Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tòa Lâu Đài Cát

07/09/201106:50(Xem: 7699)
Tòa Lâu Đài Cát
TÒA LÂU ĐÀI CÁT
(Minh Nguyên dịch)

Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé. Em bé đang xây một tòa lâu đài cát trên bãi biển, đấy là tòa lâu đài cát lớn nhất và công phu nhất mà trước giờ người giáo viên chưa từng thấy. Em bé trịnh trọng dùng đôi tay của mình xúc cát lên rồi nắn cát cho thật chắc, sau đó nhẹ nhàng đặt vào vị trí thích hợp. Em bé cẩn thận và miệt mài xây đắp những tòa tháp, những gác canh, đào hào, cắm cờ…

Khi em bé hoàn thành tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng, em đứng dịch lùi một tí để thư giản và ngắm nhìn tuyệt tác của mình. Rồi đột nhiên em nhảy về phía trước, bước lên trên tòa lâu đài, đạp phá nó, banh nó ra trên bãi cát, rồi ngắm nhìn khi những con sóng nối đuôi nhau vỗ lên mặt biển, xóa nhòa dấu tích tòa lâu đài của em, như thể là tào lâu đài của em chưa hề tồn tại.

Người giáo viên cảm thấy sóc khi chứng kiến cảnh tượng đó. Thật là lãng phí! Tại sao thành quả ấy lại bị phá hủy? Tại sao một người tự tạo ra rồi tự phá hủy thành quả của chính họ? Ông đi đến bên em bé và hỏi:

- Tại sao cháu đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để xây nên tòa lâu đài to lơn và đẹp đẽ đến vậy mà lại đập phá nó?

Em bé đáp lại:

- Cha mẹ của cháu cũng đã hỏi cháu câu hỏi đó. Mẹ cháu nhìn thấy những điều rất ý nghĩa từ tòa lâu đài cát. Mẹ đã nói với cháu rằng, mỗi hạt cát có thể xem như là mỗi khía cạnh của nhân loại. Người ta có thể tạo nên những điều rất ấn tượng khi biết đoàn kết với nhau, nhưng khi chúng ta lãng quên đi những mối quan hệ của mình với người khác và cố gắng tồn tại như một hạt cát đơn lẽ thì sẽ khiến cho nhiều thứ bị hủy hoại như cháu đã phá hủy tào lâu đài cát vậy đó, hoặc là bị sóng biển phá vỡ, phân hủy nó ra hàng tỷ mảnh nhỏ và phát tán dọc theo bờ biển.

Còn cha cháu thì bảo rằng, đấy là một cách để học về cuộc sống. Không có gì tồn tại mãi mãi. Giống như những tòa lâu đài cát, mọi thứ được tạo ra rồi lại bị phá hủy, tồn tại rồi lại biến mất. Hết thảy đều không thường còn. Khi chúng ta ý thức được điều này thì chúng ta bắt đầu biết trân quý thời gian mà chúng ta đang có. Bố cháu còn bảo rằng, xây dựng những tòa lâu đài cát là một cách giúp cho trẻ em học những bài học quan trọng ấy bằng trực quan sinh động.

Em bé nói tiếp:

- Còn với cháu, cháu chỉ biết rằng cháu đang chơi. Cháu chỉ muốn hòa mình với những gì cháu đang làm và vui với công việc đó.

Người giáo viên nghe xong thì lặng lẽ mở dây buộc giày và cởi chúng bỏ qua một bên, cởi bỏ đôi tất của mình, xăn quần lên, tháo cả cà-vạt rồi ngồi xuống bên em bé và nói:

- Chú có thể ngồi lại và chơi chung với cháu được không?

Minh Nguyên dịch
(Trích từ sách "Những Bài Học Bình Dị, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2010)
Nguồn: 101 Healing Stories for Children and Teen, George W. Burns, John Wiley & Sons Publisher, Canada, 2005.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2010(Xem: 9305)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 10258)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 8511)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 10015)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
08/12/2010(Xem: 17841)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
08/12/2010(Xem: 10890)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
08/12/2010(Xem: 10604)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
07/12/2010(Xem: 8281)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
06/12/2010(Xem: 10433)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứu và tu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]