Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông

12/09/201203:05(Xem: 7440)
Mật Tông

MẬT TÔNG
Lê Sỹ Minh Tùng

Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?

Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả.

Đại thừa Phật giáo ở Ấn Độ được chia làm 3 thời kỳ:

1)Sơ kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu khoảng từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên nhằm phát huy lý luận “Giai Hữu Tánh Không” và từ đó hình thành học phái Trung Quán của Long Thọ và đệ tử là Đề Bà.

2)Trung kỳ Đại thừa: Đây là giai đoạn khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6 sau công nguyên với sự xuất hiện của thuyết “Như Lai tạng Duyên khởi” và A-lại-da thức Duyên khởi. Từ đó hình thành học thuyết Du già do ngài Vô Trước và em là sư Thế Thân với tác phẩm nổi tiếng “Thành Duy Thức Luận”.

3)Hậu kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu từ những thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thư 13. Đây có lẽ là thời kỳ Phật giáo dần dần suy vi. Nhưng lúc ấy Phật giáo Đại thừa được truyền từ Ấn Độ gọi là Phật giáo Bắc truyền lại phát triển rực rỡ ở các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam với sự xuất hiện của mười đại tông phái như Thiền, Tịnh độ, Nhiếp Luận, Thiên Thai...

Thế thì Thiền tông xuất hiện vào Trung kỳ Đại thửa và Mật tông xuất hiện vào Hậu kỳ Đại thừa. Mãi đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên tức là trên 1.300 năm sau ngày đức Phật nhập Niết bàn, ở Ấn Độ xuất hiện một vị Tổ của Mật tông tên là Dược sư Long Thọ. Còn Bồ tát Long Thọ, người đã khai triển và hoàn thành học phái Trung Quán, ra đời vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên trong gia đình Bà là môn thuộc nước Andhradesa tức là Vidarbha, là vị Tổ đời thứ 14 trong số 33 vị Tổ của Phật giáo Thiền tông. Vị Tổ thứ 33 cũng là vị Tổ sau cùng của Thiền tông là Lục Tổ Huệ Năng.

Mật tông còn được gọi là Chân Ngôn tông, Du-già tông, Kim Cương Danh tông, Tì-lô-giá-na tông, Khai Nguyên tông hay Bí Mật thừa. Tông này chủ yếu lấy kinh Kim Cương Đảnh làm kinh tạng, kinh Tô-bà-hô làm luật tạng và luận Thích Ma-ha-diễn làm luận tạng. Sở dĩ tông này được gọi là Mật giáo vì để hiển bày giáo nghĩa của mình là rất sâu xa bí mật, còn các giáo phái Đại thừa khác là thiển hiển. Mật tông cho rằng giáo pháp của hai bộ Kim Cương giới và Thai Tạng giới là chính do pháp thân Phật Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết và đây mới là cảnh giới của Phật tự nội chứng cho nên mới gọi là Mật. Đứng về giáo nghĩa hiển bày chân lý thì không có sự sai biệt giữa Hiển giáo và Mật giáo, nhưng về hành trì thì Mật tông có những quy tắc đặc thù không giống với các tông phái khác.

Mật tông ở Ấn Độ bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, do quá trình phát triển lâu dài, Phật giáo dần dần xâm nhập vào tín ngưỡng dân gian nên chịu ảnh hưởng cũng như tiếp thu các chú thuật Mật pháp để bảo vệ giáo đồ và tiêu trừ tai chướng. Rồi dần theo thời gian, Mật tông còn chuyển các vị thần của Ấn Độ giáo vào Phật giáo, do đó mà xuất hiện nhiều vị Minh vương, Bồ tát chư thiên, chân ngôn chú ngữ…Vì vậy trong kinh điển Đại thừa ở thời kỳ sau xuất hiện một loại kinh điển lấy Đà la ni (Dharani) làm chủ yếu. Trong Kinh tạng và Luật tạng Pali có kinh nói về kệ Hộ thân. Sau đó Phật giáo đồ ở các vùng Tích Lan biên tập kinh này gọi là kinh Minh Hộ (Paritta). Kinh này được xem là khởi nguyên của Mật giáo Đà la ni và Mạn đà la sau này. Đến khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên mới xuất hiện kinh điển độc lập chuyên nói về chú pháp, như kinh Khổng Tước Minh Vương…

Đến giữa thế kỷ thứ 7 về sau, Phật giáo Ấn Độ tiến vào thời kỳ toàn thịnh thì Mật giáo chân chính mới thực sự khai triển dùng chân ngôn, Đà la ni làm trung tâm, phát triển triết học Phật giáo Đại thừa dựa vào những tư tưởng Mật tông này. Mật giáo hưng khởi vào thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 11 khi Phật giáo Ấn Độ bị suy vong thì Mật giáo mới ngưng phát triển. Nhưng tại Trung Ấn Độ, Mật giáo vẫn còn hưng thịnh, sau khi dung nhập giáo thuyết của phái Tính Lực (Sakrtah) thì trở thành Tả đạo Mật giáo, chú trọng thuyết Đại Lạc (Mahasukha-vada) trong kinh Kim Cương Đảnh của Thuần Mật.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 về sau, Mật tông được truyền vào Tây Tạng, trở thành Lạt-ma giáo.

Dựa theo tư tưởng truyền thuyết Mật tông, khoảng thế kỷ thứ 7, Dược Sư Long Thọ trì chú vào 7 hột cải trắng để mở tháp sắt 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ tát trong Kim Cương giới) ở Nam Ấn Độ và đích thân nhận 2 bộ đại kinh này từ Kim Cương Tát-đỏa. Sau đó ngài Long Thọ truyền lại cho Long Trí rồi truyền cho ngài Thiện Vô Úy. Vì thế Long Thọ là Tổ sư khai sơn, còn vị giáo chủ là Đại Nhật Như Lai tức là Phật Tỳ-lô-giá-na. Vì việc thuyết pháp khác với với đức Phật Thích Ca nên gọi là Kim Cương thừa. Kim Cương thừa sau này chia làm 2 phái:

1)Phái hữu: Lấy kinh Đại Nhật làm chủ, mang chủ nghĩa thần bí, muốn nhờ vào chú thuật để thực hiện sự hợp nhất giữa vũ trụ và tinh thần, cùng chi phối hiện tượng tự nhiên và những việc may rủi tốt xấu của con người nên gọi là Chân Ngôn thừa. Phái này từ Trung Hoa truyền sang Nhật Bản thành tông Chân Ngôn. Ngoài ra, Mật giáo do tông Thiên Thai ở Nhật Bản truyền thì gọi là Thai Mật.

2)Phái tả:Lấy kinh Kim Cương Đảnh làm chủ tức là Tả đạo Mật giáo, khẳng định bản năng của con người muốn ngay nơi đây phát hiện lẽ chân thật nên gọi là Kim Cương thừa. Phái này xem trọng pháp Song thân. Theo lập trường của Phật giáo Nguyên thủy, phái này là bàng môn tả đạo và bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 trở về sau kết hợp với Ấn Độ giáo nên càng thêm hưng thịnh. Về sau lại truyền vào Tây Tạng trở thành cơ sở của Tạng Mật. Tạng Mật tức là Tây Tạng Phật giáo Mật tông do ngài Liên Hoa Sanh, ngài Hộ Tịch truyền vào từ thế kỷ thứ 8. Khi Phật giáo chưa du nhập vào Tây Tạng thì Tây Tạng thực hành tà chú của đạo Bon-Pa gọi là Cựu Mật pháp. Đến đầu thế kỷ thứ 11, ngài Tông Khách Ba dịch nhiều kinh điển Du già Mật giáo thì bây giờ gọi là Tân Mật giáo.

Tóm lại, nếu luận về giáo chủ thì Hiển giáo là do đức Thích Ca ứng hóa thuyết pháp, Mật tông là do pháp thân Đại Nhật Như Lai thuyết. Về pháp thân thì pháp thân của Hiển giáo là “lý thể” không hình không tướng. Còn pháp thân của Mật tông thì có hình có tướng và có thể thuyết pháp được. Nhìn từ pháp sở thuyết thì cảnh giới Bát bất trung đạo tịch diệt của tông Tam luận, cảnh giới Thắng nghĩa đế ly ngôn của tông Pháp Tướng, cảnh giới Bất khả tư nghì nhất niệm tam thiên của tông Thiên Thai, cảnh giới Tính hải quả phần bất khả thuyết thập Phật của kinh Hoa Nghiêm đều rốt ráo có thể nói được. Bây giờ nhìn từ sự biểu hiện của chân lý thì tất cả các pháp đều tượng trưng cho chân lý mà biểu hiện cụ thể của những loại tượng trưng này tức là nghi quĩ của Mật tông. Xét từ sự thành Phật nhanh chậm thì trừ Thiền tông ra, các tông khác đều phải trải qua 3 A tăng-kỳ kiếp, còn Mật tông thì chủ trương ngay nơi thân này thành Phật. Xét từ hệ thống giáo nghĩa thì Mật tông là tổng hợp Vũ trụ nhân sinh quan Lý, Trí không hai. Đức Đại Nhật Như Lai có đầy đủ nhân cách vĩ đại này mà thế giới của Trí pháp thân gọi là Thai tạng giới. Nhờ sức tu trì có thể khuếch đại thế giới Trí hợp nhất với thế giới Lý, đó là Lý, Trí không hai. Từ khi xuất hiện của Du-Già Hành tông của Vô Trước thì cái nhìn về vũ trụ của Mật tông được lý giải rộng rãi hơn.

Nói chung Hiển giáo tận dụng văn tự ngôn ngữ, giải thích, dùng thí dụ nên đức Phật nói quyền, nói thật, nói rộng, nói hẹp, nói cao, nói thấp miễn sao sáng tỏ vấn đề. Mục đích của Hiển giáo là “Văn như tư rồi tư như tu” thì mới nhận biết được sự lợi ích của lời Phật dạy. Vì thế Hiển giáo là giúp hành giả khai tâm, mở tánh thấu triệt Chân lý.

Mật giáo thì ngược lại, không chú trọng đến giáo lý, mà chỉ chú tâm vào câu Thần chú Đà-la-ni. Thần chú là thứ văn tự không cần ngữ ngôn lý giải vì thế hành giả Mật tông chỉ thực hành tam mật tương ưng. Đó là thân mật, khẩu mật và ý mật phải tương ứng với nhau để cột tâm vào câu thần chú. Nói cách khác muốn có kết quả tốt, người thực hành Mật tông thì tay phải bắt ấn, chân ngồi kiết già, miệng đọc thần chú và ý niệm thần chú thì thân, khẩu, ý không có cơ hội tạo nghiệp. Lối thực hành này giống như phương pháp niệm Phật của Tịnh độ tông, nhưng nếu chưa đạt đến “Nhất tâm” thì khi hành giả không còn trì chú hay niệm Phật thì vọng tưởng phát tác trở lại.

Chú Đại Bi rất phổ thông trong Phật giáo Đại thừa khắp mọi nơi, nhưng đã là thần chú thì không thể và không nên giải thích. Thế mà gần đây có một số người cố tình giải thích Chú Đại Bi theo quan niệm riêng của họ làm mất đi sự huyền diệu của chú. Chú là mật giáo còn giải thích, giảng giải là hiển giáo cho nên nếu giải nghĩa Chú Đại Bi thì chẳng khác nào giết chết tính bí mật, linh thiêng huyền diệu của nó và vô tình biến mật giáo thành ra hiển giáo. Tây Tạng là quê hương của Mật giáo nhưng có thấy các vị Lạt Ma giải thích bất cứ câu Thần Chú nào đâu? Không lẽ trí tuệ của các vị Lạt Ma còn kém hơn các vị giảng giải Chú Đại Bi hay sao? Đối với Phật giáo Mật tông Tây Tạng, câu thần chú rất phổ biến của Bồ Tát Quán Thế Âm là “Om Mani Padme hum” phiên âm tiếng Việt là “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2015(Xem: 6592)
Chúng tôi rời Việt Nam bay tới Băng Cốc Thái Lan và phải đi tiếp 300 km nữa mới về đến địa điểm nơi diễn ra khóa tu “Con đường hạnh phúc”. Đây là khóa tu dành riêng cho người Việt. Rời khỏi nhà buổi sáng, và đến 7 giờ tối mới đến nơi. Xong thủ tục check in, nhận phòng thì đã 22h đêm. Ai cũng mệt nhưng hạnh phúc. Bởi con đường hạnh phúc có thật đây rồi.
18/06/2015(Xem: 8055)
Vào ngày 14/06/2015, đáp lời thỉnh cầu của Ban tổ chức, đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng lưu vong đã chia sẻ một buổi Pháp thoại tại Perth Arena, Thành phố Perth, bang Westen Australia (Perth sở hữu một nền giáo dục quốc tế hoàn hảo). Buổi Pháp thoại có 12.000 thính chúng tham dự, trong đó có 700 sinh viên Trường Đại học Western Australia. Nữ diễn viên Suzie Mather, và Ông Rick Ardon, người dẫn chương trình trên Seven News, Thành phố Perth, bang Westen Australia đã giới thiệu Ngài đến với khán thính giả.
15/06/2015(Xem: 12693)
Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm.
15/06/2015(Xem: 23487)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
07/06/2015(Xem: 8284)
Những con đường ẩm còn đọng nước mưa trắng xóa, bụi đường sạch bóng, không khí trở nên mát mẻ hơn những ngày gần đây, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ra sân bay, đặt chân cất bước lên đường chuyến công du hoằng pháp tại Australia. Quý Phật tử tiễn đưa Ngài trong niềm vui vô hạn và công chúng tại sân bay ai ai cũng đều chắp tay cúi đầu, cung kính Ngài
07/06/2015(Xem: 11738)
Tối qua con bé cháu nội 3 tuổi nhảy lên lòng, hai tay úp chặt quyển sách vào mặt nó rồi nói : Đố bà nội tìm thấy bé. Bà nội bày đặt nói : Ủa bé đi đâu mà bà nội tìm không thấy. Nó cười ngặt ngoẹo, làm bà nội phải ôm chặt nó cho nó khỏi té. Nó lại tiếp tục: Bà nội tìm đi, tìm coi bé trốn ở đâu. Rồi lại úp kín mặt vào cuốn sách. Bà nội nói không biết nó trốn ở đâu là nó lại cười. Cứ thế mà nó kéo cả 20 phút chưa chán. Thấy nó cười nhiều quá, bà nội phải chịu thua, nó nói bé trốn trong quyển sách. Nó lấy quyển sách ra rồi lại líu lo. Bé trốn trong quyển sách mà bà nội tìm không thấy, rồi nó cười như nắc nẻ. Tiếng cười trong vắt thì thôi.
21/05/2015(Xem: 6736)
Pháp thoại Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng cho nhân viên văn phòng FDI Hà Nội vào ngày 31-3 năm 2015. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Mi Phật. Hôm nay, ngày 31 tháng 3 năm 2015 tại văn phòng FDI Hà Nội, Tôi xin chia sẻ pháp thoại đến với nhân viên văn phòng FDI với đề tài: Con đường tự do và phát triển. Thưa đại chúng!
21/05/2015(Xem: 7173)
Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam chúng tôi rất vinh dự được Trưởng lão Thiền Sư Jinje, Tông trưởng Tông Tào Khê và Hòa thượng Jaseung, Chủ tịch Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc thỉnh mời tham dự Hội Nghị Thế Giới Vì Hòa Bình Và Tái Thống Nhất Hàn Quốc, vào ngày 15 đến ngày 18 tháng 5 năm 2015 tại Thủ đô Seoul, nước Cộng Hòa Hàn Quốc và đóng góp Thông điệp Hòa bình ở trong hội nghị này.
21/05/2015(Xem: 9850)
Năm nay tôi đã lớn tuổi nên không nhận giảng ở các trụ xứ an cư. Nhưng vì sư Giác Toàn có thạnh tình mời về thăm và có ít lời nhắc nhở chư tăng trong mùa hạ luôn tinh tấn tu hành, để xứng đáng là người xuất gia tu đạo giải thoát. Vì vậy mới có buổi nói chuyện này.
16/05/2015(Xem: 24464)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]