Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bà Triệu (thơ)

15/12/201506:23(Xem: 18905)
Bà Triệu (thơ)

Trieu Thi Trinh
BÀ TRIỆU - Triệu Thị Trinh

 

- Tên thật: Triệu Thị Trinh, hoặc Triệu Thị Chinh, Triệu Trịnh Nương, còn có tên: Triệu Ẩu, Nhụy Kiều Tướng Quân, Lệ Hải Bà Vương.

- 19 tuổi, thu phục con voi trắng một ngà dữ dằn, phá hại mùa màng, giết hại dân lành. Chính con voi này Bà cỡi mỗi khi ra trận. Cũng năm 19 tuổi này, Bà đã vào rừng lập chiến khu tại Sơn Tùng, hàng ngàn tráng sĩ xin theo, học kỹ chiến thuật, rèn binh bày trận. Và chính nơi đây là Trung tâm cuộc Khởi Nghĩa vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc lần Thứ Hai.

- Bà tuẩn tiết ngày 21 tháng 02 năm Mậu Thìn 248 tại Núi Tùng, Thanh Hóa, lúc bấy giờ Bà mới 23 tuổi.

- Bà sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Nhưng về năm sinh, tôi xin đánh dấu hỏi ở đây: Nhiều sử sách bài viết đã ghi nằm trên tủ sách và online trên hệ mạng, rõ ràng rằng: "Triệu Thị Trinh - Bà Triệu (225-248)" ; Lại rõ ràng rằng: "Bà Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm 226 (Bính Ngọ)". Điểm này xin dành cho những bậc Thức giả và các nhà Sử học.

Trân trọng.

 

Nhớ về Bà Triệu nước ta

Nửa đầu thế kỷ thứ ba diệt Tàu

Tên Bà rực sáng minh châu

Thoi đưa không đổi sắc màu thời gian

Đọc kỹ sử sách rõ ràng

Truyền trao dấu ấn thiếp vàng điểm son

Vừa mới mười chín trăng tròn

Mà lưu đậm nét kiêu hùng tuyệt luân

Hăm ba đang độ thanh xuân

Mà lưu đậm nét non sông nước này

Sơn Tùng còn mãi xưa nay

Hàng năm Mở Hội tỏ bày nhớ ơn

Ơn Bà cao cả ngàn cân

Khắc ghi tưởng nhớ ân cần nêu gương

Cái gương Nữ Kiệt đường đường

Anh Thư Nước Việt phi thường mấy ai

Cái gương tuổi mới hoa cài

Hai ngàn năm sử không phai bụi mờ

Cái gương tuổi mộng ươm mơ

Mà cả Đất Nước phụng thờ ngưỡng tôn

Cái gương tuổi ngọc chưa tròn

Mà cả Dân Tộc bảo tồn truyền lưu

Sánh cùng quân tử trượng phu

Có trang oanh liệt Nữ Lưu Lạc Hồng

 

Tất cả cùng một lòng yên lặng

Tất cả cùng một dạ nhớ ghi

Từng chữ của Bà, ngân hà xao xuyến

Từng lời của Bà, vũ trụ ngất ngây

Con tạo ngưng lay

Con quay thôi động

Huống gì ếch nhái

Đáy giếng thổi bộng

Huống gì giun dế

Lải nhải lao chao

Vũ trụ thắp trăng sao

Thái hư soi tinh tú

 

Trên trái đất này, ai nổi bật nhất trong hàng nữ giới

Hiệp nhất đồng tình, đó là Nữ Kiệt Việt Nam

Khắp nhân loại này, ai oanh liệt nhất trong hàng nữ giới

Hiệp ý nhìn nhau, đó là Anh Thư Nước Việt

 

Hãy công bằng nói ra cho biết

Hãy công tâm nói thiệt cho nghe

Ô hay, truyền tụng thành vè

Sao không lên tiếng, e dè thế sao

Ô hay, tục ngữ ca dao

Mà không há biết, thảo nào mù u

Mù u mù ũ mù ù

Cho lòe chút sáng bớt ngu tối òm

Tối òm tối õm tối om

Con đom đóm thắp chập chờn đêm đen

Xin thêm chút nữa ánh đèn

Đèn dầu cũng quý vén rèm hoang vu

 

Xin mạn phép tuyên xưng ngôn tự

Xin chân thành tuyên đọc ngôn từ

Lời Bà Triệu trả lời Cha hỏi:

- "Lớn lên con sẽ làm gì?"

- "Thưa Cha,

Lớn lên, con đánh đuổi giặc

Như Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị"

Lúc 19 tuổi đẹp hơn son

Có người gạ hỏi việc chồng con

Bà nói:

"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh

Chém cá kình giữa Biển Đông

Đánh đuổi quân Ngô

Cởi ách nô lệ

Há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta ư."

 

Nhìn trông lên cả thái hư

Thử xem có đẹp được như thế này

Nhìn trông lên khắp trời mây

Thử xem vũ trụ tỏ bày nghe sao

Rằng, không có chỗ còn cao

Huống chi lởm chởm gió vèo tả tơi

Rằng, không còn chỗ tuyệt vời

Huống chi cát bụi lở bồi trần gian

Càn khôn ê ẩm khôn càn

Khó ghi khắc nổi son vàng Triệu Trinh

 

Đồng dao phát động

Rừng núi vọng vang:

"Có Bà Triệu tướng

Vâng lệnh Trời ra

Trị voi một ngà

Dựng cờ mở nước

Lệnh truyền sau trước

Theo gót Bà Vương."

 

Sá gì quân giặc Ngô

Hỡi Tàu phù Phương Bắc

Không mặt mày tái mét

Không bủn rủn tay chân

Sợ hớt hãi lượng phần

Trước uy phong lẫm liệt

Nghe tên Bà đã khiếp

Nhắc tên Bà đã run

Thấy bóng Bà rợn hồn

Tướng, Binh nhũn hơn bún

Thảng thốt vội vang câu:

"Hoành qua đương hổ dị

Đối diện Bà Vương nan"

Cầm giáo đánh hổ dễ dàng

Gặp Bà ơi hỡi vô vàn khó khăn

 

Ô kìa, ô kìa kìa

Hãy nhìn trông Bà Triệu:

Mặc giáp đồng, đồng sáng loáng

Cài trâm vàng, vàng hoàng kim

Mang guốc ngà, ngà Trinh Triệu

Cỡi voi trắng, trắng Triệu Trinh

Voi một ngà, uy quắc thước

Một mình Bà, vũ bão khinh

Xông pha ra ngoài chiến trận

Như đi vào chỗ không người

Khói lửa bụi bay mù mịt

Nhụy Kiều rực rỡ tinh khôi

Sá gì Bắc quân lang sói

Sá gì chồn cáo Ngô binh

Xâm thực bạo tàn đỉa đói

Thất điên bát đảo hồn kinh

Một trận dẹp tan quân giặc

Một trận sạch bóng quân thù

Bà Triệu oai phong lẫm liệt

Danh Bà truyền tụng thiên thu

 

Sơn Tùng tuẩn tiết đời Trinh Triệu

Hăm ba tuổi ngọc rạng Triệu Trinh

Núi sông lan tỏa hồn sông núi

Gấm vóc quê hương tuyệt bóng hình

Bà đi nhật nguyệt lung linh

Bà đi trời đất nghiêng mình tiếc thương

Sử vàng ghi khắc tấm gương

Ngàn năm chói lói tư lường thẩm sâu

Biển kia dù cạn biển dâu

Sông kia dù cạn trên đầu nguồn khô

Danh Bà tuyệt diệu như mơ

Xin ghi khắc mãi tôn thờ muôn năm

Tên Bà chạm ngọc thiếp vàng

Xin ghi trên khắp nẻo đường quê hương

Hình Bà muôn kính ngàn thương

Phụng thờ chiêm bái khói hương muôn đời

"Dù cho vật đổi sao dời"

Nhưng Bà còn mãi rạng soi vô cùng.

 

Ngày 14-12-2015

TNT Mặc Giang

Ý kiến bạn đọc
17/03/201912:21
Khách
Về năm sinh của Bà Triệu, tôi xin có ý kiến thế này:
Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa và hy sinh trong năm Mậu Thìn tức năm 248. Sử sách nói năm hy sinh, Bà 23 tuổi là theo cách tính tuổi ta, có tính đến tuổi mụ. Như vậy, theo cách tính thông thường, không có tuổi mụ thì Bà hy sinh năm 22 tuổi. Kết luận lại là Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ 226 là chính xác ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2017(Xem: 6447)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 6326)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
09/01/2017(Xem: 8807)
Châm là một thủ thuật điều trị bệnh bằng cách dùng các vật nhọn châm vào huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Thời thượng cổ thầy thuốc dùng đá nhọn để châm gọi là thạch châm về sau có sự cải tiến, kim châm được làm từ xương, từ đồng rồi sắt, sau đó là vàng hay bạc đến nay là thép không gỉ. Về nguồn gốc phát sinh kỹ thuật châm, sách “Hoàng đế Nội kinh”, thánh thư của Đông y, Thiên mười hai “Dị pháp, phương nghi luận” cho biết: “Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí ở nơi đó rất thịnh. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều sa mù, mốc. Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp, tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý. Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” (chín loại châm) cũng đến từ gốc phương Nam”.
07/09/2016(Xem: 16005)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
20/08/2016(Xem: 6031)
Hồn Nước là danh từ kép rất đa dạng, cho nên trước khi nói về Hồn Nước, ta phải nói đến chữ Hồn. Hồn, là danh từ đơn, để chỉ cho sức mạnh tinh thần, cái biết nhạy cảm của tâm ý con người trong đời sống vật chất thường nhật, tất cả do tâm chỉ đạo hành động mọi việc, do đó mới có ra danh từ kép “linh hồn”. Kể cả muôn loài thú lớn, nhỏ cũng có cái Hồn nhưng, thấp hơn loài người. Hồn cấp thấp này, được chia ra hai thứ Hồn : Sinh hồn và Giác hồn. Sinh hồn, là của những loài vật nhỏ như các loài kiến, ong, bướm, sâu bọ v.v… Giác hồn, là của những loài vật lớn như các loài cọp, voi, khỉ đột, chó, chim muôn v.v…Chúng có tâm biết tìm kiếm thức ăn cho bản thân và bảo vệ mạng sống. Hai loài Khỉ và Chó có tâm biết rất tinh khôn hơn các loài thú bốn chân, nhất là Chó biết phân biệt chủ của nó và người lạ, liền sủa, tấn công. Con khỉ biết hái dừa, đập v
22/07/2016(Xem: 4300)
Lịch sử không thường lặp lại, nhưng khi đã lặp lại thì có nhiều chuyện kỳ thú khiến ta không thể không lưu tâm. Đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý, lịch sử Việt nam đã từng có một cuộc tình thơ mộng giữa vì vua đang ngự trị với một cô thôn nữ hái dâu, nuôi tằm, dệt lụa, đó là Lý Thánh Tông với Ỷ Lan. Sáu trăm năm sau lịch sử Việt nam lại ghi tiếp một mối tình khác cũng thơ mộng không kém giữa chàng công tử con nhà Chúa: Nguyễn Phúc Lan với cô thôn nữ cũng theo nghề hái dâu, ươm tơ, dệt lụa: Đoàn thị Ngọc vào đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
20/01/2016(Xem: 6453)
Nay chúng lại lợi dụng sự “hợp tác toàn diện Việt Trung” đã hành động một cách ngang tàn, hống hách, xua quân lấn chiếm Hoàng sa, Trường sa, tung hoành, ngang ngược lãnh hải Việt nam. Ngư dân ta đã phải ngậm đắng nuốt cay, trước hành động bắn giết, cướp giựt tài sản đánh bắt của đồng bào ta khắp ven biển các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang v.v… Đúng là bọn hải tặc, khủng bố Trung quốc đang hoành hành trên đất nước ta. Chẳng những thế, mà vùng cao nguyên Việt nam, nơi vị trí tối quan trong như nóc nhà của đất nước, mà chúng đã xua quân, ký kết với đảng Cộng sản Việt nam, khai thác Bauxit, phá hoại môi sinh, cướp đất, đuổi nhà dân chúng ở Lâm Đồng, sẽ tiến tới chiếm trọn cao nguyên Trung phần Việt nam, sau khi thôn tính vùng cao nguyên Bắc Việt, Chúng sẽ khai thác nhiều quặn khác như vàng, chì, kẽm, đồng, v.v…tài nguyên quốc gia không khỏi qua tay bọn thổ phỉ Trung quốc.
06/01/2016(Xem: 16513)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
18/12/2015(Xem: 13046)
Mười năm kháng chiến chống quân Minh Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn Anh hùng áo vải nêu chí khí Toàn dân hợp lực cứu núi sông
18/12/2015(Xem: 11528)
Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền xây dựng thiết lập triều ca Tiếp ngàn xưa bao đời lịch sử Ông Cha Nối ngàn sau Việt Nam non nước một nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567