Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Xuân Với Người Phật Tử

13/05/201312:38(Xem: 10051)
Ngày Xuân Với Người Phật Tử
Cho Trọn Mùa Xuân


Ngày Xuân Với Người Phật Tử

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com


mai-3Cứ mỗi lần tròn mười hai tháng, ba trăm sáu mươi lăm ngày, đó đây không ai bảo ai, mọi người tự cảm thấy lòng mình trỗi dậy niềm hân hoan như muôn ngàn tia sáng bình minh, chan hòa hương sắc của đất trời, khắp nơi vũ trụ gió thoảng ngàn phương, phưởng phất ánh xuân dương, tất cả như hội tụ nơi lòng nhân thế. Trên gương mặt mọi người hiện nét tươi hẳn lên, điểm trên đôi môi nụ cười cởi mở hy vọng. Hy vọng một năm mới tốt lành hạnh phúc sáng sủa.

Xuân về hoa lá nẩy nở tốt tươi như nụ cười vũ trụ. Nhưng thật sự cảnh vật xanh tươi trong ngày xuân tết chỉ có với quê hương Việt-Nam, trên đất mẹ chôn nhau với tiếng khóc chào đời, chứ người Việt-Nam tỵ nạn cộng sản còn mang kiếp sống tha hương trên đất khách quê hương, thì mỗi độ xuân về nhìn thấy khắp nơi nơi phơi bày băng tuyết giá lạnh, cỏ cây úa lá trơ cành. Nhưng quê hương Việt-Nam giờ đây dưới chế độ vô thần cộng sản, dân chúng đâu còn lòng dạ bình an tự do hưởng xuân, mà xuân chỉ có cho đảng và cán bộ ưu tiên đặc quyền hưởng lợi của kẻ thống trị!

Xuân tết với người thế gian, ngoài việc cúng quảy tổ tiên, tiếp theo đó là những cuộc liên hoan tiệc tùng rượu thịt, sòng bài canh bạc nhảy nhót say sưa. Thế nhưng tiếng cười mừng xuân chưa dứt, lời chúc tụng trên môi chưa tròn, là tiếp theo những nỗi lo rầu bệnh hoạn do những cuộc vui chơi dục lạc chè chén quá độ trong ba ngày xuân. Cảm nhận điều đó nên thi nhân nói:

Xuân cho thỏa chí tang bồng
Thịt quay rượu nặng thỏa lòng ai ơi!
Xuân trong tiếng hát câu cười
Hả hê phỉ sức một đời người thôi.

Xuân đối với người đời là dịp nghỉ ngơi đôi ngày để hưởng thụ, chè chén cuộc cờ, hoặc ngao du thưởng ngoạn lấy lại sức để rồi tiếp tục sáng chiều bôn ba đông tây phấn đấu kiếp trâu cày cho kế sanh nhai trong suốt năm mới. Nhưng cũng trong dịp xuân tết, bên cạnh những tiệc tùng rượu nồng thịt thắm, áo gấm nữ trang lòe loẹt, thì đó đây cũng có biết bao người đầu tắt mặt tối sống một đời hẩm hiu thiếu thốn nơi ăn chốn ở trăm bề! Nên chi khi xuân về khiến cho lòng họ tê tái tủi phận xót xa:

Xuân đến làm chi thêm tủi lòng
Với xuân tôi trót chẳng chờ mong
Nắng sương trọn kiếp còn chưa đủ
Xuân đến lòng tôi thêm não nùng

Đâu phải xuân tết đến ai cũng vui mừng, khoe khoang trang điểm tiệc tùng. Mà lắm khi xuân tết đến làm cho người đang sống trong gia cảnh thiếu trước hụt sau, kẻ lỡ thời thất vận buồn đau não nề:

Xuân đến làm chi đấy hỡi xuân?
Lòng tôi se thắt lại vô ngần
Hoa cười áo thắm trong xuân ấm
Lòng tôi vẫn buốt lạnh căm căm!

Xuân với người Phật tử chân chánh có tâm hạnh tu hành buông xả thì có ý nghĩa đặc biệt hơn người trần thế. Người Phật tử chân chánh biết sống tri túc, suốt rõ nghiệp duyên nhân quả, sống với thực tại, không hăm hở tham trước khi việc đã thành, không đau khổ sầu thương tiếc nuối khi thất bại tan tành, không vui buồn theo sự còn mất thịnh suy, nhất là không đắm mình trong ngũ dục lạc, nên không xảy ra bệnh hoạn tai nạn một cách oan uổng, cũng không có trạng thái mong muốn vui buồn quá độ.

Xuân đến, ngoài bổn phận con cháu đối với ông bà, ngoài bổn phận hậu bối đối với tiền nhân, người Phật tử còn có bổn phận đối với chính mình. Bổn phận với chính mình là bình tâm kiểm điểm lại mình, hồi quang phản tỉnh nơi mình, suốt một năm qua có được giác ngộ trên đường giác ngộ thánh thiện hóa chưa? Có tu tâm sửa tánh hành thiện và phát nguyện tinh tấn hơn chưa? Với tinh thần từ bi lợi tha hỷ xả mà mình thường đọc tụng luận bàn thì đã làm gì cụ thể chưa? Nếu chưa là còn thiếu bổn phận, là thoái hóa, là để ngày qua tháng lại thoạt đã bạc đầu mà chưa làm được gì, chưa bước thêm được bước nào trên đường thánh thiện, thì nên sanh tâm hổ thẹn, với chính lòng mình, hổ thẹn với bạn hiền, hổ thẹn khi mình nghiêng mình cúi đầu lễ Phật, vậy thì tự nguyện năm mới cố gắng tinh tấn hơn nữa. Nếu không, thì sẽ mắc cái lỗi cô phụ lời Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành. Các con nên cố gắng tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta.” Nếu không như thế, chẳng những phụ lòng từ bi của Phật mà ta còn vô tình phủ nhận khả năng thánh thiện của chính ta. Bởi đức Phật đã xác quyết tuyên bố rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.”

Mỗi lần xuân đến, người Phật tử phải lặng lòng tịnh tâm phản tỉnh nhớ rằng: Mỗi lần xuân tết đến là ta đã âm thầm xa dần bến bờ tráng kiện sinh lực tuổi trẻ. Đồng thời ta cũng bước dần đến hố thẳm già yếu suy tàn. Phật dạy:

Ngày nay đã qua
Mạng người giảm dần
Như cá cạn nước
Nào có vui chi.

Buổi mai mùng một xuân tết đó đây phơi bày xác pháo đầy đường, muôn hoa tươi nở thì ngay trong khi đó đã âm thầm báo hiệu hiện tượng héo hon úa tàn tiếp theo:

Hoa nở để rồi tàn
Trăng tròn để rồi khuyết
Bèo hợp để rồi tan
Người gần để ly biệt
Hoa xuân không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in vết đau.

Chẳng những vạn vật cỏ cây, mà ngay con người cũng theo thời gian mà tàn phai hương sắc:

Rồi một ngày kia hương sắc tàn
Tuổi đời chôn lấp bụi trần gian
Tới lui mấy độ quan san ấy
Thắm gửi cho đời một tiếng than.

Người Phật tử không để cho ngày tháng trống không trôi qua vô ích, rồi buồn thương cho hương sắc tàn với thời gian năm tháng, mà phải tinh tấn với thời gian bằng cách tu tâm, sửa tánh, chánh niệm, làm lành, niệm Phật, tụng kinh, tham thiền để tiến dài tiến mãi, tiến mau trong ánh đạo vàng giác ngộ giải thoát. Có ý thức về lẽ sống, thì đời sống mới có ý nghĩa. Và như thế lòng an lành, tâm hoan hỷ, sống tự tại hài hòa trong ánh xuân tươi mát giải thoát. Đấy mới thật sự đạt ý nghĩa ngày xuân của người Phật tử.

Phật tử mà không tập sống theo lời Phật dạy là tự đày đọa mình, vong ân Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6403)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 11617)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8210)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 8831)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 6017)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 5488)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17002)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 22953)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14435)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27050)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]