Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Cư Sĩ Bàng Long Uẩn

12/10/202118:52(Xem: 14006)
36. Cư Sĩ Bàng Long Uẩn
185_TT Thich Nguyen Tang_Cu Si Bang Long Uan




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài 185 về Cư Sĩ Bàng Long Uẩn ( 740-808 ), Ngài là một cư sĩ Thiền tông , ngộ đạo nổi tiếng trong Phật giáo thời nhà Đường, đời thứ ba sau Lục Tổ Huệ Năng .

Sư Phụ có kể ở Cư Sĩ Bàng Long Uẩn được so sánh như Cư Sĩ Duy Ma Cật bên Ấn Độ, đặc biệt quê hương Việt Nam cũng có 1 Cư Sĩ nổi tiếng, đó là Cụ Lê Đình Thám (1897-1969), ông vừa là bác sĩ và vừa là giáo thọ sư, giảng dạy Phật học cho Tăng Ni tại trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân (Huế), ông có nhiều tác phẩm Phật học, trong đó nổi bật nhất là bản Việt dịch Kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Cư Sĩ Bàng Long Uẩn người tỉnh Hồ Nam, là nhà nho chuyên nghiệp, thanh đạm. Ngài đọc kinh sách Phật và thấy giáo lý Phật tuyệt vời . Ông để vợ con ở nhà và lên đường tìm chân lý. Ngài tìm đến Sư Phụ Hy Thiên Thạch Đầu đảnh lễ và đặt câu hỏi: "người không cùng muôn pháp làm bạn thì làm gì ? "

Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu lấy tay bụm miệng ông, ông bổng nhiên tĩnh ngộ. TS Thạch Đầu gật đầu hứa khả.


TS Thạch Đầu hỏi Ngài muốn làm cư sĩ hay muốn phát tâm xuất gia, tập sự từ ba tháng đến một năm , Sư phụ mới quyết định. Ngài xin Sư Phụ cho Ngài theo sở nguyện không cạo tóc xuất gia. Ngài ở lại chùa của TS Thạch Đầu tu . Ngài làm tất cả chấp tác, gánh nước ,bữa củi...và luôn giữ Chánh Niệm trong công việc .


Sau đó Ngài từ biệt đến tham vấn Thiền Sư Mã Tổ đảnh lễ và cũng đặt cùng câu hỏi "người không cùng muôn pháp làm bạn thì làm gì ?".
Thiền Sư Mã Tổ trả lời :"đợi ông hút hết nước sông Giang Tây ta mới trả lời".
Ngài ngộ được yếu chỉ sâu hơn với Tổ Thạch Đầu và ở lại tu hai năm.

Sau khi đốn ngộ , Ngài về nhà, đem hết của cải ra sông Tương đổ bỏ xuống hết . Sư Phụ có giải thích ý nghĩa sự buông bỏ hết tài sản là tận trừ gốc rể của lòng tham của sanh tử luân hồi. Con trai và con gái không lập gia đình, cả nhà cùng hội họp để bàn lý Vô Sanh. Đây là bài kệ nói về đời sống của gia đình cư sĩ Bàng Long Uẩn:


Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 32281)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
09/04/2013(Xem: 6636)
Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
08/04/2013(Xem: 5421)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 2784)
Bước chân bỡ ngỡ, đời hoang lạnh, vai trần gánh nặng buổi sương mai, nghe trong hơi gió, hồi chuông sớm, giật mình tỉnh giấc, mộng bay bay, lung lay nhật nguyệt, là bồ đề, . . .
08/04/2013(Xem: 2986)
Này Yasodhara, lòng ta đã quyết định từ nay, xin giã biệt có bên nàng, tình ta quá nhỏ bé, sắc đẹp kia, rồi sẽ có ngày tàn, ánh mắt đó, rồi cũng mờ dần . . .
29/03/2013(Xem: 4778)
Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá. Tội đậu xe lại, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]