Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kể chuyện chiêm bao

16/02/201115:25(Xem: 4089)
Kể chuyện chiêm bao

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Kể chuyện chiêm bao

Nhắc tới chiêm bao, bỗng dưng tôi muốn thố lộ chuyện mộng mị của mình. Ừ, thì coi như góp chút vui cùng huynh đệ vậy!

Những năm gần đây, chính xác là kể từ khi lên thành phố học, trong giấc ngủ, tôi thường chiêm bao thấy về chùa cũ, ngôi chùa của tuổi ấu thơ, nơi tôi chập chững bước vào cửa Phật. Ồ! Xin đừng hiểu lầm. Thuở ấy, tôi chỉ quy y làm Phật tử tại gia thôi chứ chưa có xuống tóc tu ở chùa, dù mong muốn lắm.

Nhưng nghĩ cũng lạ! Tôi đã rời xa xóm cũ, giã biệt mái chùa thân yêu ngót 14 năm rồi mà chỉ những năm sau này tôi mới chiêm bao dồn dập. Nhiều lần tự hỏi, tôi có tơ tưởng gì đâu mà bảo là tìm về trong mộng mị? Thỉnh thoảng có nghĩ ngợi chút thôi, nhưng lẽ nào... lại là nhung nhớ?

Tôi vội quay về vùng kỷ niệm, bắt gặp cái nghĩa cái tình long lanh tấc dạ. Quả là “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”! Thiệt tình mà nói, hồi Sư trụ trì còn trụ thế thì tôi có về thăm, dù ít ỏi. Tôi chỉ thường xuyên hỏi thăm qua mấy thằng bạn ở gần nhà, cùng tới lui lên chùa lúc nhỏ. Nhưng sự quan tâm đó cũng đã thưa dần kể từ khi Sư về cõi Phật. Cảnh cũ người xưa giờ cũng đổi thay nhiều. Nghe nói, chùa bây giờ đã được trùng tu khang trang hơn.

Âu đó cũng là lẽ đương nhiên. Nhờ có vô thường mà mầm non mới đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết quả và em bé thơ ngây mới được lớn lên thành một thanh niên khỏe mạnh. Rồi từ không mà trở nên có, cũng như từ có trở thành không... tất cả cũng chỉ là mây bay gió thoảng. Ấy vậy mà tôi cứ chiêm bao thấy hoài một hình ảnh xa vời cũ kỹ, kỳ cục thiệt!

Mà biết đâu đó chẳng lại là “Bởi lòng tạc đá ghi vàng, tưởng nàng nên mới thấy nàng về đây” như Nguyễn Du mô tả tâm trạng chàng Kim Trọng?

Thưa không! Chiêm bao đến bất thình lình không qua miền nhớ. Mà không có nhớ thì làm gì có tưởng? Ô hay, phải nói thế nào đây bạn ạ, trong khi tất cả tưởng đều là nhớ, nhưng tất cả nhớ không hẳn đều là tưởng đâu! Thôi thì, cứ để tưởng-nhớ thong dong, có-không chẳng bận lòng, ta thử mon men làm cuộc kiếm tìm nguyên do của giấc mộng.

Quả thật, trong cuộc đời này, không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Ngài Trần Thái Tông nói:

“Ban ngày gắng sức cầu may
Đêm đến hóa ra mộng tưởng.”

(Nhật gian phí tận hãnh cầu
Dạ lý phiên thành đại mộng.)

Nếu không vướng mắc vào nguyên nhân gần ắt cũng dính dấp tới nguyên nhân xa. Cái gì cũng có lý do của nó!

Duy chỉ nhà thơ Xuân Diệu, muốn thách đố thế nhân hay sao mà vờ như ngơ ngẩn:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn?”

Chao ôi! Ông là người trong cuộc mà không biết “vì sao buồn” thì kẻ đứng bên ngoài như tôi đây cũng đành chịu bó tay.

May thay, Phật pháp dạy tôi biết cách lắng lòng nhìn lại. Mỗi ngày một chút tôi dành thời gian ngắm nghía lại chính mình, tập cười và tập thở. Bữa nào lơ đễnh, nhìn ngó mông lung thì coi như quờ quạng giữa dòng lộn lạo. Nhưng chắc nhờ sự tình uyển chuyển nên tôi mới thấy rõ được mình nơi vùng tiềm thức. A, đây rồi! Những kỷ niệm dưới mái chùa xưa dẫu tản mác đi nhiều, nhưng ký ức ngày đầu vào đạo vẫn vẹn nguyên hình bóng. Trong thẳm sâu tâm hồn, kìa, năm tháng cũ vẫn chói chang. Thế cho nên, dù hiện thời bụng dạ quá đỗi bình yên, tâm trí vô tư lự, nhưng đâu dám chắc chắn hình bóng xưa không len lén tìm về. Bởi nhìn phớt qua chẳng ai thấy được vi trần đeo bám.

Vậy thì, nó đến từ đâu?

Phần nhiều các bản văn Pali khi đề cập đến giấc mộng đều nhìn nhận rằng có bốn nguyên nhân dẫn đến giấc mộng:

1. Do thân thể không điều hòa.

2. Do tác động của những kinh nghiệm đã xảy ra trước.

3. Do trời người sanh ra.

4. Do linh tính báo trước.

Trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói có 5 nguyên nhân xảy ra những giấc mộng:

1. Nghĩ và sợ một điều gì đó có thực.

2. Một điều gì đã trở thành thói quen.

3. Tư duy và mong cầu một điều gì.

4. Những kinh nghiệm có từ trước.

5. Do quỷ thần báo cho biết.

Trong Luận Đại Trí Độ thì giải thích có phần rõ hơn: “Khi thân thể không điều hòa, nếu nhiệt độ cao quá thì mộng thấy lửa, thấy màu vàng, màu đỏ. Nếu nhiệt độ thấp quá thì mộng thấy nước, thấy màu trắng. Nếu phong khí nhiều thì mộng thấy bay bổng, thấy màu đen. Nếu suy nghĩ nhiều về những việc mình đã nghe, đã thấy thì giấc ngủ sẽ minh họa lại cảnh tượng ấy. Hoặc muốn biết những việc trong tương lai thì cũng phát sinh từ mộng.”

Như vậy thì rõ rồi, trong số những nguyên nhân đó chắc chắn có một nguyên nhân làm nên giấc chiêm bao dai dẳng của tôi. Mà dường như, tôi thấy mình cũng có dự phần ít nhiều trong cái gọi là nguyên nhân vi tế hiện tiền. Vì theo lý giải của ngài Phật Âm trong Luận giải kinh Tăng Chi thì: “Khi một người nằm mộng, tâm người ấy không có chánh niệm, chưa được thuần hóa, chưa được nhiếp phục, còn nhiều vọng động. Con người thường hồi tưởng lại giấc mộng khi chúng là những điềm mộng lành hay dữ, còn những giấc mộng xuất hiện một cách tự nhiên, không thuộc hai phạm trù trên thì sẽ không còn lưu lại trong ký ức.”

Trong Luật tạng Nam truyền, đức Phật dạy Tôn giả A-nan rằng: “Khi một người ngủ mà tâm không chánh niệm, còn dao động, còn ô nhiễm thì giấc mộng dữ sẽ xuất hiện trong giấc ngủ của người ấy.”

Cũng may, những giấc chiêm bao này không phải là ác mộng!

Ồ! Còn giấc chiêm bao cũ rích sau đây thì thế nào? Dĩ nhiên, tôi cũng biết được luôn đầu mối của nó.

Mười mấy năm nay, kể từ ngày xuất gia tu học, tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình bay bổng trong hư không. Dễ dàng, lẹ làng hết sức. Chỉ cần nhún nhẹ một cái thôi là tôi đã vọt tuốt lên trên ngọn cây rồi. Và cứ thế mà bay lơ lững khắp nơi, ngang qua xóm làng, núi rừng sông suối, vượt cả tỉnh thành, biên giới quốc gia mà không hề biết chỗ đó là ở đâu, thuộc đất nước nào. Vừa bay, vừa biết là cơn mộng mị mà vẫn cứ muốn bay hoài. Lạ lẫm!

Có khi giựt mình thức giấc, thấy đêm chỉ quá nửa, tôi liền đánh tiếp tập hai, kéo dài cơn mộng mị, thích thú. Than ôi! Biết là chiêm bao mộng mị mà tôi cứ thích đùa, lại còn tự an ủi, chiêm bao nhắm mắt không đến nỗi nào, chiêm bao mở mắt mới thành có chuyện.

Ông Nguyễn Công Trứ nhận định:

“Ôi! Nhân sinh là thế
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.”

Còn tôi thì sao? Tranh thủ “nồi kê chưa chín”, nhắc chút chuyện mình, quanh đi quẩn lại vẫn không ngoài lời Trần Thái Tông đã nói: “Đáo xứ mộng, trung thuyết mộng”, rốt cuộc chỉ là người trong mộng nói chuyện mộng không hơn không kém. Boong... boong...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4435)
Đường lên Tây Tạng. - Trình bày: Jordan Thiện, An Lạc & Nhất Tâm
09/04/2013(Xem: 13233)
Một sự tình cờ mà cũng là một cơ duyên khiến chúng tôi được gặp Thầy Huyền Diệu hai lần tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2002. Thầy là người kín đáo trong giao tiếp và xem ra không muốn được người khác chú ý hay nhắc nhở tới mình.
09/04/2013(Xem: 7641)
Kính lễ Đức Thế Tôn. - Ví tính: Chúc Khâm Giác Anh Trình bày: Trúc Giang - Trúc San - Quảng Thanh
09/04/2013(Xem: 4192)
Nhìn qua cửa sổ, cái hồ còn dày đặc sương mù, thỉnh thoảng cơn gió thổi qua, rượt bắt, xua đuổi sương dạt về một hướng, hiện rõ trên mặt hồ những cơn sóng nhỏ, mỏng cánh như từng thìa nước. Sóng nhấp nhô, chơi vơi, nối lìền, từng đợt nầy kết nối với đợt sóng khác.
09/04/2013(Xem: 5019)
May mắn làm sao, hôm đó chúng tôi có dịp đi chùa Thầy vào đúng ngày mồng một. Mùa thu xứ Bắc, trời không một chút nắng, thỉnh thoảng có mưa lâm thâm. Người miền Nam ra Bắc chỗ nào cũng muốn đi, muốn đến.
09/04/2013(Xem: 4854)
Chùa Thầy tên chữ là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn – huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý, Thiền sư Từ Ðạo Hạnh.
09/04/2013(Xem: 4589)
Aurangabad, Ấn Độ – Nếu bạn nghĩ rằng thời trang chỉ dành cho quần áo thì bạn nhằm rồi. Các hang động tráng lệ Ajanta và Ellora cách thành phố Aurangabad không xa lạ một trong số những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất vào thời gian Ấn Độ giành được độc lập.
09/04/2013(Xem: 5045)
Về Lumbini, khách hành hương thường đi từ Ấn Độ sang sau khi đã thăm viếng các thánh địa Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Sarnath (vườn Lộc Uyển), Kausinara (Câu Thi La), vì Nepal có chính sách visa miễn phí cho các du khách chỉ ở trong vòng 3 ngày. Các công ty du lịch tận dụng điểm này để tiết kiệm chi phí.
27/01/2013(Xem: 5711)
100 địa danh du lịch nổi tiếng ở Pháp Quốc
01/01/2013(Xem: 3418)
New Delhi (phiên âm Việt ngữ Tân Đề Li) là tên của thủ đô nước Ấn Độ ngày nay. New Delhi có nghĩa là Delhi mới. Đã có mới ắt phải có cũ. Và chỉ khi sang Ấn Độ, sống ở thành phố này trong 3 ngày tôi mới biết có một khu gọi là Old Delhi (Cựu Đề Li). Và cả Old Delhi lẫn New Delhi nằm trong phần đất có tên là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia (National Capital Territory of Delhi).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567