trần Đình Sơn biên soạn, phiên dịch và chú giải.

Theo Thiền luậncủa Thư viện Hoa Sen, có thể xem vài bộ Tranh Chăn Trâu trong cuốn Le Judo Internationalcủa Liên đoàn Nhu đạo Pháp, do Jagarin sao lục, có phần dịch thuật các bài tụng và chú thích; trong Phật học Tinh hoacủa Thu Giang Nguyễn Duy Cẩn; trong pho sách cổ Mục Ngưu Đồ bằng chữ Hán tại thư viện Chùa Xá Lợi Saigon; trong tập Học Làm Phậtcủa Thầy Trương Lạc, chùa Linh Chưởng ấn hành năm 1964.

Thượng tọa Thích Trí Quang trong bài Sơ lược về Tranh Chăn Trâu giới thiệu Tranh Chăn Trâu của Hòa thượng Kế Châu năm 1993, thời Vua Bảo Đại (1925-1945) cho biết Hội Phật học Huế có khắc mộc bản và in lại năm 1933, và có bài viết bằng tiếng Pháp đăng trên tạp chí Viên Âm số 7 của Hội nói về Mục Ngưu Đồ. Chùa Xá Lợi ở Sàigòn cũng có 10 tranh vẽ Thập Mục Ngưu Đồ. Ngoài ra, tại trụ sở Tam Tông Miếu đường Cao Thắng Saigoncó Tranh Chăn Trâu vẽ sơn dầu ngay tại chánh điện.

Nhiều loạt tranh Chăn Trâu khác có thể xem trong Manual of ZenBuddhism, hayEssays in Zen Buddhism, hoặc The Ten Ox-herdingPicturescủa giáo sư Thiền học Daisetz Teitaro Suzuki, hoặc Zen Flesh, ZenBonescủa Paul Reps và Nyogen Senzaki. Ngoài ra, có rất nhiều mạng lưới điện tử viết bài và đăng Thập Mục Ngưu Đồ, quý vị có thể xem một số ghi ở phần tài liệu tham khảo.

II- Về nội dung,Thư viện Hoa Sen có đăng bản dịch Thiền Luận Essays in Zen-Buddhism gồm ba tập do Trúc Thiên và Tuệ sỹ dịch, giải thích tất cả các bộ Tranh Chăn Trâu. Dẫu có nhiều khuynh hướng khác nhau, song tất cả cùng hướng về tu luyện tâm. Có thể nói nội dung Tranh Chăn Trâu giải đáp cho câu hỏi trong Kinh Kim Cương “Vân hà hàng phục kỳ tâm?” (Làm sao làm chủ được cái tâm?)

Tu tâm, là tìm cách vén lộ tâm linh, dùng chính cái tâm lành vô lượng vốn có sẵn trong mình, chánh niệm, cứu xét, chế ngự cái tâm buông lung, điều phục, luyện thiện căn và giữ giới nghiêm nhặt. Căn bản tự chăn là giữ giới.

Sợi giây lòi tói buộc mũi trâu và cây roi là giới, nhằm gìn giữ, điều phục, tu luyện để tự phát, để đạt minh tâm kiến tánh, trí huệ sáng suốt, không vọng niệm, phát hiện bồ đề tâm, bồ đề hạnh, bồ đề trí, tâm hành bồ đề sự.

Đường lối tu luyện đi từ việc sai tâm lành bắt tâm lung, triển khai tâm hư tiến đến tâm vô tâm và bình thường tâm, ung dung an nhiên tự tại giữa đời.

Mười Tranh Chăn Trâu, như lời tựa của thiền sư Nyogen Senzaki trong tập Zen Flesh, Zen Bones, mang ý nghĩa sâu rộng hơn thi ca hay hội họa. Đó là sự khai thị giác nhộ tâm linh, hàm chứa trong bất kỳ thánh kinh nào của loài người.

***

Dưới đây là mười bài theo thể thơ mới do Trần thị Lai Hồng thoát dịch từ nguyên bản tụng và qua những bản dịch của các vị tiền bối Việt Nam và Nhật bản nhưng vẫn theo sát nội dung những bài nguyên tụng và ý nghĩa từng bức tranh.

Mười bài tụng viết chữ Hán của Thiền sư Phổ Minh Trung Quốc, bản dịch tiếng Anh của Thiền sư Kaku-An Nhật, và mười Tranh Chăn Trâu, thủy mạc của Trần thị Lai Hồng.

1- Tầm Ngưu

Mang mang bát thảo khứ truy tầm

Thủy khoát sơn dao lộ cánh thâm

Lực tận thần bì vô xứ mịch

Đản văn phong thụ vãn thiền ngâm

LaiHongTrau1-content

1- Tìm Trâu

Rẽ cỏ rậm

luẩn quẩn loanh quanh

núi thẳm xanh xanh

sông sâu ngăn ngắt

đường xa lăng lắc

ta lao đao thân xác – kiếm tìm đâu?

chỉ nghe ngân nga vang vọng giọng ve sầu …

1- Searching for the Ox

Alone in the wilderness, lost in the jungle,

the boy is searching, searching!

The swelling waters, the far-away mountains,

and the unending path;

Exhausted and in despair, he knows not

where to go,

He only hears the evening cicadas singing in the maple-woods.

*

2- Kiến tích

Thủy biên lâm hạ tích thiên đa

Phương thảo li phi kiến dã ma

Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ

Liêu thiên tị khổng chẩm tang tha

LaiHongTrau2-content

2- Thấy dấu

Ven rừng

bờ sông rành in dấu móng

vạch cỏ um tùm

đạp rạp bụi lùm

núi thẳm dẫu còn xa tăm tắp

hốt thấy ngươi

mũi hếch lên trời – thách thức

2- Seeing the traces

By the stream and under the trees, scattered are the traces of the lost

The sweet-scented grasses are growing thick – did he find the way?

However remote over the hills and far away the beast may wander

His nose reaches the heavens and none can conceal it

*

3- Kiến Ngưu

Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh

Nhật noãn phong hòa ngạn liễu thanh

Chi thử cánh vô hồi tị xứ

Sâm sâm đầu giác hoạch nan thành

LaiHongTrau3-content

3- Thấy Trâu

Cao vút trên cành

lảnh lót giọng hoàng oanh

nắng ấm

gió lành

bờ liễu xanh

ngươi chẳng đường lui ẩn

dậm cẳng ngoắc sừng bất khuất

3- Seeing the Ox

On a yonder branch perches a nightingale cheerfully singing

The sun is warm, and a soothing breeze blows, on the bank the willow are green

The ox is there all by himself, nowhere is he to hide himself

The splendid head decorated with stately horns – what painter can reproduce him?

*

4- Đắc Ngưu

Kiệt tận thấn thông hoạch đắc cừ

Tâm cường lực tráng tốt nan trừ

Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng

Hựu nhập yên vân thâm xứ cư

LaiHongTrau4-content

4- Bắt Trâu

Kéo

Trì

Rị

Vật

Xỏ mũi

Quất roi

rượt đồi cao sương phủ

đuổi lũng thấp mây mù

Vất vả!

Chật vật!

rồi cũng bắt được ngươi!

4- Catching the Ox

With the energy of his whole being, the boy has at last taken hold of the ox

But how wild his will, how ungovernable his power!

At times he struts up a plateau,

When lo! He is lost again in a misty un-penetrable mountain-pass!

*

5- Mục Ngưu

Tiên sách thời thời bất ly thân

Khủng y túng bộ nhạ ai trần

Tướng tương mục đắc thuần hòa dã

Ki tỏa vô câu tự trục nhân

LaiHongTrau5-content

5- Chăn Trâu

Túm chặt giây roi giắt bên người

ngại ngươi tuôn lấm bụi trần ai

vỗ về thân ái

nào dìu

nào dắt

hò rì hò tắt

ngươi thuần hòa theo sát chân ta

5- Herding the Ox

The boy is not to separate himself with his whip and tether

Lest the animal should wander away into a world of defilements;

When the ox is properly tended to, he will grow pure and docile

Without a chain, nothing binding, he will by himself follow the oxherd

*

6- Kỵ Ngưu Quy Gia

Kỵ ngưu mạt trấp dục hoàn gia

Hà địch thanh thanh tổng vãn hà

Nhất phách nhất ca vô hạn ý

Tri âm hà tất cổn thần nha

LaiHongTrau6-content

6- Cỡi Trâu về nhà

Cỡi lưng ngươi về nhà

nhàn nhã thả vi vu điệu sáo

một nhịp

một ca

ta hòa đồng tâm ý

đâu nào tri âm?

6- Coming Home on the Ox’s Back

Riding on the animal, he leisurely wends his way home

Enveloped in the evening mist, how tunefully the flute vanishes away!

Singing a ditty, beating time, his heart is filled with a joy indescribable!

That he is now one of those who know, need it be told?

*

7- Vong Ngưu Tồn Nhân

Kỵ ngưu dĩ đắc đáo gia san

Ngưu dã không hề, nhân dã nhàn

Hồng nhật tam can do tác mộng

Tiên thằng không đốn thảo đường gian

LaiHongTrau7-content

7- Quên Trâu Còn Người

Vầng đông hồng

lồng lộng ba sào còn say mộng

liệng giây

quăng roi

Ơ …ngươi đâu rồi?

Ờ …mà lòng ta lại thật thảnh thơi…

7- The Ox Forgotten, Leaving the Man Alone

Riding on the animal, he is at last back in his home.

Where lo! The ox is no more! The man alone sits serenely

Though the red sun is high up in the sky, he is still quietly dreaming

Under a straw-thatched roof are his whip and rope idly lying

*

8- Nhân Ngưu Câu Vong

Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không

Bích thiên liêu khoát tín nan thông

Hồng lô diễm thượng tranh dung tuyết

Đáo thử phương năng hợp tổ tong

LaiHongTrau8-content

8- Tâm Vô Tâm

Giây roi – sợi lòi tói

ngươi

và ta

thôi vướng mắc ràng buộc

tâm không tâm – tâm thả buông

thanh thản cội nguồn

Trời vẫn xanh

mà tin chẳng thông

trong lò hồng ánh lửa

tuyết giá khó đọng bông

8- The Ox and the Man Both Gone out of Sight

All is empty – the whip, the rope, the man, and the ox

Who can ever survey the vastness of heaven?

Over the furnace burning ablaze, not a flake of snow can fall

When this state of things obtains, manifest is the spirit on the ancient master

*

9- Phản bản Hoàn nguyên

Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công

Tranh như trực hạ nhược manh lung

Am trung bất kiến am tiền vật

Thủy tự mang mang hoa tự hồng

LaiHongTrau9-content

9- Trở Về Nguồn Cội

Nhọc công tìm/thấy

trả lại không

như kẻ điếc mù trong am vắng

không tìm không bắt

mà thấy

dòng sông dào dạt tự mênh mông

hoa an nhiên hơn hớn tự hồng

9- Returning to the Origin, Back to the Source

To return to the Origin, to be back at the Source – already a false step this!

Far better it is to stay at home, blind and deaf, and without much ado,

Sitting in the hut, he takes no cognizance of things outside

Behold the streams flowing – whither nobody knows,

And the flowers vividly red – for whom are they?

*

10- Nhập Triền Thùy Thủ

Lộ hung tiền túc nhập triển lai

Mạt thổ đồ khôi tiếu mãn tai

Bất dụng thần tiên chân bí quyết

Trực giáo khô mộc phóng hoa khai

LaiHongTrau10-content

10- Vào Chợ Đời

Ngực trần

chân không

bùn đất lội chợ đời

sảng khoái ngoác miệng cười

đâu cần thần tiên bí quyết

cành khô nẩy nụ tươi

10- Enter the City with Bliss-bestowing Hands

Bare-chested and bare-footed, he comes out into the market-place

Daubed with mud and ashes, how broadly he smiles!

There is no need for the miraculous power of the Gods,

For he touches, and lo! The dead trees are in full bloom!

Sinh nhật thứ 75 của Võ Đình

Hoa Bang, tháng X/XI - 2008

Trần thị LaiHồng

Tài liệu tham khảo và đọc thêm

- Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia, Thập Mục Ngưu Đồ, Google

- Daiseiz Teitaro Suzuki, Essays in Zen Buddhism, Rider& Company, London, 1961; Manual of Zen Buddhism, Eastern Buddhism Society, 1935

- Đông Lan, AN VI và Tranh Thập Mục Ngưu Đồ, An Việt Toàn Cầu, http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_14/donglan_tmnguudo.htm

- Nhất Cao Trần Đình Sơn, dịch Thập Mục Ngưu Đồ Luận giảitừ Hán văn của Quảng Trí Thiền sư, nxb An Tiêm Paris, 2000

- Nyogen Senzaki, Like a Dream, Like a Fantasy, The Zen Writings and Translations, Wisdom Publications, 2005

- Paul Reps và Nyogen Senzaki, Zen Flesh, Zen Bones, Charles E. Tuttle Publishing, Co. Inc. , 1957

- Thích Tuệ Sỹ, Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Thiền Tông, Trung tâm Nuôi dạy & Hướng nghiệp Trẻ Mồ Côi& Khuyết Tật, http://thiennguyen.org/vie/index.php?act=memory&CODE=Content&ID=37

- The Search for the Bulls, http://members.tripod.com/professor_tom/bull/bull1.html

- Thiền sư Thích Thanh Từ, dịch và giảng Tranh Chăn Trâu, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-tranh-chantrau/ix.htm

- Thượng tọa Thích Trí Quang, Nói Sơ lược về Mục Ngưu Đồ (Tranh Chăn Trâu) tựa sách của Thượng tọa Kế Châu, Huế, 1993 http://www.phatviet.com/kechau/tctsolu.htm

- Trần Sĩ Lâm, dịch Cốt Nhục của Thiền- Zen Flesh Zen Bones – , nxb Phương Đông, hoặc vào xem http://www.Tuechung.com/hay vào mạng

/D_1-2_2-243_4-21670_5-75_6-2_17-97_14-1_15-2/cot-nhuc-cua-thien.html

- Trúc Thiên và Tuệ Sỹ, Thiền Luận, dịch Essays in Zen Buddhism, Phật học Viện Quốc tế xuất bản, Paris, 1989, có đăng trên Thư viện Hoa Sen http://www.thuvienhoasen.org/thienluan.htm

- Yokoo Tatsuhiko, The Ten Ox-Herding Pictures, Terebess Asia Online (Tao) http://www.terebess.hu/english/oxherding.html

- Gyokusei Jikihara, Oxherding Pictures, Zen Mountain Monastery, http://www.mro.org/zmmold/zenarts/ozherdinggallery.html

- English translations from poems by Kaku-an, Chinese poems by Kuo An Zhe, The Ten Oxherding Pictures of Zen: Serie 2, http://www.hsuyun.org/Dharma/Zbohy/VisualArts/OxHerdingPictures/oxherdìng.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7862)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7546)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8559)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9427)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8989)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7200)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 17109)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7521)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9650)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8439)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]