Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường đi đến Phật đạo

16/01/201104:22(Xem: 6743)
Con đường đi đến Phật đạo

con duong den dao phat

Con đường đi đến Phật đạo
HT.Thích Thanh Từ


Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.

Như vậy người tu mới nhìn qua thấy thảnh thơi, ngồi lim dim đó mà thực là đổ mồ hôi hột, không chút rảnh rỗi, nhàn hạ. Bởi vì chúng ta quen nhìn sự vật bên ngoài theo lối hình thức phân biệt tướng mạo, vì vậy cái gì có hình tướng, có phân biệt thì chúng ta hiểu nhận, còn cái gì không hình tướng, chúng ta lại không biết. Ai cũng nói tâm là cái biết, là phần tinh thần của mình. 
 
Như vậy khi khởi nghĩ phân biệt hơn thua, phải quấy, tốt xấu là chân hay giả? Khi vọng tưởng thứ nhất lặng, chừng một giây hay hai giây vọng tưởng thứ hai dấy lên, thì khoảng trống giữa cái thứ nhất với cái thứ hai đó, chúng ta hữu tri hay vô tri? Hữu tri tức là có tâm. Vọng tưởng dấy lên thì có suy nghĩ, cái suy nghĩ đó là động. Mỗi một niệm dấy lên là động, động là tướng sinh diệt. Khi nó lặng, khoảng giữa này không dài, nhưng vẫn có một khoảng giữa trước khi niệm thứ hai dấy lên. Khoảng giữa đó, nếu không có tri thì niệm thứ hai dấy lên mình không thấy. Nhưng niệm thứ hai vừa trồi đầu lên, mình thấy liền, như vậy trong khoảng giữa đó có tri hay vô tri? Có tri. Cái tri của khoảng giữa đó là cái tri bất sinh bất diệt.

Khi chúng ta khởi nghĩ nhớ ba, nhớ má, thì hình bóng ba má hiện ra. Ta liền nói “vọng, buông!”. Buông thì nó lặng xuống, im lìm được một chút lại dấy lên nhớ chú, nhớ bác. Khi đó hình dáng chú, bác hiện ra. Như vậy khoảng giữa của hai niệm là cái biết không sinh diệt. 
 
Như vậy ngồi thiền hai tiếng đồng hồ, giả sử có hai trăm lần vọng tưởng, mất đi một tiếng đồng hồ, còn lại một tiếng lặng lẽ, quý vị đang làm gì, ở đâu? Chỗ này phải nhìn cho thật sâu mới thấy hết giá trị của nó. Trong hai trăm lần vọng tưởng mất một giờ động, nhưng cũng có một giờ tịnh, phải không?? 

Một giờ tịnh là không mê. Vừa dấy niệm chúng ta liền thấy, đó là yên tịnh trong cái rõ ràng thường biết. Góp lại từng chặng từng chặng rõ ràng thường biết đó được một giờ, như vậy buổi ngồi thiền đó hữu ích hay vô ích? Tối thiểu chúng ta cũng được một giờ yên tịnh. 
 
Vậy mà chúng ta cứ nhớ hai trăm lần vọng tưởng, bỏ quên cái khoảng lặng quý giá đó, nên cho rằng mình tu sao chỉ thấy toàn vọng tưởng, không được thanh tịnh giây phút nào.

Người mới tu mà muốn được rỗng rang, sạch làu làu, không còn gì hết sao được. Phải chia chớ! Chia cho vọng một chút phần. Tu là đang dành khoảng yên lặng nhiều vọng tưởng ít, đi từ từ như vậy. Ngày xưa Tổ Huệ Khả than với Tổ Bồ-đề-đạt-ma:

- Tâm con không an, nhờ Hòa thượng dạy pháp an tâm.

Tổ Bồ-đề đạt-ma bảo:

- Đem tâm ra ta an cho.

Ngài Huệ Khả sực tìm. Lúc trước, Ngài nhớ nó chạy lăng xăng hoài sao bây giờ dòm lại mất tiêu. Khi đó, Ngài bạch với Tổ rằng:

- Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được.

Tổ Đạt-ma bảo:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Ngay đó Tổ Huệ Khả nhận ra, biết được đường vào. Biết được đường vào, nhưng phải trải qua thời gian khá dài tu tập.

Một hôm, Tổ Huệ Khả thưa:

- Bạch Hòa thượng, hiện nay con bặt hết các duyên.

Tổ Đạt-ma bảo:

- Coi chừng rơi vào không.

Ngài nói:

- Rõ ràng thường biết, làm sao không được. 

Tổ Đạt-ma liền nói:

- Ông như thế, ta như thế, chư Phật cũng như thế.

Nghĩa là sao? Nghĩa là bặt hết các duyên mà rõ ràng thường biết thì ông được như vậy, ta được như vậy, chư Phật cũng được như vậy. Chư Phật được như vậy nên các Ngài thành Phật. Bây giờ ta được như vậy rồi ta cũng sẽ thành Phật, ông được như vậy ông cũng sẽ thành Phật.

Trên đường tu, nhiều khi chúng ta mắc kẹt ở ngôn ngữ văn tự, mà không thấy được bản chất thực, giá trị thực của sự tu. Bây giờ phải thấy giá trị thực của nó. Chúng ta chỉ mới bặt được mười phần trăm, hai chục phần trăm hoặc năm chục phần trăm các duyên thôi. 
 
Như vậy so với chư Tổ còn cách xa nhiều, tuy nhiên cũng có một hai phút bặt duyên. Chỗ bặt hết các duyên nhà thiền gọi là ông chủ, các duyên lăng xăng lộn xộn gọi là khách. Khách thì có hình dáng, chủ không có hình dáng. Bởi không hình dáng nên khó nhận, còn khách có hình dáng nên dễ nhận. Vì vậy suốt mấy giờ ngồi thiền, chúng ta chỉ thấy khách chớ không thấy chủ. Đó là vì mình sơ suất.

Niệm khởi là duyên, hết các duyên mà rõ ràng thường biết, đó chính là chỗ Tổ Bồ-đề-đạt-ma ấn chứng cho Tổ Huệ Khả. Ấn chứng bằng cách “ông như thế, ta như thế”, tức ta và ông không khác nhau. Chẳng những ông như thế, ta như thế, mà chư Phật cũng như thế luôn. Ba bốn con dấu giống hệt nhau. Đó là ấn chứng sâu đậm. Hiểu tới nơi rồi chúng ta mới thấy giá trị của sự tu.

Người không biết tu thì cảm thấy sự tu như vô ích. Năm ngoái ngồi cũng vọng tưởng, năm nay ngồi cũng vọng tưởng, chắc năm mười năm nữa cũng vọng tưởng! Tu như vậy buồn chết. Phải thấy năm ngoái trong một giờ bao nhiêu lần vọng tưởng, năm nay một giờ bao nhiêu lần vọng tưởng. Nó thưa từ từ. Thưa vọng tưởng từ từ, thì ông chủ hiện ngày càng rõ hơn. Vọng tưởng càng vắng, ông chủ càng hiện, chứ có thiếu chỗ nào. 
 
Nên biết giờ ngồi thiền không phải thiệt thòi. Chẳng những giờ ngồi thiền thôi, cho tới giờ đi tưới hoa, nhổ cỏ, nấu cơm, lặt rau v.v… cũng biết rõ từng niệm khởi. Đó là chúng ta không thiếu ông chủ. Hiểu cho thật kỹ chúng ta mới thấy ý nghĩa, giá trị của người tu thiền.

Một số người cứ ngỡ rằng vào Niết-bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ tốt đẹp. Tưởng Niết-bàn như vậy là Niết-bàn tưởng tượng. Niết-bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác. Cái hằng tri hằng giác đó cũng gọi là Phật tánh. 
 
Như vậy nhận được cái vô sanh hằng tri giác là nhập được Phật tánh của mình. Nếu nhập được Phật tánh của mình thì gọi là Phật. Chúng ta cứ mong thành Phật, được ngồi trên tòa sen có hào quang rực rỡ, nhưng không biết ông Phật đó là Phật sanh tử. Phật Pháp thân thì không có hình tướng.

Cho nên người biết tu sẽ được kết quả rất cụ thể, còn người không biết tu, hết nghĩ chuyện này đến chuyện nọ liên miên, nên không có kết quả. Trong khi cái biết thầm lặng luôn ở bên mình lại không hay, không nhớ tới. Do không nhận được cái hằng tri hằng giác thầm lặng ấy, nên chỉ nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ phải nghĩ quấy, cho đó là tâm. 
 
Chấp giữ khư khư thân sinh diệt và tâm sinh diệt là mình thì trách gì không đi trong luân hồi sanh tử muôn kiếp. Bởi cho cái sinh diệt là mình nên vừa mất cái sinh diệt này liền ôm cái sinh diệt khác, cứ liên miên như vậy, chịu vô lượng khổ đau, không có ngày ra khỏi.

Nếu biết rõ thân này vô thường sinh diệt, tâm phân biệt hơn thua phải quấy cũng vô thường sinh diệt; chỉ có cái hằng tri hằng giác, không hình không tướng đó mới thật là mình, thì đâu còn chạy theo hay chấp giữ cái vô thường sanh diệt làm gì nữa. Ngay đây dừng lại tất cả vọng tưởng đảo điên, thân tâm an vui, tự tại. Đó chính là con đường đi đến Phật đạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2019(Xem: 6753)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9629)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6363)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6401)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7170)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
10/04/2019(Xem: 6490)
Ban sơ, Phật giáo là một phong trào cải cách chống lại uy quyền Vệ-đà, nghi lễ Bà-la-môn và hệ thống giai cấp đầy bất công cuả xã hội Ấn độ . Thời Đức Phật, khuynh hường nầy phát triển rộng khắp dưới sự lãnh đaọ của Đức Phật, đạo Phật được số đông dân chúng và gai cấp thống trị ủng hộ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9 DL, Ấn giáo tung đòn phản công: tư tưởng đạo Phật được cố ý đem vào Ấn giáo và Đức Phật lịch sử được tuyên bố là một Hóa thân của thần Vệ Nữu. Những gì trước đây là điểm hấp dẫn của Phật giáo nay cũng được tìm thấy trong Ấn giáo.
09/04/2019(Xem: 5591)
Con Cháu Hiếu Ông Bà Vui Tươi Lắm Hãy Giành Nhau Phụng Dưỡng Phước Đức Nhiều Chính Người Già Là Ruộng Phước Phì Nhiêu Sau Tam Bảo, Cùng Neo Đơn Khốn Khó…(2)
09/04/2019(Xem: 6706)
MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ Nguyên bản: Extending Help Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019
07/04/2019(Xem: 8675)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 7775)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]