Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời giảng về chết và cận tử

08/01/201303:57(Xem: 7495)
Lời giảng về chết và cận tử

buddha_painting
Lời giảng về chết và cận tử

Lời Giảng Về Chết và Cận Tử
Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Trích từ “Nhận Định của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Phương Pháp Thực Tiễn của Phật Giáo: Nói Chuyện Với Các Học Giả Tây Phương Từng Lưu Học ở Dharamsala”
Nguồn: berzinarchives.com.)
Gỡ băng giảng bởi Sean Jones và Michael Richards
Biên tập bởi Luke Roberts và Alexander Berzin
Dịch sang Việt ngữ bởi Nguyên Giác


dalailama0123109sm... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.

Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi...

Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.

Thế có nghĩa là, nếu có thể, hãy phục vụ chúng sinh; và nếu không, ít nhất là đừng làm hại chúng sinh. Trong cách này, không có dị biệt nào giữa các nghề nghiệp.

Bất cứ bạn làm nghề gì, bạn vẫn có thể có một động lực tích cực. Nếu thời gian được dùng như thế qua nhiều ngày, tuần, tháng, năm – qua nhiều thập niên, không chỉ 5 năm – thì đời chúng ta sẽ có ý nghĩa.

Ít nhất là, chúng ta đang góp sức giữ tâm chúng ta trong trạng thái hạnh phúc. Rồi tới ngày cuối đời, ngày đó chúng ta sẽ không ân hận gì; chúng ta sẽ biết chúng ta đã sử dụng thời gian của mình hữu ích...

Nhưng, thân mạng chúng ta không lưu trú mãi. Nhưng để nghĩ “Sự chết là kẻ thù” thì hoàn toàn sai. Sự chết là một phần trong đời chúng ta...

Dĩ nhiên, chết có nghĩa là không hiện hữu nữa, ít nhất với thân này. Chúng ta sẽ phải ly biệt mọi thứ mà chúng ta đã thân cận trong kiếp này...

Nhưng chúng ta là một phần của thiên nhiên, và do vậy chết là một phần của đời chúng ta. Một cách thuận lý, đời sống có khởi đầu và kết thúc – có sinh và có tử. Do vậy, đó là bình thường...

Đối với Phật Tử, rất hữu ích để tự nhắc mình hàng ngày về chết và vô thường.

Có 2 mức độ vô thường: một mức độ thô sơ [rằng tất cả các pháp có sinh đều có diệt] và một mức độ vi tế [rằng tất cả các pháp thuận luật nhân duyên đều biến đổi từng khoảnh khắc].

Thực ra, mức độ vi tế của vô thường là giáo lý thực của Phật Giáo; nhưng nói chung, mức độ thô sơ của vô thường cũng là một phần quan trọng của tu học, vì nó giảm một số cảm xúc bất thiện dựa vào cảm giác rằng chúng ta sẽ ở mãi đời này...

Nếu chúng ta trưởng dưỡng một thái độ đúng từ ban đầu rằng chết sẽ tới; rồi khi chết tới, bạn sẽ không lo ngại nhiều. Do vậy với Phật Tử, rất quan trọng là tự nhắc về điều này hàng ngày.

Khi ngày cuối đời mình tới, chúng ta cần đón nhận và đừng xem đó là cái gì kỳ lạ. Không cách nào khác...

Và rồi [bất kể bạn thuộc tôn giáo nào] trong giờ cận tử, phải giữ tâm cho bình lặng. Giận dữ, hay quá nhiều sợ hãi -- đều không tốt.

Nếu có thể, Phật Tử nên dùng thời gian từ bây giờ để nhìn trước vào kiếp sau. Tu pháp Bồ Đề Tâm và một số pháp hành mật tông thì tốt cho việc này.

Theo giáo lý mật tông, vào lúc chết sẽ có sự tan rã 8 giai đoạn của các phần tử (đại) -- những mức độ thô sơ là các phần tử trong cơ thể tan rã, và rồi các mức độ vi tế hơn cũng tan rã.

Người tu mật tông cần đưa điều này vào thiền định hàng ngày. Mỗi ngày, tôi [Đức Đạt Lai Lạt Ma] thiền quán về sự chết – trong nhiều pháp mandala khác nhau – ít nhất 5 lần như thế, khi tôi vẫn sống. Mới sáng nay, tôi đã trải qua 3 cái chết.

Như thế, những pháp này là để tạo ra bảo đảm cho kiếp sau tốt đẹp. Và đối với người ngoài Phật Giáo, như tôi đã nói trước đây, điều quan trọng là phải nhận thực về tánh vô thường.

Với những người đang cận tử, điều tốt là những người vây quanh có vài hiểu biết [về cách để giúp].

Như tôi đã nói, với người cận tử tin vào một thượng đế sáng tạo, bạn có thể nhắc họ về Thượng Đế. Từ một điểm nhìn Phật Giáo, niềm tin nhất tâm vào Thượng Đế cũng có vài lợi ích.

Với những người vô thần, không tôn giáo, như tôi đã nói, là hãy thực tế, và điều quan trọng là họ hãy giữ tâm an tĩnh.

Thân nhân thương khóc vây quanh người cận tử có thể không làm cho họ giữ được tâm an tĩnh – quá nhiều chấp giữ.

Và cũng vì quá nhiều chấp giữ đối với thân nhân, người cận tử có thể nổi giận và nhìn cái chết như một kẻ thù. Do vậy điều quan trọng là giữ tâm an tĩnh. Đó là quan trọng...

Băng hình có thể xem ở đây:

http://youtu.be/0den6nenUGA

HẾT
Advice on Death and Dying
His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
(Excerpts from "The Dalai Lama’s Reflections on the Realistic Approach of Buddhism: Talks to Former Dharamsala Residents from the West"
Source: berzinarchives.com.)
Transcribed by Sean Jones and Michael Richards
Edited by Luke Roberts and Alexander Berzin
Translated into Vietnamese by Nguyen Giac


... Our bodies have changed. Generally speaking, even spirituality or meditation cannot stop that from happening.

We are impermanent, always changing, changing from moment to moment; and that is part of nature. Time is always moving; no force can stop that...

A better way is to try to shape our minds every day with a proper motivation and then carry on the rest of the day with that sort of motivation.

And that means, if possible, serving others; and if not, at least refraining from harming others. In that respect, there’s no difference among professions.

Whatever your profession, you can have a positive motivation. If our time is used in that way over days, weeks, months, years – decades, not just for five years – then our lives become meaningful.

At the very least, we’re making some sort of contribution toward our own individual happy mental state. Sooner or later our end will come, and that day we’ll feel no regrets; we’ll know we used our time constructively...

Our present lives, however, are not forever. But to think: “Death is the enemy” is totally wrong. Death is part of our lives...

Of course, death means no longer existing, at least for this body. We’ll have to part from all the things that we developed some close connection to within this lifetime...

But we are part of nature, and so death is part of our lives. Logically, life has a beginning and an end – there’s birth and death. So it’s not unusual...

So as Buddhist practitioners, it is very useful to remind ourselves daily about death and impermanence.

There are two levels of impermanence: a grosser level [that all produced phenomena come to an end] and a subtle level [that all phenomena affected by causes and conditions change from moment to moment].

Actually the subtle level of impermanence is the real teaching of Buddhism; but generally the grosser level of impermanence is also an important part of practice because it reduces some of our destructive emotions that are based on feeling that we’ll remain forever...

If you develop some kind of attitude right from the beginning that death will come; then when death actually does come, you’ll be much less anxious. So for a Buddhist practitioner, it’s very important to remind ourselves of this on a daily basis.

When our final day comes, we need to accept it and not see it as something strange. There’s no other way...

And then [no matter what our beliefs] at the time of dying, the mental state must be calm. Anger, too much fear – these are not good.

If possible, Buddhist practitioners should use their time now to look ahead to their next lives. Bodhichitta practices and certain tantric practices are good for this.

According to the tantric teachings, at the time of death there’s the eight-stage dissolution of the elements – the grosser levels of the elements of the body dissolve, and then the more subtle levels also dissolve.

Tantric practitioners need to include this in their daily meditation. Every day, I meditate on death – in different mandala practices – at least five times, so still I’m alive! Already this morning I’ve gone through three deaths.

So these are the methods to create a guarantee for a good next life, like that. And for nonbelievers, as I mentioned earlier, it’s important to be realistic about the fact of impermanence.

With those people who are actually dying, it’s good if the surrounding people have some knowledge [of how to help].

As I mentioned earlier, with those dying people who believe in a creator god, you can remind them of God. A single-pointed faith in God has at least some benefit, from a Buddhist point of view as well.

With those people who have no belief, no religion, then as I mentioned earlier, be realistic, and it’s important to try to keep their minds calm.

Having crying relatives around the dying person might be detrimental to them keeping a calm mind – too much attachment.

And also because of too much attachment toward their relatives, there’s the possibility of developing anger and seeing death as an enemy. So it’s important to try to keep their mental state calm. That’s important...

The video can be watched here:

http://youtu.be/0den6nenUGA

THE END
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2023(Xem: 29450)
Tán thán công đức quý Phật tử gần xa đã cúng dường hộ trì Tam Bảo Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌸🏵️ HL Cụ bà Thiện Chánh (SA): $200 Nguyên Quảng Lương Ngọc Thủy: $300 Mai Thị Cao Trâm, Olivia: $200 ( Hồi hướng cho HL Stewart. J. Hibbert) Nguyên Như, Nguyên Quảng Bình: $500 ( Hồi hướng cho Mẹ Bạch Vân Phạm Thị Doan) Hoàng Lộc, Ái Định (hồi hướng cho cụ bà Diệp Tú Liên): $400 Tâm Thư (Sydney): $200 Nguyên Quảng Hương: $200 Thiện An, Thiện Lạc (Tiệm vàng Kim Châu, SA): $500 Lâm Tuyết Mai (Nguyên Quảng Anh): $1000 Diệu Tuyết Lệ Trinh (hồi hướng cho HL Phụ Thân Trần Tiêu): $500 Bé Mattis Hugh Le-Tang (Phước Lành): $100 Steve Nguyên Thiện Bảo, Tuyết Nguyên Thiện Hạnh: $500 Khánh Vân, Khánh Linh: $100 Cụ Bà Viên Huệ (Darwin): $200 Mỹ Lệ, Hoàng Em, Thanh Phong, Thanh Vũ (Hồi hướng cho Mẹ): $5000 Quảng Trí Chánh, Quảng Tuệ Dung (Cali, USA): $200 Bảo Diệu Hạnh (hồi hướng cho em trai Dương Hồng Anh): $500 Phi Thị Lan, Trần Văn Dũng (
31/01/2023(Xem: 2461)
Video Books Cuộc đời đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni (6 tập)
28/01/2023(Xem: 5172)
Học Giả Đỗ Thông Minh kể chuyện về Cụ Phan Bội Châu và Phong Trào Đông Du
14/01/2023(Xem: 3399)
Hội Cao Niên Á Mỹ trao quà Xuân Quý Mão 2023 cho người vô gia cư tại Cali, Hoa Kỳ
14/01/2023(Xem: 2218)
800 khách tham dự Tiệc Chay Mở Hội Làng Xuân #2 do Tất Đạt Đa Bửu Tự tổ chức 2023
31/10/2022(Xem: 5863)
--Chánh văn Phạn ngữ: Đề Bà La Bồ Tát - Kanadeva (ngài là người Ấn Độ sống vào cuối thế kỷ thứ 6, và được xem là hiện thân của Bồ Tát Thánh Thiên - Aryadeva thuộc thế kỷ thứ 3). --Việt dịch: Tỷ Kheo Thích Trí Quang (chuyển Việt ngữ vào năm 1969 từ bản dịch Hán văn của Sa Môn Đạo Thái, Trung Hoa) --Vocal: Tâm Bảo Đàn (thâu âm năm 2011) --Video: Bơ Papai Production (thực hiện năm 2022) --Music: Beyond Infinity (Robert Haig Coxon) --Muốn thực hiện các video chuyên nghiệp và có giá trị, xin liên lạc FB Bơ Papai Production hoặc điện thoại +84865191945 để tham khảo. Công đức đọc luận này với trọn tâm yêu thương nguyện lợi lạc miên viễn nguyện hồi hướng chúng sinh nguyện tất cả bước vào đường đi của Bồ Tát và mau chóng thành tựu quả Vô Thượng Bồ Đề. (tbđ) --Viet Nalanda Foundation ấn tống tại Hoa Kỳ và Việt Nam (2011) - Web: www.vietnalanda.org --Đọc toàn bộ sách Luận Đại Trượng Phu do Viet Nalanda Foundation ấn tống (2011): https://drive.google.com/file/d/0BwqO...
31/10/2022(Xem: 5978)
Gọi Thầy từ chốn ngàn xa: Lời Khẩn Nguyện Xuyên Thấu Tâm Can Với Lòng Chí Thành Quy Ngưỡng (VietSub) Nguyên tác: Đại Sư Jamgon Kongtrul Rinpoche (thế kỷ 19) Việt dịch: Tiểu Nhỏ và Tâm Bảo Đàn (2010-2018) Giọng đọc: Tâm Bảo Đàn (2020) Video clip: Bơ Papai (2021) Music: Beyond Infinity / Artist: Robert Haig Coxon / Album: Prelude to Infinity
04/10/2022(Xem: 3018)
Lễ Tưởng Niệm Sư Trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) tại Chùa Liên Hương, Westminster, Cali, Hoa Kỳ
22/09/2022(Xem: 4239)
Trụ trì :Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc Phó Thủ Quỹ Hội Đồng Điều Hành Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội-Tài Chánh, Đồng thời khi nhận thông báo Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc sẽ có bài pháp thoại về Quy Y Tam Bảo, con chợt nhớ đến trong kỳ khoá tu Phật Pháp Úc Châu kỳ thứ 19 được tổ chức tại Canberra mà con có được duyên may tham dự, cũng với chủ đề này đã được thuyết giảng chung với Ni Sư Thích Nữ Viên Thông, không ngờ ba năm sau đèv tài lại được thuyết giảng lai một cách khởi sắc độc đáo và thâm thuý đúng như lời Ni Sư Thảo Liên đã tán thán khi kết thúc buổi pháp thoại vì lần này với những trải nghiệm của mình, Ni Sư đã phối hợp nhiều nguồn tài liệu từ “Phật học Phổ thông” của HT Thích Thiện Hoa và “Ba nơi quay về” của Sư Ông Làng Mai để khai triển thêm nhiều chi tiết quý báu. Kính xin được tán thán Ni Sư Tâm Lạc, và con cũng rất hâm mộ và rất vui khi được nghe lời giới thiệu Ni Sư xuất thân từ cố đô Huế nên thừa hưởng nền văn hóa dân tộc lại vừa là nhà văn, nhà thơ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]