Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Bài Thuyết Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật Và Sự Hình Thành Của Phật Giáo

09/10/201001:29(Xem: 9257)
Hai Bài Thuyết Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật Và Sự Hình Thành Của Phật Giáo

HAI BÀI THUYẾT GIẢNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT
và Sự hình thành của Phật giáo

Hoang Phong

haibaiphapdautien-2Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.

Khi đoàn người băng ngang cánh rừnghoang cạnh một thôn nhỏ gọi là Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela) cách thị trấn Giác Thành(Gaya) độ 10 cây số, thì trước mặt họ hiện ra một con sông nhỏ với dòng nước trongveo. Trong toán người có một vị tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm bỗng cảm thấy yêu thíchquang cảnh nơi đây. "Trong lòng sôngNi-liên-thiền (Nairanjana) nhẹ trôi một dòng nước tinh khiết và trong vắt, đây đóhai bên bờ những chòm cây rợp bóng, bờ sông thoai thoải dẫn xuống tận dòng nước,xa xa một vài thôn xóm nhỏ. [...] Trước cảnh thiên nhiên xinh đẹp, vị Bồ-tát Tất-đạt-đacất lời với năm vị đồng hành như sau : Thật không còn chốn nào thuận tiện hơn nơiđây, cảnh vật xinh tươi lại thuận tiện cho việc ẩn cư.[...] Tôi muốn lưu lạinơi này"(Trung A Hàm, Majjhima-nikaya, 36).

Năm vị đồng hành là Trần Như (Konda),Bạt Đề (Bhaddiya), Sư Ba (Vappa), Ma Ha Nam (Mahanama) và A Thuyết Thị (Assaji)cũng cảm thấy yêu thích quang cảnh của khu rừng này và đều đồng ý. Tất-đạt-đa tựtay dựng lên một túp lều bằng cành lá cây rừng, các vị đồng hành thì mỗi ngườicũng tự tìm lấy một góc cho mình. Họ vừa khất thực vừa giúp đỡ lẫn nhau để sinhsống và lo việc tu tập, tuy nhiên chỉ có Tất-đạt-đa là chuyên cần và hăng say hơncả. Cách tu tập thì họ vẫn giữ nguyên các phép du già đã học được trước kia.

Tất-đạt-đa khởi sự luyện tập cáchnín thở : "Phải cắn răng thật chặt,đưa lưỡi dán sát lên vòm miệng, phải chú tâm chận đứng không cho một tư duy nàocó thể phát sinh, phải khắc phục tư duy và hoàn toàn nghiền nát chúng"(Trung A Hàm, 36). Tuy nhiên sau mộtthời gian tu luyện vô cùng nghiệt ngã trong cảnh cô quạnh thì Tất-đạt-đa cũng cảmthấy trong lòng gợn chút hoang mang và nghi ngờ đối với phương pháp du-giàvà khổ hạnh mà mình đang tập : "Sựcô quạnh của khu rừng thật nặng nề, quả khó để tìm thấy sự bình thản trong đơnđộc. Phải tu tập trong đêm khuya và giữa cảnh vật như thế này thì thật là ái ngại,nhất là khi có một con thú vụt chạy ngang hay một con công làm gẫy một cànhcây, hoặc trong những lúc gió rít qua cành lá. Trong bối cảnh như thế này thìthật là dễ sinh ra sự hốt hoảng và khiếp sợ"(Trung A Hàm, 4).

Tuy nhiên sau một thời gian ngắn Tất-đạt-đakhông những đã dễ dàng khắc phục được mọi nỗi sợ hãi mà lại còn "phát huy được sự tập trung và nhấtquán"trong tâm thức dù cho bất cứ gì xảy ra chung quanh (Trung A Hàm, 36). Vị tu sĩ trẻ tuổitập luyện thật chuyên cần và "hoàntoàn đình chỉ được hơi thở, dù đấy là hơi thở vào hay hơi thở ra, dù bằng hai lỗtai, bằng miệng hay bằng mũi"(TrungA Hàm, 36). Mặc dầu luyện tập nghiệt ngã như thế nhưng vị tu sĩ vẫn không đạtđược một kết quả khả quan nào mà lại còn bị nhức đầu như búa bổ, bụng quặn đauvà toàn thân thì nóng sốt liên miên...

Tất-đạt-đa bèn ngưng cách luyện tập nínthở và chuyển sang nhịn đói, khởi đầu ăn uống giảm dần và sau đó thì không còncần đến một chút thực phẩm nào nữa. Chỉ vài tháng sau thì thân xác người tuhành trẻ tuổi trở nên vô cùng tiều tụy : "Xươngsườn giống như những chiếc kèo mục nát của một túp lều sắp sụp đổ, chỉ chực rơixuống và gãy vụn, đấy là vì nhịn đói mà ra. Hai tròng thụt sâu trong hố mắt,con ngươi tròn xoe và lấp lánh như mặt nước dưới đáy giếng thật sâu, đấy là vì nhịnđói mà ra. Da đầu teo quắt lại và chai cứng như vỏ quả khổ qua phơi ra gió hanhvà nắng bỏng, đấy là vì nhịn đói mà ra. Thật vậy, tôi nghĩ rằng nếu muốn nắm lấycột xương sống thì "tôi chi cần sờ vào da bụng", và khi sờ vào da bụngthì "tôi cũng sẽ nắm được cột xương sống", bởi vì tôi đã luyện tập đếnmức độ mà da bụng của tôi dán vào xương sống, đấy là vì nhịn đói mà ra, (Trung A Hàm, 36).

PhổDiệu kinhghi chép rằng vị khổ hạnh trẻ tuổi chịu đựng như thế cho đến mộthôm thì ngất xỉu. Tin đồn về sức khoẻ suy sụp của Tất-đạt-đa lan truyền đến tậnkinh đô Ca-tì-la-vệ, tuy nhiên vua cha là Tịnh Phạn (Suddhodana) không nao núngchút nào mà vẫn vững tin là con mình sẽ thành Phật đúng như lời tiên tri của vịđạo sĩ A-tư-đà (Asita) lúc Tất-đạt-đa vừa sinh ra đời. Trong khi đó thì nơi khurừng Ưu-lâu-tần-loa Tất-đạt-đa lại bắt đầu lo âu, không phải vì sức khoẻ sa sút,thân xác đau đớn và rã rời "khôngcòn cử động được nữa giống như một xác chết"(Phổ Diệu kinh), mà vì nhận thấy việc tu tập của mình không mang lạimột chút kết quả cụ thể nào cả. Vị tu sĩ trẻ tuỗi bỗng dưng nhớ lại ngày còn trẻvào một hôm khi đang tham dự một buổi lễ ở hoàng cung thì vụt đạt được thể dạngđệ nhất thiền. Thời bấy giờ thì lúc nào mình cũng được nuông chiều, nào có cầnđến sự đày đọa thân xác như thế này đâu. Thế rồi vị tu sĩ trẻ tuổi chợt nhận thấyrằng những năm tu học vừa qua quả thật là vô ích, và con đường khổ hạnh nhất địnhlà một con đường sai lầm và nguy hại.

"Sauđó thì Tất-đạt-đa quyết định bỏ hẳn việc tu tập bằng cách nhịn đói quá khắcnghiệt, bắt đầu húp được một ít cháo lỏng và sau đó thì ăn được một ít cơm để hồiphục sức khoẻ. Thế nhưng khi năm vị đồng hành nhận thấy Tất-đạt-đa không còn cốgắng tập nhịn đói nữa thì họ vô cùng thất vọng và xì xầm với nhau rằng :"Vị khổ hạnh Cồ-đàm thật quả là người điên rồ và ngu ngốc, đánh mất cả conĐường Đạo mà mình đã chọn". Sau đó thì họ quyết định xa lánh Tất-đạt-đavà ra đi nơi khác", (Tứ phần luật của Đàm-vô-đức- Dharmaguptaka-vinaya, trích từ sách củaAndré Bareau : "En suivant leBouddha","Theo vết chân Phật").

Năm vị khổ hạnh rời bỏ Ưu-lâu-tần-loalên đường đi về hướng thị trấn Ca-thi (Kashi), ngày nay là Ba-la-nại (Bénares -Varanasi). Riêng Tất-đạt-đa thì vẫn lưu lại một mình trong khu rừng cạnh thôn Ưu-lâu-tần-loa,tuy tay chân bủn rủn nhưng vẫn cố gắng đứng lên để tìm đường vào thôn xóm khấtthực. Trên đường đi vị tu sĩ trẻ tuổi nhìn thấy một tấm vải liệm người chết vứtbỏ bên vệ đường bèn nhặt lấy và lần xuống bờ sông Ni-liên-thiền để giặt. Từ lâungười tu hành trẻ tuổi không có quần áo để thay và trên người chỉ còn lại vài mảnhvải đã mục nát. Tất-đạt-đa quấn tấm vải liệm sạch sẽ lên người sẵn sàng đi vàothôn xóm nhưng chỉ đi được vài bước thì đã kiệt lực, đành phải ngồi phệt xuống đấtvà tựa lưng vào một gốc cây. Kỳ diệu thay đấy lại chính là một sự kiện đã manglại một cơ duyên thật mầu nhiệm.

Vào buổi sáng hôm ấy trong ngôi làngSenani cạnh khu rừng có một người thiếu phụ còn trẻ tên là Tu-già-đa (Sujata) congái của vị xã trưởng trong làng, vừa hạ sinh được một đứa bé trai. Trước đây ngườithiếu phụ vẫn thường cầu khẩn các vị thần linh trong rừng xin cho mình sinh contrai, và khi thấy lời ước nguyện trở thành sự thật bèn sai đứa tớ gái mang mộtbát cơm thật đầy vào rừng tìm đến một gốc cây to để lạy tạ. Khi vào rừng thì ngườitớ gái lại bất ngờ gặp Tất-đạt-đa đang tựa lưng vào một gốc cây và ngỡ rằng đấychính là vị thần linh đang chờ đợi bèn quỳ xuống và hiến dâng bát cơm. Cái bátcơm ấy chính là cơ duyên đã giúp cho Tất-đạt-đa đủ sức gượng đứng lên bằng đôichân của chính mình.

Trước đây Tất-đạt-đa từ bỏ vợ con vàcuộc sống vương giả để quyết tâm đi tìm con Đường Đạo thì giờ đây lại một lần nữađành phải từ bỏ lối tu tập hành xác. Cuộc sống vương giả và việc hành xác chỉ làhai cực đoan mang lại toàn là thất vọng cho Tất-đạt-đa mà thôi. Nếu hai vị Thầytrước đây không hội đủ khả năng đã làm cho Tất-đạt-đa thất vọng thì hôm nay đâynăm vị đồng tu lại giã từ mình và rời bỏ khu rừng này. Tuy nhiên vị Bồ-tát trẻtuổi vẫn không hề nhụt chí, vẫn quyết tâm và vững lòng : "Chẳng lẽ lại không có mộtCon Đường nào mang lại sự Giác ngộ hay sao ?"(Tứ phần luật của Di-sa-tắc- Mahicasaka-vinaya).

Từ khi rời bỏ hoàng thành lẻn ra khỏikinh đô Ca-tì-la-vệ đến nay đã tròn sáu năm mà Tất-đạt-đa chỉ thấy toàn là thấtvọng và cũng không ngờ rằng trước mặt mục đích đã gần kề. Sự Giác ngộ sắp hiển hiệnvới người Bồ-tát khi vừa bước vào cái tuổi ba mươi lăm trong kiếp nhân sinh cuốicùng này. Vào buổi chiều mùa xuân hôm ấy, khi Tất-đạt-đa tiến sâu vào một góc rừnggồm toàn cây sa-la thì bỗng nhiên cảnh vật chung quanh vụt trở nên rạng rỡ mộtcách khác thường. Vị Bồ-tát đi đến đâu thì cây rừng nghiêng xuống một cách kínhcẩn, "khi đi ngang hai cây dừathì bỗng nhiên hiện lên một ao nước thậttrong, đáy ao toàn là cát vàng óng ánh, mặt ao hoa sen đủ màu đang nở rộ, nàolà sen biếc, sen vàng, sen đỏ, sen trắng... Nào là két, cưỡng, thiên nga,công..., muôn chim bay đến hót vang"(Phổ Diệu kinh). Tuy nhiên Tất-đạt-đa vẫn không tỏ ra một chút dao độngvà tiếp tục bước một cách thật bình thản, dù rằng vào đêm hôm trước năm điềm mộngliên tiếp báo cho vị Bồ-tát biết là mình sắp đạt được Giác ngộ.

Mặt trời sắp lặn, Tất-đạt-đa bỗngnhiên nhìn thấy một cội cây thật to hiện lên sừng sững trước mặt, một vài tia nắngchiều thật thấp xuyên ngang tàn cây và lấp lánh trên cành lá. Cây này là một loàisung cổ thụ, thường mọc đơn độc trong rừng, lá hình tim, đầu lá nhọn và dài, rễphụ từ các cành lớn thòng xuống và ăn sâu vào lòng đất. Người dân địa phương gọicây này là cây Bo hay cây Pipal..., tiếng Phạn gọi là cây Asvattha có nghĩa làTịch diệt, Sau này người ta còn gọi cây ấylà cây Bồ-đề, âm từ tiếng Phạn là Bodhi có nghĩa là Giác ngộ.

Vị Bồ-tát trẻ tuổi bỗng có linh cảmlà cội cây Asvattha đang chờ đợi mình trước mặt và nghĩ rằng đây là lúc mà mìnhphải nhất quyết tìm cho ra "Con đườngmang lại sự Giác ngộ", bèn chắp tay vái chào gốc cây rồi đi chungquanh bảy lần và ngồi xuống cạnh gốc cây, hai chân tréo vào nhau theo tư thếhoa sen, mặt quay về hướng đông...

Vị Bồ-tát nghĩ rằng mặt đất thường đượcxem như là "người mẹ của tất cảchúng sinh"(Phổ Diệu kinh)nên đã dùng tay phải chạm nhẹ vào mặt đất và thệ nguyện như sau : "Dù cho da ta có khô, thịt ta có héo,xương ta có mục, máu huyết và thân xác này có hư rữa thì ta cũng không hề quản ngại! Khi nào ta chưa đạt được trí tuệ tối thượng và tột cùng thì ta nhất định sẽkhông rời khỏi nơi này"(Bản Sinhkinh- Jataka, 1)...

Thần linh từ khắp nơi kéo về bao quanhcội cây, vừa âu lo lại vừa khấn nguyện cầu mong cho người Bồ-tát được thànhcông viên mãn. Vị Bồ-tát vừa khởi đầu thiền định thì Ma Vương (Mara) hiện lên dẫntheo các đoàn ma quân đông đảo để quấy nhiễu, tìm đủ mọi cách ngăn chận khôngcho vị Bồ-tát phá tan cái thế giới Ta-bà này của chúng. "Ma vương xua đám ma quân "nửa người nửa quái vật kinh khiếpđến dựng tóc gáy", chúng bao quanh gốc cây để bắn tên, ném đá và lao đủ mọithứ khí giới, nào kiếm, lao, giáo, mác...vào người vị Bồ-tát"(Bản Sinh kinh). Nhưng lạ lùng thay, tấtcả những thứ khí giới ấy khi phóng ra đều hóa thành những cánh hoa và rơi xuốngchung quanh chỗ ngồi của Tất-đạt-đa. Ma vương thất bại, liền bày ra kế khác, hắn dẫn đến một đámma nữ thật xinh đẹp, "khêu gợi vàphơi bày ba mươi hai thứ quyến rũ của người đàn bà" (Phổ Diệu kinh). Bọn ma nữ miệng thì ăn nóidâm ô tay chân thì múa may mời mọc, thế nhưng vị Bồ-tát vẫn an nhiên tự tại... Mộtlần nữa Ma Vương lại thất bại, hắn bèn vận dụng và tung ra những sức mạnh thiênnhiên thật khiếp đảm như cuồng phong, bão táp, sấm chớp... để giáng lên đầu vịBồ-tát trẻ tuổi. Các vị thần linh nhìn thấy cũng phải khiếp sợ và bỏ trốn. Tuynhiên vị Bồ-tát vẫn an nhiên tự tại không một mảy may xao xuyến và cội Bồ-đề thìvẫn sừng sững, cành lá vẫn tỏa rộng để che cho vị Bồ-tát. Ma Vương thấy thế đànhphải chịu thua và than rằng : "Giốngnhư một con quạ tấn công một khối đá, ta đã hoài công với vị Cồ-đàm này"(Bản Sinh kinh, 1), dứt lời thì Ma Vươngra hiệu cho đám ma quân cùng nhau rút lui và quay về ẩn nấp trong những nơi tămtối và u mê của thế gian này.

Các vị thần linh khắp nơi lại kéo đếnchung quanh cội Bồ-đề để hân hoan đón chờ giây phút Tỉnh thức gần kề của vị Bồ-tát.Quá trình của sự Giác ngộ tiếp diễn trong tâm thức của Tất-đạt-đa suốt trong "ba canh". Trong"canh một" thì Tất-đạt-đa đạt được ba cấp bậc thiền định, loại bỏ đượctất cả mọi thứ đam mê và dục vọng, làm lắng xuống mọi lý luận và suy tư, vượt lêntrên hân hoan và thích thú kể cả đớn đau và buồn phiền. Cái thế giới phát sinhtừ giác cảm này đã hoàn toàn biến mất trong tâm thức của vị Bồ-tát, tâm thức đóđã biến thành một "thể dạng hoàntoàn tinh khiết, an bình và tự tại, sự chú tâm trở nên cực mạnh nhưng vẫn an nhiên,không khổ nhọc cũng không hân hoan" (Trung A Hàm, 36). "Sang ‘canh hai’, Tất-đạt-đa lần lượt hội nhập vào tấtcả sáu cõi chúng sinh trong thế giới ta-bà, quán thấy thật chi tiết các kiếp sốngcủa chính mình trong quá khứ và đồng thời cũng nhìn thấy trước hoàn cảnh sẽ táisinh của từng chúng sinh một trong tương lai, dù đấy là các chúng sinh tầm thườnghay lừng danh, xinh đẹp hay xấu xí, dù các chúng sinh ấy sẽ tái sinh trong mộtkiếp sống thuận lợi hay khó khăn" (TrungA Hàm, 36). Sang "canh ba" thì Tất-đạt-đa bắt đầu thiền định về bảnchất của sự sống trong cõi ta-bà và từ đó suy ra được các quy luật chi phối cácnguyên nhân mang lại khổ đau và sự hiện hữu trói buộc của con người trong các chukỳ bất tận của sự tái sinh. "Khi quán nhận được các quy luật ấy thìTất-đạt-đa cũng đạt được sự "Giác ngộ tối thượng và hoàn hảo" (Phổ Diệu kinh).

Đêm rằm tháng tư hôm nay khi Tất-đạt-đađạt được Giác Ngộ cũng tương tợ như một đêm rằm tháng tư ba mươi lăm năm về trướckhi Tất-đạt-đa vừa sinh ra đời, giữa bầu trời lấm tấm sao đêm hiện lên một vầngtrăng thật tròn và rạng rỡ. Dưới ánh trăng vằng vặc trong khu rừng sa-la êm ả,bên cạnh thôn Âu-lưu-tần-loa nơi thung lũng sông Hằng, dưới cội Bồ-đề một Vị Phật hiển hiện thay vào chỗ của vị Bồ-tátTất-đạt-đa. Từ giây phút này dưới cội Bồ-đề chỉ còn lại một vị Phật, Tất-đạt-đakhông còn nữa. Khi thân xác đã được tinhkhiết hóa và tâm thức đã loại bỏ được mọi dục vọng thì Tất-đạt-đa cũng không còn,tương tợ như một ngọn lửa tắt lịm khi đã hết nhiên liệu. Những gì mà Tất-đạt-đa đã lưu lại cho chúng ta hôm nay là Tâm thức Giácngộ và Siêu nhiên của một Vị Phật.

Khi bình minh vừa ló dạng thì Đức Phậtđứng lên và cất lời như sau : "Kiếpnhân sinh thánh thiện này đã mang lại kết quả ! Những gì cần phải thực hiện đãđược thực hiện, đây là lần tái sinh cuối cùng của Ta, sẽ không còn gì để quay lạinữa !"(Trung Bộ kinh, 26). Pháp Cú kinhthì cho rằng Đức Phật tuyênbố như sau : "Tuy rằng[trước đây]phải trải qua chu kỳ của nhiều kiếp táisinh nhưng Ta chưa khám phá ra được kẻ sáng tạo ra căn nhà này, một căn nhà chấtchứa đầy khổ đau của sự tái sinh bất tận. Giờ đây thì ngươi đã bị Ta đâm thủngrồi, này kẻ kiến tạo ra ngôi nhà này, mi sẽ không còn một cơ hội nào nữa để xâythêm những căn nhà mới...".Dầu sao thì Phổ Diệu kinhcũng vẫn làbộ kinh mô tả tuyệt vời nhất "Biến cốDiệu kỳ"đã biến Tất-đạt-đa thành một Vị Phật. Sự Giác Ngộ của Đấng ThếTôn làm rung chuyển cả mặt đất, muôn ngàn hiện tượng kỳ diệu hiển hiện khắp nơi,chư Phật và các vị Bồ-tát kéo đến "hàngvạn"chung quanh cội Bồ-đề để tôn vinh và đảnh lễ Đấng Thế Tôn.

Tuy đã đạt được Giác Ngộ nhưng ĐứcPhật vẫn tiếp tục lưu lại thêm bảy tuần lễ nữa bên cội Bồ-đề để thiền định. KinhPhạm Võng(Mahavagga) thì lại cho rằng thời gian này chỉ có "bốn lần bảy ngày".Trong số cáckinh sách thuật lại sự tích Đức Phật thì PhổDiệu kinhlà bộ kinh mô tả chi tiết nhất về những gì xảy ra trong khoảng thờigian trên đây. Kinh thuật lại là sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật đứng lênvà bước mười bốn bước về phía đông bắc rồi xoay người ngồi xuống để tham thiền,mặt hướng vào cội Bồ-đề không chớp mắt suốt trong bảy ngày.

Sau đó thì Đức Phật rời chỗ ngồi đểtản bộ trong một khu vườn do các vị Thần linh thiết kế tại hướng tây bắc của cộiBồ-đề và được trang trí toàn bằng vàng và đủ mọi loại đá quý. Sau đó thì Đức Phậtbước vào một tòa nhà cũng được trang trí toàn bằng ngọc và ngồi xuống để tiếp tụcthiền định. Phổ Diệu kinhcòn cho biếtthêm là trong thời gian lưu lại bên cội Bồ-đề "Đức Phậtcũng đã lướtđi từ đại dương phía đông sang đến đại dương phía tây".

Sang tuần lễ thứ năm thì Đức Phậtthiền định tại phía tây của cội Bồ-đề. Lại một lần nữa Ma Vương xua bọn ma nữ kéođến để giở trò quấy nhiễu, nhưng rốt lại cũng chỉ rước thêm thất bại. Chẳng nhữngĐức Phật không hề dao động mà còn "biếnbọn ma nữ thành những bà già lọm khọm"(Phổ Diệu kinh).

Sang tuần lễ thứ sáu thì Đức Phậtthiền định dưới một gốc cây bên cạnh bờ hồ Mucalinda tại phía nam của cội Bồ-đề.Tiết trời thay đổi báo hiệu mùa mưa đã gần kề, trong lúc Đức Phật đang thiền địnhthì một cơn dông thật khủng khiếp kéo đến, trời đen kịt và mưa tuôn như thác đổ.Bất thần từ đáy hồ ngoi lên một con rắn khổng lồ thật uy nghi, đó là loài Long xà(Naga). Con Long xà trườn lên khỏi mặt nước và bò đến chỗ Đức Phật đang tham thiềnrồi nhẹ nhàng quấn quanh người Đức Phật bảy vòng, sau đó thì phùng hai mang thậtrộng che cho Đức Phật. Khi cơn dông vừa dứt thì Long xà vụt biến thành một thiếuniên thanh tú và quỳ xuống để lạy đấng Thế Tôn.

Sang tuần lễ thứ bảy Đức Phật vẫn cònlưu lại trong vùng phía nam của cội Bồ đề và ngồi thiền định dưới một cội cây gọilà Rajayatana, có nghĩa là "Nơi thường trú của các bậc đế vương". Vàongày cuối cùng của tuần lễ thứ bảy thì có hai anh em thương gia tên là Tapussavà Bhalika hướng dẫn "một đoàn nămtrăm xe hàng hóa"(Phổ Diệu kinh)từ miền bắc nước Ấn sắp đi ngang vùng này thì có một vị thần linh báo cho họ biếtlà có một bậc siêu phàm đang hiện diện trong một khu rừng gần thôn Âu-lưu-tần-loa.Hai anh em Tapussa và Bhalika dò tìm và gặp được Đấng Thế Tôn, họ bèn quỳ lạy vàdâng lên một ổ bánh làm bằng cơm nấu với mật. Đó là bữa ăn đầu tiên của Đức Phậtsau một thời gian dài không ẩm thực gì cả.

Tuy đã đạt được sự hiểu biết toàn năngnhưng Đức Phật cũng cảm thấy do dự và nghĩ rằng : "Sự hiểu biết mà Ta đã đạt được thật vô cùng sâu xa, rất khó để cóthể thấu triệt, đem ra ứng dụng sự hiểu biết ấy lại còn khó khăn hơn nhiều,[đấy là những gì] thật an bình, tinh tế, màchỉ có những người thông thái mới nắm vững được. Thế nhưng con người thuộc thế hệnày thì lại chỉ biết chạy theo những lạc thú của sự bám víu, họ bị kích động bởisự bám víu và thụ hưởng những gì do sự bám víu mang lại..."(Trung A Hàm, 26). Đấng Thế Tôn càng suy nghĩ lại càng do dự trước ýđịnh mang Đạo Pháp để thuyết giảng cho những người đương thời : "Nếu Ta đem con đường Đạo Pháp ra đểthuyết giảng mà chẳng có ai hiểu được thì [việc ấy] chỉ mang lại thất vọng vànhọc nhằn cho Ta..."(Trung A Hàm). Thật vậy, "những ai chỉ biết tìm lạc thú trong dụcvọng, nấp mình sau tấm màn của u mê thì sẽ không thể nào quán thấy được Sự thực"(Trung A Hàm).

Vị trời Phạm Thiên (Brahma) thấu hiểuđược sự đắn đo ấy của Đấng Thế Tôn bèn hiện lên để cố thuyết phục : "Xin Vị Thầy Tối thượng chớ nên phiềnmuộn, hãy nhìn vào chúng sinh đang phải gánh chịu đau buồn và khổ ải [vì vướngmắc] trong sự hình thành và già nua. Hỡi Vị Tối thắng trong cuộc chiến, hãy đứnglên! Hỡi Vị Thầy Tối thượng, hãy hy sinh tất cả để bước vào cái thế giới này. Cứđem Giáo lý ra thuyết giảng, rồi đây cũng sẽ có người hiểu được"(Trung A Hàm).

Đấng Giác Ngộ lại tự hỏi thế thì trướchết phải mang Giáo lý này để thuyết giảng cho ai bây giờ ? Ngài nghĩ rằng có lẽnên tìm đến vị thầy thứ nhất của mình là Alakara Kalama, nhưng các Thiên nhân vàThần linh lại cho biết là vị này đã qua đời cách nay chưa đầy bảy ngày. Đấng GiácNgộ bèn nghĩ đến vị thầy thứ hai là Rudraka Ramaputra, nhưng vị này cũng lại vừaqua đời vào tối hôm trước ... Đấng Giác Ngộ bèn nghĩ đến năm vị đồng hành trướcđây : "Họ đã từng giúp đỡ Ta, cả nămngười đã từng lo cho Ta trong lúc tu tập khổ hạnh. Có lẽ cũng nên đem Giáo lýnày ra để thuyết giảng cho họ xem sao. Tiếp theo đó Đấng Giác Ngộ lại tự hỏi thếnhưng họ đang ở đâu bây giờ ? Nhờ vào sự quán thấy tinh khiết và siêu nhiên, ĐấngGiác Ngộ biết ngay là họ đang trú ngụ trong khu rừng Lộc Uyển (Sarnath) nơi thịtrấn Ca-thi" (Trung A Hàm).

Sáng sớm hôm sau Đấng Giác Ngộ lênđường đi Ca-thi (Kashi), một nơi nằm bên bờ sông Hằng cách Âu-lưu-tần-loa khoảng250 cây số về phía tây. Rời khu rừng sa-la, Đấng Giác Ngộ đã chánh thức chấm dứtgiai đoạn tầm Đạo và mở ra một giai đoạn mới là giai đoạn giảng huấn kéo dài suốtbốn mươi lăm năm sau đó.

Đấng Thế Tôn theo hướng mặt trời lặntiến bước và một hôm trên đường cái Ngài gặp một người sa-môn (shramana) trẻ tuổi.Người này xưng tên là Upaka và cho biết mình là đệ tử của vị Thầy Đại Cần Dũng(Mahavira) giáo chủ của đạo Ja-in. Vị sa-môn cất lời hỏi Đấng Thế Tôn là môn đệcủa vị Thầy nào và tu tập theo giáo lý nào. Sở dĩ vị sa-môn tỏ ý thắc mắc là vìanh ta vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy trên đầu Đấng Thế Tôn tỏa rộng một vầnghào quang rạng rỡ. Từ khi đạt được Giác ngộ đến nay đây là lần đầu tiên có ngườihỏi Đấng Thế Tôn như thế và có lẽ Ngài cũng nghĩ rằng đây là một dịp để nêu lênCon Đường tu tập mà mình đã tìm thấy, do đó đã cất lời giải thích cho vị sa-mônnhư sau :

"Chiếnthắng được tất cả,

Hiểubiết được tất cả.

[Và]đối với mọi sự vật,

Thìkhông bám víu vào bất cứ một thứ gì,

Ấychính là Ta.

Từbỏ tất cả,

Tựgiải thoát cho mình bằng cách loại bỏ sự thèm khát bất tận,

Tựmình hiểu được một cách trọn vẹn,

Vậythì Ta phải gọi ai là thầy bây giờ ?

Tachẳng có ai là thầy cả,

Vàcũng chẳng có ai tìm thấy một người giống như Ta.

Trong cảnh giới của Thiên nhân,

Chẳng có ai để cho Ta so sánh.

Trong thế gian này Ta là người [duy nhất] đã được giảithoát.

Vì thế Ta là một Vị Thầy không giống với một vị thầynào khác.

Tađã tự tìm thấy sự Giác Ngộ đích thực cho chính mình.

Tấtcả đã lắng xuống và xả bỏ trong Ta,

Giúpcho Ta chuyển động bánh xe của Đạo Pháp (Dhamma).

Tađang trên đường đi đến thị trấn Ca-thi,

Đểbước vào một thế giới mù quáng,

Vàđể gióng lên hồi trống của sự Bất-Tử".

(TrungA Hàm, 26).

Vị sa-môn Upaka vô cùng sửng sốt vìkhông hiểu gì cả về câu trả lời của Đấng Thế Tôn mà chỉ biết kính cẩn nép sangmột bên để nhường bước. Phật giáo không phải là một tín ngưỡng hướng vào một sứcmạnh bên ngoài để cầu xin mà đúng hơn là một tín ngưỡng dùng để tu tập, rèn luyệnvà biến cải lấy chính mình. Đức Phật giải thích cho vị sa-môn biết rằng mình làmột vị Chiến thắng. Thật vậy, chiếnthắng là kết quả của một sự phấn đấu và tượng trưng cho những gì tích cực và camgo. Chiến thắng trong Phật giáo không có nghĩa là khắc phục ngoại cảnh hay chiếnthắng một sức mạnh bên ngoài mà đúng hơn là chiến thắng chính mình, chiến thắngsự u mê và sai lầm của mình, chiến thắng bản năng thú tính và những xúc cảm bấnloạn luôn tìm cách kích động và điều khiển mình, chiến thắng tất cả những thứ ấyđể mang lại cho mình trí tuệ và sự an bình trong tâm thức.

Sau khi từ giã vị sa-môn thì Đấng ThếTôn đi đến một nơi có con sông Hằng chắn ngang, dưới bến có một con đò tuy đã đầyngười nhưng vẫn còn nấn ná để chờ thêm khách. Đấng Thế Tôn tỏ ý muốn sang sông nhưngngười lái đò đòi phải trả tiền trước. Ngài cho biết là không có tiền và ngaysau đó đã mượn "con đường trên khôngtrung"để vượt sang bờ bên kia (PhổDiệu kinh). Người lái đò sửng sốt và kinh hoàng trước phép thần thông củanhà tu hành và cảm thấy vô cùng hối hận về hành động của mình. Phép mầu kỳ diệuđó được đồn đại khắp nơi và sau cùng lan truyền đến tận kinh đô Vương Xá(Rajagrha) của xứ Ma-kiệt-đà và đến tai nhà vua là Tần-bà-xa-la (Bimbisara). Nhàvua tức thời cho triệu người lái đò vào triều để hỏi cho ra lẽ. Khi nghe xong câuchuyện thì vua Tần-bà-xa-la vừa kinh ngạc lại vừa thán phục bèn tức thời ra lệnhlà từ nay không ai được phép thu tiền đò hay tiền qua cổng của bất cứ một ngườitu hành nào.

Đấng Thế Tôn đến thị trấn Ca-thi saunhiều ngày đường, nơi này còn gọi là Ba-la-nại là một thành phố cổ xưa, rất phồnthịnh và cũng là thánh địa của đạo Bà-la-môn. Trong kinh Vệ-đà có một câu nhưsau : "Ca-Thi thắp sáng và chiếu rọicả vũ trụ này"... Đền thờ nhiều vô kể, tín đồ tấp nập khắp nơi, các vịgiáo sĩ thì bận rộn lo việc chủ tế các buổi lễ cầu nguyện và hiến sinh. Ngườigià và bệnh tật khắp nơi kéo về đây để được chết và hỏa táng tại thánh địa, trođem đổ xuống sông Hằng. Ngày nay Ca-thi mang tên là Varanasi và trở thành mộttrong những thánh địa quan trọng nhất của Ấn giáo, các nghi thức lễ bái và cáctập tục từ nhiều ngàn năm vẫn còn lưu lại, việc hỏa táng vẫn tiếp tục như hàngnghìn năm về trước. Đấng Giác Ngộ đến Ca-Thi nhưng không lưu lại nơi này vì cácvị tu sĩ "ngoại đạo" như Ngài không có chỗ đứng trong thành phố của nhữngngười Bà-la-môn. Do đó Ngài đã rời Ca-thi và tìm đến một khu rừng nằm trệch vàophía bắc của thành phố tên là "Rừng Hươu" (Mrigadava) mà người dân địaphương còn gọi là "Nơi trú ngụ của các bậc hiền nhân" (Richipatana) vìnơi này thường dùng làm nơi tá túc cho các vị khất sĩ, sa-môn, các vị tu hànhkhổ hạnh bên ngoài đạo Bà-la-môn... Đấng Thế Tôn tìm đến nơi này là cốt ý gặp lạinăm vị đồng tu trước kia.

Trong khu rừng Lộc Uyển khi năm vị đồnghành nhận ra Tất-đạt-đa Cồ-đàm đang tiến về phía họ thì tất cả đồng lòng bảonhau cứ giả ngơ như không nhìn thấy. Dưới mắt họ Tất-đạt-đa chỉ là một con ngườiquá đỗi tầm thường, một con người yếu đuối, "mộtkẻ đã bỏ cuộc, tham ăn, bị mê hoặc bởi sự ham muốn"(Phổ Diệu kinh). Năm vị khổ hạnh ngồithành một vòng tròn và đưa lưng ra ngoài. Tuy trong lòng khinh ghét nhưng họ vẫncứ liếc xem thái độ và phản ứng của Tất-đạt-đa ra sao. Thế nhưng khi Đức Phậttiến đến gần hơn thì bỗng dưng họ cảm thấy bàng hoàng và vô cùng kinh ngạc : ĐứcPhật hiện ra thật uy nghi, thanh thản và tinh khiết... Một sự chấn động sâu xalàm rung chuyển tâm thức họ, tất cả năm vị bỗng nhiên đều đồng loạt đứng bật dậyđể đảnh lễ Đấng Thế Tôn.

Họ lay hoay trải chiếu cho "người bạn Cồ-đàm"ngồi, rótnước vào bình bát để mời, mang một tấm đất sét nung đặt xuống đất để "người bạn Cồ-đàm"chùi chân...Sau khi ngồi vào chiếu thì Đấng Thế Tôn khoan thai và từ tốn ngỏ lời với các vịđồng hành của mình trước đây như sau :

"Nàycác bạn tu sĩ khổ hạnh,[từ nay] không nên gọi Con người Toàn Thiện bằng tên củangười ấy nữa và cũng không nên xem người ấy là một người bạn [giống như nhữngngười bạn khác]. Này các bạn tu sĩ khổ hạnh, Con người Toàn Thiện là một Thánhnhân, đã hoàn toàn Giác ngộ. Các bạn hãy lắng nghe : Sự Giải thoát ra khỏi cáichết đã được tìm thấy. Ta sẽ đem ra thuyết giảng [về sự Giải thoát ấy] cho cácbạn. Ta sẽ giảng dạy cho các bạn về Giáo lý gọi là Đạo Pháp (Dhamma). Nếu các bạnthực thi đúng những lời giáo huấn ấy thì sau này các bạn cũng sẽ nhanh chóng đạtđược mục đích tối thượng của một kiếp sống thánh thiện, cái mục đích đó sẽ giúpcho những người cao cả biết rời bỏ thế tục để chọn một cuộc sống rày đây mai đó: tại nơi này và ngay trong lúc này các bạn đều có thể tự mình chứng nghiệm đượcvà thực hiện được sự thực đó"(Trung A Hàm, 26).

Tuy thế cả năm vị đồng hành vẫn cònhoài nghi và nêu lên đủ mọi điều thắc mắc, họ muốn biết vị khổ hạnh Cồ-Đàmvì lý do nào lại bỏ phép tập luyện hành xác, khôngchịu nhịn đói..., theo họ thì làm thế nào có thể đạt được sự Giác ngộ tối thượngtrong sự đầy đủ. Đấng Thế Tôn kiên nhẫn giải đáp minh bạch từng câu hỏi của họvà sau cùng thì phát biểu như thế này : "Cácbạn cố nhớ lại xem, từ khi chúng ta quen biết nhau và trong suốt những năm sốngbên cạnh nhau, các bạn có thấy lần nào Ta thốt lên những lời như thế này chưa?" (kinh Phạm Võng, 1).

Sau khi nghe lời nói chân tình trên đâythì cả năm vị khổ hạnh là Trần Như, Bạt Đề, Sư Ba, Ma Ha Nam và A Thuyết Thị đềunhận thấy những sai lầm của mình, bèn phủ phục dưới chân Đấng Toàn Năng để xinlàm đệ tử. Đấng Thế Tôn gọi họ là những vị tỳ kheo, và cũng nhân dịp này và kểcả về sau Đấng Thế Tôn tự xưng mình là Như Lai (Tathagatha). Nếu hiểu theo cáchtừ chương thì chữ này có nghĩa là "đến[nơi này] như thế"(Như Lai), hay là "Người đã trở thành như thế" (có nghĩa là đã tỉnh thức vàgiác ngộ). Trong các kinh sách sau này Đức Phật giải thích chữ Tathagatha có nghĩa là "Không từ đâu đến và cũng không đi về đâucả", chỉ là "Như Thế",có nghĩa làtính cách nhị nguyên vàđối nghịch của mọi sự diễn đạt đã bị loại bỏ khỏi tâm thức của Ngài. Nếu dựa theoý nghĩa đó thì Tathagatha cũng có thểhiểu là "Hiện thựcNhưthế"(tiếng Phạn Tathata có thể dịch là Ainsité, Suchness). Đức Phật đãtự xưng mình một cách thật khiêm tốn nhưng cũng thật cao siêu và tinh tế, nói lênsự Giác ngộ sâu xa và phản ảnh cốt tủy của toàn thể Đạo Pháp, trái hẳn với cácdanh xưng mang tính cách sùng kính và thần thánh hóa mà người ta thường gán choNgài.

Saukhi năm vị đồng hành xin được làm đệ tử của Đức Phật thì ngay vào buổi tối hôm ấy,trong khu rừng lộc uyển dưới ánh sáng rạng rỡ của con trăng tròn thứ tám trongnăm, tức ngày rằm tháng tám âm lịch và còn gọi là ngày asalha, Đấng Thế Tôn ngồi xuống theo tư thế hoa sen và thiền định mộtlúc thật lâu trước khi cất lời thuyết giảng cho năm vị đệ tử. Các vị này chiara ngồi thành hai hàng bên cạnh Đức Phật, họ cũng giữ yên lặng và tập trungtinh thần để chờ đợi những lời giáo huấn.

Giữa cảnh vắng lặng của khu rừng LộcUyển, Đấng Thế Tôn cất lời thuyết giảng và những lời giảng ấy đã khởi động Bánhxe của Đạo Pháp lần đầu tiên. Từ đêm rằm asalhahôm ấy cho đến nay đã hơn hai ngàn năm trăm năm nhưng Bánh xe Đạo Pháp vẫn còntiếp tục lăn đều trên khắp nẻo đường của hành tinh này. Đấng Thế Tôn cất lời giảngnhư sau :

"Nàycác tỳ kheo, có hai thái cực mà người tu hành phải tránh. Hai thái cực ấy làgì?[Thái cực thứ nhất] là tự buôngthả theo các thú vui của giác cảm, đấy là những gì thật thấp hèn, tầm thường,trần tục, ghê tởm và chỉ mang lại những hậu quả tai hại mà thôi, [thái cực thứhai] là tự mình hành xác, đấy là những gì thật khổ sở, ghê tởm và cũng chỉ manglại những hậu quả tai hại. Không vướng mắc vào hai thái cực đó, này các tỳkheo, Như Lai đã khám phá ra Con Đường Trung Đạo, mang lại sự quán thấy, đưa đếnsự hiểu biết, tạo ra sự tĩnh lặng, trí tuệ, Giác ngộ và mang lại sự Giải thoát.

"Nàycác tỳ kheo, vậy Con Đường Trung Đạo mà Như Lai đã khám phá ra, mang lại sựquán thấy, đưa đến sự hiểu biết, tạo ra sự tĩnh lặng, trí tuệ, sự Giác ngộ và Giảithoát là con đường như thế nào? Đấy chỉ có thể là Con Đường Cao quý của Tám sự Đúngđắn (Bát Chánh Đạo),đấy là : quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng,hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng, tậptrung [tâm thức] đúng. Này các tỳ kheo, đấy gọi là Con Đường Trung Đạo mà NhưLai đã khám phá ra để mang lại sự quán thấy, đưa đến sự hiểu biết, tạo ra sựtĩnh lặng, trí tuệ, Giác ngộ và mang lại sự Giải thoát.

"Nàycác tỳ kheo, đây là Sự thực Cao quý gọi làkhổ đau(dukka) : Sinh làkhổ đau, già làkhổ đau, bệnh tật làkhổ đau, chết làkhổ đau, phải kết hợp với những gì mình không thíchlà khổ đau, phải xa lìa những gì mìnhyêu quý là khổ đau, không đạt được nhữnggì mình thèm muốn làkhổ đau. Tóm lại, năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) của sựbám víu làkhổ đau.

"Nàycác tỳ kheo, đây là Sự thực Cao quý gọi lànguyên nhân của khổ đau:Đấy là sự ''thèm khát" mang lại sựtái-hiện-hữuvà sự tái-hình-thành,sự thèm khát ấy phát sinh từ sự ham muốnquá độ và sự thèm khát thì sẽ luôn chạy theo những thụ hưởng mới, lúc thì nơinày lúc thì nơi khác, đấy là sự thèm khát các lạc thú của giác cảm, đấy là sựthèm khát [được] hiện hữu và hình thành, đấy là sự thèm khát không[muốn được]hình thành (trái với sự mong muốn của mình).

"Nàycác tỳ kheo, đây là Sự thực Cao quý gọi làchấm dứt khổ đau: Đấy là sự chấm dứt hoàn toàn của sự"thèm khát", dứt bỏ được nó,từ bỏ được nó, tự giải thoát ra khỏi nó, cởi bỏ được nó.

"Nàycác tỳ kheo, đây là con đường đưa đến sựchấm dứt khổ đau: Đấy là Con ĐườngCao quý của Tám sự Đúng đắn, đấy là :quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sốngđúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng và tập trung[tâm thức]đúng.

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào đã hiểu được "Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là khổ đau", và đấy cũng là những gì mà trước đây chưa hềcó ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiệnlên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, mới hiện lên vớimình trí tuệ, mới hiện lên với mình sự thông suốt, mới hiện lên với mình ánhsáng.

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào đã hiểu được "Đây chính là sự thực Cao quý gọi là ý thức được khổ đau một cách thấuđáo", và đó cũng là những gìtừ mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sựquán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, [...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào đã hiểu được "Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau",và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiệnlên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau cần phải bị hủy diệt",và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiệnlên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau đã bị hủy diệt",và đó cũng là những gì mà từ trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mớihiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là sự thực Cao quý gọi là sự chấm dứt khổ đau", và đó cũng là nhữnggì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sựquán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là sự chấm dứt khổ đau cần phải đạt được",và đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì chỉ khi đó mới hiệnlên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, [...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là sự chấm dứt khổ đau đã đạt được", vàđó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiệnlên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau cần phải đượcđem ra thực hiện", và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có aithuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên vớimình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau đã được thựchiện", và đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khiđó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[...]

"Nàycác tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được "Đâychính là Sự thực Cao quý gọi là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau",và đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiệnlên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, mới hiện lên vớimình trí tuệ, mới hiện lên với mình sự thông suốt, mới hiện lên với mình ánhsáng.

"Nàycác tỳ kheo, cho đến khi nào mà sự quán thấy và hiểu biết đích thực về Bốn Sựthực Cao quý dưới ba thể dạng gồm mười hai dạng thức khác nhau chưa được hiểu mộtcách hoàn toàn sáng tỏ, thì khi đó ta vẫnchưa có thể tuyên bố với các Thiên nhân, các Ma vương (Mara), các Phạm thiên(Brahma), các tập thể những người tu hành và giáo sĩ, các chúng sinh thánh thiệnvà cả các chúng sinh dưới thể dạng con người trong thế gian này..., rằng ta đãđạt được sự hiểu biết vô song và tối thượng. Tuy nhiên, này các tỳ kheo, chỉ khinào mà sự quán thấy và hiểu biết thật sự về Bốn Sự thực Cao quý dưới ba thể dạnggồm mười hai dạng thức khác nhau đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ đối với ta, thìkhi đó ta mới có thể tuyên bố với các Thiên nhân, các Ma vương, các Phạm thiên,các tập thể những người tu hành và giáo sĩ, các chúng sinh thánh thiện và cả cácchúng sinh dưới thể dạng con người trong thế gian này..., rằng ta đã đạt được sựhiểu biết vô song và tối thượng. Và rồi sự hiểu biết sâu xa sẽ hiện lên với ta: "Tư duy của ta sẽ được giải thoát, không có gì có thể lay chuyển được,đây là lần tái sinh cuối cùng của ta,sẽkhông còn một sự hiện hữu nào khác nữa".

ĐấngThế Tôn thuyết giảng như trên đây. Năm vị tỳ kheo rất thỏa dạ và vô cùng hânhoan trước những lời thuyết giảng ấy. (TươngƯng Bộ kinh - Samyutta-nikaya, ấn bản PTS, 1892-1938, V, 420-424; cf. Luật tạng - Vinaya-pitaka, I, 110-112, theobản dịch tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna).

Trên đây là bản kinh nổi tiếng gọi là"TứDiệu Đế"(tiếng Pa-li : Dhamma-Cakkappavattana-sutta), và cũng là bản kinhđầu tiên trình bày Giáo lý của Đức Phật.Bản kinh tóm lược toàn bộ các nét chính trong Đạo Pháp, và đồng thời cũng tượngtrưng cho sự khởi động của Bánh xe Đạo Pháp trong thế gian này. Trong suốt bốnmươi lăm năm hoằng Pháp sau này, Đức Phật chỉ khai triển thêm và xây dựng toànbộ Giáo lý của Ngài chung quanh bài Pháp thứ nhất trên đây.

Về phương diện hình thức thì bảnkinh Tứ Diệu Đế được trình bày bằng cách lập đi lập lại các câu giảng, mỗi câukhi lập lại chỉ thay đổi một vài chữ căn bản. Đấy cũng là cách trình bày chungcủa tất cả các kinh sách xưa giúp cho dễ nhớ và dễ học thuộc lòng, vì câu saugiống với câu trước chỉ khác nhau một vài chữ mà thôi. Suốt nhiều trăm năm Giáolý của Đức Phật được phổ biến và lưu truyền bằng cách học thuộc lòng và truyềnkhẩu như thế trước khi được ghi chép bằng chữ viết và tồn tại cho đến nay.

Phần cốt yếu của bản kinh là Bốn Sự thực Cao quý,vậy chữ Cao quý(tiếng Pa-li ariya, tiếng Phạn arya) mang ý nghĩa như thế nào ? Tại sao lại gọi làCao quý? Có rất nhiều sự thực mà chúngta có thể xem là đúng và tin tưởng được, tuy nhiên những sự thực ấy không có gìlà cao quý cả. Chẳng hạn như sự kiện địa cầu quay chung quanh mặt trời là một sựthực, sự thực đó có thể quan sát được và khoa học kiểm chứng được, tuy nhiên cáisự thực đó không có gì Cao quýcả. Hãynêu ra thêm một thí dụ khác, chẳng hạn có một người nào đó tuyên bố là mình rấthạnh phúc, được đầy đủ và không hề biết khổ đau là gì, điều đó có thể đúng và cóthể là một sự thực, tuy nhiên sự thực đó không có gì gọi là Cao quýcả. Trái lại Bốn sự thực của TứDiệu Đế là bốn sự thực giải thích được bản chất sâu kín của Hiện thực, quán nhậnđược các quy luật mang tính cách toàn cầu của mọi hiện tượng, mang lại sự hiểubiết và trí tuệ trong mục đích giải thoát cho con người. Chính vì thế mà bốn sựthực ấy gọi là Cao quý.

Tuy là bản kinh giảng về Tứ Diệu Đế nhưngĐức Phật không giải thích ngay thế nào là Tứ Diệu Đế mà nêu lên trước hết "Con Đường Trung Đạo"và tiếp sauđó là "Con Đường Cao quý của Tám sựđúng đắn" mà kinh sách tiếng Hán gọi là "Bát Chánh Đạo". Conđường Trung đạolà nền móng để xây dựng một cuộc sống dung hòa, Bát Chánh Đạogồm có sự quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng,hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cốgắng đúng, chú tâm đúngtập trung tâm thức đúnglà những gì tối cầnthiết để có thể hiểu được Đạo Pháp là gì. Vì thế mà Đức Phật đã nêu lên những điềukiện tiên quyết trên đây trước khi thuyết giảng về Tứ Diệu Đế. Điều đó cũng giántiếp cho thấy Phật giáo là một tôn giáo đòi hỏi một cuộc sống đạo hạnh, một sựtu tập kiên trì trong mục đích đạt được sự hiểu biết tối thượng mang lại sự Giảithoát. Phật giáo không phải mà một tín ngưỡng được hình thành từ sự cầu xin vànhững lời hứa hẹn, và cũng không thể trao tặng cho bất cứ ai một món quà có sẵn.

Vậy con đường Bát chánh là gì ? Conđường đó khởi đầu bằng cách tập nhìn các hiện tượng đúng như thế (quán thấy đúng), tức là không thêm bớt,không bám víu, không diễn đạt xuyên qua những xúc cảm bấn loạn trong tâm thứcmình. Quán thấy đúng sẽ giúp suy nghĩ đúng (tưduy đúng) và để nói lên những lời chân thật (ngôn từ đúng). Khi nào đã nhìn thấy đúng, suy nghĩ đúng, nói lên nhữnglời nhân từ, bên trong không che dấu sự lừa lọc thì khi đó mới có thể thực thiđược những hành động đúng, tức là nhữnghành động không hung bạo, không làm tổn thương người khác và không tước đoạt nhữnggì của người khác, dù là vô tình hay cố ý. Ngoài những điều kiện đó còn phải cầncó những phương tiện sinh sống đạo đức và lương thiện (phương tiện sinh sống đúng), không gây ra thiệt hại cho môi trườngvà sự sống nói chung.

Khi nào thực hiện được các điều kiệncăn bản trên đây thì khi đó người tu tập mới có đủ khả năng chú tâm đúng, tức là quan tâm đến nhữnggì hệ trọng và hữu ích hầu biến cải tâm thức của chính mình. Chú tâm đúng là mộtsức mạnh cần thiết để bước vào Con Đường tu tập một cách thật sự và đúng nghĩacủa nó. Tập trung tâm thức đúnglàgiai đoạn cuối cùng và tinh tế hơn hết và cũng là giai đoạn quan trọng nhất tứclà sự luyện tập thiền định để mang lạitrí tuệ. Chỉ có trí tuệ mới giúp quán thấy được bản chất đích thực của mọi hiệntượng và nguyên nhân của sự hiện hữu của chính mình.

Kinh sách thường tượng trưng tám sựđúng đắn với tám nan hoa của một chiếc bánh xe làm biểu tượng cho Đạo Pháp, điềuđó chứng tỏ một cách hùng hồn tầm quan trọng của con đường Bát Chánh. Thật rathì cũng không nên phân tích và tìm hiểu támsự đúng đắn riêng rẽ với nhau, vì thựctế chúng liên liên kết và hổ tương với nhau thật chặt chẽ để mang lại một cuộcsống tinh khiết, đạo hạnh và tinh tấn.

Vàothời đại của Đức Phật tín ngưỡng bộc phát rất mạnh tại Ấn độ, nhiều trào lưutôn giáo và triết học xuất hiện khắp nơi. Kinh Vệ-đà của đạo Bà-la-môn xuấtphát vào khoảng thế kỷ thứ XII trước Tây lịch chỉ mang tính cách cầu khẩn và catụng thần linh, đã trở nên hoàn toàn lỗi thời. Nhiều bản kinh mới gọi làUpanisad được trước tác thay cho Kinh Vệ-đà và cũng từ đó đã làm phát sinh ra nhiều"tông phái cải tiến". Trong bối cảnh phức tạp đó, Đức Phật ngay trongbài thuyết giảng đầu tiên đã nhấn mạnh đến tính cách mới mẻ và duy nhất của Giáolý do Ngài khám phá ra. Giáo lý của Đức Phật không phải là một loại kinh Vệ-đàcải tiến thuộc phong trào cải cách ồ ạt của đạo Bà-la-môn vào thời bấy giờ. Trongbản kinh Tứ Diệu Đế người ta thấy câu sau đây được nhấn mạnh và lập đi lập lại:"đó là những gì mà trước đây chưa hềcó ai thuyết giảng". Có lẽ đấy là điều mà Đức Phật muốn nhắc nhở nhữngngười đương thời hơn là nhắc nhở chúng ta vì ngày nay tính cách độc đáo và duynhất của tín ngưỡng Phật giáo là những gì đã trở nên thật hiển nhiên trong nềntư tưởng của nhân loại.

Trong bản kinh Tứ Diệu Đế và trongđoạn định nghĩa thế nào là khổ đau có một câu như sau : "Tóm lại, năm thứ cấu hợp của sự bám víu là khổ đau". Câunày nêu lên năm thành phần cấu hợp của cá thể con người gồm có : thành phần cấuhợp vật chất tức là thân xác và bốn thành phần cấu hợp còn lại thuộc tâm thức.Đây cũng là một cách báo trước một khái niệm thật căn bản trong Đạo Pháp gọi làNgũ uẩn. Nắm vững được khái niệm này mớicó thể hiểu được một khái niệm then chốt và đặc thù khác là khái niệm Vô ngãmà Đức Phật sẽ giảng trong bàiPháp thứ hai.

Sau khi Đấng Thê Tôn giảng xong bàiPháp về Tứ Diệu Đế thì "người đệ tửlớn tuổi nhất là Kiều Trần Như lĩnh hội được ngay và xin Đấng Thế Tôn thụ phongcho mình"(LuậtTạng, I,12). Đấng Thế Tôn và năm đệ tử tiếptục lưu lại thêm vài ngày trong khu rừng Lộc Uyển, và trong thời gian này các đệtử cũng xin Đấng Thế Tôn giải thích thêm cho họ một số thắc mắc. Trong lúc nghegiảng thì có hai đệ tử là Sư Ba và Bạt Đề vụt chứng ngộ được Giáo lý bèn xin ĐấngThế Tôn thụ phong cho mình. Sau đó đến lượt hai đệ tử khác là Ma Ha Nam và AThuyết Thị cũng hiểu được Giáo lý một cách thấu đáo và cũng xin được thụ phong.Thế là năm vị đồng hành trước đây đều chính thức trở thành môn đệ của Đấng ThếTôn.

Thấy thế Đấng Thế Tôn bảo họ hãy ngồixuống để lắng nghe Ngài giảng về một chủ đề vô cùng quan trọng khác, đó là bàigiảng về giáo lý "Vô ngã". Đây là bản kinh thứ hai được Đức Phật thuyếtgiảng chỉ vài ngày sau bản kinh thứ nhất. Đấng Thế Tôn cất lời với các đệ tử nhưsau :

"Này các tỳ kheo, hình tướng (thân xác)không phải là cái Ngã (theo định nghĩa thông thường thì cái 'ngã'hay 'atman'có thể hiểu như làlinh hồn). Nếu như hình tướng đúng thật là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì hình tướngđâu phải gánh chịu bệnh tật (thân xác phải gánh chịu bệnh tật và cái ngãthì lại được định nghĩa như một thứ gìbất biến và trường tồn), và đối với thânxác thì người ta có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉcó thể] như thế này mà không thể như thế khác được" (nếu thân xác đúnglà cái ngã thì nó không thể biến đổi để trở thành khác hơn). Trong khi đó, bởi vì thân xác không phải là cái Ngã [cho nên] thânxác phải gánh chịu bệnh tật (vô thường)và người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thân xác củatôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, giác cảm không phải là cái Ngã. Nếu như giác cảm đúng là cái Ngã, nàycác tỳ kheo, thì giác cảm đâu có phải gánh chịu bệnh tật (tức là các giác cảmlàm phát sinh sự đau đớn, thích thú hay trung hòa), và[như thế]đối với giác cảm người ta sẽ có thể bảo rằng: "Đối với tôi thì giác cảm của tôi[chỉ có thể]như thế này mà khôngthể như là thế khác được". Trong khi đó, bởi vì giác cảm không phải là cáiNgã[cho nên]giác cảm phải gánh chịu bệnh tật và người tasẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì giác cảm của tôi [chỉcó thể]như thế này mà không thể lànhư thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, sự nhận thức không phải là cái Ngã. Nếu như sự nhận thức, này cáctỳ kheo, đúng là cái Ngã thì sự nhận thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (sựlầm lẫn), và[như thế]đối với sự nhận thứcngười ta sẽ có thể bảo rằng: "Đốivới tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thếkhác được". Trong khi đó, bởi vìsự nhận thức không phải là cái Ngã[chonên]sự nhận thức phải gánh chịu bệnhtật và đối với sự nhận thức thì người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng:"Đối với tôi thì sự nhận thức củatôi [chỉ có thể]như thế này mà khôngthể là như thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, thói quen thường nhật không phải là cái Ngã. Nếu như thói quen thường nhật, này các tỳkheo, đúng là cái Ngã thì thói quen thường nhật đâu phải gánh chịu mọi thứ bệnhtật (tức là sự bám víu biểu hiện của vô minh và sai lầm), và[nhưthế]đối với thói quen thường nhật ngườita sẽ có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thói quen thường nhật của tôi[chỉ có thể]như thế này mà không thể như thế khác được". Trong khi đó, bởi vì thói quen thường nhật khôngphải là cái Ngã[cho nên]thói quen thường nhật phải gánh chịu bệnh tật,và đối với thói quen thường nhật thì người ta sẽ không thểnàocó thể bảo rằng: "Đối với tôi thì thói quen thườngnhật của tôi[chỉ có thể]như thế này mà không thể là như thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, tri thức không phải là cái Ngã. Nếu như tri thức đúng là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì tri thức đâu cóphải gánh chịu bệnh tật (những sự diễn đạt sai lầm), và [như thế]đối với tri thứcngười ta sẽ có thể bảo rằng :"Đốivới tôi thì tri thức của tôi[chỉ cóthể]như thế này mà không thể như thếkhác được". Trong khi đó, bởi vìtri thức không phải là cái Ngã[cho nên]tri thức phải gánh chịu bệnh tật và đối vớitri thức người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì trithức của tôi[chỉ có thể]như thế này mà không thể là như thế khác được".

-Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Hình tướngtrường tồn hay vô thường?

-Bạch Thế tôn, hình tướng là vô thường.

-Nếu một sự vật là vô thường thì nó là nhữnggì khổ đau hay hạnh phúc?

-Bạch Thế tôn, là những gì khổ đau.

-Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổđau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng: "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" haykhông ?

-Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

-Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Giác cảmtrường tồn hay vô thường?

-Bạch Thế Tôn, giác cảm là vô thường.

-Nếu một sự vật là vô thường thì nó là nhữnggì khổ đau hay hạnh phúc?

-Bạch thế tôn, là những gì khổ đau.

-Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổđau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng: "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" haykhông ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Sự nhận thức trườngtồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, sự nhận thức là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hayhạnh phúc?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

-Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổđau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng: "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" haykhông ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Thói quen thường nhậttrường tồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, thói quen thường nhật là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hayhạnh phúc ?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánhchịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấylà cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Tri thức trường tồnhay vô thường ?

- Bạch Thế Tôn, tri thức là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hayhạnh phúc ?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánhchịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấylà cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

"Tómlại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là thân xác, dù thuộc vào quá khứ,tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, tầmthường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tựnhủ rằng: "Đấy không phải là củatôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là giác cảm, dù thuộc vào quá khứ,tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầmthường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằngcái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôikhông phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ gì thuộc vào sự nhận thức, dù thuộc vào quákhứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầmthường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằngcái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôikhông phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì là thói quen thường nhật, dù thuộc vào quákhứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầmthường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằngcái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôikhông phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì là tri thức, dù thuộc vào quá khứ, tươnglai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường haytuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trítuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôi khôngphải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Nàycác tỳ kheo, nếu biết nhìn mọi sự vật bằng cách như thế thì một người đệ tử hiểubiết sẽ không còn bám víu vào thân xác, không con bám víu vào giác cảm, không cònbám víu vào sự nhận thức, không còn bám víu vào thói quen thường nhật, không cònbám víu vào tri thức. Khi loại bỏ được chúng thì sẽ không còn tham vọng nữa. Khinào không còn bám víu nữa thì người đệ tử ấy cũng sẽ tự giải thoát cho mình khỏimọi dục vọng. Khi đã tự giải thoát khỏi mọi dục vọng thì người đệ tử ấy cũng sẽchợt nhận ra rằng :"[Thế ra]sự giải thoát cũng chính là như thế đấy !",và người đệ tử ấycũng sẽ hiểu đượclà : "Tất cả mọi sự tái sinh đã bị hủy diệt, chỉ có Con đường Đạo hạnh tinhkhiết là tồn tại, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ gì lưu lạiđể chờ đợi được thực hiện, không còn lại gì nữa để mà hình thành".

ĐấngThế Tôn thuyết giảng như trên đây. Năm vị tỳ kheo đều thỏa dạ và hân hoan đónnhận những lời giáo huấn của Ngài. Hơn thế nữa ngay trong khi mà họ còn đang nghegiảng thì mọi ô nhiễm trong tâm thức đã lần lượt được tẩy uế.Vàothời điểm ấy hiển hiện lên trong thế gian này sáu vị A-la-hán. (Kinh về Giáo lý Vô ngã- Anattalakkhana-sutta, trích từ Luật tạng- Vinaya-Pitaka, ấn bản PTS, 1879-1883, I, 13, cf. S, III, 66, theo bảntiếng Pháp của Môhan Wijayaratna).

Trong bối cảnh mà hầu hết các tínngưỡng thời bấy giờ đều chủ trương một cái ngã(atman) hay một cái ta, cái tôitrường tồn và bất biến thì Đức Phậtlại thuyết giảng về Vô ngã. Bất cứ mộthiện tượng nào dù thuộc lãnh vực vật chất hay tâm thần đều không hề lệ thuộc vàomột "sở hữu chủ" hay một thứ "chủ nhân ông nào" cả, điều ấycó nghĩa là không có một "chủ thể" nào trường tồn và bất biến dù là"bên ngoài" hay "bên trong" thân xác và tâm thức đứng ra "làmchủ" để ra lệnh và điều khiển các hiện tượng biến động và đổi thay liên tụctừ trong tâm thức cho đến thân xác và ngoại cảnh. Tất cả mọi hiện tượng đều tựlôi kéo nhau mà biến động thuận theo quy luật của nhân duyên và hậu quả.

Ngoài ra bản kinh trên đây được chấmdứt bằng một câu mang thật nhiều ý nghĩa : "Vào thời điểm ấy hiển hiện lên trongthế gian này sáu vị A-la-hán". Trước hết câu ấy có nghĩa là Tăng đoàn đã được hình thành,gồm có ĐứcPhật và năm đệ tử đầu tiên. Điều đáng chú ý thứ hai trong câu này là năm đệ tử vàĐức Phật cũng đều là những vị A-la-hán, cùng mang một trọng trách và sứ mạng hoằngPháp như nhau. Đức Phật chọn một cuộc sống khất thực và tha phương, ấy là cách vừalàm gương cho Tăng đoàn lại vừa tạo dịp để hoằng Pháp. Ngài thuyết giảng liên tụctrong suốt bốn mươi lăm năm còn lại trong kiếp nhân sinh cuối cùng này của Ngàicho đến một hôm thì Ngài kiệt lực phải dừng lại trong một khu rừng và nằm xuốngđất giữa hai gốc cây sa-la. Thật vậy, nếu có Đạo Pháp mà không có Tăng đoàn thìĐạo Pháp cũng sẽ mai một mà thôi. Các vị A-la-hán và Bồ-tát trong Tăng đoàn ngàynay có khi nào nhìn lại tấm gương đó hay chăng ?

Trongmột đêm rằm mùa xuân, nơi khu rừng Ưu-lâu-tần-loa dưới cội Bồ-đề hiện ra một Vị Phật thay vào chỗ của vị Bồ-tát Tất-đạt-đa.Và sau đó trong khu rừng Lộc Uyển nơi thị trấn Ba-la-nại thì Vị Phật ấy và cả Tăngđoàn của Ngài cũng lại lùi lại để nhườngchỗ choBánh xe Đạo Pháp vận hành.Nếu hai ngàn năm trăm năm trước Tăng đoàn khởi đầu gồm có sáu vị A-la-hán thìngày nay Tăng đoàn đã trở nên đông đảohơn nhiều để mang Đạo Pháp đến khắp nẻo trong thế gian này. Tam bảo gồm Phật,Pháp, Tăng được thành lập và đó cũng là sự hình thành của Phật giáo.

Bures-Sur-Yvette,08.10.10

Hoang Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7806)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7464)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8486)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9340)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8912)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7134)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 16993)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7468)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9575)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8377)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]