Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ghi chép lõm bõm thấp thoáng lời Kinh

16/10/201202:16(Xem: 5573)
Ghi chép lõm bõm thấp thoáng lời Kinh

GHI CHÉP LÕM BÕM
THẤP THOÁNG LỜI KINH
Đỗ Hồng Ngọc

thapthoangloikinhSống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc.

Phương tiện

Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế. Bởi họ đã có đủ chất liệu. Chỉ cần “chỉ trăng” là họ thấy ngay. Khổ Tập DiệtĐạo là đã đủ. Triệu chứng: Khổ. Nguyên nhân: Gốc của khổ. Vấn đề chỉ còn là trị liệu cách nào? Con đường (Đạo) phải thấy đúng (chánh kiến) trước rồi mới nghĩ đúng (chánh tư duy), nghĩ đúng rồi mới làm đúng… Chỉ cần giới định tuệ đủ dứt bệnh tham sân si. Một thứ điều trị đặc hiệu. Nhưng khi cần tới Bát Nhã thì có Bát Nhã. Nhân vô ngã, Pháp vô ngã. Qua sông bỏ bè. Rồi cần tổng hợp, cần nâng cao đã có Thường Lạc Ngã Tịnh. Cần cho thấy Như Lai thì trợn mắt chiếu hào quang, giữa chặng lông mày…

Khi nói chuyện với đám thanh niên thì có “thần tượng” Duy Ma Cật, đạigia, không cần xuống tóc, xuất hiện… Ngũ uẩn cũng là một phương tiện. Thị hiện vậy thôi.

Tùng địa dũng xuất

Từ đất vọt ra. Đất nào? Cái gì vọt ra? Đất tâm. Tâm địa. Vọt ra cái sự gọi là “phát tâm” muốn làm Phật, muốn thành Phật, “vô thượng chánh đẳng chánh giác” chứ không bằng lòng với A- la – hán, Bích chi, Duyên giác, Bồ – tát… Có phát tâm thì mới bố thí, trì giới, mới nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ… ba – la – mật và dĩ nhiên mới có “tri kiến” Phật sau khi đã được “khai thị” mà “ngộ nhập”! Nhưng hình như không chỉ vậy. Nhìn kỹ lại mới thấy thân xác con người cũng “tùng địa dũng xuất” (từ đất vọt ra) đó thôi. Ít nhất cái thân tứ đại đất nước giólửa (C, H, O, N) cũng từ đất, tạng đất. Bởi trong cơ thể con người đã có 60 – 70% thể trọng là nước, có 60 nguyên tố, khoáng chất đều từ đất mà ra như đồng, chì, sắt, kẽm, mangan…, các loại muối K, Na… Một người nặng 70kg đã có 10kg là Calci (vôi), 7 kg Phospho, 1kg muối (Natri)… Không “tùng địa cũng xuất” ư?

Chúng sanh

“Chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”. Chúng sanh tức chẳng phải chúng sanh nên mới gọi là…chúng sanh. “Tức phi/ thị danh” thật tuyệt vời! Để thấy cái không phải, thấy cái giả danh, tạm gọi. Một thứ ngôn ngữ giúp ly niệm, bỏ khái niệm để đến cái không phân biệt, ly tướng. Và từ đó thấy thực tướng vô tướng. Cho nên nói chúng sanh là… chúng sanh thì sai. Nói chúng sanh không phải là chúng sanh cũng sai. Hiểu chúng sanh là con người, là mọi sinh vật – đúng và sai. Vì có rất nhiều loại chúng sanh. “Vô số vô lượng vô biên” chúng sanh kiamà! Để ý hai chữ “vô biên” mà coi. Nó lạ chứ. Bởi không chỉ là số và lượng để có thể cân đong đo đếm, dù không thể cân đong đo đếm xuể!

Cho nên “tùy chúng duyên nhi sanh” thì nghe được.Tùy “chúng” duyên với nhau mà “sanh” ra nên gọi là “chúng sanh” thế thôi. Nếu không duyên,hết duyên, thì hết “chúng sanh” tức khắc. “Diệt độ” vô số vô lượng vô biên chúng sanh mà chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả là vậy. Không sanh lấy gì diệt? Nhưng, cách nào? Phải sống trong Vô ngã, Vô tướng. Khi không còn ngã tướng, ngã kiến: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả… gì nữa! Ở một nơi không có ta, không có người, chúng sanh, thọ giả… thì không còn một chúng sanh nào “sinh sự” được nữa.

Ở đâu, nơi đó? Thiền. Định (samatha) và Quán (vipassana).

“Thức tự tâm Chúng sanh

Kiến tự tâm Phật tánh”.

Chúng sanh không có ở ngoài. Nó ở trong. Trong tự tâm. Nó bày ra, dựng lên, vẽ vời trong tự tâm ta mà ta chẳng ngờ! Thức là cái biết do biện biệt, phân tách, đối chiếu, so sánh. Thức tràn ngập, hỗn mang. Thế giới phẳng, toàn cầu hóa, thức càng điên đảo. Thức nhiều khi từ tưởng mà ra, nhưng cần. Chẳng hạn cần thức để thấy chúng sanh ngọ ngoạy tràn ngập trong tự tâm ra sao. Nó ngọ ngoạy vì nó muốn quậy phá, muốn luôn hồi, muốn bay nhảy từ tầng này sang tầng khác, sáu nẻo thênh thang, chútvầy chút khác… “Thức” nó, nghĩa là thấy rõ, hiểu rõ về nó, phân tách nó ra một cách thấu đáo, hóa ra nó do ta tự tạo ra, không ai khác, là một thứ puzzle, lắp ghép, tương tác, tùy duyên. Từ tâm ta mà chúng sanhra. Khi rõ vậy rồi thì thôi. Dẹp đi. Khi dẹp nó đi thì không còn cần “thức” nữa. Mây tan rồi thì trời trong trăng sáng. Và lúc đó là “Kiến”.Thấy. Thấy rõ. Chiếu Kiến. Và Kiến gì? Kiến “Phật tánh”. Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Chonên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tựtâm Phật tánh”. Vậy thôi.

Trí và thức

Thức để dẫn đến tranh chấp, được thua, hơn kém, thị phi. Thức từ lục căn với lục trần mà sinh sự. “Nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý” ve vãn với “Sắcthanh hương vị xúc pháp” mà sinh đủ thứ thức. Nhãn thức đã đủ mệt. Mỗingười một nhãn thức khác nhau, nên mới sinh sự, đấu đá. Còn Ý thức thìvô tận và mới thật ghê gớm vì ý dẫn các pháp. Cho nên nếu không có cách kềm chế, chúng tung hoàng gieo rắc…đủ thứ điên đảo! Một khi lục căn mà thanh tịnh, thức sẽ trở thành Diệu quan sát trí. Diệu quan sát trí cung cấp những chất liệu chọn lọc an hòa cho Bình đẵng tánh trí (Mạt – na – thức đã được chuyển hóa) và cuối cùng là Đại viên cảnh trí hay Nhất thiết chủng trí, từ A – lại – da thức chuyển sang. Con đường khó, những được, nếu rèn luyện.

Nhẫn nhục

Nhục mà cũng nhẫn được thì khó, khó quá. Khó quá làm được thì các nhẫn khác cũng sẽ được. Trong lục độ thì bốn thứ Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn thuộc Giới. Hai thứ còn lại là Định và Tuệ. Vì thế, Giớiquan trọng biết bao. Nhưng giới định tuệ là một tam giác cân, hai chiều, tác động qua lại. Định dẫn đến Tuệ, rồi Tuệ lại dẫn đến Định, Giới. Lòng tham mới là gốc. Tham dẫn đến sân, si. Tham dẫn đến chấp, thủ. Tham tạo ra ngạ quỷ, địa ngục… Nhẫn nhục là một đức, một hạnh, cớ sao cho vào lục độ, ngang với thiền định, trí tuệ? Bởi vì không có nhẫnnhục thì các thứ khác khó mà hình thành. Người ta không thể tu hành gìnếu thiếu nhẫn nhục vậy.

Phật

Có vô số Phật. Hằng hà sa số chư Phật. Không nơi nào không có Phật. Không thời nào không có Phật. Chỉ cần “ly nhất thiết tướng tức danh chư Phật”. Phật là người giác ngộ. Chúng sanh là Phật “chưa giác ngộ”. Nhưng không giác rồi cũng phải giác. Sẽ phải giác. Cũng phải ngộ, sẽ phải ngộ. Vì Phật và chúng sanh đồng nhất thể. Sớm hay muộn mà thôi. Cùng một hạt giống cả! Nhưng Đức Phật (Thích Ca) giác ngộ sớm nên giải thoát sớm, tìm ra đường đi (Đạo) để giúp người với lòng từ bi vô lượng.

Giác ngộ thành Phật chỉ cần “ly tướng” thôi ư? Phải. Ly tất cả (nhất thiết) các tướng. Bởi muốn thấy biết (tri kiến) được Tánh, Chân như, Bản lai diện mục, Thực tướng vô tướng… gì gì đó thì phải ly tướng. Bởi “tướng” chỉ là cái “trình hiện” bên ngoài, cái “thị hiện”, cái giả danh…chơi vậy thôi. Cái “thật” nằm ở đằng sau, bên kia cái tướng, bên ngoài cái tướng. Thự ra, vẫn có tướng đó, nhưng mà là cái tướng Không. Duyên sinh. Chân không mà diệu hữu vậy thôi. Ly tướng không phải trốn chạy mà là thấy tướng không phải tướng, “kiến tướng phi tướng”. Nói khácđi, lúc đó sẽ thấy biết Như Lai. Tướng và tánh quấn quýt nhau. Tướng đó thì tánh đó, tánh đó thì tướng đó. Ly tướng mà vẫn ở trong tướng. Ở trong tướng mà vẫn ly tướng. Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc.

Như Lai

Phật là Như Lai nhưng Như Lai không phải Phật. Như Lai là Như Lai. Không từ đâu đến, chẳng đi về đâu. “Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ”. Có khi Phật và Như Lai nhập làm một, có khi tách làm hai, ngồi vào hai ghế chơi. Nhưng, hai mà một, một mà hai. Tùy lúc. Đừng mong dùng âm thanh ánh sáng…mà thấy Như Lai. Như Lai thấy qua cách khác. Thấy bằng tướng thì không sao tìm được Như Lai vậy. Phải “kiến tướng phi tướng” mới được(kiến tướng phi tướng tức kiến Như Lai). Nên không thể dùng tri thức mà thấy. Phải ở trong định, trong vô ngã. Có một thứ định, đi đứng nằm ngồi đều cùng Như Lai, với Như Lai. Phật hằng hà sa số trong khi Như Lai chỉ có một. Có một mà muôn vàn. Thị hiện vô vàn trong sắc, dìu dặt trong tiếng, ngan ngát trong hương… Khi chàng thi sĩ hỏi người đẹp xưa của tôi đâu rồi, chỉ còn cánh hoa đào năm ngoái đây thôi thì gió đông đã cười vào mũi chàng: Hoa đào năm ngoái ư? Hoa đào năm ngoái nào? Chỉ có hoa đào đời đời kiếp kiếp đó thôi! Người đẹp cũng vậy. Vẫn người đẹpđời đời kiếp kiếp đó thôi. (Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựutiếu đông phong. Thôi Hộ). Phải ra khỏi cái ngã rồi mới thấy. Thấy cái“Như Lai thọ lượng” vậy.

Prajna và Prana

Prajna và Prana là một. Như E = mc. Là một. Prajna là Trí tuệ Bát nhã, còn Prana là Nguồn sống. Có Prana mới có Prajna và có Prajna thì cóPrana. Pra là trước, Ana là hơi thở vào, là thở. Trước cái thở là cái gì? Là cái chưa cần… thở! Là cái bào thai. Cái “Như lai tạng”.

Prana là nguồn sống, từ cõi lặng, quãng lặng, trước hơi thở vào. Và nếu nối liền quãng lặng đó với nhau, liên tục, miên mật, ta có quãng dừng. Ở đó, cái gọi là chết. Hóa ra Chết là Nguồn sống, cái gốc của sự sống ư? Và chỉ khi ta hiểu rõ Prana, vui đùa tung hứng với Prana, ta có Prajna, Bát nhã. Bát nhã là phiên âm của Prajna từ Phạn ngữ. Một thứ trí tuệ đặc biệt. Đặc biệt vì nó chẳng phải là trí tuệ. Nó tự có, khôngqua tìm kiếm, biện biệt, so sánh, tính toán, học hỏi. Nó là cái biết của trẻ thơ, hồn nhiên, trong sáng và từ đó, thanh tịnh. Pra là trước, Jna là sự hiểu biết. Trước cả sự hiểu biết. Ấy là tuệ giác. Trực nhận. Hiện tiền: cái hiện ra trước sự biết. Ấy là Trí, là Tuệ, là Bát nhã. Prana dẫn tới Prajna. Khi Prajnã mà Paramita thì gặp Prana.

Paramita

Nói vật chất là năng lượng và năng lượng là vật chất chưa đủ, cũng như nói “E = m” thì còn thiếu ‘c’. Phải qua bờ bên kia (Paramita) thì vật chất mới thành năng lượng và ngược lại. Cũng là một thôi. Là một nhưng trong điều kiện này thì là năng lượng, điều kiện kia thì là vật chất. Duyên sinh cả thôi. Thực tướng vô tướng ở đó. Vô lượng nghĩa ở đó.Và “như như bất động” ở đó. Paramita, cái cầu để qua bờ bên kia. Có khi ở hẳn, có khi lại về. Cho nên Gate, Gate, Yết để yết đế… mới là câuthần chú, minh chú: Qua đi, qua đi… cũng là Về đi, về đi… đó vậy!

Sắc thọ tưởng hành thức

Sắc trong ngũ uẩn là sắc của tâm. Sắc có trước. Không sắc chẳng tâm. Không tâm chẳng sắc. Sắc dẫn tới thọ. Thọ dẫn tới tưởng, rồi hành, rồi thức… Vô minh, hành, thức… Cứ thế chằng chịt. Cứ thế quấn quýt. Sắc là vô minh. Thọ là vô minh. Tưởng là vô minh. Thọ tưởng mới sinh sự. Ái, Thủ, Hữu… này khác. Sinh sự thì sự sinh. “Diệt thọ tưởng định” là một kỹthuật. Thọ không khởi, Tưởng sẽ không khởi. “Sắc thọ tưởng hành thức” được xếp theo một quy trình, một tiến trình. Tứ đại mới là Sắc – thân, còn Ngũ uẩn chính là Sắc – tâm. Nói khác đi, ngũ uẩn là tâm. Cho nên “ngũ uẩn giai không” là tâm Không. Còn Tứ đại kệ nó. Cứ cho nó lắc lư bay nhảy theo kiểu chơi của nó, sanh bệnh lão tử của nó. Tha hồ.

Thường Lạc Ngã Tịnh

Từ Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh … lăn lóc, lang thang, trôi nổi –luân hồi – bỗng gặp Thường, Lạc, Ngã, Tịnh! Vô thường trở thành Thường, Khổ trở thành Lạc, Vô ngã trở thành Ngã và Bất tịnh trở thành Tịnh. Không khó. Nó chỉ là mặt bên kia, bờ kia, phía kia. Lý thú: nó bất nhị bởi nó vô tướng, vô ngã! Hoa nở rồi tàn, trăng tròn rồi khuyết,sanh bệnh lão tử. Vô thường quá đi chứ, nhưng cứ đời đời kiếp kiếp đềuđặn, lặp đi lặp lại như vậy hoài chẳng hóa ra là thường ư? Lạc làm saocó nếu không thấy biết khổ chính là “nguồn lực”? Cho nên luân hồi sinhtử chíng là Niết -bàn đó vậy. Sóng ngàn đời về đâu? Nước ngàn đời về đâu? Thân tứ đại ngũ uẩn tưởng là bất tịnh mà tịnh quá đi chứ, đàng saukia là bao nhiêu nguyên tố chẳng đổi dời? Khi Phật không cần “phương tiện” nữa – thì nói trắng ra “Thường, lạc, ngã, tịnh “đó thôi. Đều “NhưLai tạng” cả mà!

(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 136)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2011(Xem: 16539)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 7314)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
21/08/2011(Xem: 5107)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 4646)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 8592)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 6851)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 5286)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 8437)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 5404)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 6518)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567