Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề Phật tử "Mừng" Noel

16/12/201011:29(Xem: 9856)
Vấn đề Phật tử "Mừng" Noel

VẤN ĐỀ PHẬT TỬ "MỪNG" NOEL
Minh Thạnh

nhathonoel_372625732Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này.

Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.

Đề cập đến việc này rất cần, vì trong thực tế, cứ đến cuối năm, một số Phật tử thuần thành tỏ ra lúng túng trước không khí Noel bao quanh, ở nơi làm việc, trường học, và ở cả… nhà riêng.

Nên nhìn nhận, ứng xử trước việc này như thế nào? Ý kiến của một đạo hữu cho rằng phải thận trọng.

Đồng ý là phải thận trọng trước việc có thể tham gia, dù gián tiếp vào một ngày lễ tôn giáo không phải của tôn giáo mình. Nhưng, cụ thể “thận trọng” là phải làm thế nào?

Dưới đây, chúng ta cùng nhau thảo luận vấn đề này.

Tinh thần cơ bản của đạo Phật là từ bi, hỷ xả. Do vậy, Phật tử chúng ta, trước hết không nên có thái độ đố kỵ, tiêu cực đối với những sinh hoạt đón chào Noel đang diễn ra chung quanh.

Trái lại, cái nhìn hoan hỷ, chia sẻ, chúc mừng không phải là chuyện thừa.

Riêng tôi, tôi nghĩ Jesus vẫn là một nhân vật lớn của nhân loại.

Phật tử, tất nhiên, không đứng ra chủ động tổ chức các hình thức hoạt động chào đón Noel. Nhưng nếu có bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người trong gia đình có tổ chức mừng Noel đi nữa, dù dưới hình thức nào (trừ hoạt động cải đạo), thì việc tỏ ra hoan hỷ, hòa đồng, không phản đối, lạnh nhạt, khó chịu… là thái độ cư xử cần có ở người Phật tử.

Tuy nhiên, cần phân biệt một Noel có tính xã hội và một Noel có tính tôn giáo.

Càng hòa nhập với thế giới, nhất là càng tiếp cận với phương Tây, thì việc có xuất hiện nhiều hơn những hình ảnh ông già Noel, những hoa tuyết, cây thông… trong dịp cuối năm cũng là điều chúng ta phải chấp nhận.

Có thể nhiều người phương Tây không còn giữ đạo Chúa, nhưng ông già Noel, cây thông… vẫn là thứ không thể thiếu được khi bước vào những ngày tháng cuối năm.

Chính thống giáo Nga, tuy là Cơ đốc giáo, nhưng có một ngày Giáng sinh khác với Thiên Chúa và Tin Lành. Ngày Noel cuối năm đối với số đông người Nga theo Chính thống giáo trở thành một lễ hội xã hội. Họ không thừa nhận, nhưng cũng vui để mà… vui, vậy thôi.

Thiết tưởng, như thế vẫn là phù hợp với Phật tử trong xu thế cởi mở, thân hữu.

Còn lễ Noel tôn giáo thì như thế nào? Cũng dễ dàng hình dung. Nó không chỉ là vòng hoa trang trí, là đèn nến chớp tắt, là cây thông, quà tặng, là gặp gỡ bạn bè, ăn nhậu nửa đêm, mà có một nội dung chuyển tải, nhằm một mục đích tôn giáo, và mức độ cực đoan hơn hết, là cải đạo.

Tôi chia sẻ với bạn đọc sự thận trọng, chính là ở chỗ này, cái ranh giới khá nhập nhòe, khó nhận biết giữa Noel xã hội và Noel tôn giáo.

Nhất là khi cái Noel tôn giáo lại lợi dụng cái Noel xã hội vào việc cải đạo.

Ở đây, chúng tôi muốn giúp người Phật tử sự thận trọng cần thiết đó. Trong “Cơ đốc giáo”, là cụm từ gọi chung nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó, các tôn giáo thuộc nhóm này có mặt tại Việt Nam đều cử hành Lễ Thiên chúa Giáng sinh vào ngày 25/12 (Chính Thống giáo không có mặt tại Việt Nam).

Trong những tôn giáo nói trên, có tôn giáo đặt trọng tâm Lễ Giáng sinh 25/12 như lễ thuần túy tôn giáo, chủ yếu dành cho tín đồ nội bộ.

Nhưng cũng có tôn giáo thuộc Cơ đốc giáo tại Việt Nam coi Noel là cơ hội cải đạo. Họ ưu tiên hàng đầu đến việc cải đạo tín đồ Phật giáo hơn là lễ dành cho tín đồ.

Vì Noel là cơ hội, mà khi đó, xã hội đi vào quỹ đạo tiệm cận với Cơ đốc giáo hơn bao giờ hết.

Và đây là cơ hội của họ.

Nếu phân biệt về mặt từ ngữ, thì chúng ta có thể nhận biết hai từ vẫn được thường xuyên được dùng, là “Thánh lễ” và “truyền giảng”. Hoạt động cải đạo nằm ở “truyền giảng”. Chúng ta chú ý đến thành tố “truyền” trong từ nói trên.

Thông thường “truyền giảng” được tổ chức trước ngày 25/12 và vào buổi tối (lúc dễ mời khách), trong khi những hoạt động dành cho tín đồ cũ thì diễn ra vào buổi sáng, thường vào ngày 25/12 khi Noel đã đi ra khỏi cận điểm với xã hội.

Đêm truyền giảng, trong bối cảnh cận điểm như đã nói những kỹ thuật tinh vi phục vụ cho mục tiêu cải đạo được sử dụng.

Tâm điểm thận trọng của người Phật tử muốn gìn giữ đạo tâm nơi con em mình nằm ở chỗ này.

Kỹ thuật cải đạo có thể trước hết là những món quà tinh thần, tượng trưng, kèm thiệp mời in ấn rất sang trọng, bắt mắt, mời đến dự, chưa hẳn được gọi là “truyền giảng”, mà là “thánh nhạc”, hay mềm hơn nữa: “ca nhạc mừng giáng sinh”.

Một tín đồ, mà người nào đều có nhiệm vụ cải đạo tín đồ Phật giáo, có thể phát đến hàng ngàn thư mời.

Những năm 1980, khi sinh hoạt tôn giáo chưa cởi mở như bây giờ, thì cả lớp tôi ở đại học đều nhận được thư mời, khi đó chưa in 4 màu trên giấy cứng láng, mà in roneo, tuy thế rất mỹ thuật. Thư mời được phát khéo đến cả những cán bộ giảng dạy.

Chỉ 1/100 thư mời phát ra đó có người đến dự là đã thành công.

Nội dung buổi truyền giảng đều tương tự như những gì được miêu tả trong bài Mối lo hiểm họa cải đạo thường trựccủa tác giả Nguyễn Bá Duy.

Lời mời những ai muốn được hưởng sự “cứu rỗi”, “ơn phước” rất ngọt ngào được đưa ra tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên. Có những người mau mắn đứng dậy trước, có thể là “mồi”. Những người ngập ngừng được bạn bè, người phát giấy mời hối thúc. Được thụ hưởng, chứ có mất mát gì đâu. Thế là đã có danh sách trọng điểm cải đạo mới. Những việc vừa kể đã được nhắc đến trên Phattuvietnam.net, vì vậy, xin chỉ nói qua.

Điểm cần nhấn mạnh là, trong tinh thần thận trọng như bạn đọc đã lưu ý, người Phật tử thuần thành không nên cho con em mình tiếp xúc với những hoạt động cải đạo nhân mùa Noel như vậy.

Nếu các em, các cháu muốn tổ chức tiệc Giáng sinh nửa đêm tại nhà, chúng ta có thể thông cảm cho chúng vui chơi như một lễ hội xã hội.

Nếu các em, các cháu muốn đi du lịch trong những tour nói là “mừng Giáng sinh”, đến Đà Lạt, Nha Trang…, thì chúng ta cũng không nên cản trở chúng vui Noel với bạn bè như thế.

Nhưng nếu chúng khoe một món quà kèm thiệp mời ca nhạc nào đó, thì sự thận trọng, như quý bạn đọc đã nói, là hết sức cần thiết.

Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này.

Minh Thạnh (Phật Tử Việt Nam)

PHẢN HỒI:

minh vào lúc 12/12/2010 21:40

Nam Mô A Di Đà Phật!!!
nên vui noel trong tinh thần lục hòa, nhà con vẫn làm cây thông vẫn hang đá, các cha các suer vẫn gởi thiệp vẫn chúc mừng đều đặn, vẫn nhạc giáng sinh bao nhiêu năm qua mà có vấn đề chi đâu, vẫn là phật tử thần thành,cái mà chúng ta lo là tình trạng truyền giáo từ phía tin lành còn công giáo chính thống thì các cha các sơ vẫn hiền lành chân chất đấy thôi, thỉnh thoảng các sơ, các đức cha vẫn viếng chùa đều đặn, cũng chúc mừng phật đản vẫn vui vu lan...chúng ta là phật tử nen có cái nhìn tích cực hơn đừng quá tiêu cực đề phòng cái này cái kia 1 cách quá đáng, đành rằng là có lo ngại nhưng có nhất thiết phải làm quá lên một cách hơi quá đáng, các đạo hữu và các vị thiện tri thức nếu có vào trang nhà làng mai thì sẽ thấy sư ông nhất hạnh và tăng chúng mai thôn vẫn vui noel đấy thôi, thỉnh thoảng ngài vẫn thuyết giảng cho ín đồ công giáo và dạy cho họ tu thiền mà.
nếu quá lo lắng, quá phòng hờ thì lấy đâu ra thân nhẹ tâm an miệng mỉm cười.con xin góp và lời
Nam Mô Thường An Lạc Bồ Tát Ma Ha Tát

Minhvào lúc 12/12/2010 22:34

Hãy vui noel theo cách của phật tử. Các chùa, viện nên có những chương trình hoạt động mạnh mang tính quần chúng vào những dịp này để "chia sẻ" niềm vui của những người công giáo, để thể hiện sự "đoàn kết" tôn giáo. Tại sao không tạo điều kiện để mọi người có thể đi lễ chùa vào noel bằng những thuyết giảng đoàn kết con người, tôn giáo của đức Phật? 0 Tri Nguyenvào lúc 12/12/2010 22:54 Nếu nói Cơ Đốc giáo giành tín đồ thì cũng không đúng lắm. Mà cải đạo là do chính ở mỗi con người lựa chọn. Có thể họ thấy được Cơ Đốc giáo đáp ứng được một số nhu cầu trước mắt, trong khi đó Phật giáo thì không. Từ đó họ sẽ đi đến quyết định cải đạo. Tôi đơn cử một số trường hợp: 1) Có người nọ đang túng thiếu, khi ấy có một người Cơ Đốc giáo xuất hiện, thuyết giảng và mang đến cho một ít tiền. Ban đầu, có thể người đó không nhận, nhưng rồi do sự nhiệt tình và kiên nhẫn của người truyền giáo thì họ nhận và hàm ơn. Đó là mầm mống để người đó cải đạo. 2)Một người nọ đang nằm trong bệnh viện, không thân nhân chăm sóc và hầu như ít ai ngó ngàng tới. Bỗng nhiên xuất hiện một nhóm người làm từ thiện thuộc Cơ Đốc giáo đến để lo lắng thuốc thang hoặc cử người chăm sóc. Ngay bản thân người bệnh đó phải hàm ơn, ngoài ra những người xung quanh thấy hành động đó cũng bị tác động tâm lý. Đây là mầm mống đưa đến việc cải đạo.
Thực tế, trong dân gian, người am tường giáo lý Phật giáo không nhiều. Họ theo đạo Phật một là vì truyền thống, hai là vì sự nguyện cầu cho cuộc sống. Và mục đích thứ hai có thể lúc được lúc không. Trong khi đó, những người bên Cơ Đốc giáo có thể mang đến cho họ một số nhu cầu cấp thiết ngay trong cuộc sống. Dần dần nếp truyền thống của tâm linh sẽ nhạt đi và thay thế bằng một hình thức tâm linh mới mà theo họ là phù hợp hơn, ít ra là cho đời sống vật chất trước mắt của chính họ.

minh ngọcvào lúc 12/12/2010 23:16

Đồng tình với tác giả về bài viết, nhất là đoạn:
"...Phật tử, tất nhiên, không đứng ra chủ động tổ chức các hình thức hoạt động chào đón Noel. Nhưng nếu có bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người trong gia đình có tổ chức mừng Noel đi nữa, dù dưới hình thức nào (trừ hoạt động cải đạo), thì việc tỏ ra hoan hỷ, hòa đồng, không phản đối, lạnh nhạt, khó chịu… là thái độ cư xử cần có ở người Phật tử..."
Bạn Minh nên đọc lại đoạn trên.
Còn " công giáo chính thống thì các cha các sơ vẫn hiền lành chân chất đấy thôi" thì cũng nên xem lại. Nói thật, ai mà không muốn thân nhẹ tâm an miệng mỉm cười, nhưng không thể tâm an, miệng mỉm cười trước tình cảnh Phật giáo VN hiện nay, trước tình cảnh Phật giáo suy vong từng ngày.
Phật tử chúng ta cần quan tâm đến "đốm lửa nhỏ, và con rắn nhỏ" như lời Phật dạy thuở xưa. Sắp đếm ngày vía Phật A Di Đà và ngày Đức Thích Ca thành đạo, có chùa nào lên kế hoạch tổ chức không vậy???

Vinh Khanhvào lúc 13/12/2010 00:24

Nếu ai chưa tham dự những buổi "truyền giảng" như đều có suy nghĩ như bạn Minh, trong dịp Noel như hiện nay đã 2 lần tôi có mặt trong những buổi "truyền giảng" như vậy, lần đầu tôi đã rất hoang mang và hơn một tuần tôi đã sống trong cảm giác bấn loạn và lần thứ 2 tôi đã vững vàng hơn nhiều, tôi đã có mặt vì muốn giữ những người bạn, người yêu của mình không bị những lời hùng biện của những nhà truyền giáo đó lung lạc, không nên coi thường những điều mà đôi khi ta nghĩ là bình thường

góp ý vào lúc 13/12/2010 01:48

Gần tới ngày đón noel của đạo chúa là cúng gần đến ngày đón tết người dân và phật tử đi lễ chùa mừng xuân việt nam , tại sao chúng ta không quãng bá các biểu ngữ mợi nơi như câu ''.Mừng xuân đi lễ chùa ;;chúng ta là phật tử cũng có ít người ăn mừng noel cho vui .nhưng cần kể cho con cháu của chúng ta biết ngày noel là vui chơi tặng quà .chứ thật ra chúng ta chẵng tin có chúa hoạt trưỡng nhớ chúa gì đâu.

Tran Dinhvào lúc 13/12/2010 05:57

Tôi không đông y voi cac ban la nguoi Phât tu cung tô chuc mung lê Noel theo thiên chua .Vân biêt rang đao Phât la đao tu bi, hy xa. Nhung mung lê Noel la chuyên khac. Đây la lê cua riêng đao Thiên chua. Ha co gi ma môt Phât tu lai tô chuc đon mung Noel? Vô tinh minh gop phân truyên ba đao Chua cho ho trong khi ma vân đê cai đao ngay nay la môt vân nan cho Phât giao. Thu xem ngay lê PHÂT ĐAN nguoi Thiên chua co đon mung không? Ngay nay lê Noel đa thuong mai hoa, đây la dip cac nha buôn, cac dich vu ban cac san phâm liên quan đên Noel.Nhu ban Minh cho rang chi lo viêc cai đao cua Tin lanh , con cac cha cac suer thi hiên lanh, chân chât. Tôi cho rang đo la y kiên riêng cua ban.Tôi đa sông o nuoc ngoai lâu nam nên tôi co dip tim hiêu vê tôn giao, vê phuong cach đanh pha tinh vi cua ho, va đê cac con chiên tri thuc dung phuong tiên truyên thông bao chi,internet đê bôi nho va đanh pha Phât giao. Cac ban nên suy nghi va tim hiêu thêm đung gop phân cho " Kê hoach cho ngay tan cua Phât giao" đên gân thêm.

Thuận Trungvào lúc 13/12/2010 07:18

Bạn Minh Ngọc nói rất đúng !
Tãc giả Minh Thạnh đưa ra vấn đề với một mối lo nằm ở về khác (cải đạo)Nhưng lại không đặt ra được một tinh thần trách nhiệm. Điều này khiến bài viết trở nên phản tác dụng, làm như thể xưa nay Phật giáo luôn thù ghét Gia tô lắm vậy .

Nhìn ra được ngày noel là dịp cải đạo ,lại khuyên Phật tử nên chung vui ... giáng sinh!

Tuệ Hãivào lúc 13/12/2010 10:04

Có nhiều bạn kg biết chuyện tuyên truyền sâu độc ở Mỹ đâu ! Đa số các hệ thống truyền thông đều nằm trong tay cần lao cg, mổi năm họ tổ chức cái gọi là "niềm mơ ước mùa giáng sinh " để làm công cụ cải đạo vô cùng hiệu quả, theo cái lối sương bay thấm áo mà Phật tủ VN hải ngoại không hề hay biết, kể cả 'đại hội giới trẻ" cũng chính là cg trá hình, pt đóng góp vô tư tiếp tay cho họ mà không hề hay biết thế mới là tai hại, nói chung toàn là âm mưu mánh mung cả, sống lừa mình gạt người thì làm sao có chân lý cho được ?Chả trách gì mà các cụ ta khi xưa gọi đó là bàng môn tả đạo, trong thời kỳ xâm lấn Phi châu bọn lính thập ác còn bắt trẻ con để ăn thịt, về sau thấy kg ổn họ mới bàn với nhau kg ăn trẻ con nữa, và sau nhiều lần hội hợp họ đặt ra danh từ sous home để chỉ cho người da đen, văn minh Tây phương Ca tô rô ma giáo là như thế đó, ai học ngành nhân chủng học ở Tây mà không biết chuyện này? Chẳng hiễu cái niềm hảnh diện theo đạo Tây: cha con loạn luân, giết người cướp của dạy trong cựu ước có cái gì hay mà dân ta vẫn mê tít như vậy?

Hoa Khaivào lúc 13/12/2010 11:34

Nam mô Bụt Đà Da!
Kính thưa các bậc thiện tri thức, nói về vấn đề mà tác giả Minh Thạnh đề cập ở trên thì thiết nghĩ rất đúng trong hiện trạng của xã hội Việt Nam hiện nay,...
Con là một người Phật tử, nhưng rất tin kính Jesu, với những bài giảng trên núi, con không lạy Jesu, nhưng thỉnh thoảng con vẫn tham dự những buổi lễ nhà thờ, và cầu nguyện,...bởi con nghĩ Jesu cũng là 1 vĩ nhân!
Nhưng đáng buồn thay,... những hậu duệ của Người đã không được như người,... Đưa tôn giáo vào chính trị hòng làm giáo chủ khắp cõi,... Ở Việt Nam, tư tưởng toàn cõi Việt Nam đều là đất Thánh, nhân dân Việt Nam đều là con Chúa, luôn xuất hiện trong những người lãnh đạo của Công giáo. Bởi ở Phương Tây, họ đang mất chỗ, để tồn tại, họ phải tiến về Phương Đông,...
Nhà con nằm trong vùng Hố Nai - Gia Kiệm, Thánh địa của công giáo Việt Nam,... Hằng năm, vào tết Nguyên đán, Cha xứ và các ông trùm thường đến nhà chúc tết, kêu gọi nhập xứ!!! Nếu đồng ý thì làm lễ rửa tội ngay tại nhà,...
Thỉnh thoảng con có đi lễ, có nghe những người Cha xứ, cùng với những buổi tan học ngồi chờ chờ người rước trước nhà thờ vào những giờ lễ chiều,...ôi thôi, 10 buổi thì 8 buổi họ nói về các vấn đề liên quan đến "ông sư", "gõ mõ", "tụng kinh", họ cho rằng những người theo Phật giáo là "không tin vào Chúa, và khi chết sẽ xuống hỏa ngục", họ kêu gọi "hãy thương xót những người anh em của các con, hãy nói cho họ nghe về chúa, và kêu gọi những người anh em của các con quay về với chúa, chúa luôn đón nhận họ,...!",... Chỉ cần bấy nhiêu đó thôi cũng hiểu họ đang muốn gì,...Đó là những bài giảng của những Cha xứ học cao hiểu rộng, ko biết những con chiên mù quáng họ nghĩ đến thế nào nữa...!!!

Bạn Minh thân mến!
Làm người cũng có người này kẻ khác, Đức cha, hay sơ cũng chỉ là người phàm, và cũng có những Đức cha, những dì sơ hiền từ, nhân hậu, thấu hiểu cuộc sống, sẽ cũng có 1 tư tưởng Nhất Hạnh của Thiên chúa giáo, có lẽ,... bạn có phước lớn để được gặp số ít ỏi ấy...
Bạn còn nhớ khi Phái đoàn Thầy Nhất Hạnh về Việt Nam, nói chuyện với Cộng giáo tại Nhà thờ Phát Diệm, Ta thì nói chuyện với mục đích hòa nhập, hài hòa, còn họ thì "ra mặt" phản kháng, bảo thủ, phủ định,...
Bài viết của Minh Thạnh không phải là cái nhìn tiêu cực, mà là cảnh báo với thực tại,...Chúng ta đang ở Việt Nam, Việt Nam chứ không phải Pháp, Nếu ở Pháp hay bất kỳ nước Phương Tây nào đó thì Minh Thạnh đã không viết bài viết này, bởi nhiều Thầy ở Việt Nam qua Phương Tây mua nhà thờ làm chùa,...Mua 1 ngôi nhà để ở thì khó, nhưng mua 1 ngôi nhà thờ thì lại dễ,...
Còn ở Phương Đông, bạn nhìn đi,... Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...và bây giờ là Việt Nam,... "Chúa về Việt Nam rồi...."

Thânvào lúc 13/12/2010 15:20

Ra đời ở một chốn mà người ta cho là quê hương của Văn Minh hiện đại, Các tôn giáo có nguồn gốc Tây Phương đã không làm được gì để thuyết phục dân ở xứ của mình khi dân trí đã cao.Vậy thì, thua keo này họ bày keo khác, không thể lấy lí trí, trí tuệ để thuyết phục dân nghèo thì không còn cách nào khác ngoài chuyện dùng vật chất. Trong thế giới hiện đại ngày nay, tiền bạc và nhiều thứ khác (ngoại trừ trí tuê) chỉ lôi kéo thuyết phục những người mà am hiểu của họ về bản chất thật của cuộc sống còn giới mà thôi.
Chúng ta, những người con của dân tộc Việt Nam, hãy: "Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt cha ông không thờ".

La Phước Thạnhvào lúc 13/12/2010 15:24 Ở Làng mai (pháp quốc) hằng năm đều tổ chức 'mừng' noel tại chính điện, chúng ta không khó khăn gì để truy tìm vấn đề đó tại Làng mai
Thật ra, không khí Noel (một lễ hội tôn giáo Ky-tô) đã tràn sang vấn đề lễ hội của xã hội, 2 ranh giới này tưởng chừng khó nhận ra.
Và Phật tử nên 'lục hoà' trong vấn đề này, nghĩa là 'vui' trong vấn đề cần chọn lọc, nói chung chúng ta không nên 'khắc khe' quá (vì khắc khe cũng chả được)...
Cong vấn đề 'vực dậy' thế nào để lễ hội Phật giáo bằng chị bằng em thì vấn đề này để giáo hội lo, chúng ta không thể nào 'truyền thông' vấn đề này cho các vị tôn túc hiểu được...
Hơn 50 % chư tôn đức không hiểu gì về NET, và khoảng 30 % hoàn toàn mù tịt. Nếu cần thì tôi có thể làm phiếu điều tra xã hội học Phật giáo...
'Thế mạnh' của Phật giáo là những gì đó mà các vị giảng sư rao giảng: ăn chắc mặc bền trong giáo lí từ bi của Phật, nào hay bên ngoài tiếng pháo đã nổ đì đùng...
Buồn thay chẳng biết làm sao...
Ô hô thế sự là thế...

Nguyễn Hữu Đứcvào lúc 13/12/2010 15:41

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Theo thống kê thì ở Vn tín đồ đạo Thiên chúa chỉ có 10% dân số. Nhưng chính những người phật tử và người bên lương tham gia làm cho không khí Noel trở lên nhộn nhịp. Trách nhiệm có phần của những người Phật tử.

Bạn Minh nói các cha các sơ hiền lành đấy là bạn chứng kiến một phần thôi. Các tôn giáo tôn thờ thần linh thì người ta dễ đi vào con đường mê tín, cuồng tín. Tôi có một người bạn bên CG trong những ngày lễ noel mình vẫn gửi tin nhắn chúc mừng đến họ như 1 phép lịch sự theo tinh thần hòa hợp. Đến ngày Phật đản mình cũng gửi tin nhắn chúc mừng an lạc thì họ nhắn tin lại là anh có theo Phật đâu mà chúc mừng. Một ví dụ nho nhỏ thôi để thấy họ cực đoan như thế nào.

Nhìn Noel nghĩ lại ngày Phật đản, chúng ta phải tổ chức các lễ hội Phật giáo như thế nào để thu hút quần chúng và giới trẻ. Ngoài các phần nghi lễ ra chúng ta phải có các chương trình hội phù hợp với số đông quần chúng và thanh niên. Là phật tử chúng ta có thể gửi tin nhắn chúc mừng và tặng quà nhân ngày Phật đản tới người thân và bạn bè, treo băng rôn, trăng đèn kết hoa, cờ Phật giáo không chỉ ở các nơi tự viện mà cả nơi mình sinh sống. Nhà chùa tổ chức các đêm ca nhạc, đốt lửa trại.. để cuốn hút mọi người. Mỗi người Phật tử hãy nhận thấy trách nhiệm và việc làm của mình trong việc hộ pháp và truyền bá chính pháp.

Về phía giáo hội con mong các quý thầy nhận thấy được thực trạng vấn đề cải đạo tín đồ Phật giáo và thực trạng việc hoằng pháp và tổ chức tu học để đổi mới cách tổ chức cho đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới nhất là đối với giới trẻ.

Minvào lúc 13/12/2010 15:47

Nam Mô A Di Đà Phật.
thiết nghĩ Đạo Phật của chúng ta hướng tất cả chúng sanh làm việc thiện khuyên răn con người ta hướng mình tới những điều tốt hơn. Như chúng ta tổ chức lễ phật đản vu lan vẫn gửi thư mời các cha, các sơ đến dự mà họ đâu có nghĩ gì đến chuyện cải đạo đâu. mà bây giờ chuyện thanh niên đón noel là chuyện bình thường nên chúng ta không phải bận tâm đến chuyện đó, dù họ có đón noel nhưng họ vẫn là phật tử vẫn giữ được đạo của minh thì chẳng có gì là phải lo lắng cả.

Nam Mô Hoan Hỷ Lạc Bồ Tát Ma Ha Tát

Như Trungvào lúc 13/12/2010 16:00

Là một tín hữu Công Giáo nhưng từ bao năm nay tôi vẫn hay đi viếng Chùa. Tất nhiên tôi chỉ đi viếng những ngôi Chùa dùng để thờ tự như Chùa Từ Hiếu, Chùa Linh Mụ, Chùa Đại Giác .v.v.
Mổi lần đến viếng Chùa, ngoài việc được thưởng thức phong cảnh đẹp nhẹ nhàng và linh thiêng của cửa Phật, tôi còn rất thích trò chuyện với các đấng bậc trụ trì. Một gương sống đã ảnh hưởng đến tôi khá nhiều là Cố Đại Lão Hòa Thượng Đại Giác, mổi lần trò chuyện với ngài tôi được tích lũy thêm kinh nghiệm sống, tôi lại trở nên người hơn một chút.
Việc đi viếng Chùa, trò chuyện hay nghe các Hòa Thượng hay Đại Đức nói chuyện hoàn toàn không ảnh hưởng đến Đức Tin Công Giáo trong tôi
Tôi luôn quan niệm muốn làm con Chúa trước tiên phải làm một con người, mà tôn giáo nào cũng dạy chúng ta làm người,
Từ nhận thức nêu trên, thiết nghĩ nếu trong đêm Giáng Sinh, bà con Phật Tử có đến viếng nhà thờ, có nghe ca nhạc mừng giáng sinh hay có nghe rao giảng Lời Chúa thì cũng rất tốt vì qua phút giây đó người nghe sẽ người hơn.

Thiện Hiệnvào lúc 13/12/2010 18:09

A di đà phật.
Đạo Phật thì lo Phật tử sẽ theo đạo Chúa. Đạo Chúa thì lo mất con chiên bỏ đạo theo đạo Phật.
Thiết nghĩ : " Hãy xem lễ Noel là một lễ hội vui chung của cộng đồng".
Trong sân chùa nên có một cây thông được trang trí những đèn màu đẹp mắt?
Cái chính vẫn là " Phục vụ cho con người là trên trước, phải không quý vị ? ( [email protected] )

duy nguyenvào lúc 13/12/2010 22:02

Đọc các phản hồi thấy cái nào cũng có cái đúng riêng của nó cả, và đấy là những quan điểm cá nhân riêng của mỗi người.
Theo ý kiến của tôi thì nổi lên 3 vấn đề như sau: Lễ Noel là của đạo CG nhưng do là dịp cuối năm nên hiện nay người ta trang hoàng để có "không khí Noel" là đều bình thường, nên chúng ta không nên có thành kiến không tốt, và đừng quá bi quan. Thứ 2 vấn đề lợi dụng ngày này để cải đạo của CG và Tin lành là có thật, nhưng làm thế nào để mọi người nhất là PT nhận thức được sự việc đang xảy ra?. Thứ 3 tại sao PG ta cũng có ngày Phật đản nhưng được phổ biến rộng rải, lỗi là do ai Giáo hội hay chính những PT chúng ta?.
Cảm ơn tác giả MT đã có bài viết có thể nói là "hot" và kịp thời khi mà Noel đang đến gần, để mọi người con Phật cùng đọc và suy ngẩm. Kính mong các cấp Giáo hội hãy cùng chia sẽ với những ưu tư của PT chúng con. Mong thay.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

chanhkhaivào lúc 13/12/2010 22:41

Trời sao bạn Minh và Thiện Hiện lại đề cao việc trang trí hang đá CÓ cHÚA hÀI ĐỒNG tại nhà và cây thông Noel tại chùa.Xin lỗi tôi đang nghi ngờ không biết có phải hai bạn là Phật tử hay là mạo danh Phật tử mà vận động Phật tử vui Noel nồng nhiệt quá!!!Riêng bạn La Phước Thạnh à,bạn nên nhớ là vì một số thầy giáo thọ và Phật tử Làng Mai là có nguồn góc TCG nên sư ông tổ chức vui noel là phải.Vì chỉ có thế thì Làng mai mới tồn tại và Phát triển được tại Phương Tây.Chứ Làng mai ở Việt nam đâu có tổ chức lễ này(chùa Từ Hiếu -Huế và Bát Nhã-Đà Lạt không có tổ chức ).
Tôi rất tán thành ý kiến của Minh Ngọc là hiện nay các chùa cũng như các Ban trị sự đã có kế hoạch gì cho Lễ Vía Phật ADiĐà và Lễ Phật Thành Đạo không?
Thật tình tôi rất chạnh lòng khi Noel đến không khí náo nhiệt các giới đều ủng hộ cho các hoạt động lễ mừng Chúa Giáng Sinh.Hình ảnh hang đá và Chúa Hài đồng được xuất hiện khắp nơi .Mặt khác do ảnh hưởng của cộng đồng tín hữu Tin Lành Hàn Quốc thì ngay cả các bệnh viện và một số trường học cũng dùng kinh phí chung mua sắm vật dụng trang trí Noel nơi làm việc.Số tiền dùng vào dịp lễ Noel rất lớn không ai nói,không ai cấm đoán.Chúng ta còn nhớ Mùa Phật Đản vứa qua khi Phật Giáo Q5 và Q7 tổ chức đi bộ rước kiệu Phật thì chính quyền cấm.Còn giáo xứ tổ chức lễ rước cộ Chúa..thì công an chặn đường,cấm xe tải vào nội thành... tạo điều kiện cho họ hành lễ .Vậy thì có công bằng hay không khi Phật giáo gắn bó và đồng hành cùng dân tộc hơn 2000 năm qua mà Lễ Phật Đản không bằng những năm 60,70 của thế kỷ 20.Lễ Noel thì mỗi măn càng tổ chức lớn.
Còn Phật tử chúng ta nghĩ sao khi chúng tôi hỏi 10 em thì không em nào đáp đúng ngày lễ Phật Đản dù gia đình các em thờ Phật ăn chay đi chùa .Trong khi đó hỏi ngày Noel thì 10 em đáp trúng.
Thiết nghĩ trong tháng mùa đông này Phật tử và các chùa nên khôi phục Lễ Phật Thành Đạo cũng như lễ Vía Phật A Di Đà.Đừng như năm rồi báo phattuvietnam.net bàn về khôi phục tổ chức lễ Phật thành Đạo vậy mà chỉ có Phật Giáo Long An,chùa Phật Quang-Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Hội tổ chức lễ Phật Thành Đạo.
Riêng bản thân tôi lúc trước thì có đi vui Noel với các bạn nhưng sau này hiểu rõ đây là Lễ Mừng Chúa ra đời nên không đi và bạn bè biết mình là phật tử nên cũng thông cảm và họ không rủ nữa.
Cuối cùng tôi mong rằng các Phật tử trẻ nếu có vui Noel cố gắng giữ niền tin Phật Pháp và hãy cùng nhau treo cờ Phật giáo hay làm vườn Lâm Tì Ni trước nhà hoặc nghĩ ra ý tưởng gì mới cho mừng Lễ Phật Đản năm sau nhé.Chúng ta hãy làm cái gì đó cho Phật giáo nhé chắc chắn Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni sẽ ủng hộ và Chư Phật sẽ Gia hộ cho Phật sự viên thành.
Mùa Vía A Di Đà PL2554

Hoàng Namvào lúc 13/12/2010 22:59

Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Minh Thạnh và cảm ơn anh đã ưu tư về hiểm họa cải đạo mà nhiều Phật tử quá hời hợt không nhận ra.
Tôi cho rằng bạn Minh và TriNguyen là con chiên, nhưng làm một Phật tử trá hình vào đây post comments-đó cũng là kỷ thuật cải đạo của Thiên Chúa.
Thật ra, kế hoạch "truyền đạo" va "âm mưu cải đạo" đã phát động bởi Vatican từ nhiều thế kỷ trước. Và họ đã dùng nhiều chiêu bài, dùng vật chất để thực hiện kế hoạch này.
Mới đây, giáo hoàng Benedict 16 dõng dạc tuyên bố: thế kỷ 21 là thế kỷ của đạo Thiên chúa tại châu Á. Đức Dalai lama cho rằng lời tuyên bố đó là không nên bởi người châu Á có Tín ngưỡng, Tôn giáo riêng của họ. Việc bảo tồn, phát huy những giá trị tâm linh vốn có của địa phương đó là điều nên làm. Nếu đạo Thiên chúa mất uy tín tại phương Tây thì phải lấy lại uy tín từ nơi đó chứ không nên tìm kiếm một nơi nào khác.
Cũng phải nhắc lại rằng trong những năm vừa qua khi mà truyền thông phát triển vũ bão và phong trào dân chủ đã đến cao trào thi người ta đưa ra ánh sáng nhiều vu scan tình dục "động trời và phổ biến" của các cha cố vốn được bao bọc kỹ bởi giáo quyền trong bao thế kỷ. Nhiều người phương Tây đã bỏ nhà thờ, không còn mặn mà gì với cái đạo vốn mục rữa từ bên trong ấy.
Các Phật tử không nên chạy theo trào lưu mà dính vào bẫy "âm mưu cải đạo" của họ.
Tôi nghĩ cần nên tổ chức ngày Thành Đạo (8-12 AL) của Đức Phật như một lễ hội phổ biến và các Phật tử cũng cần gởi thiệp chúc tụng với nhau để tưởng nhớ sự kiện Chứng Ngộ vĩ đại mà từ đó nhân loại và chúng sanh được thừa hưởng an lạc, hòa bình, thay vì phải chạy theo phong trào mùa Noel.

huyminhvào lúc 13/12/2010 23:18

Tổ chức sự kiện cần chọn thời điểm thích hợp. Cuối năm là dịp mà người ta có su hướng đi chơi và mua sắm . Cộng với thời tiết se lạnh rất thích hợp để đi chơi. Nay Phật Giáo ta nên tổ chức Ngày Thành Đạo của Phật Thích Ca hoặc Vía Phật Di Đà vì điều kiện tương thời gian tương đối thuận lợi dễ thu hút sự chung vui của cộng đồng.

minh ngọcvào lúc 14/12/2010 00:23

Phật tử lẽ dĩ nhiên là không nên ăn mừng noel rồi. Còn chuyện các linh mục, các nhà sư mời nhau dự lễ, tặng quà chúc mừng... là việc đáp lễ qua lại thông thường, xã giao thôi. Không nên đánh đồng vào để tung hỏa mù. Phật đản cha xứ vào chùa chúc mừng, thì noel các thầy qua nhà thờ đáp lễ lại.
Có ý kiến cho là:"...Thiết nghĩ : " Hãy xem lễ Noel là một lễ hội vui chung của cộng đồng".
Trong sân chùa nên có một cây thông được trang trí những đèn màu đẹp mắt?
Cái chính vẫn là " Phục vụ cho con người là trên trước, phải không quý vị ?" ĐÚNG LÀ PHỤC VỤ CON NGƯỜI LÀ TRÊN TRƯỚC, NHƯNG DỊP NÀY PHẬT GIÁO CÓ LỄ VÍA ĐỨC A DI ĐÀ VÀ NGÀY ĐỨC THÍCH CA THÀNH ĐẠO (theo PG bắc tông). Vậy sao các chùa, các Phật tử lại không tổ chức hai ngày lễ trọng đại này đúng tầm của nó, lại phải đi vay mượn lễ hội của tôn giáo khác??? Có phải là Phật giáo thiếu lễ hội, thiếu sân chơi cho giới trẻ không???
Xin hỏi mọi người lễ Phật đản, có mấy ai treo đèn, treo cờ ăn mừng không? Sao noel lại mua hang đá, cây thông, giăng đèn trang trí? Nếu là người không theo tôn giáo thì không nói làm gì, còn là mang tiếng là Phật tử không lẽ không chút nào bận tâm suy nghĩ? Mùa Phật đản vừa qua, có bài viết về "Nói về niềm tin kiên định của người Phật tử" rất có ý nghĩa, mọi người nên quan tâm.

Bạn Như Trung thân mến
"...Tôi luôn quan niệm muốn làm con Chúa trước tiên phải làm một con người, mà tôn giáo nào cũng dạy chúng ta làm người..."có nghe rao giảng Lời Chúa thì cũng rất tốt vì qua phút giây đó người nghe sẽ người hơn." Đây là lời phát biểu rất chủ quan, thiếu sót.
Không phải là tôi không biết gì về đạo Chúa, chưa đọc Kinh Thánh bao giờ, nên bạn mới phát biểu chủ quan khinh suất như vậy. Đừng có TÔN GIÁO NÀO CŨNG NHƯ TÔN GIÁO NÀO, điều đó xưa cũ lắm rồi. Tôi chỉ nhắc nhở bạn như vậy, mong bạn suy nghĩ, tìm hiểu thêm, đừng để tôi và mọi người phải nói rõ ra trên đây thì không nên, và không hay chút nào.

Andrewvào lúc 14/12/2010 01:05

Xin kính chào quý vị,

Thật ra theo lịch sử thì lễ Noel không phải là "lễ hội" của Ky tô giáo nhưng là một lễ hội dân gian bị Ky tô giáo sử dụng để thu hút quần chúng và biến thành lễ của mình. Còn nói về trong các buổi "thánh" lễ của Ky tô giáo thì thường là rất hay báng bổ tôn giáo khác (họ có thể không nêu đích danh một tôn giáo, nhưng họ cho rằng CHỈ CÓ niềm tin của họ là đúng và tất cả đều đang tin tin theo những điều sai). Chỉ như vậy thôi cũng để quý vị độc giả Phật tử suy nghĩ có nên "ăn mừng" và tham dự một Noel hay dự "thánh" lễ/diễn thuyết bài bác đức tin của mình không.

t.trúcvào lúc 14/12/2010 09:26

Ngày nay Noel chỉ là một lễ hội toàn cầu, mang đậm tính chất của một mùa mua sắm cuối năm hơn là ý nghĩa tôn giáo của người phi ky-tô giáo. Bạn có thể tìm ở đâu ra những tụ điểm vui chơi, mua sắm và quán sá, khách sạn không có trang trí cây noel và hát nhạc thánh ca ở các thành phố ? Riêng người có đạo, họ dựa vào tính chất toàn cầu này để quảng bá hình ảnh của một đấng "cứu chuộc" nhân loại để truyền bá đức tin. Các nhà thờ luôn luôn là những điểm trang hoàng rực rỡ nhất, hang đá, cây giáng sinh, với đèn màu nhấp nháy, và các bài thánh ca du dương, và sau đó là rao giảng lới Chúa, ca tụng đấng Cứu thế. Người đã đến đây thì không thể nói mình không nghe lời giảng đạo. Riêng nói đạo nào cũng tốt, cũng dạy ăn ở hiền lành, vậy thì khuyến dụ người khác cải đạo làm chi, bắt người hôn phối theo đạo mình làm chi, vì đạo nào cũng tốt như nhau cơ mà! Vì vậy, diễn biến hòa bình trong tôn giáo cũng là điều chúng ta cần quan tâm.

Diệu Lanvào lúc 14/12/2010 09:57

Tôi nhớ Phật đản vừa rồi, tại một đạo tràng Bát Quan Trai mà tôi tham gia, thầy trụ trì nhắc nhở các Phật tử nhớ treo cờ và lồng đèn vào dịp lễ, và trước đó thầy đã tặng cho mỗi thành viên của đạo tràng một lồng đèn và một lá cờ Phật giáo. Nhưng rồi số Phật tử trèo cờ và lồng đèn và cờ không được một phần 3. Tôi hỏi một chị Phật tử, là bạn của tôi, vì sao không treo lồng đèn và cờ mà thầy đã tặng, chị bảo rằng ông xã không cho. Ông bảo rằng chùa mới treo cờ và lồng đèn, tư gia treo mà làm gì.Thuyết phục thế nào ông cũng không nghe, hình như ông sợ "quê" với hàng xóm hay sao ấy. Chị bạn tôi nói vậy. Tôi nghe mà ngậm ngùi.

Tri Nguyenvào lúc 14/12/2010 10:39 Giáo lý đạo Phật chỉ dùng để độ những người hữu duyên. Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài sẵn sàng thuyết giảng cho những ngoại đạo đến tham vấn, nhưng không bao giờ bảo họ cần phải theo đạo của mình. Chỉ có trường hợp khi Ngài quán sát thấy một số người đó hữu duyên và có thể độ được thì Ngài mới có những hành động để người đó TỰ GIÁC quy theo giáo pháp của Ngài. Như các trường hợp Angulimala, anh em Ca Diếp... Tăng đoàn thời của Ngài tinh ròng về chất lượng chứ không khuếch trương về số lượng.

Ngày nay, ở Việt Nam, mặc dù số lượng tín đồ Phật giáo thì nhiều, nhưng chất lượng thì bị pha trộn rất nhiều. Có rất nhiều người theo đạo Phật, nhưng không hề coi đó là cứu cánh của sự giải thoát mà chỉ xem là một sự nương tựa, dựa dẫm. Một khi họ thấy có đạo khác để dựa dẫm thích hợp hơn thì họ sẽ từ bỏ đạo Phật để sang đạo khác.

Đạo Phật nguyên ủy là đạo xuất ly thế gian, cho nên vấn đề tổ chức không có hệ thống. Mỗi người có quyền chọn con đường đi cho riêng mình. Trong khi đó Cơ Đốc giáo thì ngược lại, họ có sự quản lý tổ chức theo cấp bậc hệ thống hẳn hoi. Có một sự phục tùng từng dưới lên và có sự ràng buộc phải tự nguyện làm theo những quy tắc của hệ thống. Phương pháp tổ chức của các hệ thuộc Cơ Đốc giáo được nghiên cứu và triển khai hiệu quả trong việc lôi kéo và quản lý tín đồ. Trên là sự khác biệt cơ bản giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo.

Không phải đến nay chúng ta mới nhận ra điều này, mà điều này đã được những các bậc tu theo đạo Phật nhận ra từ lâu. Đó là lý do tại vì sao Phật giáo Đại thừa ra đời. Phật giáo Đại thừa với sự chuyển biến về đường lối nhấn mạnh trên chủ đích ĐƯA GIÁO LÝ PHẬT VÀO SINH HOẠT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI, do đó còn gọi là Đạo Phật nhập thế, khác với đường lối Đạo Phật nguyên thủy (đạo Phật thời Đức Phật còn tại thế, không nên nhầm lẫn với Theravada ngày nay) là xuất thế (phần lớn chỉ tập trung cho việc tu hành và xa lánh việc thế gian, chỉ có một số ít tại gia). Tuy đường lối Đại thừa ra đời, nhưng cốt lõi vẫn dựa trên giáo lý đạo Phật nguyên thủy, tức là không chủ trương lôi kéo tín đồ. Về điểm này thì Cơ Đốc giáo khác hẳn và họ có những bài vở và kịch bản để chiêu mộ.

Không phải Phật giáo chúng ta không có những bài vở và kịch bản như họ rồi chúng ta không giữ chân được tín đồ. Điều quan trọng là chúng ta phải làm sao cho mỗi Phật tử ý thức được những giáo lý cơ bản của đạo Phật khi áp dụng vào thực tế, thể hiện ở tính cách đạo đức của con người. Phải có những sinh hoạt để thể hiện Từ, Bi, Hỷ, Xả bằng những việc làm cụ thể trong đời sống nhân sinh. Mỗi mỗi một Phật tử, dù là các Bậc tôn túc hay những người mới quy y luôn luôn là những tấm gương trong những hành động ấy. Nếu được vậy thì chắc chắn chúng ta không phải lo sợ hiểm họa cải đạo của Phật tử hiện nay. 0 nguyentrungvào lúc 14/12/2010 10:40 Lễ Noel khởi thủy vốn không phải là ngày lễ của Ca tô giáo.Nó vốn là ngày lễ mùa đông của các sắc dân german châu Âu xa xưa sau này Ca tô giáo mới phương tiện lấy ngày này làm ngày sinh chúa Giê su còn Chính thống Nga không lấy ngày này.Vì vậy những hình ảnh cây thông,ông già tuyết( bên Chính thống còn có cả công chúa truyết),xe tuần lộc không phải của Ca tô giáo.Ngày nay lễ Nôel trở thành ngày lễ mang tính xã hội.Do đó theo tôi thì người Phật tử có thể vui lễ Noel với tính xã hội của nó chứ tuyệt nhiên không bày hang đá ở nhà,không vô nhà thở vì đã là người Phật tử khi thọ giới tam quy chúng ta đã phát nguyên chỉ có tin kính theo Đức Phật mà thôi chứ không thờ lạy yhần linh ngoại đạo nào hết.

thuyhavào lúc 14/12/2010 11:36

Hãy tổ chức các ngày lễ phật giáo rộng rãi để mọi người được biết và cũng tham gia như lễ noel. Các lễ hội phật giáo luôn chỉ nằm ở trong khuôn viên nhà chùa mà ít có trong dân. Phải làm cho lễ hội của chúng ta cũng mang tính xã hội. Chúng ta đông người hơn nhưng các hoạt động lại âm thầm không phổ biến thì làm sao khơi dậy được lòng hướng phật.

Từ Đứcvào lúc 14/12/2010 14:20

Nam mô A Di Đà Phật
Khánh đản Đức từ phụ A Di Đà năm nay vào dịp cuối năm, lại cận kề Giáng sinh. Thời điểm mà người ta có thể nhìn lại một năm mình đã làm được những gì! Đối với con Ngày khánh đản Đức từ phụ là ngày rất đặc biệt, hôm nọ đến ăn tại một quán chay thì nghe 1 bác Phật tử nọ(không hề quen biết) kể về công việc chuẩn bị cho tuần lễ Khánh đản Đức từ phụ tại một ngôi chùa ở q11, lòng con tự nhiên thấy hoan hỉ hẳn lên. Tuy là 2 người xa lạ nhưng khi nghe điều đó con cảm thấy con và bác ấy có vẻ thân quen quá chừng. Có lẽ do cả 2 đều là Pháp lữ, cả 2 đều niệm Hồng danh Đức từ phụ nên mới có sự thân thuộc như thế
Lại nữa, noel này con vẫn cùng với các bạn xuống phố để tận hưởng cái không khí cuối năm. Điều đó không có nghĩa con cổ súy cho việc Phật tử phải có những hành động như làm hang đá và đặt tượng Chúa tại nhà.
Vì chúng ta đã Qui y Tam Bảo, Phật Pháp Tăng là nơi nương tựa tôn quí mãi mãi từ đây cho đến vô thỉ về sau cho Pháp lữ chúng ta.
Vì thế, Phật giáo tự bao đời nay vẫn bình dị như thế, hòa vào cái vui chung của người khác nhưng vẫn không đánh mất cái tinh túy của mình. Chúng ta hân hoan vào giờ phút cuối năm này, sau 1 năm lao động nghiêm túc, nhưng cũng luôn giữ trong mình cái Chánh niệm để có thể chiêm nghiệm và quán sát những gì xung quang ta.
Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc từ những ngày đầu còn dựng nước, từ ông Bụt hiền lành đến ông Phật từ bi, bao năm qua vật đổi sao dời, nhưng Phật giáo vẫn luôn phương tiện, luôn hòa nhập vào cái chung của mọi người cho mọi thời đại. Huống hồ đây lại là thời kì Mạt pháp, chúng ta là Phật tử, là thứ tử của Như Lai, sự lo lắng Chánh Pháp bị hoại diệt là điều rất chính đáng để chúng ta lo nghĩ.
Thế nhưng Tổ sư có dạy 1 kẻ điếc không nghe được tiếng sấm động, không phải vì người điếc đó mà tiếng sấm kia bị nhỏ đi, bản chất tiếng sấm cũng đã rất hùng hồ rồi, Phật giáo cũng thế, Phật tử cho dù bị lôi cuốn bị cải đạo rất nhiều sau bao nhiêu biện pháp chiêu mộ của những tôn giáo khác, thế nhưng không phải vì thế mà vị trí của đạo Bụt trong lòng dân tộc bị suy giảm đi, hay những chân lí trong Phật giáo không còn phù hợp với thời đại này.
Thiết nghĩ đối với Phật tử chân chính, những người đã chiêm nghiệm và cảm nhận được những điều dạy bảo của Đức Cồ Đàm thì không có bất kì biện pháp chiêu mộ nào từ tôn giáo khác có thể lôi cuốn họ được.
Theo con, đạo Phật không chỉ là một tôn giáo lớn của nhân loại mà đạo Phật còn là một nghệ thuật sống, Họ chiêu dụ chúng ta, chúng ta cũng vui vẻ, vì ta không phải là thể cực đoan luôn chống đối lại những ai không tuân thủ ta, ta hoan hỉ hòa vào họ để trí tuệ xem họ có những gì hay mà muốn lôi cuốn ta, hay chỉ muốn ta theo họ một cách mù quáng. Điều con nói ra chắc cũng có người hiểu vì đó là điều cốt yếu của Bát chánh đạo một nền tảng vững chắc mà Đức Cồ Đàm đã dạy bảo chúng ta.
Vã lại chúng ta luận bàn những điều này, suy cho cùng cũng chỉ là Vô thường như huyễn mà thôi!
Vài lời huyễn hoặc, vô nghĩa không đáng tin, ngưỡng mong bậc thiện tri thức hoan hỉ.
Nam Mô Hoan Hỉ Quang Phật. 0 t.trúcvào lúc 14/12/2010 21:23 Là một phật tử, chúng ta không thể sống một cách thụ động trong một thế giới chuyển biến tích cực và tự cho rằng mọi việc đều như huyễn, vô thường, bàn cãi mà chi! Với quan điểm như vậy mà Phật giáo Hàn quốc phải tìm chốn núi rừng mà dung thân, nay lại chịu sự kỳ thị tôn giáo của một ông tổng thống có đạo. Chúng ta thảo luận vấn đề không phải chỉ vì riêng chúng ta, mà còn cho những người chưa từng qui y Tam bảo hay đã có một kiến thức nhất định về Phật pháp. Chúng ta không nên tự huyễn hoặc rằng Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, niềm tin Phật pháp không suy giảm trong lòng dân tộc. Xin thưa, ít nhất là khoảng 6-7% người Ca tô giáo không tin vào Phật pháp và còn các tôn giáo khác nữa, đấy có phải là suy giảm không? Chúng ta nói nhân quả, nhưng nếu chúng ta không tác động tích cực, tạo nhân lành thì sao có quả tốt? Sự tích cực của các nhà truyền giáo đã biến Philippines gần như là toàn tòng Thiên chúa giáo ..đấy là nhân quả đó. Nói chung ta nên thảo luận những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ đạo pháp của chúng ta, việc hoằng pháp bắt đầu từ việc không để một phật tử nào bị cải đạo. Chúng ta chưa phải là thánh nhân nên phải sống thực tế, chứ nói tứ đại là giả hợp, vậy khi vấp té có đau không?

(♥_♥) vào lúc 15/12/2010 10:30

Tôi rất tâm đắc ý kiến của bạn Minh Ngọc.
Ngày lễ Phật Đản là ngày lễ hội văn hóa thế giới đó, UNESSCO đã công nhận rồi đó, nhưng chẳng có ai là người TCG cùng chúng ta đón mừng cả, ngoài các chức sắc đáp lễ qua lại lẫn nhau.
Từ việc người Phật tử tham gia vui chơi Noel đến việc cải đạo chỉ là một bước rất ngắn. Ở đâu mà có tổ chức Noel hoành tráng, diễn kịch, trình diễn thánh ca, tụ tập đông người nhất ? Chỉ có nhà thờ, Phật tử ham vui mà đến nhà thờ thì việc cải đạo có gì là xa xôi.
Bản thân tôi, dù có nhận được thiệp mời, không bao giờ tôi đi dự lễ Noel.
Thật là lố bịch khi chùa chiền hoặc tư gia Phật tử lại trang trí cây thông và hang đá, chúng ta hãy dành sự nhiệt tình đó cho ngày lễ Phật Đản.
Nếu tất cả Phật tử đều thành tâm nhiệt tình đón mừng Phật Đản, trang trí cờ đèn, gửi thiệp chúc mừng cho nhau v.v... thì tôi tin rằng ngày lễ Phật Đản của chúng ta sẽ tưng bừng sắc màu không kém gì lễ Noel.
Không nên cổ súy cho việc Phật tử đón mừng Noel, dù là Noel xã hội hay Noel tôn giáo, bởi nó không có lằn ranh rõ rệt.
Không nên một chút nào hết !

Trần Lệvào lúc 15/12/2010 12:32

Kính gửi tác giả nài viết: Vấn đề Phật tử “mừng”...Noel.

Vâng, tôi rất tán thành và cảm ơn tác giả Minh Thạnh đã trăn trở về vấn đề cải đạo. Và tôi cũng nhất trí với bạn Hoàng Nam về vấn đề các Phật tử không nên chạy theo trào lưu mà dính vào bẫy "âm mưu cải đạo"
Lâu nay nhà Chùa và quý Thầy cũng đã tổ chức thành công nhiều chương trình đại lễ không thua kém gì với các ngày lễ hội của các tôn giáo khác cả; nhưng qua đây tôi cũng trộm nghĩ: nên chăng đạo Phật chúng ta cần tổ chức ngày Thành Đạo (8-12 AL) của Đức Phật như là một lễ hội phổ biến.
Với chúng ta là người con Phật hãy nghỉ đến nhau và gửi lời chúc tốt đẹp đến nhau trong những ngày trọng đại này và hãy tưởng nhớ đến sự kiện Chứng Ngộ vĩ đại mà nhân loại (trong đó có chúng ta) được hạnh phúc hưởng sự an lạc vô cùng quý này.
Kính thư.

Mạnh Cườngvào lúc 15/12/2010 22:01

Tôi rất tán thành ý kiến của Minh Ngọc và của phản hồi bạn thứ 31 là chẳng có ai là người TCG hày TL đón mừng Lễ Phật Đản _Ngày lễ hội Văn Hóa Thế Giới cả và không nên cổ xúy cho cho việc Phật tử đón mừng Noel ,dù là Noel xã hội hay Noel tôn giáo.bởi nó không có lằn ranh rõ rệt.Lúc còn học phổ thông tôi còn không hiểu nhiều về Noel và chưa yêu mến hiểu vể Lễ Phật Đản nên còn theo bạn đi chơi Noel mà rất tiếc là sao lúc đó thật sự người lớn cũng chẳng ai giải thích cho tôi đó là ngày Chúa Ra đời và ta theo đạo Phật thì nên vui Lễ Phật Đản là đúng nhất(dù ông ngoại tôi là trụ trì chùa.).Chỉ có lớn lên tôi mới hiểu và cũng không còn mua thiệp hay đi chơi họp mặp bạn bè vào dịp Noel nữa mà thay vào đó là họp mặt vào ngày tết Dương Lịch.Nếu mùa Đông họ có lễ NOel thì sao Giáo hội Phật giáo hay các Ban Đại Diện Phật giáo địa phương cũng như Phân Ban Đặc Trách Ni Giới,các tự viện ,Niệm Phật Đường,Gia Đình Phật tử ,Câu Lạc Bộ Thanh Niên Phật Tử,các đạo tràng...ở trong nước và Hải ngoại cần tích cực khôi phục Lễ Phật Thành Đạo hay Lễ Khánh Đản Phật ADIĐÀ cho hoành tráng.
Cuối cùng tôi mong các Ban Đại diện Phật giáo hay chùa nào có tổ chức lễ Phật Thành Đạo hoặc KHánh Đản Phật ADi Đà thì sớm thông báo trên mạng cũng như báo Giác Ngộ để các Phật tử cùng tham dự.Chứ chùa Hoằng Pháp ở ngoại thành thì xa và đi làm về có đến thì trể quá .Mong các bạn thanh niên hãy nghĩ lại không nên cổ xúy cho việc dự Lễ NOel và cần từ chối nghe nhạc xem thánh lễ tại các nhà thờ TL TCG,hạn chế ra đường vào ngày hôm 24/12,để đảm bảo an toàn cho chúng ta.Tôi còn nhớ cũng ở mạng phattuvietnam.net có bạn đọc phản hồi viết về người bạn nước ngoài nói là ở Việt Nam tôn giáo chính là TCG và TL.Thật sự điều này cũng chắng sai vì khi họ đến Việt Nam váo mùa NOel thì không khí báo đài,các cửa hiệu thậm chí các Phát thanh viên một số đài nhất là Đài HTV tp HCM còn có lời chúc Giáng Sinh dến người dân rồi họ làm phóng sự về Noel,kịch phim cho người lớn và trẻ em,văn nghệ về Noel ...Các game sô cũng nói về Noel...Ngoài đường người đi chơi đi lễ rất đông mà đa số là Phật tử và người có cảm tình với Phật giáo.Các bạn nghỉ sao?? Xin hãy quay vể nương tựa với truyền thống tâm linh của tổ tiên từ bao đới nay.Đặc biệt nếu có điều kiện xin các bạn trẻ , các ông bố bà mẹ trẻ,các cô bác Phật tử.. nên hướng dẫn con em mình đến những ngôi chùa có tổ chức Lễ Vía ADiĐà hay Lễ Phật Thành Đạo để tham dự.Dĩ nhiên các chùa phải có món quà nho nhỏ cho các bé .Điển hình như ĐẠI LỄ CHAY ĐÀN ĐÀN CẦU AN CẦU SIÊU BAN TỔ CHỨC(PHẬT GIÁO NGƯỜI HOA TỔ CHỨC VÀO VÁO RẰM THÁNG 10 VỪA QUA) ĐÃ CÓ SÁNG KIẾN CHU ĐÁO TẶNG QUÀ CHO TẤT CẢ NHỮNG AI ĐẾN THAM DỰ :người Kinh thì được phát bộ đĩa giảng bằng tiếng Việt còn ngưới Hoa thì bằng tiếng Quan Thoại và tất cả được tặng hình Phật ADi Đà in màu khổ to khá đẹp,người tham dự rất đông thu hút cả Phật tử người Việt và các em sinh viên tham dự.Đây là mô hình hay mà chúng ta cần học tập .Kinh phí thì ta có thể liên kết với các doanH nghiệp Phật tử ..họ vừa giới thiệu thương hiệu sản phẩm vừa làm vưi lòng người tham dự Lễ hội...
Thành thật cảm ơn quý vị đọc phản hồi này.
Mùa Khánh Đản Phật A Di Đà PL 2554

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2010(Xem: 6349)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 5506)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 17863)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 11609)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 8048)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11495)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26679)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 12864)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7009)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 15696)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]