Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Và Tương Lai Phật Giáo - Bhimrao Ramji Ambedkar (Hoang Phong Dịch)

10/02/201104:58(Xem: 7368)
Đức Phật Và Tương Lai Phật Giáo - Bhimrao Ramji Ambedkar (Hoang Phong Dịch)


ĐỨC PHẬT và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO
Bhimrao Ramji Ambedkar

(Hoang Phong dịch)


Vài lời giới thiệu:

bhimrao-ramji-ambedkar-1Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo. Sinh ra trong một gia đìnhtiện dân sống bên lề xã hội, nhưng ông đã vươn lên như một quả núi bằng tríthông minh của mình. Là một Phật tử trung kiên, ông đã khuyến khích và quy ytập thể cho 380 000 người tiện dân trong một buổi lễ tổ chức ngày 14 tháng10 năm 1956, đánh dấu sự hồi sinh của Phật giáo trên đất Ấn.

Bài viết dưới đây của ông đượctìm thấy trong tập san France-Asie, sốđặc biệt phát hành tại Sài gòn năm 1959, vào dịp lễ Phật đãn 2500. Số đặc biệt này với chuyên đề về Phật giáo đãđược tái bản năm 1987 tại Pháp. Và gần đây hơn lại được tái bản một lần nữa ngày17 tháng tư, năm 2008, với sự ủng hộ của các cơ quan như : Trung tâm quốc gia về Văn chương (tổ chức của chính phủ Pháp), Tổ chứcnghiên cứu Ngôn ngữ và Văn minh Nhật bản (một hiệp hội của Pháp), Bộ Ngoại giaoPháp và Tổ chức Hàn quốc về Sưu tầm và Nghiên cứu (Hàn quốc). Mang danh làmột số “báo” đặc biệt, nhưng thật ra là một quyển sách khổng lồ, lần tái bản2008 chỉ chọn phần giáo lý mà đã gần 600 trang chữ nhỏ, đây là một tập tại liệuquý giá góp nhặt những công trình trước tác và nghiên cứu về Phật giáo củanhững học giả lỗi lạc nhất trên thế giới thuộc tiền bán thế kỷ XX, đưới sự điềukhiển của học giả Pháp René de Berval (1911-1986), vị này đã từng sống ở ViệtNam và Nhật bản. Trong tập sách người ta thấy những tác giả như : AndréBarreau, Sramanerika Dharmaraksita, Jean Filiozat, Etienne Lamotte, Đại đứcMahathera Narada, Đại đức Walpola Rahula, D.T. Zuzuki, Giuseppe Tucci, v.v...và hầu hết những vị này đã qua đời.

Bhimrao Ramji Ambedkar đã viếtgì trong bài ngắn này ? Tất nhiên ông viết về Phật giáo đúng như tựa đề của bàiviết, nhưng ông đã viết với tư cách một người Ấn độ nhìn vào xã hội của quêhương mình, ông viết với tư cách của một người làm chính trị nhìn thấy sự bấtcông trong cái xã hội ấy, ông viết với tư cách của một người vừa làm chính trịlại vừa theo Phật giáo để nhấn mạnh những đặc tính công bằng, tích cực và nhậpthế của Phật giáo, những gì mà ông hy vọng có thể sửa đổi được những sai lầmcủa Ấn giáo, và nhất là ông đã viết với tư cách của một Phật tử trung kiên đểôm ấp một hoài bảo, hy vọng Phật giáo sẽ giải thoát cho quê hương ông và cảnhân loại trên hành tinh này.

bhimrao-ramji-ambedkar-2Chúng ta đọc Bhimrao RamjiAmbedkar dưới một góc nhìn mà người xưa không có, một góc nhìn xuyên qua mộtkhoảng cách thời gian hơn nửa thế kỷ. Cái khoảng cách đó rất quý giá để “ôn cốtri tân”, vậy ta hãy nhìn lại xem những gì ông viết có đúng hay không qua nhữngthử thách của thời gian, những gì ông ôm ấp có thực hiện được phần nào haychưa, và nhất là đọc để tự nhìn lại chúng ta hôm nay, (Hoang Phong).

Trong số tất cả những nhà sáng lập tôngiáo – và lịch sử đã cho thấy con số này khá lớn – chỉ có bốn vị đã có thể đưara những công trình không những vượt được thời gian, nghĩa là còn tồn tại đếnngày nay mà còn đang bành trướng trong những vùng không gian rộng lớn và đôngdân : đấy là Đức Phật, Giêxu, Mohammed và Krishna. Nếu đem so sánh bản tính,hành vi và nhất là những phương pháp truyền bá tôn giáo của các vị ấy, người tasẽ nhìn thấy những khác biệt vô cùng lớn lao giữa Đức Phật và cả ba vị kia.

Trướchết Đức Phật không giống với các vị khác vì đã hoàn toàn xoá bỏ và quên nhữnggì thuộc chính mình. Chúa Giêxu theo đúng như Phúc âm ghi chép, thì đã nhiềulần tự xưng là con Trời, và xác định rằng không có một kẻ nào có thể đặt chânvào Thiên đường của Thượng đế nếu không tin vào chuyện đó. Về phần Mohammed, thìkhông những ông tự cho là sứ giả của Trời trên thế gian này, mà còn tự nhận là vịsứ giả cuối cùng của Trời sai xuống. Cũng giống như Giêxu, Mohammed tự cho mìnhlà điều kiện tất yếu mà bất cứ ai cũng phải dựa vào đó để bước vào cõi hạnh phúcvĩnh hằng. Krishna còn đi xa hơn nữa, chẳng những ông không chấp nhận là con Trờivà là người sứ giả cuối cùng của Trời, và cũng chẳng chịu đơn giản làm Thượng đế,vì ông đã tự xưng mình là Parameshwara,tức là vị Thượng đế Tối thượng, và các đệ tử thì gọi Ngài là Devadhideva, Thượng đế của tất cả các vịthượng đế.

ĐứcPhật thì trái lại, Ngài chưa bao giờ tự nhận hàm chứa bất cứ một chút bản chấtsiêu nhiên nào cả. Sinh ra bởi con người, với tư cách của một con người bình dịvà đơn sơ nhất, Ngài đã đứng lên để thuyết giảng Đạo pháp, và không hề tự gáncho mình một nguồn gốc hay một sức mạnh thiêng liêng nào cả, cũng chẳng hề tìmcách chứng minh bằng phép lạ tính chất thiêng liêng trong sứ mạng của mình. Ngàicũng đã chứng tỏ cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa một vị Margadata(« Người hướng dẫn trỏ cho thấy con Đường ») và mộtvị Mokshadata (« Người ban bốmột sự Giải thoát »). Giêxu, Mohammed và Krishna đều tự gán cho mình cáidanh hiệu Mokshadata, riêng chỉ có ĐứcPhật là tự nhận không hề giữ một vai trò nào khác cả, ngoài cái vai trò của mộtvị Margadata.

Từsự khác biệt thứ nhất sẽ sinh ra sự khác biệt thứ hai. Giêxu và Mohammed tự xácđịnh là do Thượng đế sai xuống trần và là Phát ngôn viên của Thượng đế, giáo lýmà Họ truyền dạy là một thứ giáo lý không sơ hở, là Phúc Âm duy nhất của Sự thật,mà tất cả các con tin bắt buộc phải chấp nhận không được bàn cải gì cả. Về phầnKrishna, thì chính Ngài đã là Thượng đế của tất cả các thượng đế, những lời củaNgài nói ra đương nhiên là mang tính cách thiêng liêng, và cũng giống như cáctrường hợp vừa kể, phải được xem như không hàm chứa một chút sai lầm nào. Tráilại Đức Phật chưa hề tự cho những lời Giảng huấn của Ngài mang loại đặc tính khônghề sai lầm như vừa thấy trên đây. Trong Mahaparinibbanasutta(Đại Bát Niết bàn kinh), Ngàiđã xác nhận với A-nan-đà rằng tôn giáo của Ngài được căn cứ từ kinh nghiệm và lýtrí. Ví thế, có phải chăng Đức Phật đã muốn nhắc nhở các đệ tử của Ngài đừng tựbuộc mình vào một thứ giáo lý cứng nhắc. Hơn thế nữa, Ngài đã cho phép các đệ tửcủa Ngài hoàn toàn tự do bổ khuyết hoặc phủ nhận những điểm nào trong Giáo lý tỏra không áp dụng được trong một bối cảnh thời gian hay một tình huống nào đó.

Thậtvậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài khôngbị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ. Cho phép các đệ tử đượctự do biến cải cấu trúc Đạo Pháp là một sự táo bạo chưa từng thấy, chỉ có ĐứcPhật mới đủ sức làm được việc ấy vì Ngài đã vững tin là giáo lý của Ngài được xâydựng trên một nền móng vững chắc, dù cho có biến cải hay sắp xếp lại một số chitiết nào đó, thì những cải tiến ấy cũng không thể làm hỏng được cơ cấu của cả mộtlâu đài.

*

Nhưvừa trình bày trên đây, Đức Phật đã giữ một vị trí hoàn toàn khác biệt đối với nhữngngười sáng lập ra các tôn giáo khác. Sau đây chúng ta thử so sánh các tôn giáo ấyvới Phật giáo xem sao.

Trướchết hãy chọn trường hợp của Ấn giáo. Để tránh khỏi phải khai triển quá dài dònggiúp cho việc so sánh, có lẽ chúng ta chỉ cần nêu lên hai điểm chính yếu nhất cũngđủ.

Mộtđặc thù dễ thấy nhất của Ấn giáo là không xây dựng trên đạo đức. Thực vậy, đốivới Ấn giáo đạo đức không nằm trong thành phần của giáo lý, hay đúng hơn chỉ làmột hệ thống có tính cách bên ngoài, một thứ sức mạnh dựa vào nhu cầu do xã hộiđòi hỏi, tuyệt nhiên không phải là một thứ trói buộc có tính cách giáo lý. Tráilại, tôn giáo của Đức Phật là một tôn giáo củađạo đức ; đạo đức mới thật sự là cội rễ của tôn giáo và Phật giáo sẽ không thểnào tồn tại được nếu không có cái phần cội rễ ấy. Điều khẳng định đó dựa trên mộtsự kiện vô cùng quan trọng là Phật giáo không hề đưa ra một vị Trời để cho cáctín đồ sùng bái, đối với Phật giáo chính đạo đức đã đứng ra để giữ vai trò cănbản đó, tương đương với vị thế của Trời trong các tôn giáo khác.

Thóithường người ta chỉ quan tâm đến ý nghĩa đã hoàn toàn biến cải về sau này củachữ dharma (1). Theo định nghĩa nguyênthủy trình bày trong kinh Vệ-đà từ xưa, thì chữ này hoàn toàn không mang bất cứmột ý nghĩa nào về đạo đức. Chữ dharma docác vị Bà-la-môn đặt ra và được định nghĩa trong kinh Purvamimamsa (2) của Jaimini thì vỏn vẹn chỉ có mục đích trình bày bổnphận phải tuân thủ karma(nghi thức),hoặc có thể nói một cách khác là phải thực thi đúng theo một số quy tắc nghi lễ.Chữ dharma, theo người Bà-la-môn nhấtthiết chỉ có nghĩa là yajna(lễ hiếnsinh) (3), yaga(cúng dường) (4) và cácnghi thức tế thần, hiến dâng lên các vị trời. Đấy là tất cả những gì cốt tủy củađạo Bà-la-môn hay Vệ-đà, chẳng có mộtchút gì liên hệ với đạo đức.

ChữDharmamà Đức Phật trình bày hàm chứamột ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Đức Phật thực sự đã loại bỏ hẳn yajnavà cả yaga,không xem các thứ ấy là nền móng của tôn giáo. Thay vì sử dụngkarma, hay nghi lễ, để làm nòng cốt choDharma, thì Đức Phật lại đem thay vàođó vai trò của đạo đức. Chữ dharmamangcác ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau tùy theo trường hợp thuộc giáo lý của ĐứcPhật hay thuộc quan niệm của các vị thầy Bà-la-mộn. Thật vậy, người ta có thểkhẳng định một cách chắc chắn Đức Phật là vị Thầy đầu tiên của nhân loại đã đemđạo đức làm cốt tủy và nền móng để xây dựng một tôn giáo. Đấy là cả một cuộc cáchmạng lớn lao mà tầm quan trọng chỉ có thể hình dung được khi tự đặt vào vị trícủa thời điểm bấy giờ. Như đã thấy trong BhagavadGita(5), Chính Krishna cũng không thoát khỏi những khái niệm cổ đại đồnghoá tôn giáo với một hệ thống đơn thuần chỉ gồm có nghi lễ và các quy tắc phảithực thi. Giáo lý Nishkam karma(6),còn gọi là Anastikyayoga, do Krishnathuyết giảng trong Bhagavad Gita, đãtạo ra một niềm tin tưởng lớn lao đối với một số đông đảo quần chúng, vì họ tinrằng đấy là một cách khuyến khích làm điều thiện mà không chờ đợi một sự khenthưởng nào cả, giống như các tiêu chuẩn hành động của các trẻ em hướng đạo. Nhưngthực ra thì lối diễn đạt ấy hoàn toàn sai lầm. Trong giáo lý Nishkam karmavừa trình bày trên đây, chữthứ hai là karma không hề mang ý nghĩathông thường như ngày nay, mà phải hiểu theo định nghĩa nguyên thủy do các vị Bà-la-mônvà nhà hiền triết Jaimini đã đưa ra.

Đốivới việc thực thi đúng theo nghi lễ, thì cũng có sự khác biệt giữa hiền triết Jaiminivà văn bản Bhagavad Gita; các quy tắcmà các vị Bà-la-môn bắt buộc phải tuân thủ gồm có hai loại : các nghi thức Nitya karma(7) và Naimitika karma (8). Loại thứ nhất là những nghi lễ thực thi đều đặn,do đó có tên là Nitya– phải thực thiđơn giản như một bổn phận tín ngưỡng – chỉ liên đới gián tiếp với một hy vọng sẽđược bù đắp bằng một phần thưởng sau này. Vì lý do đó mà người ta còn gọi cácnghi thức ấy với cái tên là Nishkam karma.Trái lại các karmathuộc vào loại thứ hai – gọi là Naimitika– không bắt buộc phải thường xuyên thực thi một cách đều đặn.Việc thực hiện tùy thuộc vào hoàn cảnh và khi đã thực thi thì nhất định sẽ mangđến một phần thưởng xứng đáng. Vì thế người ta còn gọi các nghi thức này là Kamya karma. Chính Krishna đã lên án loạinghi thức này như đã được ghi chép trong văn bản Bhagavad Gita. Krihsna chẳng những khuyên bảo chỉ nên chọn loạinghi lễ Nishkam karmamà còn hết lờitán dương loại nghi lễ này. Khi nhìn vào tôn giáo của Krishna, sự kiện vừa kể trênđây cho thấy mặc dù chỉ còn giữ lại một thể loại nghi lễ duy nhất là karma, nhưng tiếc thay nghi lễ ấy khônghề thiết lập dựa trên một nền tảng đạo đức nào cả, mà chỉ nhất thiết được dựa vàocác loại nghi thức lễ bái là yajna(hiếnsinh) và yaga(cúng tế).

Điểmkhác biệt thứ hai giữa Ấn giáo và Phật giáo liên quan đến sự phân chia giai cấptrong xã hội. Trong lãnh vực này thì phúc âm của Ấn giáo được thiết lập trên sựbất đồng đẳng cấp, trong khi đó Đức Phật lại xem sự bình đẳng giữa con người làmột trong những nền móng quan trọng trong Giáo lý của Ngài. Với điểm đặc thù này,Đức Phật đã đưa ra sự thách thức của Đạo pháp trước giáo lý Chaturvarna (9), một giáo lý công khai chủtrương sự bất bình đẳng trong xã hội và xem đó như một khởi điểm tiên quyết. Chẳngnhững Đức Phật đã thuyết giảng một giáo lý ngược hẳn lại với chủ trương đó, mà Ngàicòn đem hết nghị lực để xoá bỏ tất cả những tệ nạn do sự phân chia giai cấp đã đểlại.

Đốivới Ấn giáo, không thể có một kẻ nào thuộc vào giai cấp sudra (10) hay là một phụ nữ lại có thể trở thành một vị giáo sĩ, họcũng không được phép tu tập theo cách thức sannyasa(11) để có thể hội nhập với Thượng đế. Ngược lại, Đức Phật đã đón nhận những ngườitrong giai cấp sudra để đưa họ hoà nhậpvới Sangha (Tăng đoàn) và cho phép cả người phụ nữ cũng được trở thành bhiksuni(tỳ kheo ni). Thật hết sức rõ ràng và bằng những hành vi cụ thể, ĐứcPhật đã quyết tâm chống lại giáo điều chủ trương bất bình đẳng giữa con người.Những đả phá của Đức Phật bắt buộc Ấn giáo phải cải tổ rất nhiều điểm quan trọngtrong giáo lý của tôn giáo này. Nhất là điều khoản gọi là himsa (sự hung bạo) mà Ấn giáo đành phải chấp nhận từ bỏ, kể cả việcsẵn sàng phủ nhận đặc tính không thể sai lầm trong kinh Vệ-đà. Dù sao đi nữa, đối với cả hai phía, giáo điều Chaturvarna(sự phân chia giai cấp) vẫn luônluôn là mấu chốt gây ra bất đồng chính kiến, và về điểm này thì không bên nàochịu nhường nhịn. Điều này đã chứng minh và giải thích cho thấy tại sao sự hậnthù của Ấn giáo đối với Phật giáo lại quyết liệt hơn hẳn so với đạo Jaïn (12).

Dùsao thì Ấn giáo cũng không thể nào phủ nhận được sự vững chắc trong cách lập luậndo Đức Phật đưa ra chống lại chủ thuyết Chaturvarna.Tuy thế, thay vì chấp nhận sự hợp lý của các luận cứ ấy thì Ấn giáo lại tìm cáchbào chữa cho chủ thuyết Chaturvarna củahọ bằng những luận thuyết triết học sẵn có trong Bhagavad Gita. Thật ra ai đã đứng ra thuyết giảng những chuyện ấy thìkhó có người nào biết đích xác được, nhưng có một điều không thể chối cãi là vănbản Bhagavad Gitađã bênh vực cho chủthuyết Chaturvarna, và lại còn tệ hạihơn nữa vì văn bản Bhagavad Gitađã đượcsoạn thảo với mục đích chính là hướng vào ý đồ đó.

Vậylàm thế nào có thể bào chữa cho được những gì mà văn bản BhagavadGita đã trực tiếpchủ trương ? Với tư cách của một Thượng đế Tối thượng, Krishna đã sáng tạo ra Chaturvarnavà xây dựng chủ thuyết này dựavào luận thuyết gunakarma, có nghĩa làtheo đó thì Krishna đã gán sẵn cho mỗi cá thể con người một quy chế và một cuộcsống phù hợp với guna,tức là nhữngphẩm tính tự tại của mỗi người.

Đấylà những gì mới mẻ, hoàn toàn khác biệt với chủ thuyết đã có từ trước tức theo đóuy lực của kinh Vệ-đàđứng ra làm cănbản cho giáo lý Chaturvarna, và giáolý ấy cũng như chính kinh Vệ-đàlại lànhững thứ gì không thể nào sai lầm được. Đức Phật đưa ra những lập luận chống lạitính cách không sai lầm của kinh Vệ-đàvà đánh đổ căn bản đã có từ lâu đời của Chaturvarna,trong khi đó Ấn giáo lại không hề được chuẩn bị để gạt bỏ phần giáo điều mà chínhẤn giáo đã xem như là một nguyên tắc sinh tồn, hay nói một cách khác là chínhlinh hồn của Ấn giáo, vì thế mà Ấn giáo đành phải tìm mọi lý lẽ để thiết lập nhữngcăn bản vững chắc hơn. Vì nhu cầu đó văn bản Bhagavad Gitađã ra đời.

Tuynhiên cách bào chữa mới có mang đến một giá trị nào vững chắc hay không ? Dưới conmắt của đa số người Ấn, việc bào chữa ấy tỏ ra đủ sức thuyết phục, kể cả tin tưởnglà cách bào chữa ấy vững chắc và không thể nào phủ nhận được. Người ta cũng khôngthể chối cãi được là đối với phần lớn những người ngoài Ấn giáo, sự bào chữa ấycũng có một sức quyến rũ nào đó. Nếu như Chaturvarnavẫn tiếp tục đơn thuần lệ thuộc vào uy thế của kinh Vệ-đà, thì nhất định nó đã biến mất từ lâu rồi. Nhưng chính vì vănbản Bhagavad Gitasau này hàm chứa sẵnnhững yếu tố độc ác và sai lầm đã tiếp hơi và hồi lực cho Chaturvarna– tự đồng hoá với hệ thống phân chia giai cấp – để gópphần kéo dài thêm sự tồn vong của chủ thuyết ấy. Căn bản của giáo lý mới này chỉlà một sự vay mượn từ hệ thống triết học Samkhya(13), và triết học này cũng chẳng có gì là độc đáo cả. Trái lại, điểm độc đáo thìlại do chính Krishna đưa ra, ấy là cách ứng dụngtriết học này để bào chữa cho chủ thuyết phân chia giai cấp Chaturvarna. Nhưng dù sao thì căn bản củasự sai lầm đã hàm chứa sẵn ngay trong nguyên tắc ứng dụng trên đây.

Kapilalà tác giả sáng lập hệ thống triết học Samkhya,ông khẳng định không có Trời và ý niệm về sự hiện hữu của Trời chẳng qua là do quanniệm tin rằng vật chất bất động một cách tất yếu (14). Nhưng theo Kapila thì vậtchất không bất động. Vật chất mạng tính cách linh hoạt và gồm có ba guna(15) là : rajas, tamas và sattva. Prakrti,hay vật chất, mang một thể dạng bên ngoài bất động, sự bất động ấy là do thế thăngbằng của ba thành phần gunatạo ra. Khimột trong ba guna vượt lên và khốngchế được hai gunakia, thì thế thăngbằng sẽ mất đi, và khi đó Prakrtisẽtrở thành linh hoạt. Đấy là nội dung chính yếu của nền triết học Samkhya.

Tranhcãi về tính cách vững chắc của học thuyết này không thuộc phạm vi của bài viết,dù cho học thuyết ấy có thể đúng đi nữa. Mặc dù có thể chấp nhận mỗi cá thể conngười, qua thể dạng vật chất Prakrti,được kết hợp bởi ba guna trong tìnhtrạng ganh đua để dành ưu thế cho một trong ba thành phần, nhưng không thế nàocó thể hiểu được đặc tính bất biến trong vị thế tương quan với mỗi thành phần gunatrong suốt quá trình hiện hữu của mộtcon người ? Chẳng có gì cho phép khẳng định được điều đó, kể cả những kinh nghiệmthực tế. Người ta cũng có thể hối tiếc tại sao Mussolini và Hitler lại khôngsinh ra vào lúc Krishna đưa ra hệ thống triếthọc của ông. Nếu như trường hợp đó thật sự xảy ra thì quả thật hết sức khó cho Krishna giải thích tại sao một anh thợ vẽ quảng cáo và mộtanh thợ hồ lại có thể trở thành những nhà độc tài đủ sức khống chế cả thế giớinày (16). Chúng ta chỉ cần ghi nhận là nếu trong hệ thống triết học Samkhya, thể dạng Prakrticủa một cá thể biến động không ngừng, tùy thuộc vào sự biếnđổi tư thế thăng bằng giữa ba thành phần guna.Nhưng nếu như vai trò của các gunabiếnđổi không ngừng và chúng thay nhau giữ vị thế thống trị, thì thật là rõ ràng khôngthể nào đưa ra một hệ thống bất di dịch để phân loại con người thành các varnahay là giai cấp, đồng thời cũng khôngthể xác định được một xu hướng trường kỳ cho một thể dạng nhất định nào cả.

Vìthế, nếu đem so sánh cẩn thận giữa các khái niệm trong Bhagavad Gita, thì toàn bộ luận thuyết của văn bản này sẽ sụp đổ.Tuy nhiên như tôi vừa trình bày trên đây, những người Ấn giáo nhất định khôngchịu nhìn nhận những điều huyền hoặc khó tin của họ, trái lại họ còn bỏ hết vốnliếng vào đó, cho đến nỗi chính họ đã trở thành những kẻ nô lệ cho những thứ ấy.Hậu quả của sự bướng bỉnh cố bám vào những sai lầm quá hiển nhiên đã làm cho Ấngiáo nhắm mắt chủ trương một hệ thống varnabằng một phúcâm căn cứ trên sự bất công xã hội. Trên đây chỉ nêu lên hai trong vô số vết thươngcủa Ấn giáo mà Đạo Phật đã tránh khỏi.

*

Trongsố những người tin rằng nếu các người Ấn giáo biết noi theo những lời Giáo huấncủa Phật thì họ có thể tự cứu lấy mình được, nhưng trong số ấy cũng có những ngườikhông khỏi cảm thấy đau buồn khi nghĩ rằng sự hồi sinh của Phật giáo ở Ấn độ ngàynay tỏ ra hết sức mơ hồ. Tôi không chia sẻ cái quan điểm yếm thế ấy.

Nếucăn cứ vào thái độ hiện nay của các người Ấn giáo thì người ta có thể phân chiahọ thành hai nhóm : nhóm thứ nhất chủ trương khái niệm cho rằng tất cả các tôngiáo đều đúng, kể cả tôn giáo của họ, và thật ra thì các nhà lãnh đạo các tôngiáo khác cũng đang chủ trương cùng một chủ thuyết như thế ; tuy nhiên, ngườita không thể tìm thấy một chủ thuyết nào lại có thể sai lầm hơn như thế, dù rằngnhững người chấp nhận chủ thuyết này nhất định sẽ được rất nhiều tín đồ của cáctôn giáo khác ủng hộ. Nhóm thứ hai thì trái lại, tuy hiểu rằng giáo lý thuộc tôngiáo của họ có rất nhiều điểm không phù hợp với lương tri, nhưng mặc nhiên họ khôngcông khai tố cáo những sai lầm đó, và đồng thời họ nhắm mắt chịu chấp nhận trongtận cùng thâm tâm những điều phi lý ấy. Thái độ thứ hai vừa kể dù sao đi nữa cũngdễ hiểu hơn so với thái độ thứ nhất.

Thựcsự ra thì tôn giáo vẫn là một gia tài của con người. Sự sống của con người, phẩmgiá và lòng kiêu hãnh của họ đều căn cứ vào đó, và việc chối bỏ tôn giáo khôngphải dễ. Hơn nữa, tình yêu tổ quốc lại còn chen thêm vào đấy nữa, có phải ngườita thường vẫn nói : « tôn giáo của Tôi » tốt hoặc là xấu, « quêhương của Tôi » tốt hoặc là xấu. Thay vì chối bỏ tôn giáo của họ khi nhìnthấy những sai lầm, thì người Ấn giáo lại tìm cách tự bào chữa bằng những biệnpháp giả tạo không chân thật. Một số người thì tự an ủi và nghĩ rằng tất cả cáctôn giáo đều sai lầm như nhau, chẳng có gì phải quan tâm cho lắm. Thái độ bảothủ quá đáng cũng có thể là một lý do ngăn cản họ trở về với Phật giáo một cáchcông khai. Thái độ như thế chỉ có thể mang đến một hậu quả nhất định : bắt buộcẤn giáo sẽ tàn lụi và không còn giữ được vai trò thúc đẩy sự sống trong xã hộinữa. Một khoảng trống không sẽ làm phát sinh những mối hiểm nguy làm cho xã hộiẤn độ tan rã, viễn ảnh ấy sẽ bắt buộc những người Ấn giáo phải chọn một thái độtích cực hơn. Và chính trong trường hợp đó Phật giáo sẽ hiện ra như một phương phápcuối cùng.

Theoý tôi, còn có nhiều lý do khác để hy vọng nữa. Thật vậy, bất cứ một tôn giáo nàocũng phải đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi chánh đáng sau đây : tôn giáo phảilàm thế nào để xoa dịu trên phương diện tinh thần và đạo đức cho những kẻ thấphèn và bị áp bức ? Nếu một tôn giáo không đủ sức mang đến sự xoa dịu đó, thì tôngiáo đó sẽ tự lên án lấy chính mình. Vậy trường hợp của Ấn giáo có đủ sức mang đếnmột sự trợ giúp nào không trên phương diện tinh thần và đạo đức cho hàng triệucon người thuộc các giai cấp thấp kém và những người « Tiện dân» ? Nhất định câu trả lời sẽlà không. Những người Ấn giáo có thể tin chắc hay không là những kẻ bị gạt ra bênngoài pháp luật như thế sẽ vĩnh viễn chấp nhận sống trong quy luật của Ấn giáo,những quy luật chỉ toàn mang đến cho họ sự thất vọng ? Chỉ có điên rồ mới tinnhư thế mà thôi. Ấn giáo đang ngồi trên một ngọn núi lửa. Hôm nay ngọn núi lửacó vẻ như đã tắt. Nhưng thật ra đấy chỉ là một giấc ngủ yên, nó sẽ thức dậy mộtngày nào đó khi hàng triệu người ý thức được là họ đang bị tước hết các quyền hạnchỉ vì triết thuyết xã hội của Ấn giáo. Người ta cũng chưa quên sự thất bại củaDị giáo (17) do Thiên chúa giáo gây ra cho đế quốc La mã. Khi quảng đại quần chúngnhìn thấy các vị Tông đồ thuyết giảng một tôn giáo hứa hẹn với họ sự giải thoátvà xoa dịu tinh thần mà Dị giáo không đủ sức mang đến cho họ, thì ngay lúc đó Dịgiáo bị kết án ngay. Những gì đã xảy ra ở La mã trước kia sẽ không tránh khỏi sẽxảy ra sau này ở Ấn độ với những nguyên do giống như nhau. Một khi đã bừng tỉnhthì tất nhiên sẽ có những đám người Ấn giáo đông đảo quyết tâm quay về với Phậtgiáo.

*

Đếnđây chúng ta cũng chỉ mới đưa ra những nhận xét về Phật giáo bằng cách so sánhvới Ấn giáo. Vì thế còn cần phải đặt Phật giáo song song với các tôn giáo khácngoài Ấn giáo để so sánh nữa. Cách phân tích chi tiết liên quan đến mỗi tôn giáonhất định sẽ đưa chúng ta đi quá xa. Vì thế chỉ cần đưa ra một vài kết luận cólẽ cũng đủ :

1°)Một xã hội chỉ có thể tồn tại và duy trì được thăng bằng và đoàn kết bằng sự trợlực của luật pháp hoặc bằng đạo đức. Thiếu các yếu tố trợ lực đó, xã hội sẽ phânhoá.

Trongtất cả các xã hội con người, vai trò của luật pháp rất yếu. Luật pháp hầu hếtchỉ có sứ mạng duy trì các nhóm thiểu số để đặthọ vào khuôn phép của một trật tự xã hội. Trái lại nhóm đa số thì nắm giữ trọngtrách và các quyền hạn để kiến tạo một đời sống xã hội, dựa trên một số những địnhđề nào đó về luân lý. Tôn giáo, nếu được định nghĩa như một hệ thống gồm các quytắc đạo đức, thì tất nhiên sẽ trở thành một nguyên tắc căn bản không thể thiếusót trong việc quản lý một xã hội.

2°)Tôn giáo như vừa được định nghĩa, bắt buộc phải phù hợp với khoa học. Không phùhợp với khoa học, tôn giáo sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi, và tôngiáo sẽ tự mình đánh mất sức mạnh trong việc quản lý sự sinh tồn, kể cả sự kínhtrọng của tín đồ. Nói một cách khác, tôn giáo không thể nào đi ngược với lý trí,và lý trí thì rốt lại cũng chỉ là một tên gọi khác của khoa học.

3°)Quy tắc đạo đức là thành phần căn bản của tất cả mọi tôn giáo, nhưng đồng thời cũngkhông phải là điều kiện duy nhất mà tôn giáo cần phải có. Giáo lý của các tôngiáo còn cần phải được xây dựng trên những nền móng nhân bản vững chắc và phảithiết lập được những khái niệm căn bản về tự do, công bằng và nhân ái. Bất cứ mộttôn giáo nào không thiết lập được những nguyên tắc ấy thì sớm hay muộn cũng sẽbiến mất.

4°)Trong bất cứ trường hợp nào, tôn giáo không được tự nhận là có bổn phận thần thánhhoá hay cao thượng hoá sự nghèo đói. Sự chối bỏ của cải của những người giàu cóthì cũng có thể xem như là một phúc lành ; nhưng đối với sự nghèo đói thì nhất địnhkhông. Tôn vinh sự cao cả tự tại trong sự nghèo đói là tìm cách đánh lạc hướng tôngiáo, bởi vì đó chỉ là một hình thức đồng loã để biến quả đất này thành một địangục sinh động, và đồng thời duy trì những thói xấu và tội ác do sự nghèo đói sinhra.

Vậythì tôn giáo nào đây có thể đáp ứng được những đòi hỏi như vừa kể ? Khi đã nêulên câu hỏi ấy thì phải hiểu rằng giai đoạn của Mahatma (18) đã qua rồi, và trênđịa cầu này không còn chỗ nào cho một tôn giáo mới có thể phát sinh. Vậy chúngta đành phải lựa chọn những tôn giáo đã có sẵn.

Cũngcó thể là một trong những tôn giáo sẵn có hiện nay đáp ứng được điều kiện nàyhay điều kiện kia trong số bốn điều kiện vừa được nêu lên trên đây. Tuy nhiên vấnđề quan trọng hơn là phải tự hỏi xem có một tôn giáo nào đủ sức đáp ứng được tấtcả bốn điều kiện cùng một lúc hay không. Theo sự hiểu biết của tôi, chỉ có Phậtgiáo là đáp ứng được tất cả bốn điều kiện như đã trình bày. Vì vậy, thiết nghĩcũng không phải là quá đáng khi kết luận rằng Phật giáo đương nhiên sẽ hiện ranhư một tôn giáo duy nhất có thể phù hợp cho toàn thể loài người, tất cả các dântộc phải góp công để xây dựng cái thếgiới mớiấy, trong cái thế giới mớicủa Phật giáo tất cả sẽ trở nên khác biệt một cách thật sâu xa so với những gì đangxảy ra trên thế ngày nay.

Tấtcả những điều vừa trình bày trên đây có thể làm cho nhiều người ngạc nhiên. Nếunhư những ý kiến mà tôi vừa phát biểu tỏ ra kỳ lạ, chẳng qua vì lý do một phầnlớn những người viết về Đức Phật đã quảng bá một ý nghĩ rất sai lầm cho rằng giáolý duy nhất do vị Thầy của chúng ta thuyết giảng chỉ gồm có ahimsa(19). Đương nhiên tôi không có mộtlý do chính đáng nào để giới hạn tầm quan trọng của ahimsa mà Đức Phật thực sự đã thuyết giảng. Quả thật ahimsalà một giáo điều vĩ đại và tuyệtvời, thế giới này chỉ có thể tự cứu lấy mình khi biết noi theo giáo điều ấy.Tuy nhiên, điều đó không thể giới hạn được những lời Giáo huấn khác của Đấng Nhưlai. Trong khuôn khổ giáo lý mà Đức Phật đưa ra, Ngài còn thuyết giảng về sự tựdo trong xã hội, trong đời sống tinh thần, và cả trên phương diện kinh tế và chínhtrị, cũng như sự bình đẳng giữa nam nữ và giữa con người với nhau. Quả thật hếtsức khó để tìm thấy một vị Thầy đủ tư cách thuyết giảng một giáo lý gồm thật nhiều lãnh vực và khía cạnh khác nhauliên quan đến đời sống xã hội con người nói chung và cả trên lãnh vực quốc gianữa, giáo lý ấy lại đủ sức vượt qua một cách dễ dàng mọi loại thử thách và cả yếutố thời gian, nhất là trước những khó khăn của thời kỳ hiện đại. Sau cùng còn phảinêu lên mục đích to lớn nhất của giáo lý ấy là cứu vớt con người ngay trong cuộcsống của họ trên hành tinh này, nhưng không hứa hẹn với họ một bầu trời cao rộngsau khi họ đã chết rồi.

*

Nhữngbiện pháp thực tiễn nào có thể giúp để truyền bá Phật giáo ? Có thể đề nghị cácbiện pháp theo thứ tự như sau:

1°)Soạn thảo và phổ biến một quyển Thánh kinh Phật giáo.
2°)Cải tiến cơ cấu, mục đích và vai trò của Tăng đoàn.
3°)Thành lập một Phái bộ Phật giáo thế giới.

Pháthành và phổ biến một quyển Thánh kinh Phật giáo là một việc thiết yếu và khẩn cấp.Kinh sách Phật giáo thật mênh mông, không thể nào có thể trông cậy ở một tín đồcòn non nớt mới bước vào con đường Phật giáo để nhờ họ nghiên cứu con số kinh sáchkhổng lồ về Phật pháp. Lợi thế của các tôn giáo khác là đã có sẳn một quyển phúcâm mà mỗi người có thể mang theo bên mình để đọc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mộtquyển Thánh kinh tỏ ra hết sức tiện lợi, nhưng tiếc thay Phật giáo lại không có.Bản kinh Dhammapada (Pháp cú kinh) của Ấn độ có thể giữ vaitrò đó, nhưng đã không thành công.

Cáctôn giáo lớn đều dựa vào đức tin. Tuy nhiên nếu là một đức tin tượng trưng cho sựtin tưởng và những giáo điều trừu tượng thì quảng đại quần chúng không thể nàohấp thụ và tiếp nhận được. Phải biết tạo ra những điểm mốc cụ thể để trợ lựccho trí tưởng tượng, giúp cho các huyền thoại, các câu chuyện dị thường hay truyềnthuyết có thể bám vào đó. Trong bản kinh Dhammmapadakhông có những thứ ấy, bởi vì bản kinh này chỉ trình bày sự tin tưởng căn cứvào những giáo lý trừu tượng.

QuyểnThánh kinh Phật giáo phải gồm có : a) tiểu sử thật ngắn của Đức Phật ; b) kinh Dhammapadatheo văn bản tiếng Hán của Trungquốc ; c) một vài mẫu đối thoại của Đức Phật, nên chọn những mẫu chuyện ý nghĩanhất ; d) giải thích một số nghi lễ Phật giáo, chẳng hạn như ngày Phật đản, lễQuy y, lễ cưới và lễ cầu siêu cử hành trong các đám tang.

Soạnthảo một trước tác như thế phải thật cẩn trọng, nhất là trên phương diện ngữ phápkhông được cẩu thả. Ngôn từ phải sinh động để tạo ra cho toàn bộ trước tác mộtkhông khí thiêng liêng qua những câu tụng niệm, nhưng tuyệt nhiên quyển Thánhkinh không phải là phương tiện để thuật lại những câu chuyện dông dài hay là đểnêu lên những bài giảng mang tính cách đạo đức. Văn phong phải giản dị và trongsáng, nhưng đồng thời phải tạo được sự xúc động.

Giữamột vị sannyasi (giáo sĩ) Ấn giáo vàmột vị bhikhu(tỳ kheo) Phật giáo cócả một vực thẳm ngăn cách. Vị thứ nhất hoàn toàn thoát tục, như một người đã chếttrong cõi đời này ; vị thứ hai thì trái lại, đang vận hành giữa xã hội, là mộtthành phần của sự sống và đang sinh hoạt trong thế giới này. Vì thế người ta cũngsẽ tự hỏi Đức Phật đã tạo ra Sangha(Tăng đoàn) trong mục đích gì, nếu như tậpthể ấy hoàn toàn bị tách rời khỏi môi trường xã hội đang bao quanh họ ? Nhất địnhmột trong những mục đích của Đức Phật khi tạo ra Tăng đoànlà trình ra một tập thể gương mẫu cho người thế tục noitheo, gương mẫu ấy phải đáp ứng một cách trung thực những lý tưởng Phật giáo. ĐứcPhật cũng thừa hiểu là những con người bình dị như chúng ta không thể nào đủ sứcđể thực hiện một lý tưởng toàn vẹn như thế, nên Ngài đã cố gắng chỉ cho chúngta trông thấy trước mắt một tập thể đang xả thân vì lý tưởng ấy. Chính vì lý dođó mà Tăng đoànđã được thành lập, vàĐức Phật đã quy định và hướng dẫn những thành viên của Tăng đoànbằng một hệ thống quy luật gọi là Vinaya (Luật tạng).

Cònmột mục đích khác nữa trong việc thành lập Tăngđoàn,đấy là mục đích nhắm vào việc tạo dựng một tập thể tinh hoa với trìnhđộ trí thức ưu tú, đủ sức hướng dẫn những kẻ thế tục một cách vững chắc và vô tư.Chính vì mục đích này mà Đức Phật cấm không cho người tỳ kheođược giữ của cải, vì sự chiếm giữ của cải là một trong nhữngchướng ngại lớn nhất cản trở sự tự do của trí tuệ. Mục đích thứ ba của Đức Phậtkhi thành lập Tăng đoànlà tạo dựng mộttập thể mà các thành viên hoàn toàn phải xả thân để phục vụ dân chúng, và ngoàinhiệm vụ ấy ra thì không được quan tâm đến bất cứ một thứ gì khác nữa. Cũng vìthế mà Đức Phập đã cấm các vị tỳ kheokhông được lập gia đình.

*

Tăng đoànngày nay còn đáp ứng được sứmạng đó hay không ? Chúng ta đành phải trả lời là không. Ngày nay Tăng đoànkhông còn đủ sức hướng dẫn vàphục vụ dân chúng đúng như trọng trách của họ. Trong tình trạng như hiện nay, họkhông còn lợi ích gì nữa trong công việc phổ biến Phật pháp. Trước hết con số tỳ kheoquá đông. Phần lớn trong số họthật ra chỉ là những vị sadhu (20) vànhững vị sannyasi (21) suốt ngày chìmđắm trong suy tư và lười biếng, cái sứ mạng giáo huấn và phục vụ của họ thì khôngai trông thấy đâu cả.

Khiphải nêu lên vấn đề giúp đỡ dân chúng đang khổ đau, thì người ta nghĩ ngay đếnSứ mệnh của Ramakrishna (22) nhưng không mấy ai nói đến các Tăng đoànPhật giáo. Người ta chỉ cần mộtsố nhỏ tỳ kheonhiều khả năng cũng đủđể thay cho cả một đạo binh khổng lồ gồm toàn những kẻ ăn không ngồi rồi.

Tốthơn Tăng đoànnên noi theo một vài khíacạnh sinh hoạt của các giáo sĩ Thiên chúa giáo, nhất là các giáo sĩ dòng Tên.Thiên chúa giáo bành trướng ở Á châu phần lớn là nhờ vào các công tác y tế vàgiáo dục. Để thực hiện mục đích truyền đạo, Thiên chúa giáo đưa vào các quốcgia mà họ muốn truyền bá Phúc âm những nhà truyền giáo, ngoài khả năng giáo lý họcòn phải thông thạo trong các lãnh vực thế tục về khoa học và văn hoá. Thực ra đócũng là những phẩm tính của các vị tỳkheotrong quá khứ. Chỉ cần nhìn lại các đại học như Nalanda, Taxila từng đượccác nhà sư quản lý, nhất định các vị ấy phải có trình độ học vấn thật cao. Sauhết cũng nên ý thức rằng các công tác xã hội là những công cụ không thể thiếu sóttrong việc quảng bá đức tin. Những người tu hành ngày nay phải quay về với lý tưởngđó. Tình trạng hiện thời của Tăng đoànkhông cho thấy một khả năng nào có thể thu hút được dân chúng.

Saucùng phải nói là Phật giáo sẽ không có một hy vọng nào bành trướng được nếu thiếumột Phái bộ có tính cách toàn cầu. Quảng bá tôn giáo cũng như phổ biến giáo dụcđều đòi hỏi những phương tiện thật mạnh : cả nhân lực lẫn tiền bạc. Ai đứng racung cấp những thứ ấy ngoài những nước mà Phật giáo còn sinh động ? Chính cácquốc gia này phải đảm trách việc cung ứng các phương tiện tài chính và đào tạo cácnhà truyền giáo, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Nhưng các quốc gia đó có sẵn sàngđi vào thực hiện hay không ? Thật là đáng tiếc, hình như trong số các quốc gia Phậtgiáo, người ta không tìm thấy một chút nhiệt tình nào cả trong công tác quảng báPhật pháp.

Tuynhiên, thời đại ngày nay thật hết sức thuận lợi để thực hiện sứ mạng ấy. Trongquá khứ tôn giáo không hề đặt thành vấn đề, vì đã nằm sẵn trong thành phần giatài mà mỗi cá nhân đuợc thừa hưởng. Một đứa bé khi chào đời đương nhiên thừa hưởngtôn giáo của cha mẹ, kèm thêm cái tên và cả quốc tịch của cha mẹ mình nữa. Khôngcó ai đem ra xét đoán cái tôn giáo mà mình thừa hưởng xem nó có xứng đáng và đầyđủ những phẩm tính cần thiết hay không. Thời gian đã thay đổi : ngày nay mọi ngườiđều có quyền thắc mắc và một số đông đã có đủ can đảm để từ bỏ một đức tin mà họthấy sai lầm, để đón nhận một tôn giáo khác mà họ cho là hữu lý và đích thật. Cáckhám phá khoa học, chủ nghĩa mác-xít là những cơ sở có thể gây ra hoang mang đưađến kết luận cho rằng tôn giáo là một sai lầm cần phải loại bỏ, vì nó đã thúc đẩyngười nghèo tùng phục những kẻ giàu có. Dù cho tìm kiếm những lý do nào đi nữa thì cũng phải công nhận một sự kiệnthật quan trọng là ngày nay con người biết sử dụng lý trí để phán đoán những vấnđề tôn giáo, giống như những vấn đề thuộc các lãnh vực khác. Thời cơ đã thuận lợiđể mang Phật giáo đến với những người chưa hề biết tôn giáo này là gì, và biết đâuhọ cũng đang chờ đợi chúng ta đến gần với họ. Các quốc gia Phật giáo cần phải nhậnlấy trọng trách quảng bá Phật pháp. Các quốc gia Phật giáo phải hiểu rằng bổnphận của một Phật tử không phải chỉ có việc tu tập trong khuôn khổ quy định bởitôn giáo của mình mà còn phải giúp kẻ khác biết được cái tôn giáo ấy và yêu mếncái tôn giáo ấy. Các quốc gia này phải vững tin rằng quảng bá Phật giáo là lý tưởngphục vụ cho toàn thể nhân loại.

BHIMRAO RAMJIAMBEDKAR
Hoang Phongdịch (29.11.08)

Ghi chú
(của người dịch)

1- Đối với Phật giáo Dharmacó nghĩa là Đạo pháp hay Phật pháp, đối với Ấn giáo chỉ cónghĩa là những nghi thức lễ bái.

2- Purvamimamsalà một tập luận triết học quan trọng của Ấn giáo gồm 3000 câu kinh do vịhiền triết Jaimini soạn vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, tập luận chỉ nhấtthiết nhắm vào việc thực thi các nghi lễ.

3- Giết súc vật để tế thần.

4- Cúng tế.

5- Bhagavad Gita: nguyên nghĩa tiếngPhạn là « tiếng hát của Thượng đế»,là một trong những văn bản nòng cốt của đạo Bà-la-môn, văn bản này được trước tácvào khoảng thế kỷ thứ II trước công nguyên. BhagavadGitagồm một chuỗi dài những tiết thơ trường thiên mang ý nghĩa triết lýthuật lại cuộc đối thoại giữa Krishna và một vị tướng lãnh là Arjurna đang cầmquân ra trận.

6- Nishkam karmalà những hành vi không chờđợi kết quả, những hành vi ấy dùng để tinh khiết hoá tâm thức.

7- Nitya karmalà những nghi thức lễ bái phảithực thi mỗi ngày, nếu không tuân thủ sẽ bị tội. Chữ Nityatrong tiếng Phạn có nghĩa là thường hằng, thường trú, vĩnh viễn.

8- Naimitika karmalà những nghi thức lễ báiđể tẩy uế, các nghi thức này có tính cách bất thường không định kỳ và phải do mộtvị đạo sư chủ lễ.

9- Chaturvarna: sự phân chia giai cấp,đẳng cấp.

10- Sudra: là giai cấp thứ tư và thấpnhất trong xã hội gồm những người tôi đòi và hầu cận. Xin ghi chú thêm là nhữngngười tiện dânkhông được phép cógiai cấp.

11- Sannyasa: là phép tu tập du-giàthiền định, sống độc thân, từ bỏ mọi tiện nghi và xa lìa thế tục, mục đích là đạtđược sự giải thoát để hội nhập với Thượng đế.

12- Đạo Jaïnlà một tôn giáo lâu đời, tách ra từđạo Bà-la-môn, xuất hiện từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, chủ trương bất bạođộng, tu tập khổ hạnh và không sát sinh dưới bất cứ hình thức nào.

13- Samkhya: tạm dịch là Số luận thuyết, một hệ thống triết học Ấnđộ rất xưa, xuất hiện từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Nguyên tắc của số luậnthuyết là tìm kiếm và xác định các thể loại của Hiện thực. Vật chất nguyên thủy(Prakrti) gồm có ba phẩm tính hay thểdạng (guna) trong thế thăng bằng. Nếumột trong ba thể dạng lấn lướt hai thể dạng kia sẽ sinh ra trạng thái mất thăngbằng và quá trình biến động của vũ trụ sẽ đột khởi làm phát sinh ra sự trống không(không gian), gió, lửa, nước, đất ; sự biến động tiếp nối và tạo ra vô sốnhững thể dạng cấu hợp khác nhau. Mỗi cá thể con người cũng gồm có ba guna như thế. (Sở dĩ mạn phép dài dòng vìSố luận thuyết ảnh hưởng khá lớn trong Ấn giáo và các cách luyện tập du-già, vìthế muốn hiểu Ấn giáo cần có một ý niệm về hệ thống triết học này).

14- Câu này có nghĩalà khi công nhận vật chất bất động một cách tất yếu, tức gián tiếp công nhận sựhiện hữu của Trời vì Trời sáng tạo ra sự linh hoạt cho vật chất. Kapila thì cholà vật chất tự nó đã mang bản chất linh hoạt rồi nên không cần đến sự hiện hữucủa Thượng đế.

15- Guna : là ba phẩm tính chính hàm chứatrong tất cả mọi dạng thể của sự sáng tạo. Các phẩm tính ấy là :

-sattva: sự thăng bằng (an bình,rạng ngời, bất thân thiện, khổ đau, an vui...)

-tamas : năng lượng, sự đam mê, tínhchất linh hoạt...

-rajas: bóng tối, sự nặng nề, u mê,tính chất bất động...

16- Nếu như bản chấtcủa một cá thể gồm có ba guna,và một trong ba gunadù có lấn lướt để tạo ra sự biến động đi nữa, thì vị thế của mỗigunavẩn còn nguyên, vậy làm sao mộtanh thợ vẽ quảng cáo và một anh thợ hồ lại có thể trở thành những nhà lãnh đạo độctài. Sự lập luận của tác giả cho thấy tính cách phi lý của học thuyết Samkhya, không thể dựa vào đó để bào chữacho nguyên tắc phân chia giai cấp.

17- Dị giáo : Paganism, thật sự ra là tôn giáo Đa thầncủa người La mã, Hy lạp và Á rập trước khi có Thiên chúa giáo. Thiên chúa giáogán cho tôn giáo này cái tên là Dị giáo, và định nghĩa Dị giáo như một tôn giáovô thần vì không tin vào một Thượng đế duy nhất.

18- Tác giả muốn nóiđến Mahatma Karamchand Gandhi (1869 – 1948) người đã giành được độc lập cho Ấn độbằng cách tranh đấu bất bạo động. Hành vi bất bạo động của Gandhi có thể xem làthiêng liêng như một tôn giáo.

19- Ahimsa: nguyên nghĩa của chữ này là« hành vi không gây ra thiệt hại chobất cứ ai». Chữ này gồm có phần đầu ngữ a có nghĩa là không, ghépvới chữ hims là một biến dạng đồng hoácủa chữ han,và chữ hancó nghĩa là giết hại, sát sinh. Đây là một khái niệm đạo đức xuất hiện trong nhữngvăn bản ngắn mang tính cách triết học gọi là Upanisad, từ thế kỷ thứ V trước côngnguyên. Đạo Jaïn và Phật giáo khai triển và xem trọng hành vi đạo đức này. Ấngiáo chỉ chính thức du nhập khái niệm ahimsavào thế kỷ thứ II.

20- Sadhu : theo ý nghĩa của Ấn giáo làcác vị thánh nhân sống một cách hão huyền xa lìa thế tục.

21- Sannyasi: các vị tu khổ hạnh vàthoát tục theo lối Ấn giáo.

22- Ramakrshna Mission: là một phongtrào, nhưng đúng hơn bên trong là một giáo phái Ấn giáo, chủ trương dấn thântrong các công tác xã hội.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6504)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 11799)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8375)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 8988)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 6152)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 5613)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17187)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 23081)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14579)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27273)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]