Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[02] Khái niệm căn bản của Phật giáo Basic Buddhist Concept

20/05/201319:29(Xem: 6815)
[02] Khái niệm căn bản của Phật giáo Basic Buddhist Concept

Hỏi Hay Đáp Đúng
"Good Question, Good Answer"

Nguyên tácTỳ kheo Shravasti Dhammika
Việt dịchTỳ kheo Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Chương 2

Khái niệm căn bản của Đạo Phật

Basic Buddhist Concept

Lời dạy chính yếu của Đức Phật là gì?

Tất cả lời dạy chính yếu của Đức Phật tập trung vào giáo lý Tứ Diệu Đế, như một bánh xe nối các căm, niền và trục. Được gọi là "Tứ" vì tất cả có bốn điều. Gọi là "Diệu" vì người ta biết ngay đến sự quý báu và gọi là "Đế" vì phù hợp với hiện thực và chân thật.

What are the main teachings of the Buddha?

All of the many teachings of the Buddha centre on the Four Noble Truths, just as the rim and spokes of a wheel centres on the hub. They are called 'Four' because there are four of them. They are called 'Noble' because they ennoble one who understands them and they are called 'Truths' because, corresponding with reality, they are true.

Chân lý thứ nhất là gì?

Chân lý thứ nhất đề cập đến đời sống là khổ. Sống bạn phải đau khổ. Không thể nào sống mà thiếu kinh nghiệm về khổ. Chúng ta phải chịu đựng cái khổ về thể xác như bệnh hoạn, mỏi mệt, chấn thương, già yếu và cuối cùng là chết. Chúng ta lại chịu đựng cái đau đớn về tâm lý như cô đơn, thất vọng, sợ hãi, chán nản, giận dữ, điên tiết....

What is the First Noble Truth?

The First Noble Truth is that life is suffering. To live, you must suffer. It is impossible to live without experiencing some kind of suffering. We have to endure physical suffering like sickness, injury, tiredness, old age and eventually death and we have to endure psychological suffering like loneliness, frustrations, fear, embarrassment, disappointment, anger, etc.

Điều ấy có bi quan không?

Từ điển định nghĩa chữ bi quan là " có thói quen suy nghĩ về bất cứ việc gì xảy ra đều là xấu", hay "tin tưởng rằng cái xấu lúc nào cũng mạnh hơn cái tốt". Phật giáo không truyền dạy hai tư tưởng đó và cũng không bác bỏ sự hiện hữu của hạnh phúc. Một cách đơn giản Phật giáo cho rằng sống là phải trải qua khổ đau về thể xác và tâm lý và lời tuyên bố này rõ ràng không thể chối cãi được. Trung tâm điểm của hầu hết các tôn giáo là hoang đường, một truyền thuyết hay một niềm tin khó có thể minh chứng được. Phật giáo bắt đầu bằng kinh nghiệm trên các sự kiện không thể phủ nhận, được mọi người cùng biết và tất cả mọi ngươi đềuc có chứng nghiệm, từng trải ấy phải cố gắng phấn đấu để vượt qua. Như vậy, Phật giáo đích thực là một tôn giáo phổ quát cho mọi người, bởi vì Phật giáo đã nhắm đúng vào mối quan tâm của mỗi cá nhân con người, khổ đau và làm sao để loại bỏ.

Isn't this a bit pessimistic?

The dictionary defines pessimism as 'the habit of thinking that whatever will happen will be bad,' 'or 'The belief that evil is more powerful than good.' Buddhism teaches neither of these ideas. Nor does it deny that happiness exists. It simply says that to live is to experience physical and psychological suffering which is a statement that is so obvious that it cannot be denied. The central concept of most religions is a myth, a legend or a belief that is difficult or impossible to verify. Buddhism starts with an experience, an irrefutable fact, a thing that all know, that all have experienced and that all are striving to overcome. Thus Buddhism is truly a universal religion because it goes right to the core of every individual human being's concern with suffering and how to avoid it.

Chân lý thứ hai là gì?

Chân lý thứ hai là tất cả khổ mọi đau đều có nguyên nhân của ái dục. Khi chúng ta quan sát về khổ đau của tâm lý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân của ái dục tạo ra. Khi ta muốn một điều gì đó mà ta không được toại nguyện thì ta cảm thấy thất vọng. Khi ta mong muốn một ai đó sống theo sự mong đợi của ta, nhưng họ không làm được, ta cảm thấy chán nản và thất vọng. Khi ta muốn mọi người giống mình mà họ lại không thì ta cảm thấy bị tổn thương. Thậm chí khi ta muốn một cái gì đó và có thể đạt được, nhưng nó cũng không luôn mang lại hạnh phúc vì không lâu sau đó chúng ta cảm thấy chán ngán, mất đi sự thích thú với nó và bắt đầu ham muốn cái khác. Nói chung, chân lý thứ hai đề cập đến những gì bạn muốn không đảm bảo được hạnh phúc. Thay vì liên tục nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn, tốt nhất bạn nên cố gắng làm giảm bớt lòng ham muốn của bạn. Ham muốn ấy đã tước mất đi niềm an lạc và hạnh phúc của chúng ta.

What is the Second Noble Truth?

The Second Noble Truth is that all suffering is caused by craving. When we look at psychological suffering, it is easy to see how it is caused by craving. When we want something but are unable to get it, we feel frustrated. When we expect someone to live up to our expectation and they do not, we feel let down and disappointed. When we want others to like us and they don't, we feel hurt. Even when we want something and are able to get it, this does not often lead to happiness either because it is not long before we feel bored with that thing, lose interest in it and commence to want something else.

Put simply, the Second Noble Truth says that getting what you want does not guarantee happiness. Rather than constantly struggling to get what you want, try to modify your wanting. Wanting deprives us of contentment and happiness.

Nhưng làm thế nào sự mong muốn và tham ái lại có thể đưa đến khổ đau về thể xác?

Trong đời người ta luôn muốn cái này, ham thích cái nọ và đặc biệt cái khát vọng liên tục đã tạo ra một hấp lực mạnh mẽ để rồi cuối cùng dẫn đến việc tái sinh. Khi chúng ta đã đầu thai thì chúng ta có thân thể và như đã nói ở trên, thân thể này dễ bị chấn thương, bệnh hoạn, già yếu và tử vong. Như vậy ái dục đã dẫn đến sự khổ cho thể xác, vì nó là nguyên nhân chính dẫn dắt ta vào trong vòng luân hồi.

But how does wanting and craving lead to physical suffering?

A lifetime wanting and craving for this and that and especially the craving to continue to exist creates a powerful energy that causes the individual to be reborn. When we are reborn, we have a body and, as we said before, the body is susceptible to injury and disease; it can be exhausted by work; it ages and eventually dies. Thus, craving leads to physical suffering because it causes us to be reborn.

Điều đó rất hay, nhưng nếu ta gạt bỏ sự ham muốn thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được cái gì ca?.

Đúng vậy, tuy nhiên Đức Phật muốn nói rằng khi sự ham muốn và tham ái, không thoả mãn những gì ta có và sự tham muốn không ngừng đó sẽ liên tục tạo ra nguyên nhân khổ đau. Do đó, ta nên loại bỏ sự tham muốn. Đức Phật khuyên chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa cái chúng ta cần và cái chúng ta thèm khát và hãy cố gắng giảm bớt sự ham muốn. Đức Phật dạy rằng nhu cầu của chúng ta có thể hoàn thiện nhưng lòng ham muốn của chúng ta thì vô cùng tận - như hố sâu không đáy. Có nhiều nhu cầu chính đáng, cơ bản, ta có thể đạt được và điều này khiến ta hướng tới. Vượt qua sự tham muốn bằng cách giảm đi lòng ham muốn ấy. Cuối cùng, mục đích của cuộc sống là gì? Hãy hài lòng và hạnh phúc với những mình có.

If we stop wanting altogether, we would never achieve anything.

True. But what the Buddha says is that when our desires, our craving, our constant discontent with what we have and our continual longing for more and more does cause us suffering,then we should stop doing it. He asks us to make a difference between what we need and what we want and to strive for our needs and modify our wants. He tells us that our needs can be fulfilled but that our wants are endless - a bottomless pit. There are needs that are essential, fundamental and can be obtained and this we should work towards. Desires beyond this should be gradually lessened. After all, what is the purpose of life? To get or be content and happy.



Bạn có nói đến vấn đề tái sinh, nhưng có bằng chứng nào về việc này không?

Tất nhiên là có rất nhiều bằng chứng về điều này, nhưng chúng ta sẽ trở lại vấn đề này chi tiết ở chương sau.



You have talked about rebirth, but is there any proof that such a thing happens ?


There is many evidences that such a thing happens, but we will look at this in more detailed later on.

Chân lý thứ ba là gì?

Chân lý thứ ba nói về khổ đau có thể bị loại bỏ và đạt được hạnh phúc. Đây là điểm tối quan trọng trong Bốn Chân lý này, vì trong đó Đức Phật đã quả quyết rằng sự thỏa mãn và hạnh phúc thật sự sẽ có thể đạt được. Một khi chúng ta từ bỏ những ham muốn vô ích và học cách sống mới mỗi ngày một giờ, thưởng thức những kinh nghiệm cuộc sống đã cống hiến cho ta mà không bị những nhục dục quấy nhiễu và phá rối . Chúng ta kham nhẫn trước những rắc rối của cuộc đời mà không sợ hãi, sân hận, thù hằn, vì thế chúng ta được hạnh phúc và tự do. Như vậy và chỉ như vậy chúng ta mới sống trọn vẹn. Vì chúng ta không còn bị ám ảnh bởi việc thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình, nên chúng ta sẽ có nhiều thời gian để giúp đỡ người khác với những nhu cầu bức thiết của họ. Trạng thái này gọi là Niết bàn. Chúng ta cũng không còn khổ đau về tâm lý. Đây là Niết bàn tối hậu.

What is the Third Noble Truth?

The Third Noble Truth is that suffering can be overcome and happiness attained. This is perhaps the most important of the Four Noble Truths because in it the Buddha reassures us that true happiness and contentment are possible. When we give up useless craving and learn to live each day at a time, enjoying without restlessly wanting the experiences that life offers us, patiently enduring the problems that life involves, without fear, hatred and anger, then we become happy and free. Then, and then only, do we begin to live fully. Because we are no longer obsessed with satisfying our own selfish wants, we find that we have so much time to help others fulfil their needs. This state is called Nirvana. We are free from psychological suffering as well. This is called Final Nirvana.

Niết bàn là gì và ở đâu?

Đây là một chiều kích vượt thời gian và không gian nên khó có thể luận bàn hay cả đến suy tưởng. Những danh từ và tư tưởng chỉ thích hợp để mô tả chiều kích của thời gian và không gian. Nhưng vì Niết bàn vượt thời gian, không chuyển vận và vì thế không già hoặc không chết. Vì thế Niết bàn là bất diệt. Vì vượt không gian nên không có sự tạo tác, không có ranh giới, không có khái niệm của ngã và vô ngã và do đó Niết bàn là vô hạn. Đức Phật cũng quả quyết cho chúng ta biết rằng Niết bàn là kinh nghiệm của một niềm hạnh phúc cao cả. Ngài tuyên bố:

"Niết bàn là hạnh phúc tối thượng"

Kinh Pháp Cú 204

What or where is Nirvana?

It is a dimension transcending time and space and thus is difficult to talk about or even think about. Words and thoughts being only suited to describe the time-space dimension. But because Nirvana is beyond time, there is no movement and so no aging or dying. Thus Nirvana is eternal because it is beyond space, there is no causation, no boundary, no concept of self and not-self and thus Nirvana is infinite. The Buddha also assures us that Nirvana is an experience of great happiness. He says:

Nirvana is the highest happiness.

Dhammapada 204

Nhưng có chứng cớ gì cho tầm mức hiện hữu đó chăng?

Không, không có. Tuy nhiên sự hiện hữu của Niết bàn có thể suy luận ra được. Nếu có sự đo lường được về sự vận hành của thời gian và không gian thì đó mới chính thật là sự đo lường. Thế gian mà chúng ta đang sống trong đó - ắt hẳn ta ta có thể suy lường có một tầm mức mà không có thời gian và không gian vận hành - Niết bàn. Một lần nữa, dù chúng ta không thể chứng minh Niết bàn là hiện hữu, nhưng ta có lời Đức Phật dạy Niết bàn hiện hữu.

Phật dạy: " Có vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp. Nếu nói không như vậy thì cái vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp này cũng không thể tạo thành bất cứ hành động nào từ cái gì được sanh, trở thành. Nhưng bởi có vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp cho nên được làm ra để biết cái gì sinh ra, trở thành và hòa hợp". Ud 80.

Chúng ta sẽ biết được Niết bàn chỉ khi nào chúng ta thực hành và đạt được nó.

But is there proof that such a dimension exist?

No, there is not. But its existence can be inferred. If there is a dimension where time and space do operate and there is such a dimension - the world we experience, then we can infer that there is a dimension where time and space do not operate - Nirvana. Again, even though we cannot prove Nirvana exists, we have the Buddha's word that is does exist. He tells us:

"There is an unborn, a not-become, a not- made, a not-compounded. If there were not, this unborn, not-made, not-compounded, there could not be made any escape from what is born, become, made, and compounded. Therefore is there made known an escape from what is born, made, and compounded."

Ud 80

We will know it when we attain it. Until that time, we can practise.

Chân lý thứ tư là gì?

Chân lý thứ tư là con đường đưa tới sự chấm dứt khổ đau. Con đường này gọi là Bát Chánh Đạo, bao gồm: kiến thức chân chánh, suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, mạng sống chân chánh, siêng năng chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh và tu tập thiền định chân chánh. Người Phật tử thực hành theo tám pháp này thì sẽ thành tựu được phúc lạc một cách viên mãn. Bạn sẽ thấy mỗi bước trong Bát chánh đạo này bao hàm mọi lĩnh vực trong cuộc sống: tri thức, đạo đức, xã hội, kinh tế, tâm lý và do đó nó tiềm tàng mọi nhu cầu mà con người cần hướng đến một cuộc sống yên bình hạnh phúc và thăng hoa đời sống tâm linh.

What is the Fourth Noble Truth?

The Fourth Noble Truth is the Path leading to the overcoming of suffering. This path is called the Noble Eightfold Path and consists of Perfect Understanding, Perfect Thought, Perfect Speech, Perfect Action, Perfect Livelihood, Perfect Effort, Perfect Mindfulness, and Perfect Concentration. Buddhist practice consist of practising these eight things until they become more complete. You will notice that the steps on the Noble Eightfold Path cover every aspect of life: the intellectual, the ethical and economic and the psychological and therefore contains everything a person needs to lead a good life and to develop spiritually.


--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7760)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7436)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8446)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9255)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8852)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7081)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 16882)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7407)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9216)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8313)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]