Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Niệm Công Đức Tắm Phật Trong Đại Lễ Phật Đản

14/05/201103:25(Xem: 5392)
Ý Niệm Công Đức Tắm Phật Trong Đại Lễ Phật Đản

Lễ Tắm Phật như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép: "...Đức Phật còn dạy rằng, nhờ việc tắm tượng như thế,chúng sanh trong hiện đời được nhiều phước báu thù thắng, sở nguyện thành tựu, quyến thuộc được an ổn, mau thành chánh giác."

Đại Lễ Phật Đản từ ngàn xưa cho đến bây giờ, đối với tất cả mọi người con Phật trên khắp năm châu bốn biển, từ thành thị đến thôn quê, từ miền núi đến đồng bằng, từ đất liền đến hải đảo, cứ mỗi độ lễ Phật Đản trở về mọi người ai nấy bổng thấy trong lòng cảm giác hân hoan cứ như dâng trào, niềm vui chờ đón cứ muốn tràn đầy như một dòng nước lâu ngày bị bờ đê ngăn chận, đây là ý nghĩa của của công đức hình ảnh chín rồng phung nước tắm Phật.

congductamphat1

Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân, từng đợt gió mang theo hơinước của mưa xuân, cả thế gian như đắm chìm trong tươi mát, đất mẹ nhậnnhững giọt cam lộ làm thấm nhuận đại địa đang xuân, sức sống tràn trề, tương lai tươi sáng, đây là ý nghĩa của những giọt nước từ cửu long phúng thủy tắm Phật sơ sinh.

Phật Đản lại về người người con Phật, nônức thi đua trổ tài làm cho Phật đài trang nghiêm tráng lệ hơn nữa, xe hoa kiệu Phật thêm màu sắc mới, nghệ thuật treo đèn kết hoa thắm màu rựcrỡ, mọi thứ đều hoàn mỹ tốt đẹp, không khác cung Tỳ La thuở trước, kém gì vườn Tỳ Ni ban xưa, tất cả đều là mới, tất cả đều là vui mừng cho nêngọi là Đản sanh, là công đức của những giọt nước của chín rồng phúng thủy ngày xưa, khi tắm cho Đức Phật sơ sinh vì muốn Ngài đem niềm tin mới và chân lý sáng ngời đến cho nhân loại.

Phật Đản lại về làm cho tâm của tất cả mọi người như bừng tỉnh lại, thấy được quá khứ của một năm, nhìn được lỗi lầm của mấy tháng, làm được gì, hay chưa làm được, đủ quyết tâm chưahay chỉ đại khái thôi? đem niềm vui đến được bao người, gây khổ não chomấy nhiêu kẻ khác, cảm thấy tự mình chưa đủ quyết tâm học Phật, cho nênlại thêm một lần nữa tắm Phật để nguyện cầu tin tấn thêm lên. Vì vậy những giọt của rồng tắm cho Phật lại một lần nữa thấm nhuận tâm điền củangười biết nhìn ra lầm lỗi và tự mình biết hổ thẹn, tàm quý để sửa sai,Phật dạy đây là loại người có khả năng chóng thành Phật nhất, công đức của nước tắm Phật vì khiến người biết tàm quý ăn năn.

congductamphat2

Phật Đản trở về, mọi người lại thành kính tác lễ tắm Phật hơn hai nghìn năm vẫn như vậy nao nức, suốt bao nhiêu lần cải triều, thay chúa vẫn một mực thăng hoa, xã hội loại người từ chế độ phong kiến đến kỷ nguyên khoa học hiện đại vẫn hết lòng cung kính học theo, vì lẽ gì? chỉ có một điều duy nhất, Phật là bậc đã giác ngộ, giáo pháp của Ngài là chân lý, con đường của Ngài là điểm đến của an lạc và giải thoát, vì tin như vậy nên chín rồng mới phúng nước cúng Phật, tắm cho Ngài là thể hiện chân thành và kính tin nhất đối với bậc Đại Giác, vì vậy đây là những giọt nước của niềm tin thanh tịnh, đủ côngđức để làm trổi dậy chánh tín thanh tịnh của tất cả mọi người, đây gọi là công đức của cam lộ thánh thủy tắm Đức Như Lai vậy.

Phật Đản trở về, nhìn hình tượng sơ sanhcủa Đức Đại Giác, đủ tướng ngây thơ chân chất, cụ hình chính trực quangminh, trần lao không có chút bợn nhơ, phiền não không một hạt đeo dín, chiêm ngưỡng sơ sanh Phật tướng, hướng tâm mình về chốn tịnh minh, thấu suốt não phiền thế gian, đã hay; nên sửa tâm ta ngay thẳng, chỉ có tâm chánh mới thoát khỏi não phiền, chỉ có lòng chân thật mới được người tônkính, gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên đều có nguồn gốc từ tâm thanhtịnh. Đây là nhơn duyên thứ nhất để tâm về với Phật, là công đức vô lượng của Phật tướng nên rồng phung nước tắm gội Thế Tôn, nay con tắm Phật cũng nguyện được đắc tâm như vậy, vì thế nên gọi đây là công đức của giọt nước tắm Phật thân.

congductamphat3

Mùa Phật Đản ai cũng một niềm nao nức đến chùa dự lễ tắm Phật, cùng thầy lành bạn quý kết thêm duyên, thầy lành là duyên quý, vì từ nơi thầy con học được đức từ bi hỷ xã, từ nơi thầy con được hành hạnh tri túc thường lạc, vì thầy dạy cho con pháp lành của chư Phật, nên thầy lành khó gặp là ý như vậy. Bạn quý, vì gặp nhau không khởi tâm phiền não, gặp nhau không có lời thị phi, cùng nhau học Phật, cùng nhau tu trì, cùng nhau phát tâm đồng tu cho đến ngày thành Phật đây là bạn quý vậy.

Cho nên "nhất Phật xuất thế thiên Phật hộ trì" một Đức Phật ra đời thì có ngàn chư Phật đến để hộ trì, và ngày Phật ra đời cũng chính là ngày mà mười phương chư Phật đến hộ trì và chúng con là những vị Phật trong tương lai nhân ngày Phật Đản Sanh phát tâm học Phật, chúng con tin chắc rằng những giọt nước của rồng tắm Phật trong đó cũng có phần của con, vì rằng trong những giọt nước có chứa công đức "Bất thối Bồ tát vi bạn lữ" luôn đồng hành cùng vói những Đức Phật trong tương lai, đây là công đức của tắm Phật vậy.

congductamphat4

Lễ Phật Đản không ai nhắc ai mà hầu như tất cả mọi người nếu có tâm lành, thì điều nghĩ đến phải làm một việc thiện nào đó, trong mùa Phật Đản, như ăn chay để tạo phước, giúp đỡ một ai đó để nói lên hạnh từ, từ lời nói cho đến hành động như có một năng lực huyền diệu, khiến cho mọi người như tỉnh giác hơn, sống an lạc hơn, đây là công đức sống trong an lạc của Đức Phật, vì Ngài ra đời cũng vì nhân duyên đó, cho nên khi Ngài ra đời thiên long cảm được an lạc nên hoan hỷ phát tâm tắm Phật, và công đức này vẫn hằng diệu cho đến ngày nay.

Nói sao cho hết công đức của Phật, trongkinh thường dạy "công đức của Phật không thể nghĩ bàn". Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép về tắm phật có 15 công đức: "... Những ai chí tâm cúng dường như thế sẽ có được mười lăm công đức thù thắng sau: 1. Thườngbiết tàm quý; 2. Phát khởi niềm tin thanh tịnh; 3. Tâm ngay thẳng; 4. Được gần gũi bạn lành; 5: Chứng huệ vô lậu; 6. Thường gặp chư Phật; 7. Luôn hành trì chánh pháp; 8. Làm đúng với lời nói; 9. Tuỳ ý sanh vào quốc độ chư Phật; 10. Nếu sanh trong nhân gian thì sanh vào dòng họ tôn quý, được người khác tôn kính, khởi tâm hoan hỷ; 11. Nếu sanh trong nhângian thì tự nhiên biết niệm Phật; 12. Không bị ma quân gây tổn hại; 13.hay hộ trì chánh pháp trong thời mạt pháp; 14. Được chư Phật trong mườiphương gia hộ; 15. Mau thành tựu được năm phần Pháp thân."

Phật Đản dấu ấn của Phật thường trụ tại thế, ánh sáng của Chánh Pháp lan rộng khắp nơi nơi, Tăng già Đạo Phật như càng thêm nguyện lực, tín chúng bổn đạo như thêm trọn niềm vui, trong công đức của Chư Phật. lại một mùa Đản Sanh hòa hợp an lạc, thanh tịnh, thái bình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 4280)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 5107)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 5605)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 3552)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 4591)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 6728)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 5780)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
03/04/2013(Xem: 12933)
Hôm nay là ngày 21 tháng 11 năm 1993, chúng ta khai giảng khóa tu mùa Đông ở tại Xóm Hạ, Làng Hồng. Khoá học của chúng ta là Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhism)...
03/04/2013(Xem: 3711)
Đây là mười phương-pháp dạy trong kinh Hoa-Nghiêm, nơi phần Trị-Địa-Trụ ở phẩm Thập Trụ. Thật sự ra phương-pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người tu Bồ-Tát Hạnh, tại gia và xuất gia ...
03/04/2013(Xem: 5327)
Chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát thường có dạng của một trong năm loại triền cái. Toàn thể pháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại nầy ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567