Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Ngủ Nghỉ nhiều sẽ làm heo

24/09/201003:57(Xem: 8022)
Tham Ngủ Nghỉ nhiều sẽ làm heo


con heo

THAM NGỦ NGHỈ NHIỀU SAU NÀY LÀM HEO



Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. 

Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.

Chúng được cho ăn món thượng hạng hằng ngày rồi nằm phè ra ngủ, thấy thế tưởng như ngon lành nhưng không ngờ đang gần kề cái chết mà không hay biết. Ăn ngon ngủ kỹ là căn bệnh trầm kha của nhiều người, đa số ai cũng thích như vậy từ chỗ si mê tham ái chấp trước mà ra.

Tóm lại, khi đã tham muốn quá độ, thì không bao giờ mình chịu bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại. Nên ngạn ngữ có câu: "Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy". Thật đúng như thế, "lòng tham như giếng sâu không đáy", thì làm sao có thể đầy được? 

Để đối trị với lòng tham hưởng thụ quá đáng, Phật dạy chúng ta phải nên muốn ít, biết đủ. Trong kinh có nói: Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, hạnh phúc trái lại, người không biết đủ, dù ở cung vàng điện ngọc cũng không vừa ý. Vậy muốn được sung sướng và an vui hạnh phúc, chúng ta cần phải biết bằng lòng với những gì mình đã có. 

Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. Như muốn có cái nhà để ở nhằm đảm bảo việc ăn uống, ngủ nghỉ trong sinh hoạt hằng ngày. Biết đủ, là dù gặp hoàn cảnh nào cũng đều biết an phận trong hoàn cảnh đó, không bon chen đua đòi quá đáng.

Đối với việc ăn, mặc và ở, tự thấy mình có đủ dùng và dư dã chút ít để thủ hậu mai sau, thì ta sẽ không tham cầu nhiều hơn nữa để sống an lạc, hạnh phúc ngay bây giờ và tại đây. Người đời thường tham muốn những gì? Tham muốn tiền của dồi dào, tham muốn sắc đẹp và muốn có nhiều người đẹp, tham muốn danh vọng địa vị cao, tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, và tham muốn ngủ nghỉ thoải mái.

Những sự tham muốn quá đáng, làm cho con người mất hết cả tự chủ, và chỉ còn là nô lệ cho những thèm muốn của mình mà thôi. Một khi đã bị lòng tham dục điều khiển, thì con người sẽ gây rất nhiều tội lỗi, dám làm những chuyện tàn ác dã man.

Lòng tham muốn quá độ, khiến cho con người bị tối mắt trước những sự cám dỗ vật chất mà rơi vào con đường tội lỗi. Chẳng hạn một kẻ không có năng lực, đạo đức mà muốn được giàu có nhanh, họ lợi dụng quyền thế, dùng những mưu mô gian xảo, đen tối, để đạt được mục đích của mình.

Trong hiện tại lòng tham muốn quá độ, sự chạy đuổi theo ngũ dục đã làm tổn hại cho mình và nhiều người khác, khi phước hết họa đến thì bị đọa lạc vào ba đường khổ, để phải chịu thiếu thốn cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. 

Đam mê ngũ dục khiến con người sinh tâm tham ái, chấp thủ, muốn sở hữu cho riêng mình, mà không nghĩ đến lợi ích chung, cho nên dễ dàng bị sa đọa. Ngũ dục được triển khai rộng hơn đó là sắc thinh hương vị xúc pháp.

Trong kinh Phật dạy, thuở quá khứ có một đàn vượn sống theo bầy đàn đi ăn. Vượn chúa ra lệnh cho tất cả vượn con phải đi chung đàn, không được tách rời khỏi hàng ngũ sẽ dễ bị đám thợ săn rình, bẫy, bắt. Trong đó, có một vượn con vì ham ăn, nên bèn tách ra khỏi đàn, đi riêng lẻ một mình kiếm ăn.

Đi được một lúc thì thấy miếng mồi thơm ngon quá, nó liền dùng tay phải để chụp lấy, không ngờ đây là cái bẫy của người thợ săn đã gài chất nhựa xung quanh, nên nó bị dính một tay. Bởi dính tay này nên nó vội vàng lấy tay kia gỡ ra, nên bị dính cả hai tay. Kế đến, nó lấy chân sau gỡ và cũng bị dính, còn lại một chân, nó cố bươi để thoát thân, nhưng chất nhựa làm nó dính luôn cả hai tay và hai chân.

Vượn thấy hai tay, hai chân đã bị dính, nên cố gắng lấy đuôi ngoe ngoe, mong cứu gỡ, nào ngờ càng dính thêm. Không còn cách nào khác, nó đành lấy cái miệng quặp để gỡ ra, nên bị dính luôn hết tất cả. Hai tay, hai chân, đuôi, miệng, cả sáu thứ đều bị dính, hết cục cựa, quậy quọ gì hết.

Cuối cùng, con vượn vì chút mòi ngon mà bị dính sáu chỗ, nằm rên la trong tuyệt vọng khổ đau. Chú thợ săn khoái chí đến bắt vượn ta, bỏ vô giỏ, quảy về để chuẩn bị làm thịt, xơi tái.

Đức Phật mượn hình ảnh thí dụ này để chỉ dạy cho người xuất gia và tại gia phải biết nương thầy lành, bạn tốt để học đạo hiền Thánh, không nên tách rời đại chúng quá sớm khi mình chưa đủ đạo lực.

Cuộc sống ở thế gian này, ai cũng tham muốn được hưởng thụ năm món dục lạc, sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngọt và thân xúc chạm êm ái là nhu cầu cần thiết mà ai cũng muốn khát khao tìm kiếm, nhằm để thỏa mãn sự khoái lạc của mình.

Cũng như chú vượn kia vì quá tham lam, nên đã tự ý tách bầy sớm, hy vọng có nhiều miếng mồi ngon, cũng vậy con người vì tham muốn ngũ dục quá đáng mà sống trong đau khổ lầm mê, không có ngày thôi dứt.

Đức Phật dụ cho miếng mồi ngon là sáu trần sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp. Một tay bị dính rồi thì cả sáu bộ phận sẽ bị dính theo hết. Khi sáu căn dính với sáu trần rồi, thì người thợ săn xách đi đâu cũng phải chịu.

Tóm lại, người Phật tử chân chính phải nên sáng suốt chọn thầy lành bạn tối để nương tựa tu học, giống như con vượn nương theo đàn, sẽ được bảo hộ chặt chẽ. Người tu chúng ta cũng vậy, dù ăn uống có thiếu một chút cũng không sao; còn muốn ăn ngon, thưởng thức cao lương mỹ vị, nên dễ bị mắc bẫy ngũ dục cám dỗ.

Hằng ngày, chúng ta mắt đối với mọi hình ảnh sự vật không dính mắc, tai đối với âm thanh không chạy theo, mũi đối với mùi thơm-hôi không chê bai hay thích thú, miệng đối vị ưa thích-ghét bỏ, thân xúc chạm với vật êm ái dễ chịu không luyến tiếc, đó là chúng ta biết tu trong mọi hoàn cảnh. Nếu còn dính kẹt chúng ta sẽ bị phiền não khổ đau, ta muốn tự tại, giải thoát thì tâm không dính mắc mọi trần cảnh.

Hạnh phúc theo lời Phật dạy là sống, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, làm việc, thấy, nghe, hay biết, đóng góp, phục vụ mọi người, mà vẫn không tham đắm, dính mắc ta, người, chúng sinh.

Ai làm người cũng đều có mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, nó là sáu giác quan chủ lực của con người. Nếu ta biết sử dụng theo chiều hướng thượng, biết quay lại chính mình, làm chủ các giác quan, thì sẽ đóng góp lợi ích thiết thực cho mình và người khác. Ngược lại, các dục không thể làm thỏa mãn những tham muốn vô cùng tận của con người, nếu có chăng chỉ là sự thỏa mãn tạm thời, ngắn ngủi. Chính vì thế sự tham muốn, mong cầu quá đáng về các dục khiến cho con người khổ não nhiều hơn là an vui, hạnh phúc. Tất cả quý vị hãy nên chính chắn suy nghĩ, để làm hành trang tốt đẹp cho mình trong hiện tại và mai sau.

Cuộc sống an nhàn là điều ai cũng ưa thích và ham muốn. An nhàn trong thời gian ngắn sẽ giúp ta phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc mệt nhọc khi được tịnh dưỡng, nghỉ ngơi. Nhưng nếu để sự an nhàn kéo dài thái quá sẽ làm cho ta cảm thấy nhàm chán, dẫn đến tình trạng “nhàn quá sinh tật xấu”.

Một người nọ thường hay làm phước đặng mong cầu được ăn sung, mặc sướng, hưởng một cuộc đời ấm no, đầy đủ. Cả một đời người đó làm phước chỉ để cầu như vậy mà thôi, và cuối cùng nhân quả đã giúp cho anh toại nguyện. Sau khi chết đi anh ta được tái sinh vào một cung điện nguy nga, sang trọng.

Một người chờ sẵn và bàn giao cung điện cho anh. Anh ta mừng quá liền nói, “tôi ở trần gian làm việc nhọc nhằn vất vả cả đời chỉ mong sao được sinh chỗ mới khỏi phải làm việc, chỉ ăn no rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, không phải cử tay, động chân vất vả, đó là ước nguyện của tôi”.

Người kia nói, “vậy là đúng theo sở cầu của anh rồi. Nơi đây, chúng tôi có đủ tất cả nhu cầu cần thiết ngài muốn gì cũng có, chỉ cần ngài khởi niệm muốn là có người phục vụ ngay. Nhà ở đây được xây theo kiểu biệt thự hiện đại, tiêu chuẩn 5 sao, giường nằm có hệ thống xoa bóp tự động, mọi tiện nghi đều được hài lòng, vừa ý”.

Thời gian đầu mới đến, anh ta ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, cảm thấy hạnh phúc và sung sướng vô cùng. Nhưng dần dần, anh cảm thấy cô đơn và buồn tủi, vì tối ngày chỉ biết sống hết ăn rồi ngủ chỉ có một mình. Riết rồi anh cảm thấy mệt mỏi chán chường, bởi ăn ngủ hoài nên bụng anh cứ bự ra rồi xệ xuống và đầu óc anh lú lẩn dần dần. Anh muốn tìm một việc làm cho khuây khỏa tâm hồn, nên anh tìm đến người kia yêu cầu. Người đó đáp, “chỗ của tôi chỉ dành riêng cho hạng người thích ăn và ngủ thôi, ngoài ra không thể đáp ứng nhu cầu khác được”.

Thời gian kéo dài và anh trở nên vô cùng khốn khổ. Cảm giác tù tùng, bực bội đến nỗi anh không còn chịu đựng được nữa. Vì bực quá nên anh thét lên một tiếng như trời long đất lở, “ tôi thà xuống địa ngục còn sướng hơn ở chỗ này”.

Người kia đáp, “bộ anh tưởng nơi đây là thiên đường hay sao? Nơi đây chính là địa ngục trần gian, chỉ dành riêng cho những con người biếng nhác, thích ăn không ngồi rồi”. Lúc này, anh mới ngộ ra rằng, cuộc sống quá an nhàn dễ sinh ra nhàm chán, chỉ khiến mình càng khốn khổ, bức bách bởi bức tường vô minh mê muội, u ám che lấp. Tuy nó không phải nơi chứa đầy chông gai, núi đao, rừng kiếm hoặc chảo dầu sôi, nhưng nó làm cho tinh thần con người trở nên lú lẩn, mê muội theo thời gian và si dại vì thói quen ham ăn, mê ngủ.

Nhàn quá sinh tật xấu: Liên hệ đến cuộc sống thực tế, có một sinh vật cũng được con người nuôi dưỡng rất tử tế, đàng hoàng, chỉ lo ăn rồi ngủ mà thôi. Suốt ngày, chúng chỉ nằm một chỗ, trong cái lồng sắt vừa đủ nhúc nhích, cục qua cựa lại. Nhân vật đó chính là họ heo nhà ta.

So với thời xưa, loài heo nếu nuôi nhanh lắm cũng phải 6 tháng, nhưng heo vẫn được đi lại thoải mái trong chuồng lớn, vẫn được đùa giỡn, vui chơi, ăn uống, giành giựt lẫn nhau. Chú nào hám ăn táp nghe phầm phập, mau mập, mau lớn thì mau nhanh được đưa vào lò mổ. Chú nào chậm chạp kém ăn, hay bệnh thì lại càng sớm đi hơn, vì để lâu chủ sợ bị lỗ.

Ngày nay, công nghệ nuôi heo hiện đại hơn, nên thời gian rút ngắn chỉ khoảng chừng 3 tháng. Nhưng heo ta chỉ được nằm một chỗ, hết ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn, và sau 3 tháng lại bị đưa vào lò mổ thịt. Heo ta quả thật sung sướng làm sao, được ăn một thứ thức ăn siêu nạc, được con người chăm sóc tắm rữa kỹ càng, sạch sẽ ngày ba bữa, nên heo mau mập, lớn nhanh. Nhưng lớn nhanh, mập mạp để làm gì, cuối cùng chúng được đưa vô lò mổ, làm thức ăn phục vụ cho con người.

Tham ăn ngon và thích ngủ nhiều là một thói quen của người mê muội, một trong năm món dục lạc đức Phật thường xuyên khuyên nhủ hàng đệ tử chúng ta. Ăn quá nhiều, ăn trong vội vã, ăn đêm, ăn với sự thèm khát là những nguyên nhân gây nên bệnh béo phì, nhất là các chị em, phụ nữ trong thời hiện đại. Ai thích ăn ngon, ngủ nhiều thì chắc chắn trong tương lai sẽ được hài lòng vừa ý với kiếp sống mới đầyđủ sự an nhàn là làm loài heo công nghiệp.

Lười biếng là căn bệnh trầm kha của kẻ ăn không, ngồi rồi, chỉ muốn vui chơi, hưởng thụ cho riêng mình mà thôi. Hạng người này sẽ làm tổn hại kinh tế gia đình và làm thiệt thòi cho xã hội, vì không có tâm tư phục vụ, đóng góp cho ai. Sống an nhàn là thú vui của những kẻ chán ngán cuộc đời, vì thấy xã hội bất công, họ rút vào rừng để tìm sự an vui cho riêng mình.

Bởi vì sao? Vì chính nơi phồn hoa, phố thị, cấp trên chỉ một bề nghe theo sự tâu dối của bọn gian thần, nhiễu loạn dân chúng, làm mọi người lầm than cơ cực. Chốn quan trường là nơi tranh đua giành giựt, thuận theo thì tham quan hữu hóa, lợi dụng quyền hạn để cùng nhau thao túng lấy bớt của dân. Người có chút nhân cách sống cảm thấy hổ thẹn, buồn tủi nên rút lui để khỏi làm ô uế tâm sáng suốt, thanh tịnh, mà chấp nhận sống đời đạm bạc giản đơn.

Cho nên, dân gian có câu: Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết khôn khéo từ chối, rút lui, mới có thể không rơi vào hố sâu tội lỗi. Ta thà sống đơn giản, đạm bạc mà vui cùng chân lý, chứ không vì cửa rộng, nhà cao, tiền bạc dồi dào mà làm mất hết phẩm chất nhân cách đạo đức của mình. Nhưng có mấy ai thấu suốt điều này mà vượt khỏi dòng đời nghiệt ngã. Chúng sinh vì tham đắm, mê muội, lầm chấp thân này là thật ta và của ta, mà tìm cách chiếm đoạt, bóc lột tha nhân dưới mọi hình thức.

Ngày xưa, một chú ngựa con hằng ngày theo mẹ cùng chuyên chở đồ vật qua lại cho loài người. Chúng làm việc vất vả mà thức ăn chính chỉ toàn là cỏ khô, cỏ dại. Một hôm, chú ngựa con vô tình nghe được một mùi thức ăn thơm ngon hấp dẫn. Mùi thơm đó khiến chú thèm thuồng, khao khát mà lần theo mùi vị thì đến một trang trại nuôi heo. Tại đây, bọn heo được loài người cho ăn một thứ lúa mạch rang bơ thơm ngon đáo để. Cả bầy heo ăn rất ngon lành, táp nghe phầm phập, thoáng một chốc là hết thức ăn trong máng. Tiếp đến, chúng nằm phè ra, đánh một giấc ngon lành say sưa, trong có vẻ nhàn hạ. Ngựa con mủi lòng khóc ra nước mắt mà tiếc cho kiếp ngựa sao khó khăn, khốn khổ đến thế này. Cả một đời, tối ngày chỉ biết kéo xe chở người khắp nơi, mà thức ăn chỉ toàn là cỏ khô, cỏ úa. Nó vội vàng chạy về, tìm hỏi ngựa mẹ nguyên do vì sao lại có sự bất công đến như vậy. Ngựa mẹ nói, “con cứ yên tâm, một thời gian sau con sẽ hiểu thôi. Tuy loài ngựa chúng ta có vất vả, nhọc nhằn một chút, nhưng mà ta vẫn giúp được loài người thuận tiện đi lại dễ dàng, nhanh chóng, lại giúp loài người vận chuyển hàng hóa phục vụ tiêu dùng. Con có thể thấy loài ngựa dường như quá thiệt thòi hơn loài heo kia, và thức ăn của ta tuy đơn sơ, đạm bạc, nhưng tinh khiết, trong sạch. Do đó, ta có sức khỏe để đóng góp và phục vụ lợi ích cho loài người”.

Chú ngựa con tuy nghe mẹ nói như vậy, nhưng trong lòng vẫn còn ấm ức, nên sinh ra phiền muộn, khổ đau vì tâm so đo, tính toán. Rồi một hôm, chú nghe tiếng heo kêu la thảm thiết, giọng điệu như van xin, cầu cứu, thất thanh gần như tuyệt vọng. Để thỏa mãn tính tò mò, ngựa con liền chạy một mạch tới xem. Một cảnh tượng quá hãi hùng đang phơi bày trước mắt. Loài người trói gô các con heo lại, nấu nồi nước sôi to đùng, rồi sau đó chế thẳng vào mình con heo từ đầu cho đến đuôi. Người thì cạo lông, kẻ thì mổ bụng. Trong chớp nhoáng, con heo bị chặt ra làm nhiều mảnh và được đưa dần lên xe chở đi. Giờ đây, chú ngựa con mới biết được nguyên nhân rõ ràng, và thở phào nhẹ nhõm, an tâm vui vẻ chấp nhận công việc hằng ngày của mình.

Sở thích tham muốn, hưởng thụ nhiều là tâm tư của những người thiếu hiểu biết vì ngu si mê muội. Họ chẳng bao giờ tin sâu nhân quả, vì nghĩ rằng chết là hết, nên hiện đời lao vào các cuộc vui chơi thấp hèn, làm mất đi phẩm chất đạo đức. Kẻ si mê ham vui trong chốc lát mà chịu khổ đau ngàn đời, đó là thói quen thâm căn cố đế của kẻ lười biếng ăn không ngồi rồi. Họ có thói quen tham hưởng thụ quá đáng, nên không bao giờ có được một tương lai tốt đẹp. Những kẻ lười biếng muốn làm ít nhưng lại tham hưởng nhiều, thích dựa dẫm, và mong cầu sự giúp đỡ của người khác, nên thường sống ỷ lại vào gia đình, người thân. Họ hay cầu sự may mắn từ bên ngoài, vì tâm biếng nhác không nỗ lực hoàn thiện chính mình. Hạng người này hay lánh nặng, tìm nhẹ, vì mang cục nhớt trên lưng quá lớn. Họ không dám thức khuya, dậy sớm, hay chịu khó dầm mưa, dãi nắng để lao động góp phúc lợi cho cuộc đời. Những kẻ này thường lại hay nói khoát lác, nói chuyện trên trời mà việc dưới đất cũng chẳng làm được, sống như vậy chẳng khác nào mang thân người nhưng còn thua cả loài súc sinh, ngu độn.

Việc được sẻ chia, nâng đỡ đôi khi cũng cần thiết, nhưng ta không nên ỷ lại, dựa mãi vào đó, mà đánh mất đi khả năng làm việc luôn tiềm ẩn nơi mình. Một người thiếu thốn khó khăn muốn vươn lên vượt qua hiểm nghèo, thì luôn cần một cần câu để câu những con cá. Ta không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mãi, mà cần phải nỗ lực siêng năng, tinh cần chịu khó, chịu khổ mới có khả năng thay đổi cuộc đời. Sự chăm chỉ, cần cù siêng năng không sớm thì chày sẽ dẫn đến thành công ở một ngày không xa. Người có thói quen thích ăn không ngồi rồi, suốt ngày cứ vùi mình trong giấc ngủ thì tâm trí lúc nào cũng mờ mờ, mit mịt, trở nên lú lẫn, chán ngán cuộc đời, vì sự buông lung vô độ, để thời gian trôi qua vô ích.

Siêng năng làm việc để phục vụ vì lợi ích tha nhân là công hạnh của các vị Bồ tát, nhất là Bồ tát Quán Thế Âm với chí nguyện độ sanh không mệt mỏi, không biết nhàm chán luôn sống vì người và làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Bồ tát đi vào đời với 32 ứng thân, hòa nhập vào cộng đồng, xã hội, làm việc nghĩa, việc ích dưới mọi hình thức. Bồ tát sẵn sàng chịu khổ thay cho tất cả chúng sinh không một lời than oán, như mẹ hiền thương con chỉ một lòng lo lắng, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết.

Kẻ lười biếng vì đam mê hưởng thụ mà đánh mất dần nhân cách, phẩm chất con người, dễ dính vào vòng tệ nạn xã hội. Nếu có nhiều phước báu thì cũng đọa vào loài heo để sống kiếp súc sinh chịu ngu si, mê muội. Người trí, kẻ ngu khác nhau ở chỗ là biết nhận thức sáng suốt ngay nơi tâm niệm sống an vui, hạnh phúc hay chịu sa đọa, khổ đau. Ai làm người cũng hãy nên một lần chính chắn suy nghĩ, làm việc giúp ta cân bằng sự sống, thoải mái tâm hồn mà cùng nhau góp phần an sinh xã hội cho được vuông tròn, tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2010(Xem: 8438)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
14/11/2010(Xem: 7451)
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự dạy rằng: “Cúng dường xong, Bồ-tát Hỷ Kiến xuất định và tự nói trong lòng: “ Tuy ta đã dùng thần lực cúng dường Phật, nhưng sao bằng lấy thân cúng dường”. Bồ-tát liền uống các chất thơm, kế uống dầu làm bằng các thứ hoa thơm mãn 1,200 năm, rồi lấy dầu thơm thoa thân, dùng áo báu cõi trời quấn mình trước đức Phật Tịnh Minh Đức, rưới các thứ dầu thơm lên áo và dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân. Ánh sáng tỏa soi 80 ức hằng sa thế giới.
09/11/2010(Xem: 8050)
KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Trường Đại Học Pháp Giới Vạn Phật Thánh Thành Talmage, California
07/11/2010(Xem: 18147)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốt và thông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
07/11/2010(Xem: 9405)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 6744)
Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn, hạ liệt; và cả hai đều bị chết thảm, người thì bị giết rồi cái thây bị chôn trong đống rác, người thì bị đất rút với quả báo địa ngục; hai sự kiện ấy đã dấy sinh trong lòng hoàng hậu Mallikā không biết bao nhiêu là câu hỏi, về nhân quả đời này, đời kia cũng như sự “bí mật” của nghiệp!
06/11/2010(Xem: 12120)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
06/11/2010(Xem: 7832)
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.
04/11/2010(Xem: 6981)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 9856)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]