Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mổ Bụng Tìm Con

15/09/201100:18(Xem: 8002)
Mổ Bụng Tìm Con

MỔ BỤNG TÌM CON
A LAN NHÃ

Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái.

Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.

Bà la môn nữ nghe vậy, lo lắng bảo: “Con à, hãy chờ ta sanh đã. Nếu ta sanh con trai, thì nó sẽ được một phần gia sản; còn nếu ta sanh con gái, thì nó sẽ hầu hạ con”.

Lần thứ hai, cậu con trai đến nhắc nhở tiểu phu nhân kia phải giao hết tài sản lại cho nó, còn bà thì không được gì hết. Bà la môn nữ, cũng như lần trước, lo lắng bảo cậu hãy chờ xem bà sanh trai hay gái đã rồi hẵng quyết.

Lần thứ ba, cậu con trai lại đến thúc giục bà phải giao ngay tài sản. Tiểu phu nhân cảm thấy bức bách, không thể đợi được, vội vào phòng lấy dao rạch bụng mình ra để xem ngay cái thai ấy là trai hay gái.

Kết cục, Bà la môn nữ nọ không những không được chút của thừa tự nào, mà cả hai mẹ con đều bị chết thảm!

(Thuật lại theo kinh Trung bộ, tập 2, kinh Tệ Túc- Pàyàsi-Suttanta. HT.Thích Minh Châu dịch).

Bàn thêm

Được thừa kế sản nghiệp đúng pháp là một phước báo khi sống trong đời. Bậc làm cha mẹ, khi đi qua cuộc đời, ai cũng mong mỏi có một chút gì để lại cho con, dù là vật chất hoặc những giá trị tinh thần. Tuy nhiên, có được mấy người con nhận ra những giá trị mà cha mẹ để lại? Và có bao nhiêu người hiểu thấu và tìm ra được những di sản mà cha mẹ đã cực nhọc một đời, mong để lại cho con? Phương cách tìm kiếm và sử dụng của thừa tự là một minh chứng sống động, nói lên tính cách cũng như thước đo giá trị của một con người. Một người con hiếu hoặc ngược lại cũng căn cứ vào tiêu chí này để phân định ra.

Theo kinh văn, muốn tìm kiếm của thừa tự đúng pháp thì phải viện dẫn trí tuệ để suy tư một cách thấu đáo. Nếu như vắng mặt trí tuệ thì mọi hành động đều có khả năng dẫn đến khổ đau. Kết quả buồn thảm của một bà mẹ mà kinh văn vừa nêu tuy chỉ là ẩn dụ, nhưng vẫn có thể xảy ra trong thực tế đời thường, biểu hiện ở những cung bậc đau khổ khác nhau.

Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan. Khi duyên chưa hội đủ cũng như chưa chín muồi mà mong sự vật hiện hữu là điều bất khả. Và dầu có nỗ lực tác động bằng cách này hay cách khác mong quả sớm hình thành, nhưng một khi duyên chưa chín muồi thì kết quả dẫn đến cũng là sự hiện diện của khiếm khuyết, bất toàn và vô dụng. Xem ra, sự nôn nóng khi quả chưa chín muồi đôi khi gây ra bao sự bất an và thậm chí là tận cùng khổ đau trong cuộc sống. Bản kinh kể trên cũng xác quyết rằng: “Cái gì chín đến thời thì phải chín, không nên gượng ép”là một thực tế có ý nghĩa trong mọi khoảng thời gian.

Trở về với căn bản của ẩn dụ, có thể thấy rằng lý do khởi nguyên của ẩn dụ nhằm làm sáng tỏ quan điểm: “Có đời sau, có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Để chứng minh sự tồn tại của chân lý này trong hiện thực, tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đã không mệt mỏi viện dẫn từ ví dụ này đến ví dụ khác, nhằm giúp cho vua Pàyàsi (Tệ-túc) nhận ra thực tại nêu trên. Trong giai đoạn đầu của quá trình hoằng hóa, trong bối cảnh có quá nhiều quan điểm của các tôn giáo thời bấy giờ ở Ấn Độ đang ngự trị và đan xen trong nhận thức của số đông, thì việc triển khai và chứng minh lý thuyết Nhân quả và Luân hồitheo quan điểm của Đức Phật, là một tiếng sét trong nhận thức của nhiều người.

Kinh văn cũng đồng thời giới thiệu trách vụ cũng như phương cách hoằng pháp của đệ tử Phật thời xưa. Dù chỉ chứng minh một quan điểm, nhưng người đệ tử Phật đã không mệt mỏi, tìm hết ví dụ này đến ví dụ khác nhằm làm cho người nghe tỏ ngộ chân lý mà thôi. Mở rộng để chiêm nghiệm thêm về trách vụ của đệ tử Phật ngày nay, thiển nghĩ còn nhiều điều cần phải chuẩn bị và nhiều việc cần làm. Trước nhất, một đức tính mà người hoằng pháp thời nay cần học hỏi và kiện toàn: mạnh mẽ khi chứng minh chân lý và không mỏi mệt trong nỗ lực chuyển hóa tha nhân. n

(NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186)
(Thư Viện Hoa Sen)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2011(Xem: 15208)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7239)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15708)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11137)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9110)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7386)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 11916)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11660)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6668)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 6728)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]