Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

GS Phan Huy Lê, cây đại thụ của nền sử học Việt Nam qua đời

23/06/201820:41(Xem: 5474)
GS Phan Huy Lê, cây đại thụ của nền sử học Việt Nam qua đời

GS Phan Huy Lê, cây đại thụ của nền sử học Việt Nam qua đời

Hơn 13h ngày 23/6, giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi. 

PGS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết giáo sư Phan Huy Lê ra đi lúc 13h06 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sau chuyến đi Trường Sa, thấy ông bị mệt, gia đình đưa vào bệnh viện khám. Bác sĩ kết luận ông bị bệnh tim, cùng với tuổi cao sức yếu nên đã qua đời.

Giáo sư Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu (Can Lộc, Hà Tĩnh). Hai dòng họ nội, ngoại của ông đều nổi tiếng khoa bảng với những danh nhân văn hóa lớn, như: Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy... Cụ thân sinh của ông là Phan Huy Tùng, tiến sĩ Nho học, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm.

Năm 1952, khi 18 tuổi, Phan Huy Lê rời gia đình ra học dự bị đại học ở Thanh Hóa. Sau đó ông dự định chọn học Toán - Lý, nhưng GS Trần Văn Giàu và GS Đào Duy Anh đã hướng ông vào học ban Sử - Địa, Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khi đi học, ông đã được các thầy giao làm trợ lý giảng dạy.

Những công trình nghiên cứu đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của ông là Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (1959), Đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn (1959), Lao động và làm thuê trong xã hội phong kiến Việt Nam (1959)…

Giáo sư Phan Huy Lê là Tổng chủ biên bộ Quốc sử Việt Nam. Ảnh: Viết Tuân

Giáo sư Phan Huy Lê là Tổng chủ biên bộ Quốc sử Việt Nam. Ảnh: Viết Tuân


Ông sau đó chuyển sang nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trận đánh lớn trong lịch sử dân tộc với nhiều công trình như: Khởi nghĩa Lam Sơn (1965); Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (1973), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc (1976), Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288 (1988)...

Từ giữa những năm 1970, Phan Huy Lê mở rộng sang nghiên cứu lĩnh vực văn hóa - truyền thống với các công trình tiêu biểu như: Truyền thống và cách mạng (1982), Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam (1988), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (3 tập, 1994, 1996, 1997), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống và hiện đại (2002)…

Ngoài thời gian giảng dạy chính ở Khoa Lịch sử, ông còn dạy ở nhiều trường đại học trong và ngoài nước như Đại học Paris VII (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)... Hàng nghìn học trò được ông đào tạo đã trở thành các chuyên gia nghiên cứu hang đầu ở Việt Nam.

Từ năm 1988, ông đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Năm 2015, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Hội, giáo sư Lê đề nghị thôi giữ chức Chủ tịch vì tuổi cao. Do tất cả đại biểu tham dự không tán thành, ông tiếp tục làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ nữa.

Sau đó, với tư cách Tổng chủ biên, ông dành toàn bộ tâm sức cuối đời để hoàn thành bộ Quốc sử Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay. Dự kiến, năm 2019 bộ Quốc sử hoàn thành.

GS Phan Huy Lê đã đưa ra nhiều quan điểm tiến bộ về sử học. Tháng 2/2017, tại trụ sở Ban Tuyên giáo Trung ương, GS Phan Huy Lê có bài thuyết trình khoa học Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam gây chấn động vì những quan điểm tiến bộ được công khai.

Ông đề xuất phương pháp tiếp cận mới để khỏa lấp những khoảng trống trong lịch sử Việt Nam lâu nay là: “Tất cả nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều là di sản của văn hóa Việt Nam, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa Việt Nam”.

Ông cũng đề xuất phải viết thật khách quan về lịch sử của thực thể chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo, các sự kiện cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm…

Là đại thụ của nền sử học Việt Nam, một trong tứ trụ của ngành sử học Việt Nam đương đại (cùng GS Hà Văn Tấn, GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm), ông Phan Huy Lê được phong học giáo sư năm 1980; nhà giáo nhân dân năm 1994; giải thưởng Nhà nước (2000); giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996); huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp (2002); danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn thuộc Học viện Pháp quốc (2011).

Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học (2016) vì những đóng góp xuất sắc cho nền sử học nước nhà.

Viết Tuân
https://vnexpress.net/

Phỏng vấn Giáo sư Sử học Phan Huy Lê về di sản văn hóa


Phỏng vấn giáo sư Phan Huy Lê về bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2013(Xem: 15436)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 12358)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 15463)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 7535)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 8651)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 21089)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 30248)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 8885)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8365)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]