Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huyền thoại

28/08/201112:54(Xem: 6217)
Huyền thoại
hoa cuc 2

Tôi tin vào những huyền thoại giữa cuộc đời, và thi thoảng tự cho mình khoái trá nhận ra một điều kỳ diệu nào đấy, ở những chốn tăm tối nhất của cuộc sống, hay ở những nơi có nhiều thiện tâm. Tôi cười với những niềm vui và khóc với những bất hạnh của người ta nhiều lắm. Vì đã đủ ích kỷ để vuốt ve cái tôi lập dị, và tôi cũng tự cho rằng, mình đủ bao  dung để chia sẻ với nhân gian.

Nhưng, cuộc sống khôn cùng, và lòng người khó đoán. Vì chính tôi, cũng chưa một lần đi hết lòng mình, cũng chưa một khi dừng lại để soi xét bản thân. Để thấy thiếu, thấy đủ, thấy đúng, thấy sai. Để thấy, điều quan trọng nhất của mình, là gì. Hình như, chưa, chưa bao giờ.

Niềm tin làm nên định hướng của cuộc sống. Ai đó nói thế. Tôi cũng tin thế, và tôi tin hơn rằng, niềm tin của mình là tuyệt đích. Con mắt thịt của người trần đôi khi quá ngạo mạn trước dòng sống, với những hố sâu và vòng xoáy. Tôi cố nghĩ, cố tìm, cố xoay, để mà có một cái gì đấy để bấu víu, sau những lần vấp ngã, vấp phải niềm tin, và ngã xuống nền đất lạnh. Cảm giác đang rơi khiến cho bất kỳ ai cũng như được là chính mình, nhưng đã chạm đất, sự đau đớn, ê chề ắt hẳn khó lòng chịu đựng. Trước những ánh mắt soi mói và cái nhìn không mấy thiện cảm, trước những vành môi đang cong lên với những lời ngang trái và nụ cười đầy thâm ý, con chim non gục xuống, đôi cánh run rẩy che lấy thân mình, những mong có một bàn tay cứu giúp. Cuối cùng, sau thời gian dài không dám nhìn lên, không dám nhìn vào chính mình, nó phải tự đứng dậy, và lê từng bước về một nơi nào đó? Nơi nào? Một nơi không có sự cay nghiệt, chế nhạo, thử thách, giả nhơn…

Lòng mẹ.

Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình. Tình yêu sưởi ấm cõi lòng lo sợ, và tình thương làm lành miệng những vết thương. Sự nghiệt ngã của đời sống ngoài kia thật khủng khiếp, và sự xoa dịu của mẹ cũng nhiệm màu biết bao. Vững chãi giữa bão táp điên cuồng, và bình yên trước bao nhiêu sóng gió, mẹ, mới là huyền thoại thật sự của chính mình, biết không?

***

Khoảng trời xanh ngoài kia, mây trắng dịu dàng bay, gió vi vu thổi, làm háo hức tuổi trẻ đến mị người. Cuộc sống lại vẫy gọi, con đường lại hiện ra, và đôi chân lại sẵn sàng sải bước. Mây đen còn lẩn quất đâu đó, sấm chớp còn ẩn mình trên cao, và bộ mặt thật hung dữ của gió, chưa kịp hiện ra kêu gào. Niềm tin lại được đắp xây, và trái tim lại hăm hở tìm những giá trị mới. Tạm biệt mẹ, con lại bay vào đời, lại khóc cười với nhân loại, với những huyền thoại mênh mang…

Nỗi nhớ cũng đầy dần và bị khuất lấp dần theo những bước thấp bước cao, vì đường đời gập ghềnh. Mải mê với đời sống, đôi lần quên chong ngọn đèn nhỏ, để nhớ chuyện ngày xưa, mà ấp ôm huyền thoại của riêng mình.

***

Đêm nay mưa rả rích, hơi lạnh se sẽ bay vào. Tôi tắt điện, vùi mình trong bóng tối, mà nghe tiếng guitar bập bùng, mà lắng nghe những lời âm vang của một người đã đi vào cát bụi, mà nỗi lòng còn ngân, còn vọng đến vô cùng: “Khi người tình cho bạn một tình yêu, thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của đắng cay. Nhưng tình yêu của mẹ thì không hề vị lợi. Ở trái tim người mẹ, chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa. Một người tình có thể ác độc với bạn, nhưng trong lòng người mẹ thì chỉ có từ tâm. Sự ác độc mang đến giá băng trong lòng bạn, và chỉ có hủy diệt chứ không thể làm sinh nở một điều gì tốt lành. Chỉ có ở người mẹ, bạn mới tìm được sự chung thủy tuyệt đối. Hãy tin chắc rằng, không thể nơi nào có một lòng chung thủy tương tự như vậy nữa. Bởi vì, đối với mẹ, bạn luôn là mục đích đầu tiên, và sau cùng”.

Vẳng đâu đó tiếng hát, còn tôi thì trượt theo luồng suy tưởng nào đấy. Trượt mãi, trượt mãi… Vẳng đâu đó tiếng đàn, và tôi nghe “trong câu hát thanh bình, mẹ là gió mong manh”. Như bất kỳ đứa con nào, tôi giật mình thảng thốt. Mong manh, mong manh. Tôi đã thấy, đã cảm nhận, đã níu kéo nhiều thứ mong manh đi qua cuộc đời mình. Nhưng chưa lúc nào, chữ mong manh lại bất ngờ, đột ngột, chính xác và đau đớn thế. Vẫn những mùa Vu Lan, ngồi gấp hoa bằng vải. Những khuôn vải hồng tươi. Cái đầu tiên, là để cài lên ngực, những cái tiếp theo là để chia vui với những người khác. Chả trách màu hồng là màu tượng trưng cho hạnh phúc. Được cài hoa hồng lên ngực, thật hạnh phúc biết bao!

Tôi lấy tay gõ gõ vào bóng tối. Chỉ có âm thanh của trái tim thổn thức. Tôi thắp lên một ngọn nến, ánh sáng hiền từ và ấm áp lan tỏa. Tôi lục lại ký ức, thu hết ánh sáng và bóng tối vào mắt, thu hết những tiếng đàn vào tai, những lời nói vào lòng, để làm hành trang cho hành trình giữ gìn huyền thoại linh thiêng nhất của đời mình - huyền thoại Mẹ.

Nguyên Trang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2014(Xem: 8420)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7655)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6830)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33189)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11395)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 6977)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
13/03/2014(Xem: 11278)
“Sáng cho nguời thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.”, đó là một trong những lí do thiết yếu để đạo Phật có mặt ở thế gian. Bởi vậy, cho vui cứu khổ đã trở thành một nhiệm vụ chánh yếu của mọi người tu học theo Phật pháp – dù xuất gia hay tại gia, ở bất cứ phương trời nào,
13/03/2014(Xem: 7751)
Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì không có bất cứ một xã hội nào, mà chính quyền không chủ trương và nỗ lực trừ diệt nạn trộm cắp, nhưng mà nạn trộm cắp thì không có xã hội nào diệt sạch. Xã hội kém phát triển và kém văn minh, thì việc trộm cắp cũng xảy ra theo cách kém phát triển và kém văn minh như xã hội ấy
13/03/2014(Xem: 7359)
Trong đạo Bụt, đối tượng của sự quy y là Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo. Nếu thực sự quy y Tam Bảo thì ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức, ta không còn do dự hay nghi ngờ nữa và ta có rất nhiều năng lượng. Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là Bụt, Pháp, Tăng thì ta mới có chỗ nương tựa đàng hoàng.
13/03/2014(Xem: 6516)
Chúng tôi tình cờ gặp Florian tại quán cơm 5.000 Thiện Phước (Q.11) vào một buổi chiều tháng 2, khi anh mang đến một bao gạo 50kg cùng 5 bình dầu ăn. “Tôi là Thích Đồng Hòa, đến từ chùa Định Tâm, có một chút quà nhỏ góp cho những người nghèo”, Florian nói rồi ra về. Hành động này khiến ai cũng ngạc nhiên vì chàng Tây trẻ tuổi, vóc dáng cao to lại khoác áo tu hành và nói tiếng Việt rất sõi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]