Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý "Trà và Thiền" trong tinh thần Đại thừa thiền Phật giáo Bắc truyền

15/07/201100:44(Xem: 7577)
Lược ý "Trà và Thiền" trong tinh thần Đại thừa thiền Phật giáo Bắc truyền

LƯỢC Ý "TRÀ VÀ THIỀN"
TRONG TINH THẦN ĐẠI THỪA THIỀN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

Khôngbiết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo, pháp tu của Đạo Thiền, một phương pháp thưởng thức, yêu mến thiên nhiên, chỉ có bạn trà trong Thiền lâm mới có thể liễu được, một nét văn hóa ẩm thực, thể hiện sự thanh cao, hòa nhã, thanh tịnh đủ tính nết thiền, của những con người "Thế ngoại đào viên".

Nói đến Trà là nói đến Đông Độ, bàn về Đạo của Trà hay cách thức thưởng thức Trà thì phải nói đến Phật Gia, người Đông độ biết đến Trà rất sớm, trong sách của Tư Mã Tương Như đời Tây Hán (năm 200 trước công nguyên) thiên Phàm Tương đã có đến trà và gọi trà là: "Suyễn sá", trong sách Thần Nông Bổn Thảo Kinh gọi Trà là: "Trà thảo", trong sách Quảng Châu Ký của Bùi Uyên thời Đông Tấn thì gọi trà là: "Hạo lư", trong sách Trà Kinh của Lục Vũ đời Nhà Đường chép về trà như: "Tên của trà có rất nhiều cách gọi, thứ nhất gọi là Trà, thứ nhì gọi là Giả, thứ ba gọi là Thiết, thứ tư gọi là Danh, thứ năm gọi là Suyễn".v.v... trong Trà Kinh liệt kê tên gọi của Trà có 10 loại.

Phật Giáo Đông Truyền vào cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai sau công nguyên, nhưng theo hiện nay có nhiều thuyết cho rằng Phật Giáo đến với Việt Nam còn sớm hơn thời kỳ này. Trong khoảng 1000 năm Bắc thuộc, hầu như tất cả các thể loại văn hóa phương đông đều được truyền đến Việt Nam và cũng như vậy Trà đạo cũng được các vị Thiền sư đem đến, vì Việt Nam cũng là một trong những quê hương cổ xưa nhất của cây trà và cũng như vậy người Việt Nam cũng biết thưởng thức trà từ rất sớm.

Thời kỳ đầu Trà chỉ là cống phẩm cho triều đình dùng vào việc tế lễ cũng như các tầng lớp quý tộc mới có khả năng để thưởng thức trà. Phật Giáo được truyền vào Đông Độ, trong khoảng300 năm từ thời Tam Quốc đến thời Nam Bắc Triều và đặc biệc vào thời kỳNam Bắc Triều Phật Giáo rất thịnh hành, Phật Gia dùng trà để giải trừ cảm giác hôn trầm trong lúc ngồi thiền, cho nên thường thì trong vườn chùa đều có trồng trà, và việc uống trà được truyền lang rộng rãi trong thiền lâm của Phật Giáo, vì thế Phật Giáo là nguyên nhân chính tạo nên phong khí thưởng thức và phát triển trà trong xã hội, đồng thời cũng là những người đầu tiên nghiên cứu và phát hiện những đặc tính và công hiệucủa trà, cho nên lai lịch của câu "Trà Phật nhất vị" trong lịch sử của trà đạo là đây vậy. Đến đời Đường thì việc uống trà đã phổ biến khắp nhân gian.

pt2

Đại Thừa Phật Giáo đến với Đông Phương, thấm nhuần hương vị văn hóa của người Đông độ, dần dần văn hóa truyền thống của người bản độ, hòa nhập vào tư tưởng của Đại Thừa phát triển vàhình thành hệ thống tư tưởng triết lý nếp sống của Bắc Truyền Phật Giáovà Trà cũng như vậy, từ thức uống của nhân gian bước vào cửa thiền vì tính năng của đặc biệt của mình, tư tưởng triết lý của Đạo Thiền hợp thức hóa Trà là Phật.

Phật Pháp Đại Thừa với tinh thần "Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi" cho rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có chung một khả năng, đều có thể thành Phật, vì hóa độ chúng sanh mà Phật hiện Thiên bá ức hóa thân, cho nên nhất thiết vạn sự vạn vật đều có thể coi là hóa thân của Đức Phật. Vì vậy trà được Bắc Tuyền Phật Giáo cho rằng là một trong thiên bách ức hóa thân của Phật, vì trong trà có đầy đủ tính năng của Phật như: giải độc hại cho chúng sanh,làm cho chúng sanh thoát khổ vì khát, có thể điều dưỡng tâm tánh, làm tâm được thanh tịnh và điều quan trong nhất khi ngồi thiền định có thể chế tâm thoát khỏi hôn trầm, khiến cho mau đạt đến đại định, vược khổ sanh tử, chứng đắc Niết Bàn, cho nên Trà có một vị trí hết sức quan trọng trong Phật Giáo Bắc Truyền “Phật và Trà chỉ có một vị”.

Một chiếc lá vàng rơi cũng có thể làm lay động cả tam thiên đại thiên thế giới, làn gió nhẹ đưa của chiếc lá vàng rơi cũng đủ để lay động ý thức của con người, cảm nhận sự biến đổi của thiên nhiên, thu đã về, chỉ là một chiếc lá rơi thôi mà Đại Thừa Phật Giáo có thể cảm nhận được chân lý thâm diệu vô cùng của thiên nhiênđạo trời như thế, nên khi con người khi thưởng thức trà thì sự tiếp xúccảm thông với thiên nhiên còn thâm áo đến chừng nào, chính từ xúc cảm với thiên nhiên làm cho sự nhận thức sâu xa về vũ trụ càng thêm thấm thấu và mục đích cuối cùng Đạo của trà là dẫn dắt chúng sanh thể nhập “Phật Tri Kiến” giác ngộ thành Phật.

pt3

Trà lại là hóa thân của Bồ Tát vì trong Trà có đầy đủ tính chất của Lục Ba La Mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Trà thực hành pháp bố thí ba la mật, hợp cùng với nước, xã thân hòa mình thành thức uống, cúng dường chúng sanh. Hương thơm của Trà thanh tịnh, đem đến cảm giác thư thái an lạc dễchịu cho chúng sanh, sự cảm nhận này cũng không khác gì khi ta tiếp xúcvới người trì giới, cảm nhận được Giới Định chân hương, đây là công đứcTrì Giới Ba La Mật của Trà có được.

Trà tu hạnh nhẫn nhục ba la mật, kham nhẫn khi bị cắt hái, nhào trộn, hong khô, rồi chịu đựng cái nóng vô cùngcủa nước sôi khi pha chế, nhưng trà vẫn đượm hương tỏa ngát, ngọt lịm cúng dường chúng sanh. Trợ cho người ngồi thiền không bị hôn trầm, giúp cho họ luôn tỉnh giác khi thiền tư đây là lúc trà đang tu Tinh Tấn Ba lamật. Trà chỉ có một vị, hòa kính và thanh tịnh đây là tính chất Thiền Định Ba la Mật của Trà. Người dùng trà làm pháp phương tiện, dẫn dắt đếncảnh giới tịch tịnh, từ thế giới tịch tịnh viễn ly trần cảnh "Bất cấu Bất tịnh" hòa nhập vào Vô Dư Niết Bàn chứng Vô Thượng Đạo đây là kết tinh Trí Tuệ Ba la Mật của Trà.

Bắc Truyền Phật Giáo coi việc uống trà như một pháp môn tu, một công án thiền định có khởi nguyên từ đời nhà Đường và nói đúng hơn Thiền Tông đưa trà đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, từ một thức uống bình thường trong hằng ngày, trãi qua sự tôi luyện bằng thiền tư của các vị Thiền sư, trà bổng nhiên thoát tục trong cuộc sống, trà trong lễ nghi đối đãi của người trần, trở thành phép tắc tu hành của người thoát tục, Trà với nghĩa giải khát, bằng công năng tu hành sự tỉnh giác của trí tuệ, các Thiền sư đã dụng trà như một công án để tu và để chứng minh cho điều này, trong thiền lâm Phật Giáo Bắc Truyền có công án “Đi uống trà đi”.

pt25

“Đi uống trà đi” công án thiền nổi tiếngcủa Ngài Triệu Châu, trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển thứ 10 chép: Ngài Triệu Châu hỏi một học Tăng mới đến: “đã từng đến chổ này chưa?” vịTăng đáp: “đã từng đến”. Ngài Triệu Châu dạy: “uống trà đi”. Ngài lại hỏi vị Tăng, vị Tăng đáp: “chưa từng đến”. Ngài lại dạy: “uống trà đi”.

Đây là một công án rất nổi tiếng trong lịch sử của thiền tông có liên quan đến uống trà. Đã đến, chưa đến, từngđến, tất cả đều không có trong hiện tại, chỉ trong phút giây hiện tại uống trà mới nhận được sự an lạc của tất cả các giác quan, vật chất cũngnhư tinh thần, và trong phúc giây nầy mới tự mình nhìn nhận ra chính mình và đó cũng là Đạo và phương pháp uống trà của thiền gia.

“Trà Thiền nhất vị” đây là câu nói về Trà của thiền sư Viên Ngộ đời Tống viết trong sách Bích Nham Lục chứng minh cho sự khai ngộ về Trà của Thiền tông, câu “Trà Thiền nhất vị” cũngđược đệ tử người Nhật Bổn của Ngài là Vinh Tây viết lưu truyền đến NhậtBản, hiện nay đang được lưu giử tại Chùa Đại Đức, Nại Lương, Nhật Bản.

“Trà Thiền nhất vị” lần kết tinh thứ haicủa Trà trong Phật Giáo Bắc Truyền, đối với “Trà Phật nhất vị”, “trà thiền nhất vị” là một bước tiến vô cùng vĩ đại, nó thể hiện sự thể nhập về giáo lý, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, lối sống của Phật Giáo Bắc Truyền, hoàn toàn hòa nhập vào tất cả các khía cạnh đời sống văn hóa củangười Đông độ, trở thành nếp văn hóa mới trong xã hội Đông Phương.

Văn hóa Thiền, sự tỉnh thức trong từng phúc giây của hiện tại,trong thế giới hiện tại, và đồng thời tìm đến sự an lạc tỉnh lặng trong cuộc sống, xã hội chính mình đang sống và nhìn lại mình là gì trong thế giới hiện tại nầy, để rồi: “Túy trúc huỳnh hoa phi ngoại cảnh, bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân” trúc biếc hoa vàng không là cảnh bên ngoài, mây trắng bay rồi trăng lại hiện hình xưa.

pt46

Trà Thiền là chỉ cho sự thông qua sự đốimặt với Trà, thể nhận và cảm ngộ rồi hành trì thiền tọa, quán tưởng, pháp tu này tương đồng với nhiều phương pháp tọa thiền, như quán thoại đầu.v.v.. của Thiền Tông nên gọi là Trà Đạo. Trà là căn cơ của tham thiền ngộ được phật tánh, Đạo là phương pháp và dụng cụ cách thức pha trà, thể hiện được chân lý “Thị chư pháp không tướng” tương ưng với “cảnh trần hợp nhất”, nếu hai pháp này có thể hợp nhất thì người uống trà chẳng khác gì Thiền sư, Thiền sư cũng là khách uống trà, tâm tâm tương ưng, pháp pháp hợp nhất đây là ý thú của “Trà Thiền nhất vị” vậy.

Trà và Thiền tương ưng từ nhân duyên đếnthể dụng cho đến năng sở, có thể lấy Trà để dụ cho Thiền, lấy Trà để hành Thiền, lấy Trà để ngộ Thiền, lấy Trà để tham Thiền, lấy Thiền để giải thích Trà, lấy Thiền để dâng Trà, lấy Thiền để thưởng thức Trà, nếunhư có thể như vậy để uống trà, thì liễu được Trà Thiền nhất vị, là người uống trà đạt đến cảnh giới “dĩ tâm truyền tâm, dĩ ngộ tự ngộ” trong Đạo Thiền vậy.

Phật Trà là như vậy, Thiền Trà cũng không hai, đều chung một vị ngọt, giải thoát, niết bàn, tịch tịnh, ly dục. Phật là chân đế, Trà là phương tiện. Thiền là cảnh giới, Trà là pháp môn, tuy hai nhưng chỉ một, nhưng muốn đạt đến một thì không thể thiếu hai. Vì vậy trong Trà có Đạo, trong Thiền có Trà, nếu không liễu được Đạo trong Trà, thì chỉ uống trà bằng vị giác, còn nếu đã thể ngộ được Đạo để uống Trà, thì lục căn thể nhập lục trần, thưởng thức trà trong tâm vô quái ngại, đạt đáo cảnh giới của Thiền “Tâm - Phật - Chúng Sanh tam vô sai biệt”.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành- www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2012(Xem: 7769)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây. Khuynh hướng của Bác sĩ Cutter là để thể nghiệm một tiến trình nhằm trình bày những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc hướng dẫn một đời sống tốt đẹp hơn, tranh luận qua những quán chiếu và luận giải từ chính nhận thức Tây phương của ông.
09/10/2012(Xem: 6486)
Mỗi buổi sáng, mở báo đọc, không ai là không kinh hãi về những hiện tượng bạo lực diễn ra hầu như hàng ngày. Người ta dễ dàng giết nhau vì những nguyên nhân không đâu: một cái liếc mắt, một vụ va chạm nhỏ ngoài đường, sau cơn nhậu quá say… Con giết cha, anh giết em, vợ giết chồng, người tình giết người tình, tớ giết chủ.
08/10/2012(Xem: 9450)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
08/10/2012(Xem: 6818)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
06/10/2012(Xem: 7762)
Mùa đông thật là dài, nhưng rồi mùa xuân cũng đã đến . Bây giờ Pieter có thể chạy ra cổng đón cha của đi làm việc về. Ông sẽ đỡ Pieter lên vai của mình và nắm lấy mắt cá chân trong khi Pieter ôm chặt cổ của cha. Họ đi vào trước hiên nơi cha của Pieter ngồi vào chiếc ghế của ông. Pieter có thể cuộn tròn trong lòng cha mình và kể lại những chuyện đã làm trong ngày.
06/10/2012(Xem: 6594)
Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.
04/10/2012(Xem: 7293)
Cách đây không lâu, một người đàn ông quyết định lấy cắp táo của người hàng xóm. Ông nghĩ rằng, "Mình chỉ lấy vài trái thôi. Người hàng xóm không mất mát gì vả lại anh ta cũng không có thể sử dụng hết những quả táo." Ông ta chờ đến khi trời tối. Để chắc chắn không bị bắt, ông dẫn Natasha, con gái út đi theo để cô có thể canh chừng và cảnh báo nếu có ai đến gần.
04/10/2012(Xem: 8717)
Mèo Xám sống trong một nhà kho với ba mèo con nhỏ của mình. Một mèo khoang màu cam, một màu xanh lá cây và một màu hồng với những đốm đen. Cả ba có mũi màu hồng xinh đẹp và nụ cười dễ thương của mẹ.
04/10/2012(Xem: 8022)
Những năm gần đây, mặt hàng đồ mã lại có thêm nhiều loại mới, đáng chú ý nhất là ô-sin (người giúp việc) bằng giấy dùng để đốt cúng người thân quá cố.
03/10/2012(Xem: 8230)
Dù bạn thực hành theo thừa nào trong ba thừa – Tiểu thừa, Đại thừa hay Mật thừa – từ thời điểm bạn bước vào cánh cửa giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới khi bạn thành tựu Chánh giác, bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy tâm linh để thọ nhận các giáo lý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]