Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Chủ Tâm Mình

30/03/201703:24(Xem: 4519)
Làm Chủ Tâm Mình


lotus_8

LÀM  CHỦ  TÂM  MÌNH

                                                                       

Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.

      Mặc dù tâm là con người thật của con người nhưng, tâm phải được rèn luyện văn chương Nhân bản, đạo lý Thánh hiền, kinh văn Phật học, thì mới có thể thành con người thật có trí tuệ. Do có trí tuệ, tâm luôn chánh đạo nhân bản, là nền tảng thành công tốt đẹp mọi việc đời, đạo. Việc đời, là làm đúng theo công thức, kỹ thuật, họa đồ (plan) trong xí nghiệp, nghành nghề mưu sinh đúng theo pháp luật…Việc Phật, làm đúng theo giới luật Phật và chánh đạo,(8 con đường chánh).Tất cả do tâm chơn chánh nói chung, có mặt cùng lúc với thân trong các việc đời, đạo. Giống như trong một cơ xưỡng, luôn có ông chủ bên cạnh công nhân. Thì các công nhân ai cũng siêng năng làm việc đúng kỹ thuật, phẩm chất. Nếu không nói rằng; tâm ở lãnh vực này, như một ông thầy dạy nghề, hướng dẫn cho học viên thực  tập không sai kỹ thuật. Đúng như ngạn ngữ VN “không thầy đố mầy làm nên”. Đúng như vậy, tâm có đạo lý Phật, Thánh, Nhân bản luôn làm chủ, chỉ đạo bản thân trong lúc hành động các việc được đúng cách, chính xác công thức, phẩm lượng…Tức là không sai nguyên lý cơ bản. Ngược lại bị sai, do tâm lang thang bên ngoài công việc, không làm chủ tâm, bởi thiếu rèn luyện những đạo lý trên.

    Ý nghĩa làm chủ tâm, là đem tâm tư duy, nhận thức nhiều lần về việc gì ngoài đời, điều chi trong đạo Phật, để thấy kết quả tốt, xấu trước khi làm, đúng như câu cách ngôn” Phàm làm việc gì, phải nghĩ đến kết quả của nó”.Sau đó xét thấy kết quả xấu, là chỉ lợi mình, hại người. Nếu ra tay hành động, bị phạm luật Pháp, sai giới luật phật. Với người, là gây tác hại thân mạng người khác, khổ đau cho bản thân, gia đình, bằng hữu chia rẽ, người trí chê cười, lợi nhất thời, nguy hại muôn đời bị nhân quả báo ứng ngàn đời mai sau. Cuối cùng làm chủ được tâm, không làm những việc phi pháp đó. Với những việc hợp pháp, không từ nan, ra tay quyết tâm làm cho bằng được nhưng, cũng phải làm chủ tâm, để chỉ đạo cho thân hành động, thì mọi việc mới được có kết quả tốt, đúng phẩm chất, kỹ thuật, công thức.

   Vấn đề làm chủ tâm ở các ciệc đời, đạo để hành động đúng chánh đạo, kỹ thuật, chính xác phẩm chất,v.v…,là do tâm an trú ở trạng thái thanh tịnh, không bị lây động trước mọi cảnh giới, được phái Thiền nói đến, đưa vào công án, là đưa tâm sống trong  tỉnh giác, tỉnh thức trong mọi môi trường, hoàn cảnh thực tại một cách thường trực(thường hằng thanh tịnh), thì mọi việc mới có kết quả trọn vẹn đúng cách, đúng đạo. Điều đó, ta thường nghe quý Thiền Sư căn dặn các Thiền sinh: lái xe phải biết mình lái xe, đi vững chải biết mình đang bước chân trên đất, thở vô ta biết ta đang thở vô, thở ra ta biết ta đang thở ra, nấu cơm, quét sân, đóng cửa chùa, đánh máy, chạy máy tiện, máy cưa, dệt vải, v.v… phải nhớ làm chủ tâm (tỉnh thức) vào những công việc ấy. Không thể một việc mà hai tâm có mặt cùng lúc. Nói rõ hơn, chỉ có một tâm tỉnh thức trong từng mỗi việc đang làm.Tâm đó là con người thật của ta suốt cả cuộc đời. Nếu để hai tâm con Vượn, con Ngựa có mặt trong lúc làm mọi việc, thì nhất định công việc bị đổ vỡ, không thành, tâm hồn bị điên đảo, tâm đó không phải con người thật của ta.

   Phái Thiền cẩn thận cho đến nỗi, có lời khuyến cáo những hành giả đi tìm con đường giải thoát trong đạo Phật qua sự tu tập các pháp môn Thiền, Tịnh, Mật…,luôn làm chủ tâm mình, là không nên đặt tâm vào mọi cảnh giới, gọi là không trụ tâm.Tức là đối cảnh vô tâm(ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm), là nền tảng ngăn chặn, nhận chìm những tạp niệm vốn có từ vô thủy, đang nằm im trong tạng thức, chúng có thể sẵn sàng vươn lên quấy động, làm cho tâm hành giả mất tỉnh thức, bị rối loạn, do không làm chủ tâm an trú chánh niệm, tỉnh thức, vì để tâm bị trôi lăn trên dòng vọng niệm, thì nhất định các việc không bao giờ được thành tựu.

     Thiền chủ trương hành giả tu thiền, chỉ có một niệm, là niệm tỉnh thức, không có niệm khác xen kẽ vào, dù có đối cảnh nhưng, tâm không sanh tình. Mặc dù hành giả tu thiền đang có mặt giữa trường đời đầy ô trược, là môi trường thực tập có hiệu quả nhất, phải thấy vô số cảnh và người, là điều không thể tránh khỏi. Nhưng mắt thấy cứ thấy, bởi tánh thấy của mắt. Chẵng lẽ nhắm mắt. Nghe âm thanh, là cứ nghe bởi tánh nghe của tai, chẵng lẽ bịt tai. Hai cái thức Mắt và Tai này, nói chung 5 thức trước (mắt, tai, mũi, miệng và thân) không liên đới với tâm, gọi là độc câu ý thức trên vận hành làm chủ tâm trong các việc đạo, đời.

     Với hành giả tu thiền và kể cả người tu tịnh độ, hay tu quán niệm thực tướng các pháp là vô ngã, để đạt tâm vô ngã ngay giữa dòng đời. Tất cả đều làm chủ tâm, là không đem tâm phân tích, khái niệm, nhận thức mọi cảnh khi nhìn thấy, mọi âm thanh khi nghe đến. Đối trước mọi người quen hay lạ, khi bắt gặp ở bất cứ nơi đâu, ngoài lời chào hỏi thông lệ ra, liền giữ tâm tỉnh thức, không khởi tâm nói thầm (khen, chê )dán nhãn đối tượng thế này, thế kia. Bốn phái tu Thiền, Tịnh, Mật và Quán niệm, rất khắc khe đối cảnh mà sanh tình như vậy. Nếu sanh tình qua đối cảnh, đối tượng, dù là tình cảm, bốn hành giả nói trên, sẽ  bị  đánh mất Chơn tâm.

  Hành giả 4 phái ấy, trên bước đường hành đạo, tất cả đều có chung “Chơn tâm thanh tịnh tuyệt đối” như đã nói, sau khi đã học qua lý thuyết của bốn Pháp Thiền,Tịnh độ, Vô Ngã. Nếu không nói rằng; Lý bao giờ cũng làm sáng tỏ Đạo. Cho nên các hành giả học qua lý thuyết  bốn pháp trên, đã được thấy các ĐẠO : Tâm không, Vô ngã, Nhất tâm bất loạn, từ lâu rồi do qua quá trình học, không hạn định thời gian lâu mau, nhiều bài hay ít. Miễn sao đủ, để  thấy Đạo mà hành, cho nên đã thấy đạo rồi, thì hành theo đạo. Hành đạo là sống đúng theo điều mình đã hiểu, đã ngộ. Qua đây cho ta thấy Phật Học, không phải chỉ là cái Đạo để học, mà còn là cái Đạo để sống, sống trong cái tâm thanh tịnh, thường hằng bình đẳng nhất nguyên suốt cuộc đời hành đạo, cho đến khi đạt đạo. Ba thứ ngộ Đạo, hành Đạo và đạt Đạo gắn liền nhau trong tâm hành giả.

    Do vậy, các hành giả luôn làm chủ tâm mình trong lúc thực hành các đạo lý ấy ngay giữa trường đời, chứ không còn đem tâm phân tích, khái niệm nữa. Nếu còn, tức là chưa thấy Đạo Vô ngã giải thoát. Vì thế,Thiền chủ trương Bất lập văn tự là như vậy (sự hiểu của người viết). Có nghĩa là các hành giả học Phật qua lý thuyết trước, rồi mới được thấy Đạo, thực hành theo Đạo để được giác ngộ chứng Đạo. Giống như học sinh làm bài toán quỷ tích, phải dựa trên giả thuyết, vẽ ra sẽ thấy quỷ tích chạy trên hình gì, vuông, chữ nhật, tam giác… Vì thế, để kiểm tra thiền sinh mình đã liễu đạo hay chưa, các vị Đạo sư  hỏi lý thuyết. Thiền sinh nói liền, không suy nghĩ, phân vân, dù một giây cũng không được. Vì chưa thâm nhập, ngộ đạo, không thể hành đạo được.

   Hành giả học Phật, cho mục đích tìm cầu con đường giải thoát, không thể không làm chủ tâm mình trong lúc hành Đạo. Làm chủ tâm trên bước đường hành Đạo, giống như người chăn trâu đi tìm con trâu bị mất. Đi tìm trâu phải theo đúng dấu chân trâu. Dù con trâu bị mất là trâu Già, Tơ hay Nghé, chân đều giống nhau, chỉ khác lớn hay nhỏ, cho nên nó lên dốc, xuống trũng, vòng qua nương dâu…người đi tìm vẫn thấy dấu chân nó, không lẫn lộn với dấu chân Hưu, Nai, Bò, cho đến khi nào gặp được, dắt trâu về. Qua đây, cho ta thấy rằng; tất cả pháp môn tu của Phật, đều cùng một vị giải thoát (đạo giải thoát). Dù cho Pháp môn Thiền,Tịnh Mật, Quán niệm ,Quán chiếu,v.v…, gọi là Pháp môn nhỏ, pháp môn lớn. Tất cả đều có cùng đạo giải thoát, như các giống gạo Tẻ Nàng hương, Ba trăng… Nếp hạt tròn, hạt dài…, nấu lên sẽ thành cơm, một hạt cũng thành cơm. Nói rõ hơn, tất cả pháp môn tu của Phật, lớn, nhỏ, khó, dễ, đều cùng một vị giải thoát, đó là Chơn tâm, vô ngã. Điều này, được Phật đem lời căn dặn hàng Phật tử tại gia: “làm các việc  thiện, từ việc nhỏ, đến việc lớn, đều phải xây dựng trên tinh thần Vô Ngã”. Nếu không nói rằng; tổng thể nền đạo lý phật giáo, là học thuyết Vô ngã, Vô thường.

   Hành giả đã liễu đạo thanh tịnh vô ngã  ở pháp môn mình đã chọn, hợp với căn cơ mình rồi, cứ  tiếp tục làm chủ tâm trong lúc hành Đạo. Để cho tâm thêm được an ổn, trong lúc tri hành, là đóng 5 cửa trước lại, lái tâm mình đi trên con đường trung đạo, không thị phi, tranh cãi, nói thầm, dán nhãn đối tượng (dù có nghe âm thanh, có thấy cảnh), không cực đoan phía này, phía kia…Luôn tri hành theo lời chư Phật dạy:”Không làm các việc ác, nguyện làm các việc lành, luôn giữ tâm hồn thanh tịnh”. (Chưa tu học, đi dọc đi ngang. Học Phật rồi thấy đạo, thẳng đường mà đi).

   Làm chủ tâm, có hai nền tảng. Một-Phật tánh vươn lên. Hai-Liễu đạo. Về liễu đạo, như đã được nói trên. Chỉ riêng đề mục Phật tánh vươn lên, rất hiếm thấy. Hiếm chứ không phải là không có. Điều đó được chứng minh qua hai câu chuyện sau đây:

    Con người trên đời này, bất luận chủng tộc, quốc độ nào, một khi Phật tánh vươn lên như hoa sen ra khỏi mặt nước, nở cánh, ươm nhụy, kết hạt. Là lúc tự quây về ba ngôi báu Phật, Pháp,Tăng trong tâm mình ở góc 180 độ. Rồi tự hành Phật đạo ra giữa trường đời, gọi là người bộ hành cô đơn(kinh sống một mình). Có nghĩa là đi giữa biển đời đầy muôn sắc tục lụy thế gian, mà không hề bị nhiễm trần, do làm chủ Bồ Đề tâm mình vốn có, nói như lời Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni:”Ta sanh ra trong đười, lớn lên giữa đời, ta chinh phục đời, không bị đời làm ô nhiễm. Như vậy ta là Phật”.

I--Trên quê hương Việt nam, có một thanh niên giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã tự mình quây về Phật, Pháp,Tăng trong tâm ở góc 180 độ. Rồi tự mình hành “Phật đạo” ra giữa trường đời đầy hình bóng giặc Pháp trên đất mẹ giữa thế kỷ 19, mà vẫn an nhiên tiến bước ,làm chủ Bồ Đề tâm mình trên đường hành đạo, một mình với cái mõ nhỏ và cuốn kinh Phổ Môn, không bổn sư, không đạo hiệu, không chùa chiền, bổn đạo. Đó là vị Tổ đầu tiên chùa Trà Cú Phan Thiết.

  Theo tiểu sử để lại, vị Tổ đầu tiên tổ đình Trà Cú, tên là Trần Hữu Đức, người Phú Yên, ở tuổi thanh niên thời ấy, tự mình xuất gia, cạo tóc, mặc  áo tràng nâu, với cuốn kinh Phổ Môn chữ Hán và cái mõ nhỏ canh cánh bên mình, là hành trang tu tập ở nương dâu, rừng núi tại quê nhà. Một ngày nọ, Ngài Hữu Đức tự đến ga xe lửa Tuy Hòa, đáp tàu  xuyên Nam. Xuống ga Mường Mán, đi bộ mất mấy ngày mới đến địa phận Phan Thiết. Nơi đây, Ngài gặp quốc lộ 1, rồi đi về hướng tây bắc, gặp xóm Bào Trâm, Ngài rẽ vô rừng, nghỉ lại dưới chân núi Trà Cú vài hôm. Sau đó Ngài leo núi, được đến đỉnh rồi. Ngài vào thiền định, tụng kinh, niệm Phật trong hang đọng ở hướng đông nam của mặt núi, ngày qua ngày.Thỉnh thoảng Ngài ra hang để độ ngọ bằng rong rêu ở con suối cạn và ăn lá cây, uống nước suối. Lâu lắm mới được loài khỉ cúng cho vài trái cây rừng.

  Một ngày nọ, có con Bạch Hổ đến nằm trước hang. Biết có thú dữ đến xin quây về Tam Bảo, Ngài bước ra, Bạch Hổ ngồi dậy với nét mặt hiền lành, đứng yên, được Ngài xoa đầu, là cách làm lễ quy y Tam bảo cho nó.

  Tưởng rằng chỉ có hai thầy trò thôi. Ai ngờ có một thanh niên ở Phan Thiết tên Vĩnh Thọ, nghe  trên núi Trà Cú có vị sư tu trong hang sâu và con bạch hổ tu ngoài hang. Liền lên đó đốn gỗ, để xem có thật vậy, hay không. Được thấy tận mắt có bạch hổ ngồi trước cửa hang , thật là hiền, là hình ảnh chứng minh đang có vị Tăng trong hang, nên chi người thanh niên Vĩnh Thọ ngồi bên con cọp, để chờ gặp vị sư. Chẳng bao lâu, Ngài Hữu Đức từ hang ra, thanh niên Vĩnh Thọ quỳ xuống đãnh lễ, nói lời xin xuất gia, liền sau đó với đạo hiệu bằng tên Vĩnh Thọ của mình, giống như thầy Hữu Đức lấy tên Ngài làm đạo hiệu khi tự xuất gia. Bởi vì Ngài Hữu Đức chỉ gật đầu, tức bằng lòng không lời kinh và cũng không lễ lạc truyền giới nào cho Thầy Thọ cả. Thầy Vĩnh Thọ phát nguyện ở đó, rồi tự cất am nhỏ để tu niệm và cho bạch hổ ở chung. Còn Ngài Hữu Đức vẫn tu trong hang như ngày nào.Thầy Vĩnh Thọ đi tìm những hạt giống ngũ cốc, rồi trồng trọt tại núi gần con suối để độ ngọ cho baThầy trò. Vài năm sau, một ngày nọ, Thầy Hữu Đức báo cho Thầy Vĩnh Thọ biết sẽ viên tịch. Đúng thật, Ngài Hữu Đức đã về cõi Phật. Sau khi chôn cất thầy mình xong, không thấy bạch hổ đâu cả. Thầy Thọ ra ngoài mộ, thấy bạch hổ nằm bên cạnh mộ, với nét mặt buồn thiu. Qua ba ngày bạch hổ chết theo Thầy mình, tổ Hữu Đức.

  Theo lời HT Thích Quảng Thanh, trụ trì chùa Bảo Quang ở quận CAM cho biết: Tổ đình Trà Cú có ba vị Tổ. Tổ thứ nhất là Ngài Trần Hữu Đức. Tổ thứ hai, là Ngài Vĩnh Thọ. Tổ thứ ba là Ngài Hòa Thượng Thích Long Đoàn. Tổ Vĩnh Thọ, là bổn sư của HT Quảng Liên. HT Quảng Liên là bổn sư của HT Chơn Thành ở chùa Liên Hoa, quận CAM- Hoa Kỳ.

    II--Trong thời Phật còn tại thế, có một chàng thanh niên, vóc dáng khôi ngô, tuấn tú, đường đường một đấng trai làng ở phía nam thành Xá Vệ (Savathi) tên là PUKKUSATI. Anh Pukkusati,tự nhiên cạo bỏ râu, tóc, phục sức Cà Sa màu vàng, y hệt hình tướng Thầy Tỳ Kheo Tăng, đệ tử xuất gia của Phật.Từ đó chàng luôn làm chủ Bồ Đề tâm đang hiện hữu trong lòng, không khi nào vơi qua thiền tọa, thiền hành, khất thực.

   Một chiều nọ, sau khi hành đạo xong, Đức Thế Tôn trên dường trở về Tinh Xá, gặp lúc hoàng hôn thay áo tím. Đức Phật bảo Tôn giả A Nan về Tinh Xá trước. Còn Phật ghé vào trại làm đồ gốm, xin ông chủ trại nghỉ lại. Tại đây, ông chủ trại lò gốm đưa Phật vô để nghỉ qua đêm tại căn phòng có hai chỗ nằm của căn nhà nhỏ, mái lộp lá, vách đất. Tại căn phòng, Phật gặp Thầy Pukkusati đã đến trước Phật từ lúc chiều. Cả hai cùng nghỉ nơi căn phòng. Đức Phật và Thầy Pukkusati hai người xa lạ. Do vậy Đức Phật nhìn Thầy Pukkusati, một thanh niên trai trẻ, khôi ngô, tuấn tú. Đức Phật bèn hỏi:”Này ông bạn Tỳ Kheo, vì ai mà anh bỏ gia đình, xuất gia tu hành? Thầy anh là ai? Anh thích giáo lý của ai?

   Thầy Pukkusati thưa: -“Tôi vì nhà tu tên Gautama, dòng họ Sakya đã bỏ gia đình đi xuất gia tu hành, đã tìm ra đạo giải thoát, cho nên tôi đi xuất gia tu hành, giống như nhà tu Gautama. Chính ông ấy là Thầy tôi. Tôi thích giáo lý của ổng lắm!”

--“Ông ấy bây giờ đang ở đâu?”

--“Đang ở phía bắc thành Savathi.”

--“Anh gặp ông ấy lần nào chưa? Nếu gặp, anh có nhìn ra ổng không?”

--“Tôi chưa từng gặp ông ấy. Nếu gặp, chắc chắn tôi không nhìn ra được.”

Phật không xưng tên mình, mặc dù biết chàng thanh niên ấy vì mình mà đi xuất gia. Phật liền nói:”Anh có bằng lòng nghe giáo lý của tôi không?”.

--“Bằng lòng lắm chứ! Bạn cứ nói đi, tôi sẵn sàng nghe.”

  Phật liền đem giáo lý Ngài ra giảng.

Sau khi nghe xong, Thầy Tỳ Kheo Pukkusati nhận ra liền: Người mặc áo Casa đứng trước mặt, nói giáo lý vừa xong, chính là Phật, chứ không ai xa lạ !Thầy liền quỳ xuống, trật vai áo bên phải, chấp tay đãnh lễ Đức Thế Tôn. Sáng ra, Đức Phật đưa Thầy Pukkusati, cùng đi với Phật về Tinh Xá Kỳ Hoàn tại thành Xá Vệ, nhập vào Tăng đoàn của Phật.( Phỏng theo chủ đề ngắn”Cần gì mang nhãn hiệu Phật mới là Phật”…Khi chàng Pukkusati...(Phật Học Tinh Hoa-Thu Giang Nguyễn Duy Cần-trang 66). Người viết giảng rộng ra ở đề “Làm Chủ Tâm Mình” do Phật tánh vươn lên, là cách làm chủ Tâm siêu việt nhất.)

 

ĐỨC HẠNH

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2011(Xem: 16551)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 7318)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
21/08/2011(Xem: 5122)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 4663)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 8597)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 6865)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 5297)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 8451)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 5404)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 6522)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567