Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

72. Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần, Tổ thứ 48, đời thứ 11 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202108:33(Xem: 16352)
72. Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần, Tổ thứ 48, đời thứ 11 Thiền Phái Lâm Tế

218_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khac Can






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135). Ngài thuộc đời thứ 15 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài quê ở Bình Thành, tỉnh Giang Tô, xuất thân trong gia đình nho giáo, từ nhỏ ngài có túc duyên đến với Phật pháp.
Ngài đến chùa Diệu Tịch thấy kinh sách, tôn tượng Phật, ngài nhớ tiền kiếp của mình từng là một sa môn, ngài xin cha mẹ xuất gia với Thầy Tự Tỉnh, rồi theo học kinh luật với HT Văn Chiếu Thông, học Kinh Lăng Nghiêm với HT Mẫn Hạnh. Sau đó ngài lâm bệnh nặng và tự than rằng " Con đường Niết-bàn của chư Phật không có trong văn cú". Nên sau khi lành bệnh, ngài lên đường du phương cầu pháp. Ban đầu ngài đến học với Thiền sư Thắng ở Chùa Chân Giác. TS Thắng chích máu nơi cánh tay chỉ dạy Ngài: "Đây là một giọt nước nguồn Tào Khê". Ngài kinh hãi trong giây lâu và nói: "Đạo là như thế ư ?"

Ngài không chấp nhận và bỏ đi.

Tiếp đó, Ngài đi bộ đến đất Thục để lần lược theo học Pháp với Thiền sư Hạo ở Ngọc Tuyền, Thiền sư Tín ở Kim Loan, Thiền sư Triết ở Đại Qui, Thiền sư Tổ Thiền sư Độ Liễm ở Đông Lâm, Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng Long, trong đó TS Tổ Tâm có lời dự tri về cuộc đời của ngài rằng: "Ngày sau một tông Lâm Tế sẽ thuộc về con vậy".

Sau cùng, Ngài đến yết kiến thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ trình hết những hiểu biết của mình đã tu học lâu nay, nhưng TS Pháp Diễn không chấp nhận mà chỉ dùng những lời nói thô tục không theo kinh điển, nên ngài tức giận bỏ đi.  Thiền sư Pháp Diễn cảnh báo ngài "Đợi khi ông mắc bệnh nặng rồi mới nghĩ đến ta".


Ngài Khắc Cần Phật Quả tới Kim Sơn, bị bệnh thương hàn nặng thì nhớ tới lời của thiền sư Pháp Diễn. Khi hết bệnh, ngài trở lại thiền sư Pháp Diễn và được cho làm thị giả để có cơ hội học pháp.

Nữa tháng sau, có Quan Ngự Sử Đề Hình hưu trí trở về đất Thục, ghé vào thăm TS Pháp Diễn và hỏi đạo. Ngài Khắc Cần ngộ đạo nhờ cuộc đối đáp giữa Sư Phụ Pháp Diễn và vị quan Ngự Sử này.

Thiền sư Pháp Diễn hỏi: "Đề Hình thuở thiếu niên có từng đọc Tiểu Diểm thi chăng? " Trong đó có hai câu thơ gần nhau:

"Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự
Chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh"

Dịch nghĩa:

“vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,
Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh”.

Sư phụ giải thích: 2 câu thơ này TS Pháp Diễn đọc lại từ trong câu chuyện xưa để trắc nghiệm tánh thấy của ông Đề Hình. Chuyện là ngày xưa có đôi vợ chồng mới cưới, nhưng vì lễ giáo phong kiến ràng buộc, nên dù là vợ chồng mà không được ở bên nhau để tâm sự. Chàng thì mãi miết ở thư phòng để ‘sôi kinh nấu sử’, chờ ngày ứng thí; nàng thì phải hầu hạ mẹ chồng, làm phận sự con dâu. Chàng nhớ nàng đến trước phòng hoa chúc mà ngại ngùng không dám gõ cửa. Nàng ở trong phòng dù rất muốn được gặp chồng mà cũng dám mời vào. Trong tình cảnh ấy, nàng chợt nghĩ ra một cách, gọi cô hầu Tiểu Ngọc làm việc này việc kia, rằng “Tiểu Ngọc! Lấy giúp ly nước, lấy cái trâm cài"..… Việc sai Tiểu Ngọc làm việc chỉ là cái cớ để cho chàng ở ngoài cửa kia biết rằng mình đang ở trong phòng. Cho nên, tất cả những tiếng gọi Tiểu Ngọc ơi, Tiểu Ngọc hỡi chỉ là muốn nói “Chàng ơi! Thiếp đang ở trong phòng đây nè!”. Câu chuyện ấy đã được viết thành bài thơ nổi tiếng có tựa đề là “Tiểu Diễm thi”:



Kính mời xem tiếp





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2021(Xem: 21034)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
04/03/2021(Xem: 12287)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vương bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bổng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.
30/06/2020(Xem: 12533)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
16/01/2020(Xem: 12500)
Càng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…
20/07/2018(Xem: 3078)
Tự Cấp Cứu khi Lên Cơn Đau Tim thình lình không người giúp đở
27/02/2018(Xem: 24392)
Slideshow: Tu Viện Quảng Đức Mừng Xuân Mậu Tiuất 2018, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng; nhiếp ảnh: Bình Phong, Thiện Hưng, Thục Đức, www.quangduc.com
15/12/2017(Xem: 136252)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
23/06/2014(Xem: 15507)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]