Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Tục Sóc Vọng và ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa ở vùng đất Nam bộ

27/09/201014:45(Xem: 7675)
Tập Tục Sóc Vọng và ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa ở vùng đất Nam bộ
hoa_sen
Văn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn giáo là một hiện tượng khảo sát của văn minh nhân loại. Như chúng ta đã biết, văn hóa Việt Nam nói chung, hay các tập tục - tín ngưỡng - lễ hội nói riêng, trải qua quá trình phát triển lịch sử của dân tộc đã chịu nhiều ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa, tôn giáo vốn đã du nhập vào nước ta hòa quyện để trở thành truyền thống dân gian của dân tộc.

Dĩ nhiên, những truyền thống dân gian nguyên thủy của các dân tộc người bản xứ được coi là thủy tổ của dân tộc Việt dần dần được pha trộn với các nền văn hóa khác mà phát triển, thì chủ thể không còn là bản sắc ban đầu của nó. Đó là một hoàn cảnh mang tính đặc thù của người Việt, vốn dĩ thuyết minh cho phần nghiên cứu chuyên đề này là phong tục tập quán mang ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa ở vùng đất Nam bộ.

Một điển hình cho hình thái này là Tập tục Sóc, Vọng, một tập tục gắn liền với đời sống người Á Đông, và đặc biệt là với dân tộc Việt ở miệt đồng bằng Nam bộ, nơi mà mọi sinh hoạt, giao thông, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng đều ít nhiều phụ thuộc vào các con nước thủy triều trên sông rạch.

I. TẬP TỤC SÓC VỌNG.

a) Nguồn gốc:

- Sóc:là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng (1), là trước, mới (2), là bắt đầu, khởi đầu (3).

- Vọng:là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch. Vọng có nghĩa là trông xa (1), là ngày mặt trăng mặt trời đối xứng nhau ở hai cực (2). Người xưa cho rằng vì thế mặt trời mặt trăng nhìn rõ nhau, thấu suốt ánh sáng nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn con người trở nên sáng suốt, trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục cái tâm vốn sáng suốt, trong sạch từ trong bản thể. Chữ Vọng còn có nghĩa trông mong (3), ước mong, người xưa lấy ý nghĩa này kết hợp với ý nghĩa trước để làm ngày cầu nguyện. Người ta tin rằng ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông bà, tổ tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại.

b) Ý nghĩa:

Trải qua quá trình lịch sử và ảnh hưởng của các trào lưu tôn giáo, ngày Sóc, Vọng được nhận thức ở mỗi nơi có khác ít nhiều tùy theo con người, thổ nhưỡng và tín ngưỡng chủ đạo. Nhưng việc cúng lễ ở hai ngày này giống nhau và coi như là một lễ chung cho cả hai ngày không khác. Người xưa coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng bái ông bà, là ngày nghỉ ngơi trong lao động sản xuất và là ngày chay tịnh để sửa mình.

Theo truyền thống của Nho, Lão giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày "Thiên địa mở thông", là sự thông thương của tất cả mọi chướng ngại giữa ba cõi (Thiên, Địa, Nhân). Trời sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ về cảm nhận lòng thành của con cháu, và quỉ thần ám chướng sẽ lui khỏi những ngày này không nhiễu hại ai.

Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" tức là ngày lành tốt nhất trong tháng. Và ý này được chấp nhận chung cho cả quan niệm phương Đông ở Nho - Phật - Lão, như ngày Chúa nhật của phương Tây với Thiên Chúa giáo.

Đối với Phật giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày "Trưởng tịnh" tức là ngày trong sạch nhất. Ngày này, những tu sĩ ở chùa thường làm lễ Bố-tát tức là kiểm điểm hành vi của mình và tụng giới luật, còn lễ chính thức cho nhân dân và người theo đạo Phật đó là lễ "Sám hối" nên còn được gọi là ngày Sám hối. Ngày này mọi người tụ tập về chùa vào lúc màn đêm vừa buông xuống để cùng các vị Tăng lễ Phật, sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành sửa đổi thân tâm.

c) Sự du nhập:

Ngày Sóc, Vọng có điểm xuất phát từ khi hình thành nên âm lịch ở nước Trung Hoa Cổ đại. Trải qua bao thời đại, nước Trung Hoa gồm thâu thiên hạ trở thành một đất nước cường thịnh, phát triển mọi mặt về văn hóa, quân đội và Nhà nước phong kiến. Vua quan phong kiến nước Trung Hoa vẫn tiếp tục mộng bá quền, coi mọi dân tộc đất nước lân bang khác là chư hầu, dùng bạo lực xâm lược để trấn áp và bành trướng nền văn hóa của họ để cai trị, đồng hóa.

Chính vì thế văn hóa Trung Quốc đã truyền vào Việt Nam và nhân dân ta đã hấp thụ âm lịch cùng chấp nhận nó. Ban đầu ảnh hưởng Lão giáo, Khổng giáo gắn rất chặt vào các ngày lễ theo văn hóa Trung Quốc, nhưng về sau nhân dân chỉ chấp nhận sử dụng âm lịch và biến ngày Sóc, Vọng thành ngày cúng ông bà của dân tộc mình, rồi tiếp tục nhận ảnh hưởng Phật giáo vào tập tục đó để đầy dần ảnh hưởng Nho - Lão giáo ra, hình thành nên nét riêng của dân tộc trong ngày Sóc, Vọng.

Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai mà có những hình thái sinh hoạt đặc thù mà người viết đang nghiên cứu cái đặc thù ấy nơi bài này.

II. ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO CHI PHỐI TẬP TỤC NHƯ THẾ NÀO?

a) Ngày Trưởng tịnh:

Như đã dẫn, ngày Sóc, Vọng còn được gọi là ngày Trưởng tịnh, sám hối và ăn chay, ba ý nghĩa ấy xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo.

Đúng ra, ngày Trưởng tịnh đã được Phật giáo hóa từ khi Phật giáo Đại thừa truyền vào Trung Hoa ở phương Bắc và truyền vào các nước theo Phật giáo Tiểu thừa ở phương Nam. Và ở Nam bộ, là điểm hội tụ của cả hai hệ phái Phật giáo ấy trong tập tục Sóc, Vọng, vì Phật giáo Tiểu thừa sử dụng lịch Ấn Độ không sử dụng âm lịch Trung hoa, nhưng ngày làm lễ Bố-tát của họ cũng được quy định bằng ngày trăng sáng và ngày không trăng. Vì vậy, ngày Sóc, Vọng ở Nam bộ, nơi vùng đất cũ của người Khơme còn sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo Tiểu thừa, cộng với tín ngưỡng Phật giáo Đại thừa được mang đến từ người Việt lưu cư, đã hòa quyện nhau trở thành ngày của Phật giáo mang đặc điểm khác biệt với Trung bộ và Bắc bộ về Sóc, Vọng.

c) Ngày Sám hối:

- Đêm mồng một:

Ở Nam bộ không có thói quen gọi là ngày Sóc, Vọng, mà người ta thường gọi một cách quen thuộc là ngày rằm (tức ngày Vọng - 15) và ngày mồng một (tức ngày Sóc - 30,1). Không khí của ngày rằm, mồng một ở đây được coi là những ngày quan trọng hơn mọi ngày trong tháng.

Nhân một chuyến đi khảo sát tại Bình Đại, Bến Tre cho bài khảo cứu này vào một tối 29 (vì là tháng thiếu), mới hơn 6 giờ chiều, trời đã tối không thấy rõ mặt người, đêm cuối tháng quả là một đêm trừ tịch, lại ở vùng quê chưa hề có điện, người viết ngồi từ một quán ở đầu xóm nằm trên con đường cái của làng, đã nhìn thấy một quang cảnh rộn rịp khi tiếng chuông chùa bắt đầu ngân vang trong đêm vắng. Từng nhà, từng nhà người ta đi ra với tay cầm những con cúi (Một loại bó bằng lá dừa khô, đốt lên để cầm đi đường) đưa tới đưa lui để có ánh sáng soi đường, đồng một hướng đổ về ngôi chùa có tiếng chuông ngân.

Thật là một cảnh tượng sống động trong đêm với hằng loạt đốm lửa con cúi đổ về một hướng như lễ hội rước đèn. Nào là đàn ông, đàn bà, các cụ già và một ít các người trẻ, đa số là nữ như tục ngữ có câu: "Đình là của các ông, chùa là của các bà". Họ ăn mặc khá tề chỉnh so với lúc sinh hoạt ban ngày, người nào tay cũng có bó bông, hoặc nhang, trái cây, họ đi với tâm trạng thơ thới nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng trang trọng để chuẩn bị dự lễ Sám hối nơi ngôi chùa làng mà tiếng chuông vang đang dần dần thôi thúc.

Người ta không đi chùa hết, những người ở lại nhà và các gia đình không theo Phật giáo nhưng thờ ông bà bày đồ cúng ra bàn Thiên (Loại bàn như cái khay đóng trên một cây cột trước nhà) lên nhang đèn cúng vái trời Phật giữa đêm tối như một chuỗi hoa đèn trông thật có ý nghĩa. Một bà lão ở quán cho người viết biết: "Đó là tục lệ thường xuyên của dân xứ này trong đêm rằm mồng một, ngày thường thì không như vậy, họ chỉ thắp hương nơi bàn Thiên mà thôi, không có sáng sủa như đêm nay.

- Đêm trăng rằm:

Đặc tính của đêm trăng rằm là con nước đầy. Vì thế, nét sinh hoạt trên quê hương sông nước là một nét đặc trưng của Nam bộ trong sinh hoạt nhân dân, nhất là đối với ngôi chùa ở miệt này.

Một chuyến đi khác tại Nha Mân, Đồng Tháp vào trong đêm trăng tròn, người viết được chứng kiến ánh trăng trải đầy trên mọi con sông rạch, lũ lượt ghe xuồng đổ về ngôi chùa Hội Phước, ngôi chùa lớn của địa phương nằm bên con rạch. Trước bến chùa, đã đầy chật ghe xuồng neo đậu, tiếng chào hỏi, những bó bông vườn hay trái cây, nhang đèn được đem đến dâng cúng lên chùa. Ngày hội trăng Rằm này là nơi gặp gỡ tốt nhất của họ sau nửa tháng lao động. Họ đến chùa dự lễ Sám hối xong, còn ngồi nán lại hiên chùa hàn huyên, lớp trẻ thì dạo chơi ở vườn hay các quán nhỏ, chỉ mở ra vào những ngày này. Sau một khoảng thời gian độ 9 giờ đêm, bến ghe lần lượt tan khi họ ra về. Lúc này trăng đã chếch bóng trên bầu trời, đối với người dân làng đi chùa lễ Phật đêm Rằm, đây là khoảnh khắc sung sướng nhất, không vội vã, với tâm trạng an lành, ung dung chèo xuồng dưới ánh trăng đêm tỏa xuống mặt sông của con nước Rằm đầy ắp, là cả một sự tươi mát thơ mộng và nhẹ nhàng của tâm hồn họ sau khi lễ Phật, mà không dễ gì người ở thành thị có được.

Những hình ảnh và cuộc sống như thế lần lựa theo ngày tháng trôi đi lập lại trên khắp xóm làng Nam bộ, nó in vào tâm trí con người khi lớn lên, dù cho họ có ra đi phương trời nào đi nữa, vì cuộc sinh kế, vẫn không thể phai mờ trong ký ức về quê hương của mình, đậm nét ngôi chùa, đêm Rằm, lễ Phật, vui chơi... Hình tượng nghệ thuật này từng được một thi sĩ thể hiện cảm xúc:

Mỗi tối dân quê đón gió lành,
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh,
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi,
An ủi dân hiền mọi mái tranh...

Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào,
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao,
Dân làng tắm gội lên chùa lễ,
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào...

(Trích bà thơ "Nhớ chùa" của Huyền Không, đăng trên tạp chí Phật giáo Việt Nam, xuất bản năm 1956, Đà Lạt.)

c) Ngày ăn chay:

Ăn chay, hay còn gọi là ăn lạt, phát xuất từ quan niệm từ bi của Phật giáo Đại thừa, khuyên tối thiểu mỗi người theo đạo Phật phải tập ăn chay mỗi tháng là hai ngày rằm và mồng một.

Ngày chay là một bộ mặt khác của chợ búa - điểm hội tụ sinh hoạt sôi động nhất cho nhu cầu con người hàng ngày. Những loại thức ăn chay được bày bán, những quán đồ chay được mời chào và phong cách mọi người cũng khác đi khi họ ăn chay. Một điểm nữa là bông trái được bày bán la liệt, có thể nói ngày Sóc, Vọng là một ngày đầy màu sắc với bông hoa rực rỡ, người làm vườn thì chở hoa ra chợ và mỗi người đi chợ đều mang về một bó hoa trong giỏ. Nét nghiêm túc được thể hiện nơi mọi người, việc sát sanh tranh cãi được hầu như gác lại để dành cho cái thiện ở mỗi người thể hiện ra.

III. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT NHÂN DÂN

a) Sự khác biệt giữa các ngày Sóc, Vọng trong năm:

Mặc dù năm tháng trôi qua như mặt nước hồ phẳng lặng đều đặn như nhau, thế nhưng ở cùng ngày Sóc, Vọng trong năm cũng có những hình thức sinh hoạt khác biệt nhất định của nó. Trong đó ảnh hưởng Phật giáo hầu như gói gọn tất cả mọi ngày lễ ấy. Có thể lập được biểu đồ để so sánh các ngày lễ lớn của Sóc, Vọng như sau theo ảnh hưởng Phật giáo:

NGÀY SÓC

- 30 - 1 tháng Giêng (Tết âm lịch), Lễ Vía Phật Di-lặc
- 30 tháng Bảy: Lễ Vía Địa Tạng Bồ-tát.

NGÀY VỌNG

- Rằm tháng Giêng: Lễ Cầu phúc, cầu an, hành hương.
- Rằm tháng Hai: Lễ Phật nhập Niết bàn.
- Rằm tháng Tư: Lễ Phật đản.
- Rằm tháng Bảy: Lễ Vu-lan, báo hiếu, xá tội vong nhân.
- Rằm tháng Mười: Lễ Cúng rằm.

Trong đó:

- 12 ngày Sóc
- 2 Đại lễ.
- 10 lễ bình thường.
- 12 ngày Vọng
- 5 Đại lễ.
- 7 Lễ bình thường.

b) Những quan niệm khác nhau về ngày Sóc, Vọng:

Cái gì đã đi vào truyền thống dân gian thì đều mang trong tự bản thân nó tính chất hòa nhập xã hội và phản ảnh xã hội của địa phương chấp nhận nó. Bên cạnh đó, là quan niệm của các tầng lớp nhân dân trong mối quan hệ tập tục này về hình thức sinh hoạt và tâm lý. Đi sâu vào khảo sát, ta thấy các quan niệm của họ về ngày Sóc, Vọng như sau:

1. Đối với người tín ngưỡng dân gian:

Tín ngưỡng dân gian ở đây thể hiện ở đình và miếu. Một bộ phận nhân dân trong ngày Sóc, Vọng sẽ đến đình hay miếu của làng mình để đốt nhang, chưng dọn quả phẩm cúng Sóc, Vọng. Thực ra ngày Sóc, Vọng chỉ là ngày lễ bình thường mở cửa cho mọi người đến viếng và lễ như thường lệ mà thôi, chứ không phải là có lễ gì đặc thù trong những ngày này. Bởi đó là ngày nghỉ ngơi của nhân dân với quan niệm hướng về đạo lý truyền thống.

+ Đình là biểu tượng của làng, quan niệm về ngày Sóc, Vọng mang ảnh hưởng Nho giáo, mặc dù các Thần làng được thờ là các vị công thần thời phong kiến Việt Nam có công ở làng hoặc là anh hùng dân tộc. Sinh hoạt chủ yếu là tế lễ định kỳ với Lễ Sinh dâng cúng, và họp mặt hội đình để bàn việc làng nước, trùng tu, tương tế v.v... Đối tượng chính của đình là các bô lão chức sắc của làng và nam giới, họ đến đình để được phân công các công việc và thực hiện như một bổn phận đối với nghĩa vụ công cộng của địa phương mình.

+ Miếu, hay còn gọi là miễu, là nơi tín ngưỡng dân gian thờ Bà, gồm các vị thánh dân gian như: Năm Bà Ngũ Hành, Bà Thiên Hậu, Bà Chúa Xứ, Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu), Bà Mẹ Sanh, Mẹ Độ, Thánh Anh, Kim Huệ v.v... Và đặc biệt là bất cứ miếu nào cũng đều có thờ Quan Thế Âm Bồ-tát, mà dân gian gọi là Phật Bà. Ngày Sóc vọng ở miếu có phần rộn rã hơn đình, qui tụ một bộn phận nam phụ lão ấu mà đa số là phụ nữ. Sinh hoạt của họ trong những ngày này là cúng rằm và lễ cầu an, tụng kinh Phổ Môn, kinh của Phật giáo. Sau đó là họp hội miếu bàn việc tương tế phước thiện giúp đỡ những hoàn cảnh tang tế khó khăn của người trong Hội.

2. Đối với người theo đạo Phật:

Phật giáo đối với nhân dân Nam bộ có mối gắn bó lâu đời trên mảnh đất này, hóa quyện với đạo Phật của người Khơme vốn có tự lâu đời. Tuy nhiên người Khơme sử dụng lịch Ấn Độ trong sinh hoạt, so với ngày Sóc, Vọng của người Việt với ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa, về hình thức sinh hoạt có khác nhau nhưng quan niệm như nhau.

3. Đối với người không theo tín ngưỡng:

Ngày Sóc, Vọng đối với họ như là ngày nghỉ ngơi trong lao động, nhưng có khác là họ vẫn coi như hai ngày truyền thống đạo lý, ngày lành nhất để sắm sửa cúng kiến ông bà tổ tiên. Quan niệm của họ là ngày cúng ông bà, là bổn phận chữ hiếu đối với người quá cố và giáo dục con cái theo truyền thống đạo lý đặc thù của dân Nam bộ: Hiếu và Nghĩa. Mọi hành động bất thiện, những nghề nghiệp thấp kém đều hạn chế hoạt động trong ngày Sóc, Vọng, như là nghề: mổ heo, bán rượu, cờ bạc v.v...

IV. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐẠO LÝ DÂN TỘC:

a) Nói truyền thống, tức là nói đến mặt lịch sử của tập tục. Trải qua bao đời, ngày Sóc, Vọng đã trở thành tập tục của người Việt Nam trong bối cảnh cụ thể đất nước - và riêng ở Nam bộ. Đặc biệt là gắn vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước - một nền nông nghiệp tùy thuộc vào con nước tự nhiên được tính toán bằng âm lịch một cách chính xác theo điều kiện sinh thái của miền Nam. Từ đó, văn hóa được dựa vào bối cảnh nông nghiệp ấy mà phát triển phù hợp với đất nước con người, được qui định bởi xã hội ấy.

Một ví dụ để chứng minh: Trong ngày Sóc, Vọng, là ngày con nước đầy ở mức cao nhất không có ròng sát, thì công việc đồng áng hầu như phải gác lại toàn bộ, không có thể cày cấy gieo trồng, chỉ có thể ngh ngơi bơi xuồng đi lại thăm hỏi nhau hay dự hội hè đình đám vui chơi, hoặc dự lễ nơi chùa chiền yên tĩnh...

b) Nói về đạo đức, tức là nói đến tính xã hội của tập tục. Đối với xã hội Nam bộ, ngày Sóc, Vọng là dấu ấn đậm nhất trong mọi sinh hoạt của họ, một ngày lành tốt để làm việc thiện, để răn mình đừng làm điều xấu trong công việc, hành vi ngôn ngữ và tư tưởng. Ở thành phố, chúng ta có thể không thấy được ảnh hưởng tư tưởng của những ngày này, vì xã hội công nghiệp chú trọng đến dương lịch, Chúa nhật và ngày nghỉ lễ là ngày vui chơi. Nhưng ở xã hội nông nghiệp thì ngày âm lịch chi phối tất cả, và ngày nghỉ là ngày Sóc, Vọng với một ý nghĩa đạo đức thanh thản tâm hồn chứ không phải vui chơi.

Đối với người dân Nam bộ ở miền quê, thì ngày Sóc, Vọng luôn ở trong tâm khảm họ suốt những ngày ấy. Khảo cứu qua tâm lý các tầng lớp ta thấy:

+ Đối với người già, đây là ngày nhắc nhở con cháu cúng ông bà, làm lành lánh dữ, và họ đi đến chùa chiền đình miếu để gặp gỡ nhau như hình thức câu lạc bộ bây giờ.

+ Đối với người trung niên, lao động chính của gia đình, đây là ngày nghỉ ngơi sau mọi vất vả lao động, để sống với gia đình, hoặc chè chén bàn luận nhân tình thế sự, kinh nghiệm lao động.

+ Đối với tầng lớp thanh thiếu niên, đây là ngày được phép đến chùa để "công quả", một hình thức của việc từ thiện xã hội, học tập đạo đức làm người và được gặp gỡ trao đổi tình cảm vui chơi với nhau.

+ Đối với trẻ con, các em coi đây là những ngày thiêng liêng, có thể nhận được sự tha thứ mọi lỗi lầm của mình nơi người lớn đến đình chùa, và được hưởng những phần bánh trái sau khi cúng bái.

Đời này tiếp nối đời khác sống trong tinh thần đạo đức như thế, tính xã hội được định hình qua ngày Sóc vọng ăn vào nếp nghĩ của con người từ khi tấm bé cho đến trưởng thành tựa như một bức tranh đậm nét thực và ảo khắc vào tâm trí họ hình ảnh quê hương thân yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2014(Xem: 10197)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12405)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
22/08/2014(Xem: 22311)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
21/08/2014(Xem: 9600)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 59196)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 15934)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
17/08/2014(Xem: 8694)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
15/08/2014(Xem: 15214)
•Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt. •Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. •Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.
15/08/2014(Xem: 7138)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
15/08/2014(Xem: 10046)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]