Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hát lên lời thương yêu

21/02/201116:18(Xem: 9618)
Hát lên lời thương yêu

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 13x19 cm
Độ dày: 144 trang

424

LỜI NÓI ĐẦU

Hát lên lời thương yêu là nhan đề một bài viết ngắn được viết cách đây hơn 5 năm, gửi đăng trên tập san Đạo Uyển số ra năm 2000. Người viết đã nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn đọc sau khi bài viết được đăng tải. Nhiều người nói rằng, họ có thể dễ dàng cảm nhận được những điều nêu trong bài viết, cho dù họ chưa từng nói ra hoặc thậm chí chưa từng nghĩ đến. Bài viết đã ít nhiều giúp họ nhận ra được một sự thật bao quát trong cuộc sống và cũng đồng thời vạch ra một hướng đi tốt đẹp, khả quan hơn cho đời sống.

Nhưng khuôn khổ của một bài viết ngắn như thế quả thật không đủ cho một đề tài quá rộng. Vì vậy, từ đó đến nay người viết vẫn luôn ấp ủ một ước mơ là sẽ có dịp trở lại với đề tài này một cách sâu rộng hơn, ít nhất cũng là để có thể nói lên được nhiều hơn những gì mà bản thân đã từng trải nghiệm trong cuộc sống. Tập sách này đã ra đời như một sự chín mùi của niềm mơ ước đó.

Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách. Sự thật này mỗi người chúng ta đều có thể tự mình hiểu được và cảm nhận qua thực tế đời sống, nhưng làm thế nào để phát khởi lòng thương yêu một cách đúng nghĩa và thực sự có thể mang lại hạnh phúc cho đời sống lại là một vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết sáng suốt kèm theo sự học hỏi và rèn luyện trong suốt quá trình sống, mà trong đó mỗi một kinh nghiệm sống cá nhân đều là những bài học quý giá không gì thay thế được.

Cuộc sống ngắn ngủi đang từng ngày qua đi, và sự thật bao trùm quanh ta mỗi ngày vẫn là vô vàn những khổ đau trong đời sống. Chúng ta hoàn toàn không bi quan khi nhìn thẳng vào sự thật ấy, bởi vì ngay cả những ai may mắn nhất trong cuộc đời này cũng không thể tránh khỏi được khổ đau. Giàu sang, địa vị, quyền thế... tất cả đều không giúp ích được gì cho mỗi chúng ta khi đối mặt với sự già nua, bệnh tật, chết chóc... Những người thân của ta lần lượt ra đi trong sự tiếc nuối của người ở lại, và bản thân chúng ta cũng có thể phải lìa bỏ cuộc sống này bất cứ lúc nào. Tuổi thanh xuân và sức khỏe của mỗi chúng ta cũng dần ra đi theo thời gian, trong khi quanh ta là vô số bệnh tật luôn rình rập, sẵn sàng tấn công làm ta gục ngã... Thêm vào đó, có biết bao hoàn cảnh, sự việc trái ý vẫn thường xuyên làm cho ta phải khổ đau, bất mãn... Chúng ta hoàn toàn bất lực không sao tránh né được những khổ đau trong đời sống, và chỉ có một chọn lựa duy nhất là chấp nhận chúng mà thôi.

Dù vậy, trí tuệ sáng suốt và sức mạnh tinh thần của mỗi chúng ta được thể hiện chính ngay trong sự chọn lựa duy nhất này, qua phương thức mà chúng ta chấp nhận và vượt qua những khổ đau của đời sống. Và điều tích cực nhất mà chúng ta có thể làm được là cố gắng đạt đến một nhận thức đúng về bản chất của khổ đau, nhận biết những nguyên nhân sinh khởi cũng như phương thức diệt trừ đau khổ, để từ đó có thể thực hiện những phương thức này ngay trong cuộc sống hằng ngày nhằm đạt được sự thanh thản, an vui và hạnh phúc chân thật trong đời sống. Đây cũng chính là mục đích nhắm đến của hết thảy những phương thức tu tập và nỗ lực rèn luyện tinh thần.

Khi quán chiếu thực tế đời sống, chúng ta sẽ có thể thấy rõ rằng sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ... và từ đó tất yếu sẽ dẫn đến những tâm trạng bất an, lo lắng, nghi ngờ, bất mãn... Những tâm trạng này luôn đối nghịch với hạnh phúc, xét trong ý nghĩa là chúng không bao giờ có thể hiện diện đồng thời với một tâm trạng thanh thản và an vui, mà thanh thản và an vui lại là những điều kiện tất yếu để có được một đời sống hạnh phúc. Vì thế, một khi lòng thương yêu được phát khởi, chúng ta sẽ có thể trừ bỏ được những cảm xúc tiêu cực, ngăn ngừa được sự sinh khởi và phát triển của chúng ngay từ khi vừa mới hình thành, và nuôi dưỡng được những tình cảm tốt đẹp để làm tiền đề cho sự chuyển biến tích cực của một đời sống an vui và hạnh phúc.

Vì thế, hát lên lời thương yêu chính là thông điệp tự muôn đời của những tâm hồn lớn luôn hướng về sự an vui hạnh phúc của toàn nhân loại. Cho dù đó là đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở phương Đông hay đức chúa Jésu Christ ở phương Tây, là thánh Mahatma Gandhi nhẫn nhục trầm lặng đã qua đời hay đức Đạt-lai Lạt-ma năng động tích cực – người đã từng nhận giải Nobel hòa bình – đang từng ngày thuyết giảng không mỏi mệt khắp nơi trên thế giới... tất cả các vị đều đã và đang khuyến khích chúng ta hát lên lời thương yêu trong cuộc sống.

Trong ý nghĩa đó, hát lên lời thương yêu luôn là khúc nhạc dạo đầu xua tan bóng đêm u tối của những khổ đau đang tràn ngập, và hát lên lời thương yêu cũng là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta, để cùng nhau hướng đến một đời sống ngày càng tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Tập sách mỏng này chắc chắn không sao nói hết được những gì liên quan đến một chủ đề lớn lao đến thế, nhưng hy vọng sẽ có thể gợi mở được đôi điều với những tâm hồn đồng cảm để cùng nhau hát lên lời thương yêu giữa những bộn bề của cuộc sống hôm nay. Trên tinh thần đó, người viết mong rằng sẽ nhận được sự cảm thông và tha thứ của bạn đọc gần xa về những sai sót chắc chắn không sao tránh khỏi, và cũng chân thành biết ơn về những ý kiến đóng góp xây dựng xoay quanh chủ đề này.

Trân trọng
Mùa xuân, 2006
Nguyên Minh

Source: rongmotamhon



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7753)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7433)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8439)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9226)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8836)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7060)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 16841)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7378)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9196)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8292)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]