Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHÚNG TA ĐANG THỜ VỊ SƠ TỔ PHẬT GIÁO NÀO?

14/06/201100:05(Xem: 8449)
CHÚNG TA ĐANG THỜ VỊ SƠ TỔ PHẬT GIÁO NÀO?


CHÚNG TA ĐANG THỜ VỊ SƠ TỔ PHẬT GIÁO NÀO?

Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có những nghiên cứu riêng chỉ ra rằng, Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội, lớn hơn cả Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo - tới 300 tuổi. Nội dung này nằm trong bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".

Chúng ta biết rằng vào thượng bán thế kỉ thứ 3 tại Giao Châu có Thiền sư Tăng Hội, cha là người Khương Cư, mẹ là người Việt Nam. Ngài xuất gia năm 10 tuổi, trở thành cao tăng, mở đạo tràng tu tập ở Luy Lâu, Bắc Ninh, thiết lập một trung tâm dịch thuật và sáng tác ở đó và tịch vào tháng 9 năm 280.

Thiền sư Tăng Hội đã sử dụng những kinh bản nguyên thủy như Kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Bốn Niệm Xứđể thực tập thiền. Trong khi đó, Thiền sư sử dụng con mắt Đại Thừa để thực tập.

Vào khoảng giữa thế kỉ thứ 3, Thiền sư Tăng Hội mà chúng ta đang công nhận và vị Sư tổ của Thiền Tông Việt Nam đã rời đất nước chúng ta sang nước Ngô để truyền đạo. Cao Tăng Truyện nói rất rõ ràng là khi thầy Tăng Hội đi sang nước Ngô thì bên đó chưa có tăng sĩ Phật giáo. Chính Thiền sư Tăng Hội đã tổ chức đàn truyền giới đầu tiên cho những người Ngô trở thành những vị xuất gia đầu tiên. Ngôi chùa mà thầy Tăng Hội thành lập có tên chùa Kiến Sơ - ngôi chùa đầu tiên.

Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý do Thiền sư Tăng Hộiđã viết tại Việt Nam, trong đó nói Lạc Dương như là kinh đô. Lúc đó chưa chia ra làm tam quốc. (Nếu đã chia tam quốc thì kinh đô là Bành Thành). Trong bài tựa An Ban Thủ Ý, chúng ta tìm ra được sự thật là bài tựa kinh Quán Niệm Hơi Thở được viết tại Giao Châu.

chungtadangthovisotophatgiaonao

Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn thuyết trong Đại lễ Vesak (Ảnh: langmai.org)

Sau khi đã tiếp xúc với truyền thống Phật giáo phương Nam, chúng tôi vẫn tiếp tục giảng dạy và xiển dương Thiền học Việt Nam theo đúng tinh thần của Tăng Hội.

Nghĩa là căn cứ và thiền kinh của Nam tông mà giảng dạy theo tinh thần thực tập rộng rãi và phóng khoáng của Bắc tông. Nếu quý vị có tới Làng Mai để tu tập, sẽ thấy rằng pháp môn của Làng Mai nối tiếp một cách rất trung thực và kì diệu với truyền thống của Thiền sư Tăng Hội.

Thiền sư Việt Nam và Thiền sư Tăng Hội lớn hơn Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - Sơ tổ Thiền tông Trung Quốc tới 300 năm. Như vậy trong các chùa của chúng ta, theo nguyên tắc thì phải thờ Thiền sư Tăng Hội làm Thiền tổ Việt Nam, chứ không phải Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma. Nếu quý vị là nhà học giả, nhà văn, hay họa sĩ thì phải vẽ ra hình ảnh của Tổ sư Thiền đầu tiên của chúng ta là Thiền sư Tăng Hội.

Chúng tôi đã viết cuốn "Thiền sư Tăng Hội" và cuốn này đã được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng. Giới Phật tử lâu nay thường theo Thiền Trung Quốc và Nhật Bản, chưa phản ứng vì họ thấy rất lúng túng, lâu nay đã lỡ tin Bồ Đề Lạt Ma là Sơ Tổ Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam rồi. Bây giờ lại nghe nói Thiền sư Tăng Hội lớn hơn Tổ Đạt Ma tới ba trăm tuổi, chính là người đầu tiên giảng dạy Thiền học tại Việt Nam và Trung Quốc thì điều đó chưa chấp nhận được.

Thiền sư Tăng Hội rất uyên bác về Lão giáo, Khổng giáo và Phật học cho nên đã thuyết phục được vua Ngô Tôn Quyền yểm trợ xây ngôi chùa đầu tiên tại nước Ngô.

Sau đó thì Tôn Hạo tiếp nối Tôn Quyền, nghe lời một số cộng sự làm khó dễ, nhưng cuối cùng đã được thầy Tăng Hội thuyết phục và vua đã thọ Tam quy Ngũ giới với thầy.

Chúng ta thấy khả năng hóa độ của thấy Tăng Hội rất lớn. Thầy không chỉ là Tổ Sư Phật giáo Thiền Việt Nam mà phải được cọi như Tổ Sư Phật giáo đầu tiên ở tại Trung Quốc. Chúng tôi mong rằng cuốn "Thiền Sư Tăng Hội" đó, đã được dịch sang tiếng Anh, sẽ được dịch ra tiếng Trung Quốc một ngày rất gần.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(http://www.tuanvietnam.net//vn/tulieusuyngam/3888/index.aspx)

Bài liên quan:

Thiền Sư Khương Tăng Hội, GSTS. Lê Mạnh Thát
Thiền Sư Khương Tăng Hội, GS. Nguyễn Lang
Hành Trạng Thần Dị của Sư Tăng Hội, Thích Nguyên Chơn dịch
Luy Lâu: Thượng nguồn dòng sông Phật giáo Đông Á, Di Linh

06-14-2008 04:34:23

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2011(Xem: 13239)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
19/01/2011(Xem: 7786)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
19/01/2011(Xem: 10047)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
18/01/2011(Xem: 8427)
Một vị Bồ-tát đã viên mãn trong các hạnh nguyện, thì họ đủ khả năng tùy chuyển khắp các quốc độ, và tùy duyên ứng hiện trong các hành vi. Những nơi chốn của các vị Bồ-tát dù ở góc cạnh nào, cũng đều là tịnh độ, vì các Ngài không còn vướng kẹt trong tịnh - uế. Có chăng, chỉ là tâm thức của chúng sanh phân biệt, từ đó, đôi khi hiểu rằng trú xứ của các vị Đại Bồ-tát đang nằm ở đâu đó trên không trung, vượt cao và xa hơn cảnh giới Ta-bà mà chúng sanh đang sống. Thật sự, các Ngài đang ở ngay trong lòng cuộc sống của chúng sanh, ở trong từng mỗi niệm khởi, do vậy bất cứ nơi đâu còn có sự khổ đau và bất an, uy hiếp và thao túng, thì nguyện hạnh của các Ngài chính là vận tốc để hiện hữu phân hành - kiến tạo bình an.
17/01/2011(Xem: 11694)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
17/01/2011(Xem: 17404)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
16/01/2011(Xem: 14461)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
16/01/2011(Xem: 6983)
Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.
15/01/2011(Xem: 6353)
Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét dọn, sắm sửa. Từ Thành phố đến thôn quê, xe cộ nhộn nhịp như mắc cửi. Anh chị em nhà nó, mỗi đứa một nơi, nét mặt vẫn hồn nhiên vô tư cứ như lúc còn ở chung nhà với bố mẹ.
14/01/2011(Xem: 14020)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]