Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy sống trọn Ý nghĩa ngày Tự Tứ

05/06/201319:22(Xem: 4803)
Hãy sống trọn Ý nghĩa ngày Tự Tứ


ancu-quaduong-aa1
Theo truyền thống của Đức Phật và chư Tổ để lại, hằng năm sau ba tháng an cư kiết hạ, chư Tăng, Ni phải tiến hành buổi lễ Tự Tứ. Ngày thực hiện lễ này được gọi là ngày Phật hoan hỷ, vì tất cả đệ tử đều đã tu hành tinh tấn, những khuyết phạm đều được sám trừ, đạo quả có cơ thành tựu. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa, giữ gìn và phát huy tinh thần cao đẹp đó.

Tự Tứ là tiếng Trung Hoa, được dịch từ tiếng Phạn Pavarana. Tự: là tự mình, Tứ :là cho phép, mặc tình, còn gọi là Tuỳ ý- tuỳ sự. Vì vậy Tự tứ có thể chuyển dịch là thỉnh cầu, thỉnh nguyện.

Buổi lễ Tự tứ được cử hành mỗi năm một lần tại một đạo tràng tu tập, vào ngày cuối cùng của muà an cư, kiết hạ, Theo hệ Bắc Tông thì hầu hết là tổ chức vào ngày rằm háng bảy, ngày Phật hoan hỷ, ngày xá tội vong nhân. Theo một số Tu viện và Thiền viện tại Việt nam thì gọi là Thỉnh nguyện và hằng tháng được tiến hành hai lần vào hai ngày sóc vọng, thay cho Bố tát.

Tại các đạo tràng an cư kiết hạ, trước buổi Tự tứ, toàn thể chư Tăng đả tiến hành lạy sám hối, thường là lạy Tam thiên hay Vạn Phật, liên tục trong những ngày cuối hạ, với mục đích là giải trừ cho hết nghiệp chướng, để được hoàn toàn thanh tịnh mà bước vào buổi lễ Tự tứ cho được khinh an.

Trong phần nội dung của buổi lễ Tự tứ là từng vị Tỳ kheo ra giữa đại chúng, tự thành khẩn nói lên những lỗi lầm của mình đã phạm, sau đó vì không tự nhận thấy hết được việc làm của mình, nên cần phải khẫn thiết thỉnh cầu chư Tôn đức và toàn thể đại chúng, hoan hỷ chỉ bảo cho mình biết thêm được những sơ sót, sai lầm, tội lỗi đã phạm, để sửa chữa và thành tâm sám hối. Nếu đạo tràng nào nhiều quá thì có thể chia thành nhiều chúng để thỉnh nguyện lần lượt với nhau.

Đây là hình thức, tự phê và tập thể nhận xét, phê bình một cá nhân, cá nhân đó rất hoan hỷ nhận khuyết điểm tõ ra hối tiếc và hứa nguyện, quyết tâm sửa chữa những điếu sai phạm. Nếu vị nào thật tâm tu hành, cần cho bản thân trở thành người toàn thiện, hầu nhẹ nhàng tiến bước trên con đường hướng đến giải thoát, giác ngộ, thì cũng nên tranh thủ thỉnh nguyện và hoan hỷ mà đón nhận những lời chỉ bảo của đại chúng, như vậy thì ta mới có cơ hội biết được khuyết điểm mà sữa chửa để mà tiến bộ và chứng tỏ được, là đã nhờ đại chúng mà bào mòn được bản ngả. Còn nếu ai không chấp nhận hay khó chịu, trong việc thỉnh nguyện đại chúng chỉ bảo, thì hảy xem lại việc tu hành chệch hướng, tội lỗi chất chồng và bản ngã đang lớn dần của mình.

Chính nhờ vào những dịp tự tứ đúng pháp, giúp nhau giử tròn giới luật đã thọ, với đầy đủ sự trang nghiêm và niềm hoan hỷ như thế nầy, mỗi cá nhân sẽ thấy, biết rõ được những lỗi lầm của mình, chân thành ghi nhận những chỉ bảo đầy tình thương của chư Tôn Đức mà tự hoàn thiện lấy bản thân, thanh tịnh được thân - khẩu - ý. Toàn đại chúng cũng qua đây mà tự soi rọi lại lòng mình để thanh lọc thân tâm được trong sạch, giới thể được vẹn toàn, ai ai cũng đều được gội rữa bởi những dòng suối thanh lương như vậy, lúc đó toàn thể đại chúng sẽ hoàn toàn thanh tịnh, đạo lực sẽ tăng trưởng rất mạnh, niềm giải thoát, giác ngộ, và ý nguyện độ sanh đang tràn vào cho từng vị để có được đầy đủ năng lực mà tiếp tục con đường hoằng pháp lợi sanh. (Bà Thanh Đề cũng đã nhờ thần lực của mười phương Tăng trong ngày Tự tứ nầy mà thoát được cảnh khổ đau nơi hầm lửa chốn địa ngục).

Được như vậy Đức Phật rất là hoan hỷ, từng mỗi vị Tỳ kheo Tự tứ sẽ cảm nhận được niềm hỷ lạc vô biên đang trào dâng trong tâm thức.

Thật là một buổi lễ với đầy đủ ý nghỉa cao đẹp và nhiều lợi ích. Rất mong những trưởng tử Như lai luôn thực hiện đúng pháp, tức là phải thành khẫn tự phê và thỉnh nguyện được chỉ lỗi, kính nhờ đại chúng trang điểm làm đẹp lại cho mình, sau đó chân thành sám hối để trở thành người toàn thiện. Phải dành nhiều thời gian tiến hành buổi lễ nầy, để không khí được thỏa mái mà phấn khởi lắng nghe và chỉ bảo cho nhau, hoặc đọc lại những giới luật đã thọ, để quán chiếu lại tự tâm, mà chỉnh sữa cho được tốt, chứ không thể làm lấy lệ, qua loa, đọc theo những điều trong Giới Đàn Tăng đã ghi, một cách hình thức chiếu lệ, không thể hiện được sự thiết tha và một sự chuyển hoá nào trong tâm khảm.

Điều cấm kỵ là đừng biến ngày Tự tứ, thành ngày chạy tội, hoặc là phê bình, chỉ trích lẫn nhau, để rồi oán hận nẩy sinh, phiền não chất chồng gây tạo thành nhiều oan trái khác. Tự thân mang tội mà ảnh hưởng xấu cũng sẽ lan rộng, khiến tội lỗi cũng dẩy đầy theo sự ảnh hưởng xấu đã được lan rộng đó.

Ngày nay với xu huớng thiên về tu Phước nhiều hơn, của hàng Phật tử tại gia, luôn tận dụng mọi cơ hội tốt để gieo trồng phước báu, Tự tứ là ngày Tăng già sạch phiền não, ngày Phật hoan hỷ, khinh an, giải thoát, công đức vẹn toàn, là mảnh đất tốt nhất với nhiều phù sa, nên Phật tử rất muốn phát tâm gieo trồng, vậy hàng đệ tử xuất gia là trưởng tử Như Lai, phải lo hoàn thiện tự thân, để ruộng phước được sẳn sàng cho chúng sanh gieo cấy, cũng như nhắc nhở và hướng dẫn thêm việc tu Huệ, hầu xứng đáng với lòng quy hướng đó và phước báu được nhân lên, chứ không thể Tự tứ để rồi sau đó thọ dụng của tín thí cúng dường, mỗi vị về lại trụ xứ mà nếu chưa được Tự tứ đúng pháp! Thì sẽ là một gánh nặng nợ nần trên vai với tứ sự cúng dường và nghiệp chướng cũng đeo mang.

Xin hãy sống trọn vẹn và giử đúng ý nghỉa ngày Tự Tứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 8498)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
20/12/2011(Xem: 3900)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Ni tu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ, hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật.
01/09/2011(Xem: 6871)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni khôngđược phép du hành ra ngoài, mà phải trú tại một tự viện để tích cực tu học. Nếu có chuyện cần thiết, chỉ được phép xuất viện trong thời hạn không quá 6 đêm, rồi phải trở về chùa.
11/08/2011(Xem: 2851)
Mùa hạ năm nay, cũng như những năm trước, đoàn Phật tử chúng tôi lại có đủ phước duyên cúng dường “Bánh Hoan Hỷ” đến chư tôn thiền đức Tăng Ni tại một số trường hạ, trong đó có trường hạ Thiền viện Viên Chiếu. Xin được nhắc lại rằng tên của món bánh cuốn này do Ni sư Như Đức, trụ trì thiền viện đặt cho, vì Ni sư nhận thấy sự rất hoan hỷ của đoàn chúng tôi từ trong tâm thể hiện ra ánh mắt và nụ cười thật tươi của cả đoàn khi tráng bánh cuốn cúng dường. Chúng tôi cũng thích cái tên dễ thương đó.
17/07/2011(Xem: 7010)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệutập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư mùa mưa tại Rājagaha (Vương Xá) vì“thành Rājagaha đúng là nơi có tiềm năng về vật thực và có nhiều chỗ trú ngụ”.Trước khi an cư, các vị bỏ ra một tháng để sửa chữa nơi trú ngụ.
08/07/2011(Xem: 8706)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/06/2011(Xem: 11348)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
19/05/2011(Xem: 4182)
An cư nguyên là phương thức quy định từ xưa của Bà-La-Môn giáo Ấn Độ, về sau được Phật dùng làm chế độ quan trọng trong đời sống tu hành. Ngài Đạo Tuyên đời Đường giải thích về an cư như sau: “Thân tâm giữ lặng lẽ là An, ước định thời kỳ để ở là Cư. Ở chổ lặng lẽ để tư duy là quy tắc chơn chánh của đạo; lý phải tính từng ngày, gia công sách tấn”. (trích Phiên Dịch Nghĩa Tập).
07/02/2011(Xem: 20416)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
06/10/2010(Xem: 17416)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]