Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nền tảng xây dựng đời sống đạo đức theo Phật giáo

25/09/201120:12(Xem: 7376)
Nền tảng xây dựng đời sống đạo đức theo Phật giáo

NỀN TẢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO PHẬT GIÁO
Thích Hạnh Bình

Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác. Ðề cập đến vấn đề này các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, các nhà Tôn giáo... rất quan tâm, và đã đề xuất biết bao những biện pháp để ngăn chận, phòng ngừa, tất nhiên, dù ít hay nhiều cũng gặt hái một số kjết quả nhất định nào đó, nhưng trên thực tế như chúng ta trông thấy, những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy, nguyên nhân nào, động lực nào thúc đẩy chúng xuất hiện? Ðây là chủ đề tôi sẽ trình bày trong bài viết này.

Ðối với vấn đề, hẳn nhiên, mỗi chúng ta đều có những quan điểm, cách lập luận khác nhau, tùy theo cách nhìn của mình đối với cuộc sống, lẽ tất nhiên tôi không dám bàn luận quan điểm của quí vị là đúng hay không đúng. Ở đây tôi chỉ không đưa ra một quan điểm mới mẻ nào mà chỉ dựa vào những lời dạy của đức Phật đểrút ra những kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng một xã hội lành mạnh, có đạo đức mà thôi.

1. Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh có đạo đức cho người xuất gia.

Trong hầu hết các kinh tạng Pàli, thuộc hệ tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy cũng như Phật giáo Ðại thừa, đức Phật luôn luôn khuyên các vị đệ tử của Ngài hãy sống trong tinh thần giới luật, lấy giới luật làm thầy, vì nó là nền tảng để xây dựng một nếp sống cộng đồng hài hòa lành mạnh, có đạo đức, và nó cũng là nấc thang đầu tiên để cho người xuất gia tiến sâu vào con đường tuệ giác. Chúng ta hãy lắng nghe lờqi dặn dò tâm huyết của đức Phật trước khi Ngài nhập Niết Bàn:

"Các thầy Tỷ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy". (Kinh Di giáo, bản dịch của T.T Thích Trí Quang).

Người giữ giới luật được đức Phật ví như người mù mắt được sáng lại, người nghèo mà được vàng ngọc. Phải chăng đức Phật quá thổi phồng, để cao giới luật? Thưa không, Ngài không bao giờ có ýđịnh lừa dối hay gạt gẫm chúng ta. Cuộc sống và lời dạy của Ngàiđã chứng minh điều đó, sở dĩ Ngài dạy như thế, vì Ngài muốn chúng ta giảm bớt khổ đau trong cuộc sống để được sự bình an như Ngài. Muốn được như vậy, mỗi người chúng ta phải tự giác tuân thủmột số nguyên tắc, đó là giới luật.

Hơn nữa, mục đích cuối cùng của con người là mưu cầu hạnh phúcvà bình an. Người ta chạy vạy, hì hục làm suốt ngày cũng chỉ để đổi lấy chén cơm, manh áo hay nói cho cùng là đổi lấy những phút giây hạnh phúc khi ăn và mặc. Lẻ trộm rình mò suốt đêm để đánh cắp một cái gì đó, rồi bán đi, lấy tiền, cuối cùng cũng chỉ để mua những phút giây hạnh phúc bằng bữa nhậu, điếu thuốc phiện, hay một đêm hoan lạc... Nói cho cùng, chúng ta là những người đi tìm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc ở đâu? Có ở trong những cái vật chất ấy không? Tôi nghĩ rằng hạnh phúc không phải ở trong những thứ ấy mà hạnh phúc ở ngay trong thái độ cư xử của chúng ta đối với sự vật ấy có đúng hay không đúng. Chẳng hạn như con dao, chúng ta sử dụng nó ở góc độ làm các thức ăn, thì nó đem lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc, ngược lại, chúng ta sử dụng con dao ấy để giết người hay làm việc bất thiện, chúng mang lại cho chúng ta nổi đau khổ và bất an. Mọi sự kiện trên đời cũng tương tợ như thế.

Là người xuất gia cũng không ngoài mục đích trên, nhưng hạnh phúc của người xuất gia là loại hạnh phúc vĩnh cửu trong sự thanhtịnh và giải thoát, không còn các cấu nhiễm thế gian, nhưng muốnđược giải thoát giác ngộ, hành giả không thể không hành trì giới, định, tuệ, tiến trình này có thể nói là con đường độc nhất để đi đến Niết Bàn. Vì vậy cho nên đức Phật dạy các Tỷ kheo muốn được giải thoát giác ngộ phải thực hành 250 giới. Tỷ kheo ni có 348 giới. Ðó là nguyên tắc để xây dựng một đời sống xuất gia với ýhướng cầu giải thoát.

Tinh thần giới luật theo kinh tạng Pàli, giới luật được đức Phật qui định rất đơn giản, không chi li và hệ thống như những bộluật về sau này, nói thế không có nghĩa là thiếu sót, mà chúng ta phải hiểu rằng, đó là tinh thần cốt lõi của giới luật, nó bao trùm lên cả mọi điều răn cấm của Luật tạng. Trong bài kinh "Ðại kinh xóm ngựa" - Mahassapuracuttom, Trung Bộ X, được đức Phật trình bày những nguyên tắc sống để trở thành một vị Tỷ kheo đầy đủ phạm hạnh:

"Sa môn! Sa môn! Này các Tỷ kheo, dân chúng biết các ngươi là vậy, và nếu các ngươi có bị hỏi "Các ngươi là ai?". Các ngươi phải tự nhận "Chúng tôi là Sa môn". Này các Tỷ kheo, các ngươi đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thời này các Tỷ kheo, các ngươi phải tự tu tập như sau: "Chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa môn. Như vậy danh xưng nàycủa chúng ta mới chơn chánh và sự tự nhận này của chúng ta mớinhư thật" và những cúng dường chúng ta thọ hưởng, y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh có kết quả lớn, có lợi ích lớn cho chúng ta, và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích".

Cũng trong bài kinh này, đức Phật lần lượt trình bày 7 nguyên tắc tác thành một vị Sa môn như sau:

1. Biết tàm quí (Biết hổ thẹn những việc làm sai của mình)
2. Thân hành thanh tịnh (mọi hành động thuộc về thân phải được trong sạch).
3. Khẩu hành thanh tịnh. (Lời nói ngay thẳng chân thật).
4. Ý hành thanh tịnh. (Suy nghĩ trong sáng)
5. Mạng sống thanh tịnh. (Các nghề nghiệp phải chính đáng trong sạch)
6. Hộ trì các căn. (Gìn giữ sáu căn không cho sáu trần khuấy nhiễu).
7. Chú tâm cảnh giác. (An trú tâm lại một chỗ không cho loạn động). (Sách đã dẫn).

Qua bài này chúng ta nhận thấy:

- Bảy nguyên tắc tác thành vị Sa môn là tinh thần giới luật đầu tiên của Phật giáo. Từ những nguyên tắc này về sau Ðức Phật hay các vị Ðại đệ tử Phật xây dựng và hình thành luật tạng Phật giáo một cách chi tiết và hệ thống.

- Bảy nguyên tắc trên là nền tảng để xây dựng đời sống Phạm hạnh cho người xuất gia có chí hướng cầu giải thoát giác ngộ. Vì một vị xuất gia thành tựu những nguyên tắc này thì danh xưng Sa môn của vị ấy mới chơn chánh, như thật, và vị ấy xuất gia không thành kẻ vô dụng, vị ấy có kết quả lớn, có lợi ích lớn trong đời sống phạm hạnh như đã được đức Phật khẳng định. Ngược lại, người xuất gia không thực hành những nguyên tắc này thì danh xưng Sa môn của vị ấy không chơn chánh, không như thật, mặc dù vị ấy có hình thức là người xuất gia, vị ấy sẽ trở thành kẻ vô dụng. Như vậy vị ấy không gặt hái được gì trong đời sống xuất gia.

2. Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia.

Ðức Phật xây dựng đời sống xuất gia là như vậy, còn đối với đời sống của người tại gia còn nhiều ràng buộc gia đình thì đức Phật xây dựng như thế nào?

Ðể trả lời câu hỏi này, chúng ta chỉ cần rút ra nguyên tắc đầutiên là biết tàm quí trong bảy nguyên tắc trên đã làm tôn chỉ cho người tại gia thực hiện. Nguyên tắc này khá quan trọng trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh, sống có đạo đức.

Theo đức Phật, nguồn gốc sâu xa của mọi tệ nạn xã hội là con người đã đánh mất đức tính tàm quí, tức là không còn biết hổ thẹnđối với hành vi sai lầm của mình. Như vậy, khi con người không còn biết hổ thẹn thì người ấy có thể làm bất cứ điều ác nào.

Hình ảnh đức Phật dạy tôn giả La Hầu La, khi Tôn giả vừa 7 tuổi, tạ tại rừng Am-ba-la (rừng xoài) thật cảm động. Ngài khuyênLa Hầu La khi làm một thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiập nào, nếu thân, khẩu, ý nghiệp ấy đưa đến tự hại, hại người, hại cả haithì thân nghiệp ấy, khẩu nghiệp ấy, ý nghiệp ấy là bất thiện. LaHầu La chớ nên làm, nếu đã lỡ làm thì phải biết hổ thẹn, sám hốiđối với nghiệp ấy. Ngài còn thận trọng hơn nữa, khuyên La Hầu Lakhông nên nói láo, dù nói để mà chơi. Ðức Phật quả là nhà giáo dục vĩ đại, không những Ngài chỉ khuyên dạy những người ở lứa tuổi trưởng thành có sự hiểu biết, mà Ngài còn quan tâm chăm sóc đến tuổi trẻ, giáo dục và xây dựng chúng khi còn tuổi ấu thơ. Ngài quan niệm rằng, tâm hồn của tuổi ấu thơ giống như tờ giấy trắng, nếu như tờ giấy ấy dư, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên ấy những bông hoa tươi đẹp, thì nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ngược lại,tờ giấy ấy nếu kẻ bất tài vô dụng bôi lên đó những vết mực đen vô nghĩa thì nó trở thành cái vô dụng và làm xấu xã hội.

Ở đây tôi muốn nói, những người cha, người mẹ, người thầy... có trách nhiệm lớn trong việc giáo dục những người con cháu của mình. Hầu hết những em bé hư hỏng đều phát xuất từ sự thiếu giáo dục của cha, mẹ, hay không có cha mẹ để giáo dục, hoặc phương pháp giáo dục không có hiệu năng. Chúng ta khong nên trách đứa con hư hỏng mà chúng ta hãy tự trách mình thiếu tinh thần trách nhiệm giáo dục đối với chúng. Ðức Phật đã làm người thầy đầy đủ trách nhiệm, đáng kính, tùy theo từng lứa tuổi sự hiểu biết từng người mà Ngài có những lời dạy khác nhau, rất thiết thực và hữu hiệu.

Ðối với tuổi trẻ, bằng mọi hình thức Ngài ngăn chận những mầm mống phát sinh hành vi bất thiện, như Ngài đã dạy La Hầu La "Là Sa môn hạnh của những người nào biết mà nói láo là không biết tàmquí" (Trung Bộ I, Kinh Giáo Giới La Hầu La ở rừng Am ba la số 61).

Ðức tính hổ thẹn rất cần thiết cho những ai muốn trở thành conngười tốt, con người có đời sống lành mạnh có đạo đức, nó là nềnmống cơ bản để xây dựng một xã hội lành mạnh. Thiết nghĩ, những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tuổi trẻ tiến sâu vào con đườngsa đọa, vì con người đã đánh mất đức tính hổ thẹn hay xem thườngđức tính này. Ðó là nguồn gốc sâu xa xuất hiện mọi tệ nạn xã hội.

Là con người không làm sao tránh khỏi những sai lầm, nhưng cáiquan trọng, khi chúng ta phạm phải sai lầm, chúng ta có biết phục thiện hay không, chúng ta có biết hổ thẹn và sửa đổi những sai lầm ấy không. Thái độ phục thiện hay không phục thiện để phânbiệt giữa người ngu và kẻ trí, giữa người thiện và người bất thiện, giữa người làm tồi bại xã hội và người xây dựng xã hội.

Trong kinh Giáo giới La Hầu La, đức Phật dùng hình ảnh con voilâm trận để ví dụ cho hai hạng người trên. Ví dụ một, khi con voi lâm trận, ra chiến trường, nó dùng hai chân trước, hai chân sau, phần thân trước, phần thân sau, dùng đầu, tai, ngà, đuôi... nhưng nó bảo vệ cái vòi của nó. Ví dụ hai, khi con voi lâm trận, ra chiến trường, nó dùng hai chân trước, hai chân sau, phần thân trước, phần thân sau, dùng đầu, tai, ngà, đuôi... và nó dùng luôncả cái vòi của nó. Ở ví dụ một, ta thấy con voi thứ nhất không quăng bỏ mạng sống của nó, vì nó biết bảo vệ cái vòi, dụ cho người biết tàm quí. Ở ví dụ hai, ta thấy con voi thứ hai đã quăngbỏ mạng sống của nó, vì nó không biết bảo vệ cái vòi, dụ cho người không biết tàm quí.

Qua ví dụ trên, ta càng thấy rõ hơn tầm mức quan trọng khi conngười đã đánh mất đức tính tàm quí, nó là nguyên nhân sâu xa củamọi tội phạm. Vì vậy cho nên đức Phật đã đi đến kết luận: "Cũng vậy này La Hầu La, đối với những ai biết mà nói láo, không biết tàm quí, thời ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà người ấy không làm" (sách đã dẫn).

Thật đúng vậy, thưa các bạn, các bạn thử dành một vài phút để cho tâm hồn thật lắng đọng, rồi chiêm nghiệm cuộc sống chính mình. Các bạn sẽ thấy một hành vi xấu xa mà các bạn còn mang theo, vì các bạn đã đánh mát đức tính hổ thẹn đối với tật xấu ấy,và mặc nhiên thừa nhận chúng như là một sự kiện thường tình. Kìabạn hãy nhìn xem: đứa con hay cháu của bạn có thói xấu hay ăn vụng. Bạn còn nhớ không lần đầu tiên chúng ta ăn vụng với đôi mắtláo liêng, tò vò lén lút sợ hãi, nếu bạn không kịp thời giáo dục chúng, lần thứ hai, ba và nhiều lần sau, bạn sẽ thấy gì trên đôi mắt của cậu bé ấy? Tất nhiên là biểu lộ không chút gì sợ hãi hay lén lút. Chúng ăn vụng một cách tự nhiên và xem như chuyện ấy được mọi người thừa nhận.

Từ chuyện này chúng ta có thể suy ra mọi hành vi khác cũng bắt nguồn tương tự như vậy.

Cuối cùng, tôi xin mượn lời dạy của đức Phật từ trong kinh Di giáo để thay lời kết thúc bài viết này:

"Sự hổ thẹn là phục sức tốt đẹp nhất trong mọi thứ phục sức,như cái móc sắt, sự hổ thẹn có năng lực chế ngự mọi thứ phi pháp của con người. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy luôn luôn biết hổ thẹn, sĩ nhục, đừng bao giờ quên đức tính ấy, dầu chỉ tạm thời mà thôi. Mất hổ thẹn là mất công đức. Có hổ thẹn là cóthiện pháp, không hỏ thẹn thì không khác chi cầm thú" (Kinh Di giáo)

Qua lời Phật dạy, ta thấy đức tính hổ thẹn là nền tảng để xây dựng một nếp sống lành mạnh, có đạo đức. Cho dù là người tại gia hay người xuất gia cũng cần có đức tính ấy. Mất đức tính ấy là nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội. Chúng ta là người Phật tử, là những người muốn xây dựng xã hội lành mạnh, hãy cố gắng gìn giữ đức tính ấy trong mỗi người, vì nó là vũ khí sắc bén nhấtđể ngăn chận mọi hành vi sai lầm, đồng thời nó cũng là thứ trangphục đẹp nhất trong mọi thứ trang phục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 5059)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 6170)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 4755)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 4755)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 5335)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 9624)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 6737)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 8421)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 7154)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 5416)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567