Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Maureen Cavanaugh

06/07/201200:45(Xem: 10506)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Maureen Cavanaugh

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
ĐÀM LUẬN VỚI MAUREEN CAVANAUGH
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Maureen Cavanaugh , 19-4-2012
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển , 30-4-2012
Dalailatma_3

CAVANAUGH: Trướctiên xin cảm ơn ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi nghĩ mỗi con người, được sinh ra từ bà mẹ,và trong vài năm tiếp theo đã đón nhận tình cảm vô hạn từ bà mẹ chúng ta. Nên tôi nghĩ , đứa trẻ, kinh nghiệm đầu tiêntrong kiếp sống này, là tình cảm vô hạn từ người khác, từ trong máu, do vậy cảcuộc đời còn lại, khi người khác mĩm cười với bạn một cách chân thành, bạn cảmthấy hạnh phúc, ngay cả con vật cũng vậy. Do vậy, con người tiếp nhận tình cảm từ người khác cũng trau dồi khảnăng biểu lộ tình cảm đến người khác. Nhưng vấn đề rắc rối là, tôi nghĩ là,khắp mọi nơi... vấn đề rắc rối tôinghĩ là,... căn bản giá trị con người từ lúc bắt đầu, từ lúc mới sinh ra, mộtcách chính xác không được nuôi dưỡng một cách thích đáng. Rồi thì tâm tư, não bộ qua giáo dục, cũng như kinh nghiệm, rồi thì những giá trị căn bản này, chưa được phát triển xa hơn, vẫncòn ngủ yên. Không bắt kịp những kinhnghiệm thông minh, kinh nghiệm trưởng thành. Những thứ ấy cần tăng trưởng, rồi thì đời sống chúng ta trở nên nhân bảnhơn. Vậy thì bây giờ ở đây, từ quốc gianày đến quốc gia khác, một cách rõ ràng, những xứ sở nào, sợ hãi liên tục (nhữngquốc gia khép kín), thật sự làm tổn hại trái tim. Từ quan điểm ấy, Hoa Kỳ là một đất nước tựdo, một quốc gia dân chủ, có nhiều cơ hội hơn để cho năng lực của trái tim năngđộng hơn.

CAVANAUGH: Có nhiều nhà khoa học và nghiên cứu ở SanDiego này, họ hiện thực những tiến bộ về khoa học khí hậu, kỷ thuật. Ngài có nghĩ là khoa học có thể là một khí cụcủa từ bi không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Ô vâng. Không trực tiếp. Nhưng bà thấy đấy như y học bây giờ, thí dụthế, bắt đầu đề cập đến sức khỏe tốt đẹp, tâm tư hòa bình, tự tin, lạc quan, lànhững thứ thật sự quan trọng, cũng như ngăn ngừa sự lú lẫn. Cũng ở trình độ ấy, thái độ tinh thần là nhữngnhân tố thiết yếu.

Rồiở một lãnh vực khác các nhà chuyên môn về não bộ, khoa học thần kinh, bắt đầucho thấy sự hấp dẫn với chuyển động của não bộ. Dĩ nhiên có những nhân tố khác thúc đẩy sự vận động của não bộ là thếnào, thứ ấy chúng tôi gọi là tâm. Đôikhi người ta cảm thấy tâm là năng lượng hay gì khác từ não bộ. Bây giờ, với một ít tò mò, hay nghi ngờ một cách nghiêm trọng đến sựthay đổi thái độ tinh thần. Đây là hai vấn đề mà khoa học biểu lộ sự thích thú.

Dovậy, phần thứ nhất là tâm tư hòa bình rất thiết yếu cho sức khỏe chúng ta. Nên tôi nghĩ trong trình độ ấy, khoa học chothấy sự lợi lạc vô biên cho sự tỉnh thức hay cuối cùng, sự thuyết phục tinh thần,sự hòa bình của tâm hồn chứ không phải là những thứ xa xỉ phẩm. Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vôcùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của conngười. Rồi bà thấy ở trình độ gia đình sựchân thành hòa hiệp, tình cảm chân thật trong gia đình không phải là tiền bạc,không phải là quyền lực, không chỉ là sự giáo dục, mà là nền tảng giá trị nhân bản(chỉ vào trái tim). Do vậy, trình độ cánhân, trình độ gia đình, trình độ cộng đồng, trình độ quốc gia, ngay cả trình độquốc tế. Vô số rắc rối chúng ta đối diện,một cách căn bản đều là những thứ do con người tạo ra, những thứ do chính chúngta tạo ra chứ không phải qua trình độ của tuệ trí. Dĩ nhiên, có một số trường hợp, với kiến thứchoàn toàn hay quan điểm thần thánh cũng tạo nên rắc rối. Nhưng một cách căn bản các trình độ là nguyêntắc chính yếu hơn. Do vậy, cho đến khinào bà có sự quan tâm chân thành cho sự cát tường của người khác, thì nền tảngnày càng căn bản hơn.

CAVANAUGH: Ngàicũng nói về sự thay đổi khí hậu, vậy thì sự thay đổi khí hậu có liên quan gì đếntừ bi?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng, từ bi, quan tâm cho chính mình hay sự quan tâm của chính mìnhđến sự cát tường của người khác,... nên sự thay đổi khí hậu đem đến vô số khókhăn, khổ đau, bệnh tật, nóng bức, một đời sống khó khăn cho hành tinhnày. Nên qua lộ trình ấy, chúng ta quantâm đến sự cát tường, không phải bầu trời, không chỉ chính tự môi trường, nhưngchúng ta sống trong môi trường ấy, nên một cách trực tiếp chút nào đấy nó liênhệ đến sự sống còn của chúng ta. Nên quacách ấy chúng ta quan tâm đến sự cát tường của nhân loại, chúng ta thật sự phảiquan tâm đến môi trường. Tự động phải đếnnhư vậy.

CAVANAUGH: Thưa ĐứcThánh Thiện, ngài vừa mới tách riênglãnh tụ tâm linh như một Đạt Lai Lạt Ma và theo truyền thống ngài bao gồm cảnhư lãnh tụ thế quyền mà chính phủ lưuvong bây giờ có một lãnh tụ thế tục, điều này có phải là ngài tin tưởng sự táchrời giữa thế quyền và giáo quyền như cách mà chúng tôi đã làm ở đây, tại Hoa Kỳ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Chắc chắn là như thế. Tâm linh, một cách thật sự ở trên chính trị,một số việc khác. Vì vậy, một lý do,ngay từ tuổi ấu thơ, và một cách đặc biệt khi tôi nhận lãnh trách nhiệm [như mộtlãnh đạo quốc gia] tôi đã có một khao khát tận cùng phải thay đổi hệ thống củachúng tôi. Rồi thì ngay khi chúng tôi đếnẤn Độ, 1959, chúng tôi lập tức bắt đầu hệ thống dân chủ. Bây giờ đây, nếu Đạt Lai Lạt Ma, trong lãnh vựcchính trị là lãnh tụ tối cao cũng như là lãnh tụ tôn giáo có thể trở thành chướngngại, rắc rối cho sự dân chủ hóa. Rồithì có một vấn đề khác nữa, điều ấy có thể là vấn đề chính về Tây Tạng, cả vấnđề ấy chỉ phụ thuộc vào một người thật là nguy hiểm và ngu ngơ. Đấy là rắc rối của cả quốc gia, không phải làvấn đề của tôi, không phải là rắc rối của Đạt Lai Lạt Ma, không phải vì vấn nạncủa Đạt Lai Lạt Ma, ngay cả không phải là vấn đề của Đạo Phật, nhưng mà cho quyềnlợi của quốc gia, quyền lợi của chúng tôi. Cho nên vấn đề này phải được chính cả dân tộc lo lắng đến. Do vậy, khi họ đã đảm trách hoàn toàn nhiệm vụ,rồi thì cho dù tôi có còn ở đấy hay không họ vẫn có thể đảm nhiệm cho vấn nạn ấy. Bây giờ sau khi tôi đã trao lại toàn bộ thẩmquyền, bây giờ vấn nạn của chúng tôi đã trở nên an toàn hơn nhiều. Và một cách cá nhân, một bí mật, ngày mà tôibàn giao một cách chính thức cho chính phủ lưu vong, đêm ấy tôi đã có một giấcngủ rất khác thường (cùng cười). Nên bâygiờ, tôi tự do, tôi có thể làm bất cứ điều gì với thời gian của tôi, theo chínguyện của tôi, hai điều, một là thúc đẩy giá trị căn bản của loài người, là điềumà chúng ta đã thảo luận, và cũng thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo, hai lãnh vực ấy. Ít nhiều, tôi nghĩ tâm linh hay giá trị conngười, bây giờ tôi có thể quan tâm đến lãnh vực chuyên môn của tôi. Vấn đề chính trị quốc gia không phải là lãnhvực chuyên môn của tôi (cười).

CAVANAUGH: Thưa ĐứcThánh Thiện, ngài vừa mới viết một quyển sách "Vượt Khỏi Tôn Giáo" đạođức cho toàn thế giới. Một số người nghĩrằng chúng ta không thể từ bi hay đạo đức mà không có tôn giáo, chúng ta có thểvượt khỏi tôn giáo chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng, chắc chắn là được. Tôi hỏi bà, chứ thú vật có tôn giáo không?

CAVANAUGH: Không.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Mèo, chó, và một số ... chim, nhiều chủng loạiđộng vật có vú có khả năng biểu lộ tình cảm, do bởi nhân tố sinh học. Và rồi như chó, chủ của con chó biểu lộ,không chỉ thức ăn, mà tình cảm thật sự, con chó rất cảm kích. Chỉ có thức ăn mà không biểu lộ tình cảmchúng không thể tiếp nhận 100% sự hài lòng. Vậy thì, bà thấy chúng cũng ... khi chúng ta những con người, chúng tabiểu lộ tình cảm, con vật đáng thương ấy cũng đáp ứng lại,..., chúng liếm, haynhư con mèo, đôi khi chúng giơ chân bấm bấm vào người chúng ta và kêu rừ rừ rừ,những âm thanh đặc biệt nào đấy, rất an bình, đấy là sự đáp lại tình cảm, tôimuốn nói là chúng cảm kích, chúng cũng có khả năng biểu lộ tình cảm của chính chúng. Và rối ngay khi chúng ta sinh ra, trẻ thơkhông có tín ngưỡng. Nên sự tranh luậnchính của tôi là, tình cảm là nhân tố sinh học, rồi sau này mới có tôn giáo, vàkhông có tôn giáo cũng có cách qua sự giáo dục, như các nhà khoa học tìm ra, rồithì chúng ta đón nhận sự thuyết phục không phải thật sự yêu thương người khácvì sự thích thú riêng của chúng ta mà là sự biểu lộ từ ái bi mẫn đến ngườikhác, như thế đấy.

CAVANAUGH: Câu hỏicuối cùng của tôi là, ngài có cảm thấy là bổn phận để đi khắp thế giới thuyếtgiảng hay đấy cũng là sự thích thú của ngài?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Không phải là bổn phận. Không có sự mời thỉnh tôi không bao giờ đếnnhững nơi ấy (cười). Rồi thì khi mà giấymời đến tôi có dịp biết những địa điểm mới, để thấy gia đình của người ấy,không có gì hấp dẫn lắm. Những giấy mờiđến từ những tổ chức, mà chúng thật sự liên quan đến những lãnh vực chuyên môncủa tôi, những lãnh vực này, từ những trường đại học khác nhau, hay những tổ chứcgiáo dục khác nhau. Tôi cảm thấy, tham dựở đấy, để thúc đẩy sự tỉnh thức về những điều này, bắt đầu và làm lan tỏa trongcộng đồng nhân loại. Vậy thì, trên trìnhđộ ấy, vâng, tôi có một bổn phận nào đó. Nhưng tôi chỉ là một trong bảy tỉ con người. Tôi tin rằng, mỗi chúng ta lệ thuộc vào toànthể nhân loại, nếu mọi người hạnh phúc,tôi cũng được lợi lạc. Nếu thay vì thế,loài người ở tình trạng rắc rối hay bạo động. Tôi không thể thoát khỏi cảnh ấy. Nên mỗi một người trong bảy tỉ người hãy nghĩ về sự cát tưởng của cảnhân loại, chúng ta cùng chia sẻ, thực hiện những sự đóng góp. Tôi không bao giờ nghĩ tôi là một người đặcbiệt, chúng ta đều giống nhau. Tôi bâygiờ là một người gần 77 tuổi, và cũngnhư cuộc đời tôi không phải dễ dàng. Trong 50, 60 năm qua, sự trưởng thành của tôi gặp nhiều khó khăn vôvàn. Nhưng những việc ấy cũng giúp tôi,những thứ khó khăn này, là do sự thiếu cảm nhận tôn trọng người khác, sự thiếu quantâm đến người khác. Và rồi ngay tại đâytôi cũng nghe đài BBC, những sự kiện đau buồn ở khắp nơi. Trong tâm tôi, dĩ nhiên, những thảm họa thiênnhiên như sóng thần tsunami, những thứ ấy, tôi cũng nghĩ một cách gián tiếp đếnthái độ tôn giáo, nhưng rồi thì những rắc rối quan trọng thật sự là qua việc thiếu vắng nguyên tắc đạo đức. Trong một xứ tự do Hoa Kỳ, hay Ấn Độ, Nhật Bảnhay nhiều nơi khác, những xứ dân chủ, nhưng vẫn có những rắc rối, những sự bấtcông, những sự phân biệt nào đó, cũng như những tai tiếng nào đó về tham nhũng,những thứ này vẫn đấy. Trong tâmtôi, mọi người cũng đồng ý là sự thiếu vắngnguyên tắc đạo đức. Do thế, chúng ta phảithực hiện những nổ lực, khắp mọi ngỏ ngách, từ khắp mọi nơ, từ những người truyềnthông, trong phương diện học vấn, các tổ chức giáo dục, trong mỗi gia đình, cácbậc cha mẹ. Đây là vấn đề quan tâm chungcủa chúng ta để thúc đẩy một thế giới từ bi hơn. Vâng như thế đấy, đấy là sự cống hiến của mộtcá nhân. Chúng hãy có những nổ lực ngoại trừ những đứa trẻ con,những người tật nguyền hay những người quá già thì khỏi, tự do. Nhưng những người còn lại có cơ hội để tạo ranhững rắc rối hay những điều tốt đẹp phải nên suy nghĩ một cách nghiêm túc hơnkhông cho phép một tiếng, một chữ nào đểtạo thêm rắc rối.

CAVANAUGH: Thưa ĐứcThánh Thiện, xin cảm rất nhiều vì đã nói chuyện với chúng tôi. Chân thành cảm ơn ngài!

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tốt quá, cảm ơn nhé!

Nguyêntác: His Holiness the Dalai Lama Talks to Maureen Cavanaugh of KPBS
ẨnTâm Lộ ngày 3-5-2012
http://www.youtube.com/watch?v=n69BPktbYlw




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2018(Xem: 4857)
Có những lúc lòng mình sẽ hoàn toàn xúc động và chân tay như rụng rời , một niềm hỷ lạc vô biên từ đâu tràn ngập chiếm khắp cả không gian và thời gian mình đang hiện diện khi đọc được những bài viết thật đúng theo căn cơ và sự hiểu biết của mình đang muốn vươn tới ...
15/09/2018(Xem: 5785)
Lúc đào hố bỏ đất phân để trồng bụi hoa leo Sử Quân Tử phía bên ngoài tường ở góc trái căn nhà mới, tôi đã thấy nó. Nó là một đoạn dây lá tươi xanh mơn mởn, chỉ dài khoảng hai gang tay, bò trên khoảnh cát vàng trên lô đất trống đang chờ một cuộc giao dịch mua bán thông suốt chuyển giao sở hữu.
12/09/2018(Xem: 9231)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
12/09/2018(Xem: 10508)
Sáng ngày 8/9/2018, tại chùa Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ đã có mặt tại khuôn viên bổn tự với hơn 500 quý Phật tử nhóm Mây Lành. Đến với chương trình tu tập - dã ngoại tháng 9/2018 do nhóm Mây Lành tổ chức, đại chúng đã cùng thực tập niệm Bụt, niệm danh hiệu Bồ-tát, trì chú và hát đạo ca với ban nhạc Mây Lành qua âm hưởng của các pháp khí.
10/09/2018(Xem: 7626)
Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.
09/09/2018(Xem: 7158)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7773)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 12382)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
03/09/2018(Xem: 5160)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7658)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]