Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một ngày thăm chùa Huế

20/05/201211:27(Xem: 8318)
Một ngày thăm chùa Huế

image

Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.

Chùa Thiên Mụ có lẽ là nơi số lần có mặt của tôi nhiều nhất, đơn giản bởi tôi đã nhiều lần dẫn các đoàn khách du lịch đi Huế mà đến Huế đoàn nào cũng muốn đến thăm ngôi chùa nổi tiếng này.

Lần này, thời gian cho phép tôi có mặt Cố đô là đúng 1 ngày và tôi đã dành trọn quãng thời gian quý giá này cho chùa Huế. Một quyết định mà đến giờ nghĩ lại vẫn thấy quá đúng. Trời mưa đi chùa Huế thì hợp quá còn gì.

Bữa sáng tôi được 2 vợ chồng anh chị Phúc và Thư - Phật tử Huế - chiêu đãi tại quán chay Liên Hoa. Đây là 1 nhà hàng rất đẹp, thanh tao, gần gũi. Nhưng ấn tượng hơn đối với tôi là món ăn ngon và rẻ đến bất ngờ. Ăn món chay Huế trong mưa rơi và trời lạnh thấy ấm lòng lắm, nhất là khi những giọt nước mưa đã bắt đầu ngấm vào người. Câu hỏi không thể thiếu của anh chị Phúc, Thư - chủ nhà - khi bữa sáng kết thúc là “đi thăm chùa nào hôm nay”. Tôi chợt nghĩ, hình như cứ đến Huế là nhất định không thể không thưởng thức món chay và đi chùa!
chua tu hieuchua tu hieu 2

Điểm đầu tiên chúng tôi đến là chùa Thuyền Lâm. Tôi đến thăm chùa này bởi có thầy Pháp Mãn đang tu tập ở đây. Thầy Pháp Mãn còn khá trẻ, chắc chỉ dưới 40 tuổi thôi nhưng thầy có phong thái rất điềm đạm, thong dong, tự tại. Thầy ít nói nhưng luôn toát ra nguồn năng lượng lớn và sự bình an đến lạ kỳ. Thầy cười rất hiền từ và mọi cử chỉ đều rất ân cần và chu đáo. Tôi quen biết thầy tình cờ trong chuyến đi Bảo Lộc dự đại trai đàn chẩn tế cho 500 thai nhi ở chùa Phước Huệ tháng 7 năm 2011.

Tôi ấn tượng nhất với chùa Thuyền Lâm là cổng vào bằng tre giản đơn và gần gũi. Đây là một ngôi chùa rất cổ và nghe đâu từ những năm cuối thế kỷ thứ XVII đã diễn ra giới đàn truyền giới tại đây. Tôi rất thích kiến trúc bằng gỗ từ thời xưa. Tôi để ý đến những bức thư pháp đã cũ nhưng rất ý nghĩa và đẹp.

Tôi nhớ rằng mình đã đi bộ dưới mưa trong khuôn viên chùa Thuyền Lâm. Tôi mặc cho mưa Huế rơi vào mặt, vào tóc. Tôi có cảm giác rằng đón mưa ở ngôi chùa cổ này thú vị chứ không thấy lạnh hay sợ bệnh.

Chúng tôi ngồi uống nước và nói chuyện với thầy Pháp Mãn rất lâu. Thầy còn trẻ nhưng có khá nhiều câu chuyện để kể, có nhiều lời dạy của Đức Phật được nghe mà tôi thấy rất thú vị, ý nghĩa. Thầy nói chậm rãi, nhẹ nhàng để tôi học được khá nhiều từ phong cách của thầy. Khi ngồi trong chùa tôi nhận ra rằng, tu không phải nhiều hay ít mà là kết quả, rằng dù có đọc nhiều kinh sách hay có nhiều bằng cấp nhưng không có trải nghiệm thì “Phật tánh” vẫn không thể toát ra qua mỗi hành động và lời nói của ta được. Tôi nhận ra rằng, dù nếu ta có tu cả đời, tu đến già mà tham, sân, sy vẫn đầy mình thì ta vẫn còn rất xa chánh pháp.

Chúng tôi mải bên nhau để rồi trưa đến lúc nào không hay. Bữa trưa chúng tôi tiếp tục được bên thầy Pháp Mãn ở quán chay Thiền Tâm. Và phải thừa nhận rằng đây là quán rất rộng, rất đẹp và rất hợp với tên. Chúng tôi thọ trai trong tinh thần thiền và thấy tâm an lạc đến lạ thường. Cũng nhờ đến thăm chùa và thầy, giờ đây tôi đã hiểu rằng người Huế gọi thiền là thuyền, vậy nên Thuyền Lâm là rừng thiền. Hay thật!

Đầu giờ chiều, thầy trò cùng nhau đến chùa Phước Duyên để thăm thầy Thái Hòa. Thầy Pháp Mãn cho biết Hòa thượng đang đợi chúng tôi.

Phải thú thật, đây là lần đầu tiên tôi được vào trong thất riêng của Hòa thượng. Trong thất có quá nhiều tranh ảnh Phật và kinh sách. Hòa thượng Thái Hòa đón chúng tôi bằng nụ cười rất hiền từ và gần gũi. Cũng không thể không nói rằng Hòa thượng có phong cách rất Phật, rất từ bi mà mỗi lần gặp tôi đều thấy mình được an lạc vô cùng. Hình như chỉ cần ngồi gần thầy thôi là đã đủ lắm rồi, đối với tôi.

Tôi cũng bất ngờ rằng chùa Phước Duyên nằm ngay sau lưng chùa Thiên Mụ. Bất ngờ hơn khi tôi có mặt ở ngôi chùa làng, chứ không phải chùa thành phố Huế như vẫn nghĩ trước đó. Chúng tôi được thầy dẫn ra ngắm sông Bạch Yến và vùng đồng bằng rộng lớn bao quanh thất. Khuôn viên của chùa khá rộng, ước chừng đến 5 ngàn mét vuông. Trong khuôn viên chùa Phước Duyên có rất nhiều cây, nhưng cá nhân tôi ấn tượng nhất là những cây cau rất cao và đẹp, thẳng tắp và uy nghi. Thú vị hơn nữa là cây mai vàng, chưa tết mà đã nở hoa rực rỡ. Hòa thượng Thái Hòa nói rằng, mai nở sớm để đón chúng tôi. Thật là hạnh phúc khi mấy thầy trò cười vang làm cho không gian mang đầy không khí tết sớm.

Lần nào bên thầy, chúng tôi cũng được nghe pháp thoại. Có những lần ít thời gian, thầy cho chúng tôi những bài pháp thoại ngắn – mini dharma talk. Lần này chúng tôi được nghe các bài pháp giật gân “giết người cứu người”, “tu tập theo Phật giáo Đại thừa như thế nào cho đúng”, “Các Phật tử trẻ nên làm gì thời nay”. Chúng tôi bên thầy trọn buổi chiều và cũng được thầy giải đáp cho nhiều thắc mắc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề của cư sỹ sơ cơ thiếu phước như tôi.

Chúng tôi được đi tham quan thiền đường, được đứng trên chánh điện tầng 2 để ngắm nhìn đồng quê và nông thôn Huế. Chùa Phước Duyên khá đồ sộ và phong cảnh nơi đây thì rất thơ mộng, hữu tình. Đứng ngắm mưa rơi tôi càng thấy phước và duyên của mình quá lớn khi được bên Hòa thượng cả buổi chiều. Tôi đứng và thầm mong: Bao giờ thầy mới mở các khóa tu dài ngày cho Phật tử chúng con, bao giờ được đón thầy ra bắc giảng pháp!
Linh_muLinh_mu 3Linh_mu 2

Không kịp ăn tối, mang theo kinh, sách và đĩa Hòa thượng Thích Thái Hòa tặng, chúng tôi rời chùa. Quay lại nhìn mới phát hiện ra thất nơi chúng tôi vừa ngồi bên thầy là Tàng Kinh Các. Trời đất! Thảo nào mà nhiều kinh kệ đến vậy!

Chúng tôi bắt xe đi tiếp đến chùa Từ Hiếu. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến với Tổ đình nổi tiếng này. Tôi hoàn toàn bị bất ngờ bởi khuôn viên chùa quá rộng. Lối vào từ cổng chùa như dẫn chúng tôi vào rừng. Rõ ràng Từ Hiếu là là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam văn hoá và lịch sử quý giá của cố đô Huế.

Trong lúc đợi thầy Từ Hải ra đón, tôi được người bạn đi cùng kể về Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng của Từ Hiếu từ 2 thế kỷ trước. Thầy là người con hiếu thảo vô cùng. Chuyện kể rằng mẹ già của thầy bị bệnh rất nặng. Thầy lo đủ các loại thuốc mà không khỏi. Có người khuyên thầy phải mua cá để tẩm bổ thì mẹ mới khỏi được. Vì rất có hiếu với mẹ nên mặc cho thiên hạ đàm tiếu, thầy Nhất Định tìm mua cá về nấu cháo cho mẹ già ăn. Chuyện này đến tai vua Tự Đức – một vị vua cũng vốn rất hiếu thảo với mẹ. Vua rất cảm phục trước tấm lòng của thầy Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. “Từ là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ chúng sinh cứu giúp vạn loại.Hiếu là hạnh đầu của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.

Chúng tôi vào lễ Phật trong chánh điện. Ở đây có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn, đẹp, với nụ cười rất thánh thiện. Quý thay khi bức tượng này có từ thời vua Tự Đức.

Chúng tôi ngồi uống trà tối bên nhau. Trời lạnh hơn và mưa lớn hơn. Trà nóng giữa bao la thiên nhiên làm chúng tôi thấy gần nhau hơn, thấy ấm áp lạ thường.

Chúng tôi được thầy Từ Hải chia sẻ kinh nghiệm tu tập, đặc biệt là cho giới trẻ. Thầy cho biết thêm, khi chúng tôi đến nơi, thầy đang dạy võ cho các em nhỏ. Thật là lạ và thú vị.

Đến chùa Từ Hiếu khi trời đã muộn nhưng không thể không đi tham quan chùa trong ánh đèn pin. Những bậc lên xuống và cao thấp. Những cột, mái và những bộ bàn ghế. Những câu đối và lan can. Tất cả đều bằng gỗ. Trong đêm trông rất huyền bí và thân cận, gần gũi. Bộ tràng kỷ nơi chúng tôi ngồi đã có “thâm niên” cả trăm năm.

Ngồi uống trà và đàm đạo dưới ánh đèn trong chùa Từ Hiếu tự nhiên tôi nghĩ: hình nhưchùa Huế không đồ sộ, nguy nga, xây dựng không tốn kém và quy mô như các ngôi chùa lớn ở phía Bắc như chùa Thầy, chùa Dâu, chùa Keo, chùa Trăm Gian, chùa Lý Triều Quốc Sư,…nhưng chùa Huế rất tinh tế vànhẹ nhàng, sâu sắc và kín đáo,thoáng đãng và ít rườm rà. Tôi luôn ấn tượng với những ngôi chùa Huế ở sự thân thiết, gần gũivà bình dị đến lạ thường.

Chúng tôi rời chùa Từ Hiếu đã là 18h20. Anh lái taxi nói rằng chuyến xe khách cuối cùng rời Huế đi Đà Nẵng là lúc 18h30. Ngồi trong taxi, quả thật tôi thấp thỏm không biết có kịp hay không. Bụng bảo dạ, nếu không kịp lại có thêm 1 đêm thứ 2 ngủ tại Huế. Tuy nhiên vẫn muốn về Đà Nẵng, bởi thành phố này và Hội An đang chờ đón. May thay, nhờ ơn Phật, chúng tôi đến nơi thì xe chuẩn bị lăn bánh. Hay nói chính xác, nếu 1 vị khách không bị quên điện thoại di động thì chúng tôi đã không kịp rồi.

Trên xe tôi nhẩm tính, nếu như mỗi chuyến đi Huế thăm được 3 ngôi chùa thì ít nhất phải mất 30 chuyến về cố đô tôi mới có cơ may khám phá hết những ngôi chùa nơi đây. Biết tôi là cư sỹ Hà Nội vào thăm Huế, người bạn đồng hành trên chuyến xe nói vanh vách về những ngôi chùa lớn của Huế như Thiên Mụ, Từ Đàm, Trúc Lâm, Tường Vân, Diệu Đế, Báo Quốc, Túy Vân, Thuyền Tôn,… Tôi ngạc nhiên khi anh còn nhớ cả năm xây dựng của từng ngôi chùa này.

Chùa Huế luôn để lại trong tâm tôi những tình cảm đặc biệt. Những con người Huế cũng có những ấn tượng rất tốt với tôi. Nhất là các quý thầy Huế. Mà trong những người thầy đã và đang hướng dẫn tôi tu học có rất nhiều Hòa thượng giỏi và thực sự là đạo cao đức trọng. Rời Huế tôi thật sự thấy bùi ngùi. Bởi chưa biết sau bao lâu nữa mới có cơ duyên quay lại đây.

TS Nguyễn Mạnh Hùng– Công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6403)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 11634)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8211)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 8831)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 6017)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 5489)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17003)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 22953)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14437)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27053)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]