Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Cư, mùa nạp năng lượng nhiều phước đức

07/07/201612:55(Xem: 9270)
An Cư, mùa nạp năng lượng nhiều phước đức

 AN CƯ

MÙA NẠP NĂNG LƯỢNG nhiều PHƯỚC ĐỨC

“Vui thay Đức Phật ra đời

Vui thay Giáo Pháp khắp nơi hoằng truyền

Vui thay Tăng chúng đoàn viên

Vui thay Tứ chúng phát nguyền cùng tu”

Còn niềm vui nào hơn, khi sau những ngày toàn nhân loại hân hoan, nô nức đón mừng ngày Phật Đản Sanh, thì tiếp theo là Mùa An Cư của Tăng Già, một “Mùa nạp năng lượng” đầy an lạc, giải thoát, vì “    Nếu Hạ lạp trang nghiêm đời Tu sĩ, thì An cư là năng lượng dẫn đến Đạo Bồ Đề”

Đúng vậy! Sau chín tháng Phật sự, lo hoằng Pháp lợi sanh, lập hạnh Bồ Tát, phải “hòa quang đồng trần”, “tùy duyên” tiếp xúc với cuộc đời, có nhiều lúc phải hướng ngoại tìm cầu, cũng phải nhiều lo toan, tính toán, đối diện với biết bao nhiêu chuyện “thị phi”, thịnh suy hưng phế, có bao nhiêu năng lượng đều đã đem ra để sử dụng hết, nếu không có thời gian dừng lại, chắc là cũng khá nhiều mệt mỏi. Cổ Đức vấn: “Đa trí đa sự, bất như tức ý, đa lự đa thất, bất như thủ nhất. Lự đa chí tán, trí đa tâm loạn, tâm loạn sanh não, chí tán phương đạo. Anh hiền tài nghệ, thị vi ngu tệ, nhứt kỳ nhất năng, nhứt hạ cô đăng, nhứt năng nhứt kỳ, không trung văn nhuế”. Nghĩa là: Người mà hiểu biết nhiều, việc nhiều không bằng người chấm dứt, nghĩ ngợi lo nhiều thì mất nhiều, không bằng người chuyên nhất. Vì lo nhiều thì không tập trung tâm trí, biết nhiều thì rối loạn tâm tư. Tâm tán loạn thì sanh phiền não, ý chí phân tán, có hại cho đạo nghiệp. Những người anh tài trong thế gian, đối với đạo là những kẻ ngu tệ, bởi cái hay cái tài ấy, như ngọn đèn dưới mặt trời, như mòng muỗi giữa hư không”… (Sa Di lược giải- Q.hạ, đệ bát).                 

Ba tháng An Cư là dịp để Chư Tôn Đức có cơ hội “dừng lại, hồi quang phản chiếu” với chính mình, dành thời gian để ngồi xét nét lại từng suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình, hầu trau giồi Giới Định Tuệ, sám hối hoàn thiện bản thân, giúp tam nghiệp hằng thanh tịnh sẵn sàng cho việc nạp lại năng lượng.

Trong thời gian An Cư, Chư Tôn Đức thực hành theo lời Phật dạy: “… này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ…sống quán tâm trên tâm…sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỳ-kheo, đây là chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình ”. (Kinh Con chim Ưng, Tương Ưng Bộ). Khi An Cư là chúng ta đang đi đúng trong hành xứ của mình, lúc đó ta an nhiên tự tại, không sợ ma chướng quấy nhiễu, không bị các thế lực xấu hãm hại.

An Cư trong Trường Hạ có “đức chúng như hải” có thời khóa rõ ràng và miên mật, sẽ có nhiều thời gian cho thiền định, trì tụng giới luật, trao đổi Phật Pháp và chia sẻ cho nhau những trải nghiệm trong quá trình hoằng pháp lợi sanh, cũng như chỉ lỗi, làm đẹp cho nhau qua việc “tự tứ” và lạy Phật sám hối. An Cư cũng là thời gian Chư Tôn Đức “cày ruộng”:

Như Lời Phật dạy Trong Kinh Nikàya  NGƯỜI CÀY RUỘNG

Một thời, Thế Tôn ở Magadha, tại làng Ekanàlà. Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, Bà la môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt khoảng năm trăm lưỡi cày, đang phân phát đồ ăn cho nhân công thì Thế Tôn đi đến.

Bà la môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng khất thực, liền nói:

Này Sa môn, tôi cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Còn ông, ông có cày và gieo mạ không, nếu không thì lấy gì ông ăn?

Này Bà la môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn.

Nhưng chúng tôi không hề thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cày, cây gậy hay các con bò của ông. Ông nói là nông phu nhưng không hề thấy ông cày cấy. Hãy nói cho chúng tôi biết là ông thực sự có cày cấy?

Này Bà la môn: Lòng tin là hạt giống, khổ hạnh là mưa móc, trí tuệ đối với ta là cày và ách mang, tàm quý là cán cày, ý căn là dây cột, chánh niệm đối với ta là lưỡi cày, gậy đâm….đưa ta tiến dần đến, an ổn khỏi ách nạn, đi đến không trở lui, chỗ ta đi không sầu. Như vậy cày ruộng này, đưa đến quả bất tử, sau khi cày ruộng này, mọi đau khổ được giải thoát. ( Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ phần Cày ruộng, VNCPHVN ấn hành 1993, tr.377)

Qua bài Kinh nầy, Đức Thế Tôn đã khẳng định rõ lập trường rằng, Ngài và những đệ tử của Ngài là những người lao động chân chính. Thành quả lao động của Thế Tôn và đệ tử của Ngài là hoàn thiện tự thân, giải thoát giác ngộ đã ảnh hưởng tích cực đến xã hội, tuy không tham gia sản xuất ra vật chất, nhưng là “siêu kỹ sư tâm hồn” sản xuất ra những Thánh nhân, những người tốt, góp phần xóa bỏ giai cấp, tạo tự do bình đẳng, phát triển nền ‘nhân bản’ hướng thiện giúp ổn định và phát triển xã hội. Cũng giống như các nhà bác học, bác sĩ, kỹ sư, tuy không trực tiếp sản xuất, nhưng là những người vận dụng trí óc, phát minh, xây dựng, giúp ích hoàn thiện xã hội, hay nhà văn viết và chia sẻ những điều hay tốt cho nhân loại được tốt hơn, giáo viên là những “kỹ sư tâm hồn” dạy cho người biết chữ, sản xuất ra “người trí thức” phụng sự xã hội, đấy không phải là những người “cày cấy” âm thầm đầy vinh quang và cao đẹp hay sao!

Tuy không cày ruộng và gieo mạ nhưng Ngài và đệ tử của Ngài hằng ngày, đặc biệt trong mùa An Cư, vẫn là một nông phu thực thụ và đã cày xới đất tâm, gieo trồng hạt giống Thánh nhân và gặt hái được hoa trái giải thoát.

Gia tài Giáo Pháp của Ngài đã giúp cho xã hội hiện nay có được hướng đi, giải thoát khỏi những khổ đau nhân thế, góp phần ổn định xã hội và xây dựng hòa bình thế giới. Như lời của  Albert Einstein: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"

Đó không phải là kết quả của sự “cày cấy” nhiều lợi ích của Đức Phật và các Đệ Tử của Ngài trong quá khứ, cho hiện tại và tương lai hay sao?

Ngày nay, khi Phật Giáo được Liên Hiệp Quốc tôn vinh, mọi người khắp thế giới đang quy hướng về, người tu Phật mỗi ngày một nhiều, sự dâng cúng của Phật Tử mỗi ngày càng hậu hĩ, thì trách nhiệm của Tăng Già lại càng nặng nề thêm. Tuy nhiên, hàng đệ tử xuất gia phải thực hiện đúng theo tinh thần “Tam đề ngũ quán”, mới “không mắc nợ của đàn na tín thí” nếu không hoàn thiện sứ mạng của mình thì rõ ràng không xứng đáng và không có quyền thọ nhận bất cứ sự dâng cúng nào.

Vì thế, trong mùa An Cư, mùa “thanh bần lạc đạo”, sống đơn giản “phước sanh ư kiệm”, mùa của sự hòa hiệp, tôn kính, “đức sanh ư khiêm”, mùa thể hiện lòng từ bi, mùa tam nghiệp hằng thanh tịnh, mùa “nạp năng lượng”, mùa “cày xới, tưới nước, bón phân, chăm bón” với phước đức đầy đủ của Chư Tôn Đức, ruộng phước đầy phù sa đang sẵn sàng, hàng Phật Tử tại gia hãy tranh thủ gieo cấy giống vào, bảo đảm sẽ có được một mùa bội thu, bằng cách tòng hạ tu tập, công quả, tứ sự cúng dường cho Thế Tôn và những đệ tử giới đức, đạo hạnh là nghĩa vụ đồng thời cũng là một cách vun bồi, nâng cao phước báo cho tự thân.

An Cư có nhiều lợi ích, nên rất cần thiết, phải duy trì và thực hiện nghiêm túc. Bài Kinh “Người Cày Ruộng” tuy đã lâu, nhưng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, là bài học quý báu để Tăng tín đồ Phật tử cùng suy gẫm nhằm thường An Cư, cúng dường và hộ trì cho các Đạo Tràng An Cư, sống và tu tập ngày một tinh tấn hơn, phải đạt được cứu cánh An Lạc, Giác Ngộ, Giải Thoát, hầu khỏi cô phụ ân Phật và lòng tin của mọi người.

 

Nếu hạ lạp trang nghiêm đời Tu sĩ

Mùa An Cư năng lượng đến Bồ Đề

Hằng thanh tịnh trở về đúng nơi quê

Ruộng Phước Đức Phật tử năng gieo cấy.

 

Kỷ niệm mùa An Cư năm Bính Thân – 2016

Trường Hạ Quảng Đức, Melbourne, VIC, Australia

Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/12/2024(Xem: 3233)
Trung tâm sinh hoạt này rộng rãi, được bao bọc bởi rừng cây mát mẽ, môi trường thiên nhiên trong sạch. Cách phi trường Adelaide 30 phút lái xe và cách chùa Pháp Hoa 40 phút. Hệ thống phòng ngủ, vệ sinh và những khu vực sinh hoạt ngoài trời rất đầy đủ và tiện nghi. THAM GIA KHÓA TU: *Quý Phật tử tham gia khóa tu nên đăng ký nơi ngôi chùa mình đang sinh hoạt hoặc đăng ký trực tiếp với ban tổ chức qua email: [email protected]. *Các học viên ở ngoài tiểu bang Nam Úc xin hoan hỷ mua vé máy bay đến phi trường Adelaide từ sáng đến trước 3:00pm ngày 25-12-2024. Tất cả sẽ được BTC đón tại phi trường và đưa về nơi Khóa Tu Học. * Ngày 30/12/24 mãn khóa, học viên sẽ được đưa ra phi trường sau 12:00pm và đến phi trường khoảng 2:00pm. Phật tử học viên nào đến và đi sớm hoặc trễ hơn thời gian nói trên, xin sử dụng phương tiện tự túc.
21/09/2024(Xem: 990)
Theo Tâm Thư của Tổng Vụ Từ Thiện Giáo Hội kêu gọi cầu nguyện và cứu trợ nạn nhân bị Bão Lụt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, làm cho hàng trăm người bị tử vong, mất tích, hàng triệu người sống trong cảnh hoang tàn đổ nát màn trời chiếu đất. Tin mới nhất cho biết toàn siêu bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt mạng và mất tích cho 201 người (143 người thiệt mạng, 58 người mất tích). Các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, và Phú Thọ đều ghi nhận thương vong nghiêm trọng do thảm họa hậu bão Yagi.
03/04/2024(Xem: 2887)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
10/11/2021(Xem: 11798)
Kính gởi đại chúng chương trình Phật Pháp Online Liên Châu lần thứ 7 với chủ đề "Pháp Tùy Pháp Hành - Thực hành chánh Pháp" sẽ trở lại vào thứ 5, ngày 25 tháng 11 năm 2021. Kính mời đại chúng cùng tham dự. kính nhờ quý vị chia sẻ thông tin này để quảng kết thiện duyên.
06/07/2021(Xem: 6950)
Từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 04 tháng 7 năm 2021, Chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward đã tổ chức Khóa tu học mùa hè 2021 chủ đề: “Nuôi dưỡng niềm tin, tăng thêm sức sống.” Phật tử dự khóa tu ở nhiều độ tuổi, từ 08 tuổi đến 80 tuổi, tham gia nhiều nội dung tu học, sinh hoạt mỗi ngày từ 5g sáng đến 9g tối như sau: Tụng kinh: Lăng Nghiêm, Dược Sư, Cầu An – 21 biến chú Đại Bi, lễ bái Lương Hoàng Sám. Giảng pháp: Sư cô Tâm Thảo và Sư cô Phổ Châu. Sinh hoạt online “Xa mặt nhưng chẳng cách lòng”: Thượng tọa Từ Lực. Pháp đàm, kinh nghiệm tu học: Đại đức Pháp Cẩn, Sư cô Tịnh Minh, Sư cô Phổ Tường. Thiền trà: Sư cô Phổ Thanh Ngồi thiền Kinh hành niệm Phật Thể dục Thọ trai Khóa tu đã hoàn mãn vào ngày 04 tháng 7 năm 2021 trong sự hỷ lạc của đại chúng. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Võ Văn Tường Website: chuaviettoancau.com
04/03/2020(Xem: 40819)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
01/03/2020(Xem: 8929)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
31/12/2019(Xem: 18340)
Theo thông lệ hằng năm, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đã quy định Khoá An Cư Kiết Đông 10 ngày, được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry - Paris - Pháp quốc vào dịp đầu năm Dương Lịch. Thời tiết đã vào Thu, hoa lá đã chuyển màu, không mấy chốc nmùa Đông sẽ trở về trên xứ Âu Châu và thời gian chỉ còn hai tháng rưởi nữa là hết năm 2019. Bước qua năm 2020, nhưng đặc biệt Giao Thừa - Nguyên Đán Canh Tý sang năm rơi vào quý tuần tháng 01 năm 2020 tức là 24 & 25/01/ 2020. Cho nên Hội Đồng Điều Hành quyết định mở Khoá An Cư Kiết Đông bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2020 đến ngày 11 tháng 01 năm 2020, sớm hơn những năm trước, vì để thời gian cho các Bổn Tự chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Canh Tý.
25/11/2019(Xem: 6918)
Chùa Khánh Anh Evry vừa tổ chức viên mãn Khóa Tu Thọ Bát Quan Trai Giới từ ngày 22 đến 23 tháng 11 năm 2019, dưới sự hướng dẫn của ĐĐ. Thích Hạnh Giới, đến từ Tịnh Thất Viên Lạc, Đức Quốc. Mặc dù thời tiết cuối mùa thu cũng bắt đầu khá se lạnh nhưng khóa tu cũng đã quy tụ được 34 giới tử ghi danh tham dự từ đầu cho đến cuối khóa. Sau phần giải thích tận tường về ý nghĩa Tu Bát Quan Trai Giới và hướng dẫn các giới tử sám hối, thọ Bồ Đề Tâm Giới, Đại Đức đã truyền Bát Quan Trai Giới cho các giới tử để gìn giữ một ngày một đêm cho thật thanh tịnh nhằm kết duyên với Ngôi Tam Bảo và tạo công đức thù thắng, tu tập hạnh xuất gia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]