Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luật Sư Christmas Humphreys, Người thiết lập nền tảng cho Phật Giáo Anh Quốc

20/10/201412:12(Xem: 7351)
Luật Sư Christmas Humphreys, Người thiết lập nền tảng cho Phật Giáo Anh Quốc

Christmas_humphrey









Là tín đồ Phật giáo từ năm mười bảy tuổi, đạo hữu luật sư Christmas Humphreys (1901-1983) không thuộc bất cứ một giáo phái nào của Phật giáo. Ông tin vào Phật giáo thế giới, và ông nghĩ rằng: “chỉ trong sự phối hợp của tất cả các tông phái người ta mới có thể thấy trọn vẹn sự vĩ đại của tư tưởng Phật giáo” (only in a combination of all schools can the full grandeur of Buddhist thought be found).

Để làm cho quan điểm của mình được Phật tử trên thế giới chấp nhận, ông đã trình bày Mười hai nguyên tắc của Phật giáo (Twelve Principles of Buddhism) nổi tiếng của mình vào năm 1945, được dịch ra 14 thứ tiếng và được nhiều tông phái Phật giáo trên thế giới chấp nhận. Mười hai nguyên tắc ấy có điều giống với Mười Bốn Nguyên Tắc của Đại Tá Olcott giới thiệu trong tác phẩm Phật pháp vấn đáp (Buddhist Catechism) của ông, được xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19.

Xét theo những tác phẩm của Humphreys, kiến thức uyên bác về Phật giáo của ông được dựa trên những bản dịch kinh sách tiếng Pāli, Sanskrit, Trung Hoa, Tây Tạng và Nhật Bản. Christmas Humphreys là tác giả của hơn hai mươi đầu sách viết về Phật giáo với lối văn phổ thông, dễ đọc dễ hiểu. Những công trình Phật học chính của ông là: 1. Phật giáo là gì? (What is Buddhism?), xuất bản 1928; 2. Sự Tập trung và Thiền định (Concentration and Meditation), xuất bản 1935; 3. Nghiên cứu về Trung đạo (Studies in the Middle Way), xuất bản 1940; 4. Nghiệp báo và Tái sinh (Karma & Rebirth), xuất bản 1943; 5. Thiền Phật giáo (Zen Buddhist), xuất bản 1949; 6. Đạo Phật (Buddhism), in năm 1951; 7. Con đường tu tập (The way of Action), xuất bản 1960; 8. Thiền đến Tây Phương (Zen comes West), xuất bản 1960; 9. Trí Tuệ của Phật giáo (The Wisdom of Buddhism), xuất bản 1960; 10. Tự điển Phật giáo Phổ thông (A Popular Dictionary of Buddhism), xuất bản 1963; Lối sống Phật giáo (Buddhist Way of Life), xuất bản 1969, trong tác phẩm “Lối sống Phật giáo” này, ông đã phác họa ra một tương lai không xa của nền Phật giáo sẽ nở rộ ở phương Tây, và đó là một sự thật.

Vào năm 1923, ở tuổi 22, cùng với một vài người bạn, ông đã thành lập Cư xá Thanh Niên Thông Thiên Học (Youth Lodge of Theosophical Society), để có nơi quy tụ của giới thanh niên yêu mến nghiên cứu Thông Thiên học và Phật giáo tại Luân Đôn. Một năm sau đó, hội này đã đổi tên là Niệm Phật Đường Luân Đôn (London Buddhist Lodge), và chính thức thành lập Hội Phật giáo Luân Đôn (Buddhist Society of London), mà ngày nay là một trong những tổ chức Phật giáo uy tín nhất ở châu Âu (xem thêm ở đây: http://www.thebuddhistsociety.org/aboutus/index.html. Ngày 19 tháng 11 năm 1924, ông Humphreys được cử làm Hội trưởng; ông Jinarajadasa, người Tích Lan, làm Hội phó và cô Aileen Faulkner, là Tổng thư ký. Cô Aileen Faulkner về sau đã trở thành vợ của Humphreys và hỗ trợ cho chồng rất nhiều trong công việc Phật sự tại Anh Quốc. Một năm sau khi thành lập, Hội đã cho xuất bản tờ báo “Nguyệt San Niệm Phật Đường” (The Buddhist Lodge Monthly Bulletin), và sau 6 số báo được đổi thành đặc san “Phật giáo Anh Quốc” (Buddhism in England). Đến năm 1943, đạo hữu Humphreys tạo được một cơ sở mới trên đường Great Russell, nằm gần Viện Bảo Tàng Anh quốc và ông đã di chuyển văn phòng của hội đến nơi này, đây là một biệt thự được xây dựng từ thế kỷ thứ 18, có nhiều phòng ốc để hội sinh hoạt. Trong 20 năm trước đó, ông bà Humphreys đã dùng căn hộ của mình để làm nơi sinh hoạt cho hội. Tại cơ sở mới này, tờ báo của hội lại một lần nữa đổi thành quý san “Trung Đạo” (Middle Way), ấn hành 3 tháng 1 kỳ và được duy trì cho đến tận ngày nay (2006).

Những công trình Phật học của Luật Sư Christmas Humphreys

Sau Thế chiến thứ 2 (1939-1945), tháng 1 năm 1946, Christmas Humphreys được mời làm việc trong phái đoàn luật sư của Anh quốc sang Nhật để tham dự phiên tòa quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh. Trong chuyến đi này đã giúp cho ông Humphreys quen biết với Thiền sư người Nhật D.T.Suzuki ở Kamakura, và từ đó hai vị đã làm việc với nhau để đưa ánh sáng của thiền học đến với quần chúng Phật tử tại Vương quốc Anh. Cũng trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Nhật này, đạo hữu Humphreys được mời nói chuyện về “Phật giáo tại Anh quốc” tại Đại học Otani qua sự thông dịch của Tiến sĩ Suzuki, tiếp đó là các buổi nói chuyện tại các thiền viện thuộc dòng phái Lâm Tế (Rinzai) trên khắp Nhật Bản xoay quanh chủ đề “Phật giáo Tây Phương và khả năng đóng góp của PG trong tương lai của nhân loại” (Buddhism in the West and the potential place of Buddhism in the future of Mankind).

Năm 1959, khi Tây Tạng bị Trung Hoa chiếm đóng, đức Đạt-lai Lạt-ma cùng với gần một trăm ngàn người dân của Ngài vượt qua Hy Mã Lạp Sơn để đến tị nạn tại Dharamsala, Ấn Độ. Tại Anh Quốc, đạo hữu Humphreys cùng với các Lạt-ma Tây Tạng đã thành lập Hội Phật giáo Tây Tạng tại Luân Đôn. Năm 1961, với tư cách là phó Hội trưởng của Tibet Society, Humphreys viếng thăm Ấn Độ và yết kiến tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ Radhakrishnan, và thỉnh cầu đương kim tổng thống giúp đỡ và hỗ trợ cho đức Đạt-lai Lạt-ma và dân tộc Tây Tạng.

Không có gì để sợ khoa học Tây phương

Sinh ngày 15 tháng 2 năm 1901 ở Luân Đôn, ông Christmas Humphreys là con trai của Sir Trevor Humphreys, một luật sư nổi tiếng, ông vốn là phó cố vấn công tố trong vụ xét xử nhà văn Oscar Wilde. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Luật khoa ở Đại học Cambridge, ông hành nghề luật sư và trở thành Trưởng cố vấn công tố ở tòa án Old Bailey, giống như cha mình trước kia. Sau đó, ông là thẩm phán ở Old Bailey, và là một cố vấn của Hoàng gia Anh. Bà Humphreys cũng là một tín đồ Phật giáo và hết lòng hỗ trợ những hoạt động Phật sự của chồng mình cho đến khi bà qua đời vào năm 1975.

Christmas Humphreys vốn xuất thân từ một gia đình Ki-tô giáo ngoan đạo, nhưng khi người anh trai của ông bị giết trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918) trong một cuộc chiến tại Bỉ, ông đã đau đớn và tìm hiểu xem anh trai của ông sau khi chết đi về đâu, ông không tìm thấy câu trả lời trong giáo lý của Ky-tô, rằng con người ở trần gian này chết đi là ý muốn của Thượng Đế hoặc được Chúa gọi về.

Humphreys không thể chấp nhận lối giải thích dễ dãi này, ông sinh ra hồ nghi về lời dạy của Chúa và quyết tâm đi tìm lời giải đáp. Lần đầu tiên ông tiếp xúc với Phật giáo là đọc được tác phẩm “Đức Phật và Giáo Pháp” (Buddha and the Gospel of Buddhism, xuất bản 1916 tại Anh quốc) của Ananda Coomaraswamy, trong một tiệm sách trên đường Great Russel ở Luân Đôn. Humphreys say sưa đọc tác phẩm này vì đó là cuốn sách so sánh những điều trọng yếu của Phật giáo, Bà-la-môn giáo và Ki-tô giáo. Tập sách thứ hai giúp ông hiểu giáo lý Phật đà là “Giáo Pháp Huyền Bí” (The Secret Doctrine) của bà H. P. Blavatsky. Cuốn sách giúp ông liễu đạt được chân lý duyên sinh vô ngã, nhất là giáo lý về nhân quả, về nghiệp báo, ông hiểu rõ rằng đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, tạo sự bất hạnh cho người, mình sẽ chịu sự khổ lụy về sau. Từ đó, ông phát nguyện cống hiến hết sức mình để phổ biến giáo lý này cho thế giới phương Tây.

Christmas Humphreys trình bày quan điểm của mình như sau “Trừ một vài quốc gia ở Á châu, sức mạnh của giáo lý Phật giáo đang phát triển ở hầu hết các quốc gia phương Tây. Trong tất cả các tôn giáo trên thế giới, chỉ có Phật giáo là không có gì để sợ những hoạt động của tâm trí Tây phương hiện đại, tức là sự phê phán tri thức, những tư tưởng có từ xưa và những thẩm quyền được xem là có giá trị (chẳng hạn như quyền lực của một giáo hội), và cũng không có gì để sợ khoa học, theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này. Đối với sự phê phán nói trên thì thái độ của người Phật tử đối với tất cả những hiện tượng và tất cả những kiến thức về hiện tượng giống như thái độ của nhà khoa học Tây phương. Hãy để cho mọi vật được tìm hiểu một cách vô tư, khách quan, không chấp nhận một điều gì mà không suy xét, trắc nghiệm tất cả, vì đó chính là lời khuyên của đức Phật dành cho các tín đồ của ngài. Khoa học Tây phương ngày nay đang tiến nhanh đến ý niệm duy tâm, và điểm đáng chú ý của sự thay đổi mới đây về căn bản của ngành vật lý là chính thuật ngữ của những khám phá mới của ngành này có thể giống như trong những kinh sách được nói đến từ khoảng hai ngàn năm trước. Thật vậy, Phật giáo không có gì để sợ khoa học Tây phương, và trong thế giới tâm trí, gồm cả môn tâm lý học, Tây phương có nhiều điều để học ở Phật giáo hơn là người Tây phương đã biết.” (Truly, Buddhism has nothing to fear from Western science, and in the world of mind, including that Cinderella of mental science, psychology, the West has more to learn from Buddhism than as yet it knows).

Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu, ông đã qua đời vào ngày 13 tháng 4 năm 1983, thọ thế 82 tuổi, bỏ lại phía sau mình những tiếc thương khôn nguôi của hàng thức giả và Phật tử Anh quốc. Lạt-ma người Đức Anagarika Govinda (1898-1985) đã tán dương công đức của Christmas Humphreys trong tang lễ rằng: “Đạo hữu Christmas Humphreys là một trong những người đầu tiên truyền bá Phật giáo ở thế giới Tây phương, không ai làm được việc này có kết quả và thành tựu hơn người bạn đạo vừa mãn phần này. Nhờ công đức tu tập của ông mà ngôi nhà Phật giáo đã được tạo dựng trên thế giới này qua ngôn ngữ tiếng Anh. Tôi cảm thấy tiếc cho PG Anh khi đạo hữu Christmas Humphreys từ giã thế gian này, nhưng hy vọng tấm gương chói ngời của ông sẽ soi sáng cho những người ở lại sẽ tích cực phụng sự cho lý tưởng của Phật giáo” (Mr Christmas Humphreys was one of the first people to propagate Buddhism in the Western World and nobody dedicated himself to this task more thoroughly and succuessfully than our departed friend. It was mainly due to him that Buddhism has found a home in the English speaking world. I deeply regret his passing away, but I hope that his example will inspire all those who he leaves behind with a new zeal for the ideal of Buddhism).

Chết không phải là hết, nhưng sự ra đi vĩnh viễn của đạo hữu luật sư Christmas Humphreys là một mất mát lớn lao đối với Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Anh quốc nói riêng, hy vọng những Phật tử Anh quốc sẽ tiếp tục duy trì và kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của ông để ngọn đuốc của Phật đà ngày càng tỏa chiếu ở thế giới phương Tây.■

Thích Nguyên Tạng

Tổng hợp theo tài liệu:
- The Western Contribution to Buddhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India
- http://www.thebuddhistsociety.org/aboutus/index.html
- http://en.wikipedia.org/wiki/Christmas_Humphreys

Nguồn: Tập San Pháp Luân 31


***

 

Trở về Mục Lục sách Phật Giáo Khắp Thế Giới

(tác giả Thích Nguyên Tạng)


11.Phat Giao The Gioi12.Phat Giao Quoc Te

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2016(Xem: 6652)
Tôi đi công tác Đà Nẵng. Sau khi Đường Sách Nguyễn văn Bình đi vào hoạt động ổn định từ một năm nay và sau khi lễ khở công Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp ngày 19 tháng 12 tại ngay phố 19 tháng 12 để rồi theo kế hoạch, đúng Ngày Sách Việt nam 21/04/2017 sẽ khánh thành, tôi quyết định vào Đà Nẵng để gặp và bàn bạc với lãnh đạo thành phố đáng sống nhất Việt Nam để bàn về Phố Sách nơi đây.
27/12/2016(Xem: 11137)
Hôm nay, ngày 10 tháng 03 năm Ất Hợi, tức là ngày 09 tháng 04 năm 1995, đại chúng đã có duyên về nơi núi Thúy Vân này. Nơi đây có Bảo tháp, có chùa Thánh Duyên. Ngôi chùa Thánh Duyên là tên do vua Minh Mạng sắc phong. Trong bia ký, vua Minh Mạng có ghi rằng: “Phật tức là Thánh, Thánh tức là Phật.
25/12/2016(Xem: 12103)
Tôi tình cờ có được cuốn sách “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” của tác giả Hiromi Shinya một cách tình cờ. Tôi đọc ngấu nghiến một mạch hết cuốn sách bởi được dịch giả Như Nữ khuyên rằng tôi rất nên đọc. Phải nói thật rằng, vốn là con mọt sách, mê đọc sách vô cùng, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới đọc được 1 cuốn sách thú vị và bổ ích đến thế. Cá nhân tôi rất ấn tượng với tít phụ trên bìa sách rằng đây là phương thức sống lành mạnh và lời nói đầu đặt ra vấn đề, rằng bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật của chính tác giả.
25/12/2016(Xem: 9464)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).
24/12/2016(Xem: 8359)
Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
22/12/2016(Xem: 10855)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
22/12/2016(Xem: 8427)
Mẹ ưu sầu suốt một tháng qua. Có lẽ giữa mẹ và cha có bất đồng xích mích về chuyện gì đó, mà tôi không được rõ. Cha mất việc làm, nói đúng là bị đuổi việc, bởi một sự trù dập trả đũa về chuyện cha viết bài báo tố cáo những hành vi tiêu cực của ban giám đốc cơ quan.
22/12/2016(Xem: 10742)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
22/12/2016(Xem: 28562)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 8387)
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo. Phật nói cô giữ gìn 2 điều: Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. Hai là phải luôn soi gương. Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]