Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết cho con trai

23/02/201116:13(Xem: 8024)
Viết cho con trai

VIẾT CHO CON TRAI
Tác giả: Lại Thế Luyện - Kim Phụng
NXB: Văn hóa thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 112 trang

1169

vietchocontrai_theluyenkimphung

CÙNG BẠN ĐỌC

“Uốn cây từ thuở còn non,

Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ…”

Gia đình – nơi mỗi người cất tiếng khóc chào đời, lớn lên, trưởng thành theo năm tháng và gắn bó, yêu thương cho đến tận cuối cuộc đời. Nói đến gia đình, trong ký ức sâu đậm của mỗi người, chúng ta thường nghĩ đến những gì là tươi đẹp và thiêng liêng nhất!

Gia đình là “trường học đầu tiên” của cuộc đời mỗi người. Và cha mẹ chính là “những nhà giáo dục đầu tiên” của con cái. Từ gia đình, mỗi người học được những chuẩn mực đạo đức căn bản nhất của cuộc sống!

Giáo dục con cái là một công việc đầy khó khăn và phức tạp! Đây là trách nhiệm cao cả nhưng cũng rất nặng nề đặt lên vai các bậc làm cha mẹ!

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình là một mối quan hệ gắn bó, gần gũi, bền chặt nhất trong cuộc sống của mỗi người. Hằng ngày, giữa cha mẹ và con cái luôn có rất nhiều điều cần nói với nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể dễ dàng tìm được cách nói chuyện phù hợp với con mình. Dường như con cái ngày nay không còn thích nghe những lời lẽ giáo điều, nặng nề của cha mẹ, những bài học đạo đức cứng nhắc, rập khuôn, và cả những lý lẽ thiếu thực tế, mang tính áp đặt... Chính vì vậy, cha mẹ cần phải có cách nói với con mình một cách phù hợp, sao cho những gì mình nói thật sự mang tính thuyết phục đối với con cái.

Tác giả cuốn sách này, với tất cả tâm huyết khi cầm bút, đã mượn hình thức những bức thư thay cho những gì mà từ sâu thẳm đáy lòng các bậc cha mẹ ngày nay có thể đang rất muốn nói cùng con cái của mình. Mỗi bức thư chứa đựng một bài học sâu sắc. Đây là những điều mà tác giả đã trăn trở, lắng đọng một thời gian dài trước khi đặt bút viết ra.

Đôi khi, chỉ cần trao cho con mình cuốn sách này, kèm theo một ánh mắt bao dung, độ lượng, cũng đã đủ để bạn nói lên với con mình tất cả!

*

Cuốn sách này dành cho các bậc cha mẹ, cho những người làm con, và cho tất cả mọi người. Mỗi chúng ta có thể đọc cuốn sách này để nhớ lại tuổi ấu thơ, để biết cha mẹ mong mỏi điều gì ở mình, để biết sống xứng đáng với những kỳ vọng mà cha mẹ đang đặt nơi mình, và để thêm yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ mình nhiều hơn! Và nhất là nếu bạn đang có con ở lứa tuổi thiếu niên, bạn có thể dành tặng riêng cho con mình cuốn sách này như một món quà giản dị, tràn đầy tình yêu thương!

Xin trân trọng gửi cuốn sách này đến tay bạn đọc. Ước mong sao mỗi chúng ta luôn có ý thức xây đắp, gìn giữ và cảm nhận được hạnh phúc trong gia đình, nhất là luôn nỗ lực chu toàn trách nhiệm giáo dục nhân cách tốt đẹp cho các thế hệ con cái – những chủ nhân tương lai của xã hội!

Thân mến!

Các tác giả

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 9754)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8290)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 9379)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 10240)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8861)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8885)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18595)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 12552)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 10250)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8528)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]