Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bà Triệu (thơ)

15/12/201506:23(Xem: 22262)
Bà Triệu (thơ)

Trieu Thi Trinh
BÀ TRIỆU - Triệu Thị Trinh

 

- Tên thật: Triệu Thị Trinh, hoặc Triệu Thị Chinh, Triệu Trịnh Nương, còn có tên: Triệu Ẩu, Nhụy Kiều Tướng Quân, Lệ Hải Bà Vương.

- 19 tuổi, thu phục con voi trắng một ngà dữ dằn, phá hại mùa màng, giết hại dân lành. Chính con voi này Bà cỡi mỗi khi ra trận. Cũng năm 19 tuổi này, Bà đã vào rừng lập chiến khu tại Sơn Tùng, hàng ngàn tráng sĩ xin theo, học kỹ chiến thuật, rèn binh bày trận. Và chính nơi đây là Trung tâm cuộc Khởi Nghĩa vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc lần Thứ Hai.

- Bà tuẩn tiết ngày 21 tháng 02 năm Mậu Thìn 248 tại Núi Tùng, Thanh Hóa, lúc bấy giờ Bà mới 23 tuổi.

- Bà sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Nhưng về năm sinh, tôi xin đánh dấu hỏi ở đây: Nhiều sử sách bài viết đã ghi nằm trên tủ sách và online trên hệ mạng, rõ ràng rằng: "Triệu Thị Trinh - Bà Triệu (225-248)" ; Lại rõ ràng rằng: "Bà Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm 226 (Bính Ngọ)". Điểm này xin dành cho những bậc Thức giả và các nhà Sử học.

Trân trọng.

 

Nhớ về Bà Triệu nước ta

Nửa đầu thế kỷ thứ ba diệt Tàu

Tên Bà rực sáng minh châu

Thoi đưa không đổi sắc màu thời gian

Đọc kỹ sử sách rõ ràng

Truyền trao dấu ấn thiếp vàng điểm son

Vừa mới mười chín trăng tròn

Mà lưu đậm nét kiêu hùng tuyệt luân

Hăm ba đang độ thanh xuân

Mà lưu đậm nét non sông nước này

Sơn Tùng còn mãi xưa nay

Hàng năm Mở Hội tỏ bày nhớ ơn

Ơn Bà cao cả ngàn cân

Khắc ghi tưởng nhớ ân cần nêu gương

Cái gương Nữ Kiệt đường đường

Anh Thư Nước Việt phi thường mấy ai

Cái gương tuổi mới hoa cài

Hai ngàn năm sử không phai bụi mờ

Cái gương tuổi mộng ươm mơ

Mà cả Đất Nước phụng thờ ngưỡng tôn

Cái gương tuổi ngọc chưa tròn

Mà cả Dân Tộc bảo tồn truyền lưu

Sánh cùng quân tử trượng phu

Có trang oanh liệt Nữ Lưu Lạc Hồng

 

Tất cả cùng một lòng yên lặng

Tất cả cùng một dạ nhớ ghi

Từng chữ của Bà, ngân hà xao xuyến

Từng lời của Bà, vũ trụ ngất ngây

Con tạo ngưng lay

Con quay thôi động

Huống gì ếch nhái

Đáy giếng thổi bộng

Huống gì giun dế

Lải nhải lao chao

Vũ trụ thắp trăng sao

Thái hư soi tinh tú

 

Trên trái đất này, ai nổi bật nhất trong hàng nữ giới

Hiệp nhất đồng tình, đó là Nữ Kiệt Việt Nam

Khắp nhân loại này, ai oanh liệt nhất trong hàng nữ giới

Hiệp ý nhìn nhau, đó là Anh Thư Nước Việt

 

Hãy công bằng nói ra cho biết

Hãy công tâm nói thiệt cho nghe

Ô hay, truyền tụng thành vè

Sao không lên tiếng, e dè thế sao

Ô hay, tục ngữ ca dao

Mà không há biết, thảo nào mù u

Mù u mù ũ mù ù

Cho lòe chút sáng bớt ngu tối òm

Tối òm tối õm tối om

Con đom đóm thắp chập chờn đêm đen

Xin thêm chút nữa ánh đèn

Đèn dầu cũng quý vén rèm hoang vu

 

Xin mạn phép tuyên xưng ngôn tự

Xin chân thành tuyên đọc ngôn từ

Lời Bà Triệu trả lời Cha hỏi:

- "Lớn lên con sẽ làm gì?"

- "Thưa Cha,

Lớn lên, con đánh đuổi giặc

Như Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị"

Lúc 19 tuổi đẹp hơn son

Có người gạ hỏi việc chồng con

Bà nói:

"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh

Chém cá kình giữa Biển Đông

Đánh đuổi quân Ngô

Cởi ách nô lệ

Há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta ư."

 

Nhìn trông lên cả thái hư

Thử xem có đẹp được như thế này

Nhìn trông lên khắp trời mây

Thử xem vũ trụ tỏ bày nghe sao

Rằng, không có chỗ còn cao

Huống chi lởm chởm gió vèo tả tơi

Rằng, không còn chỗ tuyệt vời

Huống chi cát bụi lở bồi trần gian

Càn khôn ê ẩm khôn càn

Khó ghi khắc nổi son vàng Triệu Trinh

 

Đồng dao phát động

Rừng núi vọng vang:

"Có Bà Triệu tướng

Vâng lệnh Trời ra

Trị voi một ngà

Dựng cờ mở nước

Lệnh truyền sau trước

Theo gót Bà Vương."

 

Sá gì quân giặc Ngô

Hỡi Tàu phù Phương Bắc

Không mặt mày tái mét

Không bủn rủn tay chân

Sợ hớt hãi lượng phần

Trước uy phong lẫm liệt

Nghe tên Bà đã khiếp

Nhắc tên Bà đã run

Thấy bóng Bà rợn hồn

Tướng, Binh nhũn hơn bún

Thảng thốt vội vang câu:

"Hoành qua đương hổ dị

Đối diện Bà Vương nan"

Cầm giáo đánh hổ dễ dàng

Gặp Bà ơi hỡi vô vàn khó khăn

 

Ô kìa, ô kìa kìa

Hãy nhìn trông Bà Triệu:

Mặc giáp đồng, đồng sáng loáng

Cài trâm vàng, vàng hoàng kim

Mang guốc ngà, ngà Trinh Triệu

Cỡi voi trắng, trắng Triệu Trinh

Voi một ngà, uy quắc thước

Một mình Bà, vũ bão khinh

Xông pha ra ngoài chiến trận

Như đi vào chỗ không người

Khói lửa bụi bay mù mịt

Nhụy Kiều rực rỡ tinh khôi

Sá gì Bắc quân lang sói

Sá gì chồn cáo Ngô binh

Xâm thực bạo tàn đỉa đói

Thất điên bát đảo hồn kinh

Một trận dẹp tan quân giặc

Một trận sạch bóng quân thù

Bà Triệu oai phong lẫm liệt

Danh Bà truyền tụng thiên thu

 

Sơn Tùng tuẩn tiết đời Trinh Triệu

Hăm ba tuổi ngọc rạng Triệu Trinh

Núi sông lan tỏa hồn sông núi

Gấm vóc quê hương tuyệt bóng hình

Bà đi nhật nguyệt lung linh

Bà đi trời đất nghiêng mình tiếc thương

Sử vàng ghi khắc tấm gương

Ngàn năm chói lói tư lường thẩm sâu

Biển kia dù cạn biển dâu

Sông kia dù cạn trên đầu nguồn khô

Danh Bà tuyệt diệu như mơ

Xin ghi khắc mãi tôn thờ muôn năm

Tên Bà chạm ngọc thiếp vàng

Xin ghi trên khắp nẻo đường quê hương

Hình Bà muôn kính ngàn thương

Phụng thờ chiêm bái khói hương muôn đời

"Dù cho vật đổi sao dời"

Nhưng Bà còn mãi rạng soi vô cùng.

 

Ngày 14-12-2015

TNT Mặc Giang

Ý kiến bạn đọc
17/03/201912:21
Khách
Về năm sinh của Bà Triệu, tôi xin có ý kiến thế này:
Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa và hy sinh trong năm Mậu Thìn tức năm 248. Sử sách nói năm hy sinh, Bà 23 tuổi là theo cách tính tuổi ta, có tính đến tuổi mụ. Như vậy, theo cách tính thông thường, không có tuổi mụ thì Bà hy sinh năm 22 tuổi. Kết luận lại là Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ 226 là chính xác ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5870)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7658)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 141900)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11485)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6210)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7469)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24483)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23775)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6607)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]