Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Học Na-Lan-Đà Đang Hồi Sinh Từ Đống Tro Tàn - Hoang Phong

16/10/201020:17(Xem: 6444)
Đại Học Na-Lan-Đà Đang Hồi Sinh Từ Đống Tro Tàn - Hoang Phong

ĐẠI HỌC NA-LAN-ĐÀ
ĐANG HỒI SINH TỪ ĐỐNG TRO TÀN

Hoang Phong

Đạihọc Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịchsử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâmlược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệuvô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.

Vàongày 13 tháng 9 vừa qua hãng thông tấn AFP đã đưa ra những tin tức vô cùng phấnkhởi liên quan đến sự hồi sinh của Na-lan-đà. Bản tin được loan tải nhanh chóngkhắp thế giới và cũng đã được Đại học Phật giáo Âu châu thông báo qua bức thư tháng10 gửi cho các thành viên.

Bảntin của AFP dưới ngòi bút tường thuật của ký giả Rupam Jain NAIR tại Ấn độ đượcchuyển ngữ sau đây và tiếp theo là phần trình bày tóm lược về Đại học lừng danhnày.

Bảntin của thông tấn xã AFP

Viện đại học Na-lan-đà mang đầy huyền thoại đã bị tàn phácách nay 800 năm và dự án xây dựng lại từng được mọi người chờ đợi suốt nhiềuthế kỷ nay vừa mới được chính quyền New Delhi chính thức chấp thuận. Đó là dựán tái tạo khu đại học Na-lan-đà với mục đích làm biểu tượng cho cả nước Ấn tântiến ngày nay.

Na-lan-đà được thành lập vào thế kỷ thứ III tại tiểu bangBihar (đông bắc nước Ấn). Nhờ vào chương trình giảng dạy thật ưu tú về khoa học,triết học, văn chương và toán học mà đại học này đã từng thu hút được 10 000sinh viên và thật nhiều giáo sư thường trú đến từ khắp các quốc gia Á châu.

Thanh danh của Na-lan-đà vượt xa khỏi biên giới của nước Ấnvà tiếp tục lớn mạnh cho đến năm 1193 thì các đạo quân xâm lược từ các vùngTrung Á kéo vào nước Ấn cướp phá và đốt sạch thư viện. Lúc bấy giờ đại họcOxford chỉ mới bắt đầu khai sinh.

Na-lan-đà được xây dựng tại một nơi cách thủ đô Patna củatiểu bang Bihar ngày nay khoảng 90 cây số mà giờ đây chỉ còn lại một vài di tíchđổ nát gồm một số cột trụ xây bằng gạch đỏ và một vài điêu khắc trên những phiếnđá hoa.

Amartya Sen là giáo sư về kinh tế học và triết học, đoạt giảiNobel năm 1998, là một trong những người vận động và thúc đẩy chương trình xâydựng lại Đại học Na-lan-đà, đã tuyên bố như sau : "Na-lan-đà từng là mộttrong những cơ sở thượng thặng chuyên về khảo cứu và luận giải triết học tronglịch sử nhân loại, do đó chúng tôi quyết định phải làm cho Đại học này sống lại".

daihocnalanda-010-content

Amartya Sen, đoạt giải Nobel về kinh tế,
là một trong những người tích cực tranh đấu để xây dựng lại Na-lan-đà.

Trong bản dự án đệ trình lên chính phủ New Delhiông có viết một câu như sau : "Đại học từng có hơn 2000 giáo sư giảng dạy vềtất cả các môn học thuộc tín ngưỡng Phật giáo, tương tợ như Đại học Oxford trướcđây đã từng giảng dạy về truyền thống Thiên Chúa giáo".

Quốc hội Ấn độ biểu quyết cấp cho dự án Đại họcNa-lan-đà 200 mẫu đất ngay bên cạnh vị trí lịch sử của Đại học này. Tuy nhiên từnhiều năm nay những ai đã tranh đấu cho sự hồi sinh của Na-lan-đà đều hiểu rằngngoài mảnh đất trên đây thì còn phải tìm ra một nguồn tài trợ lớn lao nữa.

daihocnalanda-004-content

Giáo sư Amartya Sen cho biết : "Sở dĩ ngàyxưa Na-lan-đà tồn tại và sinh hoạt được là nhờ một phần vào nguồn thu nhập từruộng vườn trong các làng mạc chung quanh và một phần nhờ sự cúng dường của cácvua chúa thời bấy giờ. Ngày nay thì nhấtđịnh phải nhờ vào trợ cấp của chính phủ, của tư nhân và các tập thể tôngiáo".

Sự hồi sinh của Na-lan-đà phù hợp với nhu cầu vô cùng cấpbách về giáo dục đại học tại Ấn. Ủy ban quốc gia về học vấn cho biết trong các thậpniên sắp tới nước Ấn cần phải có thêm 1500 trung tâm giảng huấn cấp đại học.Dân số lên đến 1,2 tỷ người, kinh tế thì đang trên đà bộc phát, nhưng hiện nay chỉvỏn vẹn có 350 trường đại học cho cả nước Ấn.

Nhiều gia đình khá giả [người Ấn] phải gửi con cái du họcở các nước ngoài - như Hoa kỳ, Úc và Anh quốc - nhưng sau khi tốt nghiệp thì lạichỉ có một số nhỏ sinh viên trở về nước.

Những người phụ trách chương trình Na-lan-đà hy vọng rồi đâyngôi trường Na-lan-đà tương lai sẽ đủ sức đảo ngược lại phong trào đưa con cáiđi du học như hiện nay và biết đâu còn có thể thu hút được sinh viên từ các nướckhác đến Ấn.

Một giáo sư nổi tiếng ở Delhi là Phagun Pathak đã tuyên bốvới phái viên AFP như sau : "Việc tái lập Na-lan-đà thật là một sáng kiếntuyệt vời, tuy nhiên cũng không nên quên tính cách toàn cầu tượng trưng cho cốttủy của Đại học này. Na-lan-đà phải mở rộng cửa để trao đổi với các đại học khácvà đón rước sinh viên quốc tế".

Số tiền dự trù cho việc xây dựng là 500 triệu đô-la (390triệu euros) và còn phải thêm vào đó 500 triệu đô-la nữa để trang bị và chỉnh trang môi trường chungquanh vì Na-lan-đà nằm tại một trong những tiểu bang nghèo nhất nước Ấn.

Một số nhà trí thức cho rằng nếu Đại học mới Na-lan-đà đượcthành hình thì nó phải xứng đáng với cái danh hiệu trước đây của nó. Một giáosư về sử học của một cơ sở giáo dục tư nhân tại tiểu bang Bihar đã nhắc lại chomọi người biết rằng : "Trên dòng lịch sử tiến hóa của sự hiểu biết và nềnhọc vấn toàn cầu, Na-lan-đà hiện ra như một biểu tượng thiêng liêng nhưng cũngvừa tượng trưng cho một thảm kịch"

Vị giáo sư ấy còn nói tiếp :"Tất cả đều đã bốc cháy,tuy nhiên cái di sản lừng danh đó vẫn còn lưu lại trong tâm trí chúng ta mãi đếnngày hôm nay".

Bàiviết của Rupam Jain NAIR

Tìm hiểu về Đại học Na-lan-đà

daihocnalanda-001

Đại học Na-lan-đà đã giữ một vai tròvà một vị trí có thể nói là độc nhất vô nhị trong nền tư tưởng của nhân loại vàlịch sử phát triển của Phật giáo nói riêng. Những ai muốn tu học và nghiên cứunghiêm chỉnh về Phật giáo có lẽ cũng nên biết đến vai trò của tu viện đại họcnày trong quá khứ đối với sự phát triển của Phật giáo. Na-lan-đà là nơi hun đúcvà đào tạo các đại sư của Phật giáo và cũng là nơi phát sinh hầu hết các học pháilớn của Đại thừa.

Tài liệu nghiên cứu về Na-lan-đà thậtdồi dào. Các học giả Tây phương và các nước như Ấn độ, Trung quốc, Nhật Bản, TíchLan đều có nghiên cứu về tu viện đại học Na-lan-đà. Ngoài số kinh sách phong phúnói đến Na-lan-đà còn có rất nhiều tư liệu lịch sử và các kết quả khảo cổ hiện đạimà các học giả chưa khai thác hết. Dưới đây là phần tóm lược ngắn gọn một vài sắcthái của đại học này.

Sơlược tiểu sử của Na-lan-đà

daihocnalanda-002Các công cuộc khảo cổ được thực hiệntại vị trí Na-lan-đa khởi sự vào năm 1915 và chấm dứt 70 năm sau đó tức là vàonăm 1985. Một số các học giả Tây phương cũng như các nhà khảo cổ cho rằngNa-lan-đà được "phát triển" từ thế kỷ thứ V sau Tây lịch. Điều này kháđúng vì Na-lan-đà được sửa sang và xây dựng lại vào thế kỷ này và sự sinh hoạt cũngnhư sự giảng dạy cũng được tổ chức lại quy mô hơn. Tuy nhiên thật ra thìNa-lan-đà có một lịch sử lâu đời hơn thế rất nhiều.

Đại học Na-lan-đà tọa lạc tại một ngôilàng nhỏ không xa thành Vương Xá (Rajagrha) của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) bao nhiêu.Khi còn tại thế, Đức Phật đã nhiều lần ghé ngang nơi này trên đường hoằng Pháp.Tịnh xá Trúc Lâm (Venuvana) và đỉnh Linh Thứu (Grdhrakuta) cũng không xa ngôi làngnày và nơi đây cũng là nơi có hai bảo tháp lưu giữ xá lợi của hai vị đại đệ tửcủa Đức Phật là các ngài Xá-lị-phất (Sariputra) và Mục-kiền-liên(Maudgalyayana), cả hai vị này đều tịch diệt không lâu trước ngày Đức Phật nhậpvào Đại Niết bàn.

Vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, hoàngđế A-dục cho xây một ngôi chùa bên cạnh hai bảo tháp. Sang thế kỷ thứ II sau Tâylịch thì có hai anh em Udbhata và Samkarapati đứng ra sửa sang ngôi chùa và xâythêm tám dãy tịnh xá và từ đó Na-lan-đà biến thành một tu viện lớn tu tập theohọc phái Đại thừa. Avitarka và Rahulabhadra là hai trong số các vị trụ trì đầutiên khá nổi tiếng của tu viện. Rahulabhadra là tổ thứ 16 của Thiền tông Ấn độvà là thầy của Bồ-tát Long Thụ (Nagarjuna, thế kỷ thứ II). Long Thụ tu học tạiNa-lan-đà và sáng lập ra nền triết học Trung quán (Madhyamika) và sau đó thì thaythầy mình trụ trì Na-lan-đà, nhưng một thời gian sau thì rút lui và nhường chứcvị này lại cho người đệ tử giỏi nhất của mình là đại sư Thánh Thiên (Aryadeva,sinh vào cuối thế kỷ thứ II ? hay đầu thế kỷ thứ III).

Vào thế kỷ thứ III thì tu viện bị cácđạo quân du mục xâm lược và đốt phá, thư viện và vô số kinh sách thuộc thời kỳkhởi nguyên của Đại thừa tại Na-lan-đà bị thiêu hủy. Vua Buddhapaksa lại cho sửasang và xây dựng lại tu viện. Sau đó thì Na-lan-đà được điều khiển bởi hai vị đạisư rất nổi tiếng, trước tiên là ngài Vô Trước (Asanga, thế kỷ thứ IV) người sánglập ra học phái Duy thức (Yogacara hay Cittamatra) và sau đó đến lượt người emlà ngài Thế thân (Vasubandhu, 316-396), tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn độ và cũnglà một luận sư xuất sắc về Duy thức.

Từ giữa thế kỷ thứ III đến giữa thếkỷ thứ VI toàn thể vùng bắc Ấn được đặt dưới sự cai trị của triều đại Gupta, vàtriều đại này lại bảo trợ Phật giáo rất tích cực. Vua Kumaragupta (trị vì từnăm 415 đến 455) khởi công xây cất một chánh điện trung tâm thật đồ sộ cho tuviện, nhưng rồi giặc giã lại xảy ra và các đạo quân du mục Hung nô thuộc vùngTrung Á tràn vào bắc Ấn. Lần này nhờ có vua Skandagupta (trị vì từ năm 455 đến467) ra sức bảo vệ nên Na-lan-đà không bị thiệt hại gì nhiều.

Mặc dù không có một vị vua nào dưới triềuđại Gupta chính thức nhận mình là người Phật giáo, nhưng tất cả đều tích cực bảotrợ cho Na-lan-đà. Các vị vua kế nghiệp sau hai vị vua trên đây là các vị Buddhaguptaraja,Tathagataraja, Baladitya và Vajra lại tiếp tục xây dựng thêm và đến cuối thế kỷthứ V thì Na-lan-đà trở nên một tu viện đại học thật đồ sộ. Vào các năm 530 đến535, có một vị vua thuộc miền trung Ấn (có lẽ là vua Yoshodharman) cúng dường mộtĐại Tịnh xá (Mahavihara) và bức tường bao quanh toàn thể khu vực của tu viện.

Uy tín của Na-lan-đà dần dần vượt khỏibiên giới nước Ấn và đã thu hút được nhiều đại sư và học giả tiếng tăm khắp nơi.Sinh viên khắp các quốc gia Á châu như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonêxiađều tìm về đây tu học. Dưới triều đại vua Harsavardhana (590-647) có hai nhà sưTrung hoa là Huyền Trang (602-713) và sau đó là Nghĩa Tịnh (635-713) đã đến họctại Na-lan-đà.

daihocnalanda-003Vào thế kỷ thứ VII, Na-lan-đà tổ chứcmột cuộc tranh biện giữa hai học phái Trung Đạo và Duy thức, đây là một cuộctranh biện triết học nổi tiếng đã được lịch sử ghi chép. Bước vào thế kỷ thứVIII, tại Na-lan-đà có một nhà sư rất khiêm tốn là ngài Tịch Thiên (Santideva) đãsáng tác được một tập luận thật nổi tiếng, đó là tập Nhập Bồ-đề Hành luận(Bhodhicaryavatara)[Tập luận này đã được Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng và đã được in thành sách,Hoang Phong chuyển ngữ dưới tựa đề là "Tu Tuệ", nhà xuất bản Phương Đông,2008]. Vào thời kỳ này tức là dưới các triều đại Pala (thế kỷ thứ VIII đến thếkỷ thứ XII) Na-lan-đà đạt đến mức cực thịnh, tuy nhiên cũng đã bắt đầu bị một sốcác đại học mới cạnh tranh ráo riết, đó là các đại học Odantapuri vàVikramasila chuyên giảng dạy về triết học "hậu Tan-tra thừa". Các đạihọc này cũng đồ sộ và số sinh viên và giáo sư cũng đông đảo không kém, nếu khôngmuốn nói là hơn cả Na-lan-đà.

Thế nhưng lại thêm một lần nữa chiếntranh đã tàn phá tất cả. Sự hung bạo không những chỉ mang lại sự chết chóc, đauthương mà còn gây ra không biết bao nhiêu mất mát cho những gì mà con người gầydựng được trong lãnh vực văn hoá, đạo đức và nền tư tưởng của nhân loại. Vào giữathế kỷ XI các đạo quân Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ và A Phú hãn (Afghanistan) doMuhammad Khalji chỉ huy tràn vào nước Ấn và san bằng đại học Odantapuri vào năm1193 và đại học Na-lan-đà vào năm 1199. Tiếp sau đó vào năm 1235 lại đến lượt đạihọc Vikramasila nằm xa hơn về phía đông bắc Ấn cũng bị các đạo quân củaMuhammad Khalji tàn phá. Các biến cố liên tiếp đó đã đánh dấu trang sử cuối cùngcủa Phật giáo trên bán lục địa Ấn độ.

Mộtvài nhân chứng lịch sử

Na-lan-đà vừa là một tu viện vừa làmột cơ quan giáo dục và hoằng Pháp mang tính cách quốc tế. Chương trình giáo huấnsiêu việt và lối sống kỷ luật và vô cùng tinh khiết của cả giáo đoàn cũng nhưnhững người tu học đã đưa thanh danh Na-lan-đà vang dội khắp Á Châu. Hơn mộtngàn năm trước những ai đến được nước Ấn và được nhận vào tu học ở Na-lan-đà làmột niềm hãnh diện lớn lao. Những người may mắn đến được Na-lan-đà thường ghichép lại những gì mắt thấy tai nghe và cả những kỷ niệm của họ. Các học giả Tâyphương, Trung hoa, Nhật bản... vẫn chưa khai thác hết những tư liệu quý giá này.Các nhà sư Trung hoa sang du học hay hành hương ở Ấn thì rất nhiều, trong tậpnhật ký của ngài Nghĩa Tịnh có ghi tiểu sử của 56 vị tăng du hành sang Ấn, trongsố này có 5 vị là người Giao Chỉ (?). Tuy số tăng sĩ Trung hoa đến được Ấn độkhá đông tuy nhiên chỉ xin đơn cử trường hợp của ba vị tiêu biểu nhất là PhápHiển (332?-422?), Huyền Trang (600-664) và Nghĩa Tịnh (635-713), là những ngườiđã để lại các tập hồi ký mang nhiều giá trị lịch sử.

NgàiPháp Hiển: Lúc khởi hành đi Ấn thìPháp Hiển đã 60 tuổi và ông đã lưu lại Ấn 16 năm liền, từ năm 399 đến 414. Tậpnhật ký của ông mang tựa đề là "Phậtquốc ký" (Fo-kue-ki), là mộtchứng tích lịch sử vô cùng quý giá về nền văn hóa và sự phát triển cao độ của Phậtgiáo vào các thế kỷ thứ IV và thứ V tại Ấn. Quyển sách này đã được các học giảTây phương mổ xẻ và kiểm chứng và họ đều cho biết là các sự kiện nêu lên trongtập sách cũng như những nhận xét của Pháp Hiển thật chính xác. Sau Pháp Hiển còncó hai vị tăng khác là Sung Yun và Hwui-Seng cũng sang du học tại Ấn vào năm518, tuy nhiên những gì do hai vị này ghi chép đều rất sơ lược.

Pháp Hiển hành hương hầu hết các thánhtích Phật giáo quan trọng và mô tả các nơi này thật chi tiết. Ông phác họa lại lịchsử của Na-lan-đà từ khi mới được thành lập và liệt kê các sự cấp dưỡng của hoàngtriều. Ông cũng cho biết chi tiết về các chương trình giảng huấn, các phương phápsát hạch và tuyển chọn học viên và cả sinh hoạt thường nhật của tu viện... Ngoàira ông còn mô tả các tòa nhà trong tu viện và cả các phòng ốc trong khu tịnh xá.

Theo ông thì thanh danh của Na-lan-đàsở dĩ vang lừng khắp nơi chính là nhờ vào giáo trình vô cùng cao thâm và siêuviệt được giảng dạy tại Na-lan-đà. Thật vậy, vào năm 410 khi Pháp Hiển còn đangtu học tại đây thì Na-lan-đà vẫn còn là một tu viện bình thường, chỉ bắt đầu từnăm 410 trở về sau này thì sự sinh hoạt của Na-lan-đà mới thiên nhiều hơn vàoviệc giảng dạy. Ông còn cho biết là lúc ông mới đến thì Na-lan-đà còn mang thêmmột biệt danh nữa là tu viện "Na-Lô" (?) và giáo trình hoàn toàn thuộchọc phái Đại thừa. Học viên đến từ khắp nơi trên đất Ấn và từ các quốc gia khácnhư Trung hoa, Tây tạng, Triều tiên, Nhật bản và Tích lan.

Ngài Huyền Trang: ngài HuyềnTrang lưu lại Ấn 17 năm tất cả. Ông may mắn được học với nhiều vị thầy lừngdanh thời bấy giờ, nhất là được học về các môn du-già luận (yoga sastra) vào cácnăm từ 635 đến 640. Trong tập "Tây vựcký"(Si-yu-ki) của ông viếtvề chuyến du hành Ấn độ, ông có mô tả rất tường tận hệ thống giảng dạy siêu đẳngcủa Na-lan-đà, và còn cho biết thêm là sinh hoạt thường nhật cũng như việc tu tậpnói chung của cả tu viện thật vô cùng kỷ cương và tinh khiết.

Sinh hoạt hàng ngày được quy định thậtchặt chẽ căn cứ vào một chiếc "đồng hồ" nước. Đồng hồ là một cái chénnhỏ bằng đồng có đục một lỗ thật nhỏ ở đáy. Chén được thả lềnh bềnh trong mộtchậu nước to hơn. Nước chui vào lỗ nhỏ làm ngập chén, và cứ mỗi lần chén chìmxuống đáy chậu thì người phụ tránh đánh mõ hay đánh gồng để thông báo. Loại đồnghồ này thường được sử dụng trong các tu viện lớn tại Ấn thời bấy giờ.

Huyền Trang có viết một đoạn như sautrong tập Tây vực ký: "Các vị tu hành [tại Na-lan-đà] gồm nhiềungàn người, họ là những vị có thực tài và tất cả đều có kiến thức rất cao.[...] Hạnh kiểm của họ thật tinh khiết và họ tuân thủ các quy tắc đạo đức mộtcách thành thực. Giới luật áp dụng trong tu viện thật nghiêm khắc, tuy số ngườitu hành đông đảo nhưng tất cả đều chấp hành giới luật thật nghiêm chỉnh, khôngcó gì để chê trách. [...] Họ hỏi han nhau về bài vở hoặc cùng nhau bàn luận vềcác chủ đề cao siêu và khó khăn, nhưng không hề thấy một ai mất kiên nhẫn và cảmthấy ngày quá dài. [...] Vì thế sinh viên từ các nước khác đều tìm cách đổ dồn vềđây để xin học vì họ muốn được mang danh là xuất thân từ Na-lan-đà và nhờ đó màsau này tài năng của họ sẽ được nhiều người biết đến"(theo bản dịch củahọc giả C. Mauweuse trong quyển : 'L'Indedu Bouddha vue par les pellerins chinois sous la dynastie T'ang' : 'Nước Ấn củaĐức Phật dưới con mắt của các vị hành hương Trung quốc dưới triều đại nhà Đường',nhà xuất bản Calman Lévy, Paris, 1968).

Cách quản lý của Na-lan-đà rất dânchủ, không ai có quyền phán quyết một cách độc đoán, mọi quyết định phải thôngqua hội đồng của tu viện. Vị trụ trì cho tập họp hội đồng để hỏi ý, từ chuyện lớncho đến chuyện nhỏ, kể cả những việc thường ngày trong tu viện. Khi Huyền Trangxin vào nội trú thì đơn thỉnh cầu cũng phải đưa ra hội đồng phán xét và sau đó chínhvị phó trụ trì đích thân công bố kết quả.

Huyền Trang kể lại rằng trong thời kỳông tu học, tức là vào thế kỷ thứ VII, thì Na-lan-đà có tất cả 10 000 nhà sư gồm1 510 vị thuộc ban giảng huấn và 8 500 vị là sinh viên thường trú. Thật ra thìdù là giáo sư hay sinh viên thì tất cả cũng đều là những người tu hành nhưnhau, sự khác biệt duy nhất là họ được phân chia ra làm hai phía : một bên làban giảng huấn, một bên là những người tu học. Trong số 1 510 vị trong ban giảnghuấn thì có 1 000 vị có đủ khả năng giảng được 20 tập Sutra (Kinh) và Sastra(Luận) và 500 vị có thể giảng được 30 tập, chỉ có 10 vị (và trong số này có ngàiHuyền Trang) là có thể giảng được 50 tập. Họ là những người trước đây đã từng soạnthảo các sách bách khoa Phật giáo bao gồm tất cả các học phái và các phương pháptu tập khác nhau, hoặc họ đã từng trước tác được các bộ luận giải về triết học,lôgic học, hoặc các sách về quy tắc và ngữ pháp trong tiếng Phạn... Tuy nhiên consố học viên và giáo sư tùy theo thời kỳ cũng có thể kém hay đông hơn. Vào thờikỳ khi ngài Nghĩa Tịnh tu học (675 đến 685) thì ban giảng huấn lên đến 3 000 vị.Tuy nhiên cũng có một vài học giả Tây phương nghĩ rằng khó mà kết hợp được mộtban giảng huấn đông đảo như thế trong một đại học duy nhất (?).

Huyền Trang cho biết là Na-lan-đàthu hút được hầu hết các Giảng sư Phật giáo (gọi là pandita, có nghĩa là các học giả, trí giả hay thánh giả) lừng danhnhất trong nước thời bấy giờ. Huyền Trang có liệt kê một số vị như sau : Gunamati,Sthiramati, Prabhamitra, Jinamaitra, Jnanachandra, Sigrabuddha, Santaraksita,Silabhadra, Dhammapala và Chandrapala. Huyền Trang cũng cho biết là họ không phảichỉ biết giảng dạy mà mỗi vị còn trước tác được hàng chục tập Luận và Bình giảiđủ loại. Trong thời gian Huyền Trang tu học tại Na-lan-đà (635-640) thì vị trụtrì của Na-lan-đà là Silabadra, tuy nhiên các việc hành chánh và quản lý thì lạihoàn toàn giao phó cho vị phó trụ trì. Nghĩa Tịnh cũng có chú ý đến sự kiện nàyvà cũng có ghi lại trong tập nhật ký của ông. Nghĩa Tịnh còn cho biết thêm là chínhvị phó trụ trì tự mình đánh chiêng để điều hành mọi sinh hoạt trong tu viện.

Ngài Nghĩa Tịnh: Ngài Nghĩa Tịnhtu học trong suốt mười năm tại Na-lan-đà (từ năm 675 đến 685) và cũng đã để lạimột tập nhật ký ghi chép rất chi tiết các sự kiện xảy ra trong thời gian này.Ông cho biết là bất cứ ai muốn viếng tu viện đều phải bị hạch hỏi và lục soát rấtcẩn thận tận ngoài cổng trước khi cho vào bên trong. Trong tập Tây vực kýHuyền Trang cho biết tu việnchỉ cho mở một cổng duy nhất phía nam của tu viện để thông thương với bên ngoàivà nơi cổng có người canh chừng cẩn mật. Người lạ muốn vào thăm viếng Na-lan-đàđều phải bị thẩm vấn, và chỉ những người có một số vốn kiến thức và trình độ tutập nào đó thì mới được cho vào. Ông còn cho biết thêm là trong số mười ngườikhách đến viếng thăm thì thường chỉ có hai đến ba người là được nhận.

Ngài Nghĩa Tịnh cho biết là việc tuyểnsinh cũng thật gắt gao. Tuổi tối thiểu của thí sinh là 20 tuổi, nhưng thật rathì thường Na-lan-đà chỉ nhận các nhà sư thật thông thái đã tốt nghiệp các đạihọc khác xin theo các khóa học cao cấp của Na-lan-đà. Theo học giả Rita Régnier(trong bộ Encyclopaedia Universalis :Dictionnaire du Bouddhisme, nhà xuất bản Albin Michel, Paris, 1999) cho biếtthì sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển và số người trúng tuyển chỉ độ 20 đến30 phần trăm là nhiều. Ngài Huyền Trang còn cho biết là thí sinh phải thông suốtcác "sách xưa" và cả các "sách mới". Các sách xưa gồm có cáckinh Vệ-đà và Upanisad, các sách mới bao gồm tất cả các hệ thống triết học nhưSamkhya (Số luận tông), Vaisesika (Vệ-sử-ca, nghĩa tiếng Phạn của chữ này là sựTuyệt-vời: đó là một học phái triếthọc Ấn độ khá phức tạp chủ trương sự hiện hữu trường tồn của các nguyên tử tạo ra mọi hình tướng biến độngvà học phái này cũng chủ trương sự hiện hữu của cái ngã atman), Nakya (là một tập kinh rất quan trọng của một học phái triếthọc Ấn độ thuộc Ấn giáo mang tên là Đạolý, chuyên luận giải về lôgic học)...vàtất cả các kinh sách Phật giáo nguyên thủy (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana). Sởdĩ nêu lên một các chi tiết như trên là có ý cho thấy vào thời bấy giờ muốn đượcnhận vào học ở Na-lan-đà phải có kiến thức thật bao quát.

Nghĩa Tịnh rất ngưỡng mộ các vị giảngsư của Na-lan-đà và cho rằng nhờ họ mà mình đã học hỏi được rất nhiều. Ông có nêutên một số các vị thầy lừng danh thời bấy giờ thuộc giáo đoàn Na-lan-đà và có viết một câu như sau: "Riêng cá nhân tôi thì tôi vô cùngsung sướng được học hỏi thêm [với các vị thầy ấy]. Khi mang ra so sánh những gìtôi ghi chép trước đây với những gì mới học được [tại Na-lan-đà] thì lúc ấy tôimới hiểu rằng mình đã học được thêm rất nhiều so với trước kia".Cũngxin nhắc lại là khi sang tu học ở Na-lan-đà thì Nghĩa Tịnh đã sáu mươi tuổi vàđã là một nhà sư lão thành.

Ngài Nghĩa Tịnh cho biết là vào thờikỳ ông tu học thì Na-lan-đà có đất đai trong 200 ngôi làng chung quanh. Khoảng40 năm về trước thì Huyền Trang cho biết con số này chỉ là 100. Đất đai do hoàngtriều cung cấp và tu viện cho nông dân thuê lại. Ngoài đất đai ra thì vua chúadưới các triều đại Gupta và Pala còn trợ cấp thêm trâu bò để cày cấy và đôi khicả tiền bạc. Việc ẩm thực mỗi ngày của hơn 10 000 người trong tu viện không phảilà một việc nhỏ. Ngoài ra vua chúa thời bấy giờ còn góp phần vào việc tu sửa vàxây dựng thêm cho tu viện.

Có một điều khá ngạc nhiên là cả HuyềnTrang và Nghĩa Tịnh không thấy có vị nào mô tả về thư viện của Na-lan-đà. Chỉbiết rằng khi Huyền Trang về nước thì có mang theo 520 bộ kinh gồm tất cả là657 quyển, chuyên chở trên lưng 20 con ngựa. Nghĩa Tịnh thì trong mười năm tu họcđã gom góp được 400 bộ kinh gồm tất cả là 500 000 trang. Các chi tiết trên đâygián tiếp cho thấy sự phong phú của thư viện Na-lan-đà. Trong khi đó thì các nhàsư Tây tạng lại mô tả khu thư viện kỹ lưỡng hơn. Thư viện Dharmaganja gồm có batòa nhà riêng biệt mang tên là Ratnasagara, Ratnodahi và Ratnaranjaka. Tòa thưviện Ratnaranjaka lớn nhất gồm chín tầng lầu đặc biệt dùng để cất giữ các kinhsách quý mang tính cách thiêng liêng như bộ Bátnhã Tâm kinh(Prajparamita-sutra)và các kinh sách Tan-tra thừa chẳng hạn như kinh Samajaguhya.

Giáotrình của Na-lan-đà

Như đã được trìnhbày trên đây, ngài Pháp Hiển hành hương và lưu lại Ấn độ từ năm 399 đến 414, vàkhi ông đến Na-lan-đà thì nơi này còn là một tu viện thuần túy, các vị xuất giatrong tu viện tu học theo Đại thừa. Dưới triều đại vua Kumaragupta đệ nhất(414-455) thì Na-lan-đà mới bắt đầu dần dần chuyển thành một tổ chức đại học chuyênnghiệp hơn và tiếp tục giảng dạy theo truyền thống Đại thừa.

Giáo trình căn bản là nền triết họcTánh không do Bồ-tát Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ II. Căn cứ vào căn bản triết học Tánh không LongThụ thành lập một học phái triết học mới rất mạch lạc và vững chắc gọi là họcphái Trung đạo (Madhyamika). Các phép biện chứng về khái niệm Tánh không tronghọc thuyết Trung đạo đã đưa Phật giáo vượt lên một cấp bậc thật uyên bác và caosiêu trong nền tư tưởng Phật giáo nói chung. Do đó Trung đạo cũng có thể được xemnhư đại diện chung và tiêu biểu nhất cho toàn thể Đại thừa. Trung đạo mở ra mộtđường hướng mới ít nhất là trên phương diệncứu cánhcủa sự tu tập so với các "học phái của những người xưa"(Trưởng lão bộ) và các học phái Phật giáo nguyên thủy đại diện bởi học phái Theravadaphát sinh sau này. Các phương pháp tự biện của Trung đạo cũng rất đặc thù và đãlàm nổi bật hệ thống lôgic học của Phật giáo nói chung. Phép biện luận củaTrung đạo dựa vào hệ thống lôgic học đó cũng cho thấy một số khác biệt với cáchọc phái Đại thừa khác phát sinh sau này là Duy thức (Vijnanavada), Du-già hànhtông (Yogacara) và Kim cương thừa (Vajrayana). Một số các vị đại sư hoặc các vị sáng lập ra các học phái lớn của Đại thừahầu hết xuất phát từ Na-lan-đà và từng trụ trì Na-lan-đà, chẳng hạn như các vịLong Thụ (Nagarjuna), Thánh Thiên (Aryadeva), Hộ Pháp (Dharmapala), Thế Thận (Vasubandhu),Vô Trước (Asanga)...

Cũng xin nhắc thêm là Kim cương thừathật ra chỉ là một đường hướng tu tập mới và đặc thù "ghép thêm" vào Phậtgiáo Đại thừa. Kim cương thừa dựa vào các kinh điển Tan-tra mang nhiều biểu tượngvà phản ảnh một vài màu sắc thần bí và linh thiêng. Từ Kim cương thừa đã phátsinh ra một chi phái gọi là Thời luân (Kalachakra - Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đãtừng tu tập theo kinh Thời Luân và cũng đã thuyết giảng và bình giải bộ kinh nàycho người Tây phương và các buổi thuyết giảng của Ngài cũng đã được ghi chép vàin ra thành sách). Vị đại diện lớn nhất và tiêu biểu nhất cho chi phái Thời luânlà ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava). Ngài Liên Hoa Sinh có thể đã được đào tạotại Na-lan-đà và cũng là người đã mang Kim cương thừa vào Tây Tạng vào giữa thếkỷ thứ VIII. Đối với người Tây Tạng thì Liên Hoa Sinh là vị Phật thứ hai sau ĐứcPhật Thích-ca Mâu-ni. Nêu lên các chi tiếttrên đây để cho thấy ảnh hưởng và tầm quan trọng của Na-lan-đà trong lịch sử Phậtgiáo. Các sự kiện trên đây cũng cho thấy tính cách sáng tạo, đa dạng và toàn cầutrong quá trình nghiên cứu và giảng dạy của Na-lan-đà. Tóm lại giáo trình củaNa-lan-đà thật đa dạng, bao hàm mọi lãnh vực tư tưởng và Đạo Pháp, ban giảng huấnvà học viên đến từ khắp nơi, và cũng từ Na-lan-đà mà ánh sáng của tư tưởng của conngười và Đạo pháp đã tỏa rộng ra tám phương trời.

Ngoài ra bối cảnh đa quốc gia củaNa-lan-đà đã tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi cho việc dịch thuật. Mộtphần lớn các kinh sách xưa bằng tiếng Phạn được phiên dịch ra tiếng Trung hoa vàtiếng Tây Tạng ngay trong Đại học Na-lan-đà. Vì chiến tranh nên một số kinh sáchgốc tiếng Phạn này bị mai một và sau này đã được phiên dịch trở lại tiếng Phạn từcác bản tiếng Hán và tiếng Tây Tạng.

"Lò đào tạo" Na-lan-đà đãhun đúc ra nhiều đại sư chủ trương nhiều đường hướng triết học khác nhau và từ đógiúp phát sinh ra nhiều học phái lớn. Tuy nhiên nếu nghiên cứu cẩn thận và sâusắc thì dù là các học phái Phật giáo của "những người xưa" (các vị Trưởnglão) hay các học phái Trung đạo, Duy thức, Kim cương thừa... cũng không hề đốinghịch nhau mà đúng hơn là bổ túc cho nhau và đó cũng là một đặc thù của Phậtgiáo nói chung. Các học phái dù cho có tranh biện nhưng chưa bao giờ gây chiếnvới nhau. Đại học Na-lan-đà thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo (tức làtranh biện) giữa giáo ban của tu viện và các học viên, và thường khi cũng mời cácvị thầy bên ngoài đến tham gia, các vị thầy thuộc các tín ngưỡng khác cũng đượcmời đến thuyết trình và tranh biện. Các cuộc tranh biện có khi kéo dài nhiều thángcho đến nhiều năm, có lẽ người xưa có nhiều thì giờ để sống hơn chúng ta hay chăng? Vua chúa đương thời cũng tham gia bằng cách trợ cấp tài chánh hay đứng ra chủtoạ.

Ngoài phần giảng huấn ra thì Na-lan-đàcòn là một trung tâm sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật tranh vẽ và tạc tượng bằngđá và bằng đồng của Na-lan-đà ảnh hưởng đến nghệ thuật chung thời bấy giờ trongtoàn thể vùng bắc Ấn dưới cả hai triều đại Gupta (thế kỷ thứ V đến thứ VIII) vàPala (thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XII).

daihocnalanda-011

Tượng Phậtđang chuyển Pháp luân (thế kỷ thứ V-VI)

daihocnalanda-012

Tượng Phậtmặc áo ấm khoác ngoài (uttarasangha - uất-đa-la-tăng, còn gọi là y thượng),

thế kỷ thứ VI.

Các tượng điêu khắc bằng đá cho thấysự cân đối và dáng dấp uy nghi, quần áo và trang sức cũng được tạc thật cẩn thậnvà khéo léo. Toàn thể pho tương tỏa ra sự dịu dàng và thanh thoát. Nói chung thìnghệ thuật Na-lan-đà đã tạo ra một số tiêu chuẩn làm khuôn mẫu cho nghệ thuật điêukhắc và hội họa của Ấn độ thời bấy giờ. Các tượng bằng đồng cũng cho thấy nhiềutinh xảo, gương mặt các nhân vật hơi dài hơn so với các tượng xưa. Tượng Phật cũngđa dạng hơn, thể hiện từng trường hợp khác nhau. Sự bành trướng của Đại thừa vớivô số các vị Bồ-tát, và nhất là Kim cương thừa mang đầy biểu tượng đã mang lạisự phong phú cho nghệ thuật tạo hình bằng đồng.

Tại Na-lan-đà các nhà khảo cổ còn đàoxới được một khu (khu khảo cổ số 1) chứa các chứng tích cho thấy là khu này từngđược dành riêng cho những người hành hương từ đảo Sumatra đến. Khu vực này có lẽđược xây cất vào dịp vua Sumatra gửi sứ thần sang Ấn dưới triều đại của vuaDevapala (khoảng 810-850) (theo học giả Rita Régnier, tài liệu trích dẫn trên đây,op.cit.). Sự kiện này cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa Phật giáo Indônêxia vàPhật giáo Ấn độ vào thời bấy giờ. Ngoài ra thì các nhà khảo cổ cũng tìm thấy cácnét nghệ thuật tượng đồng của Na-lan-đà trên các bức tượng Phật cũng bằng đồng đượckhám phá trên đảo Java.

Na-lan-đàngày nay

Nalanda_layout_1bNgày nay Na-lan-đà chỉ là một vùngkhảo cổ mênh mông còn rải rác một số di tích kiến trúc bằng gạch đỏ, phân bố dọchai bên một con đường thật rộng theo hướng bắc nam. Các di tích đó trước kia làcác tịnh xá (vihara), các chánh điện (caitya) và các bảo tháp (stupa). Có tất cảtám tịnh xá có mặt tiền hướng về phía đông và có hai tịnh xá có mặt tiền hướng hướngvề phía bắc. Các tịnh xá đều được xây dựng giống như nhau, mỗi tịnh xá gồm nhiềudãy nhà xây chung quanh một sân rộng, trong sân có giếng nước và thường có thêmmột lò nướng bánh. Tịnh xá có một hay hai tầng lầu, trần nhà hình vòm cung đượcchống đỡ bằng nhiều cột.

Người ta tìm thấy một chánh điện(khu khảo cổ số 2) với một tượng Phật khổng lồ, trong chánh điện có xây thêm mộtbệ cao, có thể đấy là nơi dùng cho các giáo sư đứng giảng. Ngoài chánh điện trênđây người ta còn tìm thấy một tháp hình chóp, có lẽ tháp này đã được xây trùm lênbảo tháp xá lợi của ngài Xá-lị-phất. Thật ra thì bên trên bảo tháp có tất cả bảylần xây cất chồng chất lên nhau. Mặt phía bắc có các nấc thang để trèo lên đỉnhvà trên đỉnh thì trước kia là một chánh điện lớn với một tượng Phật khổng lồ,nay thì không còn nữa. Người ta cũng tìm thấy chung quanh khu vực chánh điện nhiềubảo tháp nhỏ mang tính cách tôn kính dùng vào việc thờ phụng. Về phía bắc củakhu chánh điện trung tâm các nhà khảo cổ còn khám phá thấy ba chánh điện khác(các khu khảo cổ 12, 13 và 14), có lẽ các chánh điện này cũng còn dùng làm nơigiảng huấn. Phía đông của Na-lan-đa là một khu đặc biệt dành riêng cho việc thờphụng, các nhà khảo cổ tìm thấy tại nơi này một chánh điện và nền được baoquanh bởi hai trăm mười một tấm đá điêu khắc thật tinh xảo, các phiến đá này đượcđịnh tuổi vào thế kỷ thứ VI hay thứ VII.

Rồi đâytrong tương lai đại học mới Na-lan-đà sẽ được chính phủ Ấn độ xây cất ra sao bêncạnh những di tích này ? Trong bối cảnh Ấn giáo và Hồi giáo của xã hội Ấn độ ngàynay, sự sinh hoạt và giảng dạy của Na-lan-đà trong tương lai nhất định sẽ khôngcòn là một tu viện tinh khiết và thuần túy của Phật giáo như từ một ngàn nămtrước. Tuy nhiên biết đâu Na-lan-đà mới cũng sẽ là một hạt giống mới giúp Phậtgiáo hồi sinh trên quê hương mà chính Phật giáo đã ra đời và bành trướng suốtmười tám thế kỷ ?

Bures-Sur-Yvette,15.10.1

Hoang Phong

daihocnalanda-004-content

Nalanda06-large-content

Nalanda48-large-content

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 5767)
Con người đối xử với nhau và muôn loài dễ thương, là bởi trong con người có thiện tánh biểu hiện. Và con người đối xử với nhau và muôn loài dễ ghét là vì trong con người biểu hiện ác tánh. Ác tánh trong con người do được nuôi dưỡng bởi thầy tà, bạn ác, bởi những nhận thức sai lầm từ các giáo thuyết, . . .
22/04/2013(Xem: 9933)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 10598)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
22/04/2013(Xem: 9469)
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được.
22/04/2013(Xem: 18119)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
21/04/2013(Xem: 6621)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 6652)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 6707)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 15948)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 7683)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]