Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ của một học nhân khi theo dõi bài pháp thoại livestream dài hơn ba giờ đồng hồ !

14/12/202005:16(Xem: 15181)
Cảm nghĩ của một học nhân khi theo dõi bài pháp thoại livestream dài hơn ba giờ đồng hồ !


TT Thich Nguyen Tang_Giang tren Google Meet-12-2020

Cảm nghĩ của một học nhân

khi theo dõi  bài pháp thoại livestream

dài hơn ba giờ đồng hồ ! 





Thật là ngạc nhiên khi nhìn thông báo TT Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại với ba nhân vật Phật giáo thế giới và sẽ kéo dài ba giờ đồng hồ livestream, buổi giảng do Ban Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử VN Hải Ngoại tổ chức để hướng dẫn cho học viên tham dự Lớp Bậc Lực 1.

Tôi đã tự nói thầm : Thày ơi, đây là kỷ lục chưa từng có ... và tôi hơi ái ngại cho sức khỏe Thầy khi phải thao thao bất tuyệt dù chỉ dăm phút nghĩ giải lao cho mỗi nhân vật.

Nhưng tôi lại thấy thích thú với đề tài hôm nay của Thày : Thiền Sư Nhật Bản Suzuki- Thiền Sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh và Thiền Sư Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 .....Lý do là từ lâu tôi đã ngưỡng phục ba bậc tài danh kỳ vĩ này và trong tủ sách thư viện tôi những sách “ bestseller “ của các Ngài tôi đều sưu tầm đủ và vì vậy khi nghe hết pháp thoại tôi tự nhủ thầm mình phải viết lên lời xưng tán này đến Vị  Giảng Sư thật biện tài và uyên bác. 

Hẳn ai đã từng đọc qua các tài liệu về 3 Nhân Vật Phật  Giáo thế giới nói trên sẽ thấy rằng những lời giảng của Thày  đã xuyên suốt các chi tiết thật quan trọng không thiếu sót điểm nào  . 

Bây giờ mời các bạn hãy cùng tôi nghe lại các điểm quan trọng mà Giảng Sư muốn nhắn gửi đến hàng hậu học như chúng mình nhé:



1- Thiền Sư Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki

Ông chỉ là cư sĩ nhưng được tôn vinh là Thiền Sư vì có công đưa Thiền Tông vào thế giới Tây Phương, hơn thế nữa Ông là một học giả lừng danh nhưng được tôn vinh là Thiền Sư vì thực hành Thiền rất nghiêm túc.


Ông là một dịch giả  Anh -Nhật đại tài về Phát Giáo Đại  Thừa  sau khi đi dự hội nghị tại Chicago với Sư Phụ mình và trú lại Mỹ 10 năm để viết ba bộ sách về Thiền Luận và Thiền Vô Niệm theo kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng ..Tôi thích nhất khi Giảng Sư đọc lại các lời giới thiệu của Thiền Sư Suzuki về Thiền như sau:Thiền cốt yếu nhất, là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh của chúng ta ; nó chỉ con đường từ triền Phước đến giải thoát. Đưa ta đến Uyên nguyên của cuộc sống , uống ngụm nước đầu nguồn .Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sanh kinh hữu hạn luôn luôn quằn dưới ách khổ lụy trong thế gian này . Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta, nguồn năng lực ấy trong hoàn cảnh thường bị co rút lại và.vặn tréo đi đến khống thể nào vùng thoát được ...

Kính đa tạ Giảng Sư hôm nay có dịp đọc lại tác phẩm Thượng Toạ giới thiệu mới thấy mình còn dốt quá vì nếu đã học kỹ .... thì ba quyển Thiền Luận này thôi cũng đủ tư lương cho mình rồi ...Than ôi!!! (xem sách này ở đây



2- Thiền Sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh 

Tên thế tục là Nguyễn Xuân Bảo (11/10 /1926 )pháp danh Trừng Quán , pháp hiệu Nhất Hạnh ...dòng Lâm Tế đời thứ 42 , nhánh Liễu Quán đời thứ 8 vừa là giảng viên, nhà văn bút hiệu Nguyễn Lang, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội  và là Thiền Sư lừng danh đã được Ngài Martin Luther King giới thiệu giải Nobel Hoà bình và trong số 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới ! 

Các Huynh Trưởng  trong Liên Hữu Hải Ngoại đã ngồi im mê mãi quên cả giờ giải lao khi Giảng Sư kể về Sư Ông Làng Mai với tác phẩm Anger ... “best seller “ khi vừa xuất bản trước 24 giờ khi tòa tháp đôi bị giựt sập  tại Mỹ quốc rồi tiếp theo đó  qua quá trình trải dài từ Tổ  chức Phật  Giáo dấn thân ( Dòng Thiền tiếp hiện  )  xuất ngoại 1964 , 1965 dề nghị cho giải pháp hoà bình, đặt viên đá đầu tiên cho Viện Đại Học  Van Hạnh,,,,  bị cấm về nước từ 1973 và chuyến về VN 2005 và lập ba đại giới đàn siêu độ hoà hợp hòa giải 2007 ....


Nhưng có lẽ ai cũng rung động khi Thày đọc bài thơ BƯỚM BAY VƯỜN CẢI HOA VÀNG (vào nghe)... nói về  tình tự dân tộc VN . Được biết Sư Ông Làng Mai đã xuất bản hơn 100 tác phẩm mà hầu như 70 tác phẩm đều là Anh Ngữ và tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng đã được xây dựng thành phim Cuộc Đời Đức Phật rất nổi tiếng.


Sư Ông Làng Mai còn được tôn vinh là “Father of mindfulness meditation “ với phương pháp trở về với hơi thở và hiện pháp lạc trú! 



Giảng Sư cũng nhắc đến sự nhiệm mầu khi Ngài đột quỵ và nay vẫn còn sống dù đã hơn 7 năm sau khi bác sĩ tuyên bố sẽ ra đi vĩnh viễn trong 7 ngày ....



3- Thiền Sư Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 

Giảng Sư đã kể rất chi tiết từ lúc Ngài được 4 tuổi cho đến khi lưu vong và những gian truân khi vừa được giao phó nhiệm vụ lãnh đạo đất nước  Tây Tạng khi Trung Hoa xâm lược. 


Điều này rất là chi tiết vì chính Giảng Sư đã Việt dịch tác phẩm   “Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai của tôi “ trong đó bà mẹ Ngài đã ghi lại những gì xảy ra trong khoảng thời gian bên cạnh Ngài!


Pháp ngữ của Ngài rất nhiều hiện nay còn ghi lại có đến 100 câu và Giảng Sư đã đọc vài câu liên quan đến Sức mạnh của lòng Từ Bi và nhấn mạnh rằng Ngài rất  khiêm hạ dù được tôn vinh là hoá thân của Đức Phật Quan Thế Âm nhưng Ngài luôn tự xưng mình chỉ là một nhà tu tầm thường như mọi tăng sĩ khác ! 

Thật là một bài pháp thoại tuyệt vời và dài kỷ lục... Thật cảm động vào những phút cuối Giảng Sư đã khàn cả tiếng ... kính đa tạ Ngài và kính chúc Ngài pháp thể khinh an ...

Kính dâng đến Ngài và vần thơ xưng tán sau khi được nghe bài pháp thoại quá tuyệt vời mà trong đó những nhân vật con từng ngưỡng phục ...

Nhân vật Phật Giáo thế giới

Có bao giờ được nghe....

pháp thoại livestream ba giờ không ngừng nghỉ ?

Nội dung chứa toàn bộ hành trạng ba bậc kỳ tài

Lừng danh thế giới về Thiền Phật giáo ngày nay

Suzuki, Đức Đạt Lai và Ngài Nhất Hạnh !


Kính tán thán năng lực Giảng Sư thật vững mạnh

Thông làu nội điển, nghiên cứu chuyên sâu

Từng lãnh vực xã hội, Thiền, lịch sử xa lâu

Hẳn phải túc duyên... mới được Vô Sư Trí !


Những tác phẩm bestseller, dường như in trong trí!

Thao thao tuôn chảy nhờ uống nước từ nguồn ?

Có phải nghệ thuật kiến chiếu ... đã vượt tuyệt luân !

Nguyện cầu được đại duyên nghe pháp Thầy giảng mãi !

Kính chúc Thầy.... thọ như Nam Sơn, Phước tràn như Đông Hải .



Huệ Hương 

Melbourne 13/12/2020 



TT Thich Nguyen Tang_Giang tren Google Meet-12-2020



Nam Mô A Di Đà Phật,


Kính bạch Sư Phụ, khuya hôm qua con được nghe trọn vẹn hai bài pháp thoại của Sp, bên Montreal của con lúc đó đã 2 giờ sáng rồi, dù khuya khoắt nhưng tâm con vẫn sáng, chắc nhờ "pháp hỷ thực" do Sư phụ truyền trao.

Bạch SP, rất may chỉ có bài pháp thoại đầu về TS Suzuki âm thanh không rõ, và SP chỉnh âm thanh lại con được nghe rõ đủ hết.

Bạch Sư Phụ, lần đầu tiên con được nghe SP nói về cuộc đời và những Phật sự, vận động chính trị ở Mỹ, Pháp, VN của Sư ông Làng Mai, con vô cùng cảm xúc kính ngưỡng, một tu sĩ khiêm cung có một khối óc siêu vĩ đại dấn bước khắp môi trường chính trị, vì dân tộc vì quê hương. Sư ông đã xứng đáng có tôn tượng ở Mỹ cùng chung với nhân vật nổi tiếng ở San Jose, California, Hoa Kỳ.

Bạch Sư phụ, qua buổi giảng, con thấy Sư phụ đã làm mô tả và làm rạng danh Sư Ông, để lại trong tâm tư thính chúng hành trình một vị Sư khiêm cung nhưng một cuộc đời kỳ vĩ để lại tên tuổi của mình trên các chính trường năm châu, vận động hòa bình cho quê hương VN chúng ta.

Bạch Sư Phụ, buổi pháp thoại của SP cũng là một tiếng đại hồng chung thỉnh vang lên cho giới trẻ Phật tử VN biết hãnh diện có một thiền sư người Việt với những hình ảnh trong chiến tranh, ngài đã dấn thân khắp chính trường để phụng sự cho giáo pháp và dân tộc.

Bạch Sư Phụ, buổi nói chuyện hôm nay trên màn ảnh Google Meet cho quý huynh trưởng, đoàn sinh Gia Đình Phật tử VN trên thế giới (Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu) thật kỳ vĩ, SP giới thiệu hai vĩ nhân phụng sự cho giáo pháp Như Lai, cho tự do tinh thần, tự do con người. Một Đức Đạt Lại Lạt Ma, không một khí giới trong tay, nhưng khí giới “Lòng Từ” của Ngài cho Ngài một Dharamsala an ổn, hằng năm vẫn trao truyền giáo pháp cho thính chúng khắp nơi.

Bạch Sư Phụ, hôm qua nhờ SP chỉnh âm thanh lại, buổi pháp thoại được thành tựu viên mãn, bài pháp thoại đầu âm thanh nhỏ, con thấy Hoàng Lan có thưa là vì chưa có Mic, con thật sự con không biết mic là gì, nhưng sau khi SP vào trong chỉnh máy thì nghe rất tốt. Con cảm ơn SP giải thích Mic là gọi ngắn gọn chữ Microphone.

Bạch Sư phụ, có lúc SP giảng pháp, con cũng nghe không được rõ, con nghĩ chắc tại tai con khiếm thính dầu có mang AirPods nhưng tối hôm qua, Sau khi SP chỉnh, con nghe được rất rõ. 

Bạch Sư Phụ, con kính tri ơn SP nhờ bài pháp thoại hôm qua, có được nghe lại và được biết thêm nhiều hành trạng của hai đấng vĩ nhân hiện đại còn sinh thời.

Cung kính.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)

***
Xem tiếp bài khác

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2014(Xem: 10376)
Video clip: Không có ngã nhưng có luân hồi
02/06/2014(Xem: 8808)
Video clip: Khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 4; Địa điểm : Town & Country Resort Hotel San Diego , CA Date: 05/29/2014 - 6/02/2014 Do GHPGVNTN Hoa Kỳ - Canada tổ chức ; Đạo diễn: Điệp Văn, biên tập viên & MC: Lâm Ánh Ngọc
26/05/2014(Xem: 10942)
The prison is a scary place, our mental prisons that we've created are no less terrifying. Buddhist Congress and Angulimala Fellowship bring us Ajahn Brahm as he shares his insights and wisdom on this prison-break, peppered distinctively with Ajahn's trademark Brahm Humor.
26/05/2014(Xem: 8347)
- Tên tác phẩm: ​KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Người giảng: Lục Tổ Huệ Năng - ​Người ghi chép: ​Thiền sư Pháp Hải - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải - Người đọc: Cư sĩ Cát Tường Quân - Tạ Thị Ngọc Thảo [www.tathingocthao.com]
24/05/2014(Xem: 9827)
Milarepa (1052 -- 1135) Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều ngườ
19/05/2014(Xem: 7920)
Clip: Hài kịch Lan & Điệp, ĐĐ Thích Đồng Thanh với vai Điệp, ĐĐ Thích Hạnh Tri với vai Lan trong vở hài kịch “ Lan và Điệp”, biểu diễn trong chương trình Văn Nghệ kết thúc Khóa tu học Phật Pháp Úc châu kỳ VII của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL - TTL Năm 2007 được tổ chức tại vùng Kyneton, tiểu bang Victoria (từ ngày 03-01 đến ngày 07/01/2008)
01/05/2014(Xem: 11795)
Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2014 (nhằm 26/03 Giáp Ngọ), nhân khóa tu Phật thất 76 chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 4 với chủ đề “Phật là quê hương”. Nhân vật chính của chương trình kỳ này là ca sĩ Phật tử Phi Nhung, một gương mặt khá quen thuộc đối với quần chúng, đặc biệt là những người yêu thích âm nhạc.
28/04/2014(Xem: 12472)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
25/04/2014(Xem: 8145)
Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền, pháp danh Quảng Minh Đức. Sinh năm 1965 tại làng An Bằng, huyện Phú Vang, Huế. Vượt biển năm 1982 và đến Mỹ định cư từ 1984, sau đó đã lập gia đình với Ca Sĩ Võ Thu Nga và có ba con trai. Năm 2007 quy y thọ ngũ giới với Hoà Thượng Ân Sư Thích Tịnh Từ Tu viện trưởng Tu viện Kim Sơn. Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền đã sáng tác và tự thực hiện 4 CD nhạc đời và 2 CD nhạc Phật Ca Thiền Ca. Mỗi ngày nhạc sĩ dành thời gian để đọc, nghe, học từ những bài Pháp thoại của Chư Tôn Đức và ước nguyện dùng âm nhạc để truyền đạt Phật Pháp tới giới trẻ.
17/04/2014(Xem: 13183)
Sampson "Sam" Gordon Berns (October 23, 1996 – January 10, 2014) was an American who suffered from progeria and helped raise awareness about the disease.He was the subject of the HBO documentary Life According to Sam.[1][3] His parents, Scott Berns and Leslie Gordon, both pediatricians, received their son's diagnosis when he was less than two years of age.[4] Roughly a year later, they established the Progeria Research Foundation[5] in an effort to increase awareness of the condition, to promote research into the underlying causes of and possible treatments for the disease, and to offer resources for the support of sufferers and their families.Sam Berns is a Junior at Foxboro High School in Foxboro, Massachusetts, where he has achieved highest honors and is currently a percussion section leader in the high school marching band. He recently achieved the rank of Eagle Scout in the Boy Scouts of America. Sam was diagnosed with Progeria, a rare, rapid aging disease, at the age of 2. He
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]