Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy sống trọn Ý nghĩa ngày Tự Tứ

05/06/201319:22(Xem: 4505)
Hãy sống trọn Ý nghĩa ngày Tự Tứ


ancu-quaduong-aa1
Theo truyền thống của Đức Phật và chư Tổ để lại, hằng năm sau ba tháng an cư kiết hạ, chư Tăng, Ni phải tiến hành buổi lễ Tự Tứ. Ngày thực hiện lễ này được gọi là ngày Phật hoan hỷ, vì tất cả đệ tử đều đã tu hành tinh tấn, những khuyết phạm đều được sám trừ, đạo quả có cơ thành tựu. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa, giữ gìn và phát huy tinh thần cao đẹp đó.

Tự Tứ là tiếng Trung Hoa, được dịch từ tiếng Phạn Pavarana. Tự: là tự mình, Tứ :là cho phép, mặc tình, còn gọi là Tuỳ ý- tuỳ sự. Vì vậy Tự tứ có thể chuyển dịch là thỉnh cầu, thỉnh nguyện.

Buổi lễ Tự tứ được cử hành mỗi năm một lần tại một đạo tràng tu tập, vào ngày cuối cùng của muà an cư, kiết hạ, Theo hệ Bắc Tông thì hầu hết là tổ chức vào ngày rằm háng bảy, ngày Phật hoan hỷ, ngày xá tội vong nhân. Theo một số Tu viện và Thiền viện tại Việt nam thì gọi là Thỉnh nguyện và hằng tháng được tiến hành hai lần vào hai ngày sóc vọng, thay cho Bố tát.

Tại các đạo tràng an cư kiết hạ, trước buổi Tự tứ, toàn thể chư Tăng đả tiến hành lạy sám hối, thường là lạy Tam thiên hay Vạn Phật, liên tục trong những ngày cuối hạ, với mục đích là giải trừ cho hết nghiệp chướng, để được hoàn toàn thanh tịnh mà bước vào buổi lễ Tự tứ cho được khinh an.

Trong phần nội dung của buổi lễ Tự tứ là từng vị Tỳ kheo ra giữa đại chúng, tự thành khẩn nói lên những lỗi lầm của mình đã phạm, sau đó vì không tự nhận thấy hết được việc làm của mình, nên cần phải khẫn thiết thỉnh cầu chư Tôn đức và toàn thể đại chúng, hoan hỷ chỉ bảo cho mình biết thêm được những sơ sót, sai lầm, tội lỗi đã phạm, để sửa chữa và thành tâm sám hối. Nếu đạo tràng nào nhiều quá thì có thể chia thành nhiều chúng để thỉnh nguyện lần lượt với nhau.

Đây là hình thức, tự phê và tập thể nhận xét, phê bình một cá nhân, cá nhân đó rất hoan hỷ nhận khuyết điểm tõ ra hối tiếc và hứa nguyện, quyết tâm sửa chữa những điếu sai phạm. Nếu vị nào thật tâm tu hành, cần cho bản thân trở thành người toàn thiện, hầu nhẹ nhàng tiến bước trên con đường hướng đến giải thoát, giác ngộ, thì cũng nên tranh thủ thỉnh nguyện và hoan hỷ mà đón nhận những lời chỉ bảo của đại chúng, như vậy thì ta mới có cơ hội biết được khuyết điểm mà sữa chửa để mà tiến bộ và chứng tỏ được, là đã nhờ đại chúng mà bào mòn được bản ngả. Còn nếu ai không chấp nhận hay khó chịu, trong việc thỉnh nguyện đại chúng chỉ bảo, thì hảy xem lại việc tu hành chệch hướng, tội lỗi chất chồng và bản ngã đang lớn dần của mình.

Chính nhờ vào những dịp tự tứ đúng pháp, giúp nhau giử tròn giới luật đã thọ, với đầy đủ sự trang nghiêm và niềm hoan hỷ như thế nầy, mỗi cá nhân sẽ thấy, biết rõ được những lỗi lầm của mình, chân thành ghi nhận những chỉ bảo đầy tình thương của chư Tôn Đức mà tự hoàn thiện lấy bản thân, thanh tịnh được thân - khẩu - ý. Toàn đại chúng cũng qua đây mà tự soi rọi lại lòng mình để thanh lọc thân tâm được trong sạch, giới thể được vẹn toàn, ai ai cũng đều được gội rữa bởi những dòng suối thanh lương như vậy, lúc đó toàn thể đại chúng sẽ hoàn toàn thanh tịnh, đạo lực sẽ tăng trưởng rất mạnh, niềm giải thoát, giác ngộ, và ý nguyện độ sanh đang tràn vào cho từng vị để có được đầy đủ năng lực mà tiếp tục con đường hoằng pháp lợi sanh. (Bà Thanh Đề cũng đã nhờ thần lực của mười phương Tăng trong ngày Tự tứ nầy mà thoát được cảnh khổ đau nơi hầm lửa chốn địa ngục).

Được như vậy Đức Phật rất là hoan hỷ, từng mỗi vị Tỳ kheo Tự tứ sẽ cảm nhận được niềm hỷ lạc vô biên đang trào dâng trong tâm thức.

Thật là một buổi lễ với đầy đủ ý nghỉa cao đẹp và nhiều lợi ích. Rất mong những trưởng tử Như lai luôn thực hiện đúng pháp, tức là phải thành khẫn tự phê và thỉnh nguyện được chỉ lỗi, kính nhờ đại chúng trang điểm làm đẹp lại cho mình, sau đó chân thành sám hối để trở thành người toàn thiện. Phải dành nhiều thời gian tiến hành buổi lễ nầy, để không khí được thỏa mái mà phấn khởi lắng nghe và chỉ bảo cho nhau, hoặc đọc lại những giới luật đã thọ, để quán chiếu lại tự tâm, mà chỉnh sữa cho được tốt, chứ không thể làm lấy lệ, qua loa, đọc theo những điều trong Giới Đàn Tăng đã ghi, một cách hình thức chiếu lệ, không thể hiện được sự thiết tha và một sự chuyển hoá nào trong tâm khảm.

Điều cấm kỵ là đừng biến ngày Tự tứ, thành ngày chạy tội, hoặc là phê bình, chỉ trích lẫn nhau, để rồi oán hận nẩy sinh, phiền não chất chồng gây tạo thành nhiều oan trái khác. Tự thân mang tội mà ảnh hưởng xấu cũng sẽ lan rộng, khiến tội lỗi cũng dẩy đầy theo sự ảnh hưởng xấu đã được lan rộng đó.

Ngày nay với xu huớng thiên về tu Phước nhiều hơn, của hàng Phật tử tại gia, luôn tận dụng mọi cơ hội tốt để gieo trồng phước báu, Tự tứ là ngày Tăng già sạch phiền não, ngày Phật hoan hỷ, khinh an, giải thoát, công đức vẹn toàn, là mảnh đất tốt nhất với nhiều phù sa, nên Phật tử rất muốn phát tâm gieo trồng, vậy hàng đệ tử xuất gia là trưởng tử Như Lai, phải lo hoàn thiện tự thân, để ruộng phước được sẳn sàng cho chúng sanh gieo cấy, cũng như nhắc nhở và hướng dẫn thêm việc tu Huệ, hầu xứng đáng với lòng quy hướng đó và phước báu được nhân lên, chứ không thể Tự tứ để rồi sau đó thọ dụng của tín thí cúng dường, mỗi vị về lại trụ xứ mà nếu chưa được Tự tứ đúng pháp! Thì sẽ là một gánh nặng nợ nần trên vai với tứ sự cúng dường và nghiệp chướng cũng đeo mang.

Xin hãy sống trọn vẹn và giử đúng ý nghỉa ngày Tự Tứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 17348)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
20/10/2012(Xem: 3894)
Vào thời Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn dưới sự hướng dẫn của Ngài, sau nhiều tháng mùa nắng đi HOÁ DUYÊN khắp nơi, đến 3 tháng mùa mưa ( mùa hạ )ở Ấn Độ, Đức Phật quy tụ tăng đoàn lại một trụ xứ để THÚC LIỄM THÂN TÂM , TRAO DỒI GIỚI ĐỊNH TUỆ gọi là AN CƯ KIẾT HẠ, . Vừa thể hiện lòng Từ Bi, vì sợ mùa mưa là mùa côn trùng sanh sôi nẩy nở, nếu Tăng đoàn đi ra ở ngoài nhiều sẽ giẫm đạp lên gây tổn mạng chúng, vừa thực hiện tinh thần Trí Tuệ vì có thời gian vân tập lại với nhau, để quán chiếu lại tự thân,
13/08/2012(Xem: 5080)
Mùa An cư ba tháng, một tháng đã trôi qua rồi, quý vị tự kiểm điểm lại xem đã làm được gì và hai tháng còn lại sẽ làm gì. Một năm Phật dành chín tháng để chúng ta đi giáo hóa, ba tháng an cư tĩnh tâm để trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực; vì chín tháng đi giáo hóa, tiếp cận với xã hội có nhiều điều phức tạp làm đạo tâm chúng ta bị sa sút. Thật vậy, khi đi giáo hóa gặp việc này việc khác, gặp người tin Phật, cũng gặp người chống phá Phật, khiến chúng ta phải đối phó, làm tâm Bồ-đề chúng ta bị suy yếu. Vì vậy chúng ta cần nuôi lại tâm Bồ-đề cho vững. Trong ba tháng an cư, chúng ta ngồi yên coi chín tháng mình đã làm gì, ở đâu, tiếp xúc với ai và cách đối phó của chúng ta có thích hợp với đạo hay không. Thích hợp với đạo là giữ được tâm thanh tịnh, còn không thích hợp với đạo thì phiền não sanh khởi, kiểm điểm lại thấy điều nào còn kém, phải sửa đổi.
23/07/2012(Xem: 5584)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
03/07/2012(Xem: 2679)
Mùa Hạ là mùa Chư Tăng Ni câu hội nơi một Đạo Tràng an cư, hạn chế ngoại duyên, thúc liễm tu tập. Thời gian này, Chư Tăng Ni khắp nơi trên thế giới đang an cư ở những trú xứ thích hợp. Đây là lần đầu tiên tôi đến tham dự Trường Hạ Bát Nhã do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ tổ chức với sự hiện diện của Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội cùng với 201 Tăng Ni trên khắp đất nước Hoa Kỳ, Canada và Việt Nam đồng về an cư.
24/06/2012(Xem: 9529)
Quay về nương tựa thắng duyên, Vào trong cửa Tịnh, lìa miền trần ô. Hòa trong thời khóa: “nam mô”, Vơi niềm tục lụy, chồi Bồ Đề sanh. Thích Minh Tuệ
23/06/2012(Xem: 6906)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
19/06/2012(Xem: 4217)
Một thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
19/06/2012(Xem: 5640)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
26/05/2012(Xem: 6215)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567