Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mổ Bụng Tìm Con

15/09/201100:18(Xem: 8242)
Mổ Bụng Tìm Con

MỔ BỤNG TÌM CON
A LAN NHÃ

Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái.

Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.

Bà la môn nữ nghe vậy, lo lắng bảo: “Con à, hãy chờ ta sanh đã. Nếu ta sanh con trai, thì nó sẽ được một phần gia sản; còn nếu ta sanh con gái, thì nó sẽ hầu hạ con”.

Lần thứ hai, cậu con trai đến nhắc nhở tiểu phu nhân kia phải giao hết tài sản lại cho nó, còn bà thì không được gì hết. Bà la môn nữ, cũng như lần trước, lo lắng bảo cậu hãy chờ xem bà sanh trai hay gái đã rồi hẵng quyết.

Lần thứ ba, cậu con trai lại đến thúc giục bà phải giao ngay tài sản. Tiểu phu nhân cảm thấy bức bách, không thể đợi được, vội vào phòng lấy dao rạch bụng mình ra để xem ngay cái thai ấy là trai hay gái.

Kết cục, Bà la môn nữ nọ không những không được chút của thừa tự nào, mà cả hai mẹ con đều bị chết thảm!

(Thuật lại theo kinh Trung bộ, tập 2, kinh Tệ Túc- Pàyàsi-Suttanta. HT.Thích Minh Châu dịch).

Bàn thêm

Được thừa kế sản nghiệp đúng pháp là một phước báo khi sống trong đời. Bậc làm cha mẹ, khi đi qua cuộc đời, ai cũng mong mỏi có một chút gì để lại cho con, dù là vật chất hoặc những giá trị tinh thần. Tuy nhiên, có được mấy người con nhận ra những giá trị mà cha mẹ để lại? Và có bao nhiêu người hiểu thấu và tìm ra được những di sản mà cha mẹ đã cực nhọc một đời, mong để lại cho con? Phương cách tìm kiếm và sử dụng của thừa tự là một minh chứng sống động, nói lên tính cách cũng như thước đo giá trị của một con người. Một người con hiếu hoặc ngược lại cũng căn cứ vào tiêu chí này để phân định ra.

Theo kinh văn, muốn tìm kiếm của thừa tự đúng pháp thì phải viện dẫn trí tuệ để suy tư một cách thấu đáo. Nếu như vắng mặt trí tuệ thì mọi hành động đều có khả năng dẫn đến khổ đau. Kết quả buồn thảm của một bà mẹ mà kinh văn vừa nêu tuy chỉ là ẩn dụ, nhưng vẫn có thể xảy ra trong thực tế đời thường, biểu hiện ở những cung bậc đau khổ khác nhau.

Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan. Khi duyên chưa hội đủ cũng như chưa chín muồi mà mong sự vật hiện hữu là điều bất khả. Và dầu có nỗ lực tác động bằng cách này hay cách khác mong quả sớm hình thành, nhưng một khi duyên chưa chín muồi thì kết quả dẫn đến cũng là sự hiện diện của khiếm khuyết, bất toàn và vô dụng. Xem ra, sự nôn nóng khi quả chưa chín muồi đôi khi gây ra bao sự bất an và thậm chí là tận cùng khổ đau trong cuộc sống. Bản kinh kể trên cũng xác quyết rằng: “Cái gì chín đến thời thì phải chín, không nên gượng ép”là một thực tế có ý nghĩa trong mọi khoảng thời gian.

Trở về với căn bản của ẩn dụ, có thể thấy rằng lý do khởi nguyên của ẩn dụ nhằm làm sáng tỏ quan điểm: “Có đời sau, có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Để chứng minh sự tồn tại của chân lý này trong hiện thực, tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đã không mệt mỏi viện dẫn từ ví dụ này đến ví dụ khác, nhằm giúp cho vua Pàyàsi (Tệ-túc) nhận ra thực tại nêu trên. Trong giai đoạn đầu của quá trình hoằng hóa, trong bối cảnh có quá nhiều quan điểm của các tôn giáo thời bấy giờ ở Ấn Độ đang ngự trị và đan xen trong nhận thức của số đông, thì việc triển khai và chứng minh lý thuyết Nhân quả và Luân hồitheo quan điểm của Đức Phật, là một tiếng sét trong nhận thức của nhiều người.

Kinh văn cũng đồng thời giới thiệu trách vụ cũng như phương cách hoằng pháp của đệ tử Phật thời xưa. Dù chỉ chứng minh một quan điểm, nhưng người đệ tử Phật đã không mệt mỏi, tìm hết ví dụ này đến ví dụ khác nhằm làm cho người nghe tỏ ngộ chân lý mà thôi. Mở rộng để chiêm nghiệm thêm về trách vụ của đệ tử Phật ngày nay, thiển nghĩ còn nhiều điều cần phải chuẩn bị và nhiều việc cần làm. Trước nhất, một đức tính mà người hoằng pháp thời nay cần học hỏi và kiện toàn: mạnh mẽ khi chứng minh chân lý và không mỏi mệt trong nỗ lực chuyển hóa tha nhân. n

(NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186)
(Thư Viện Hoa Sen)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2025(Xem: 16)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 42)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 46)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
21/01/2025(Xem: 108)
Nam Mô Phật Nam Mô Bồ Tát Hiểu và Thương... Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ cùng tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ với quê hương gọi là:'' Của Ít Lòng Nhiều''.. Vào ngày 19 Jane 2025 Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà Tết dành tại Hội người Mù Phong Điền và những người dân nghèo miền Trung.
20/01/2025(Xem: 120)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Còn không bao nhiều ngày nữa là Xuân Ất Tỵ sẽ đến. Trước thềm năm mới, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức và Phật tử, quý thiện hữu hảo tâm xa gần.. chúng con, chúng tôi lại có cơ hội tiếp tục lên đường gieo hạt Từ tâm. Buổi phát quà thực hiện trong tuần qua tại hai làng Mocharim và Kela Village, hai ngôi làng toàn bằng những lều tranh xiêu vẹo, phong phanh.. cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 14 cây số . Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
08/11/2024(Xem: 790)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
14/09/2024(Xem: 2303)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
07/09/2024(Xem: 1940)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào Chủ Nhật tuần qua (Sept 01 2024) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
31/08/2024(Xem: 2243)
Mùa Vu Lan báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” muôn đời.. Để thể hiên tinh thần đó, chúng con, chúng tôi xin được đại diên, thay mặt chư Tôn Đức & quí Phật tử thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India để hồi hướng đến Cha mẹ, cửu huyền thất tổ của chúng ta với ước mong đáp đền thâm ân cao dày của các đấng sinh thành trong muôn một.
29/08/2024(Xem: 1976)
Trong tâm tình: ''VuLan- Thương về quê Mẹ'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà nhằm chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]