Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 17

25/01/201509:09(Xem: 2817)
Quyển 17

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

 

QUYỂN 17

Năm Đinh Dậu (1777) chiếm xong Gia Định
Nguyễn Huệ liền tiến đánh Vĩnh Long  
Long Xuyên cứ điểm cuối cùng
Của quân chúa Nguyễn lọt vòng bao vây
 
Nguyễn Phúc Dương tới nơi Ba Vược  
Bị Nguyễn Huệ bắt được giết đi
Đàng Trong đến lúc suy vi
Phúc Thuần biết được khó bề thoát thân
 
Nguyễn Phúc Ánh đem quân trốn thoát
Từ Thổ Châu vào đất An Giang
Hội quân sửa soạn binh lương  
Long Hồ tái chiếm, Lật Giang đợi thời

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRUNG ƯƠNG HÒANG ĐẾ  ( 1778 - 1793)
 
Năm Mậu Tuất (1778) lên ngôi hoàng đế
Nguyễn Nhạc cho Nguyễn Huệ coi quân
Phong làm Long Nhượng tướng quân
Còn riêng Nguyễn Lữ giang sơn một vùng  
 
Ở Đàng Trong tình hình đổi khác  
Kể từ ngày Nguyễn Nhạc xưng vương
Đổi tên thành cũ Đồ Bàn
Thành tên Hoàng Đế dùng làm kinh sư (1778)
 
Chữ Thái Đức dùng làm niên hiệu  
Kể từ nay chấp chiếu tân vương
Cơ đồ một cõi phương nam  
Đàng Trong tạm ổn , mùa màng bội thu
 
Ở miền Bắc nắng khô hạn hán
Tỉnh Nghệ An mất trắng mùa màng
Trộm cướp nhiều ở Sơn Nam
Thổ tù Văn Đổng lấy luôn mỏ đồng
 
Nơi nội cung ở trong phủ chúa
Đặng Thị Huệ trông quá thướt tha
Nghiêng thành sóng mắt đưa qua
Trịnh Sâm say đắm kết là tri âm
 
Đặng Thị Huệ quê làng Phù Đổng
Tỉnh Bắc Ninh thuộc trấn Đông Anh
Trước là tỳ nữ trong dinh
Về sau được chúa phong thành Tuyên phi
 
Kể từ khi hạ sinh Trịnh Cán
Đặng Thị Huệ lại muốn cướp ngôi
Cho con vừa mới chào đời
Âm mưu soán đoạt tìm người giúp tay
 
Tìm được ngay quận công Đình Bảo
Cấu kết nhau sàm tấu Trịnh Tông
Là người bất hiếu bất trung  
Khiến cho chúa Trịnh bằng lòng phế đi

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRỊNH CÁN (1782)
 
Cán lên ngôi trị vì một tháng  
Ở kinh thành nổi loạn Kiêu binh
Các quân Tam phủ hợp thành  
Một bè ác đảng tung hoành khắp nơi

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRỊNH TÔNG ( 1782-1786)
 
Đám Kiêu binh phế ngay Trịnh Cán (1782)
Giết Đình Bảo và giáng Huệ Phi  
Trịnh Tông lại được rước về
Nối ngôi vương phủ trị vì triều quan
 
Loạn kiêu binh ngày càng trầm trọng  
Chúng tung hoành cướp bóc trong dân
Phá tan phép nước kỷ cương  
Nhân tâm oán hận kêu than bọn này
 
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi năm Tý (1780)
Đúc ấn vương ngọc tỷ để truyền
Niên hiệu cũ vẫn giữ nguyên
Lấy theo chính sách nguyên niên Lê triều
 
Năm Tân Sửu (1781) nguyên tiêu vừa hết  
Nguyễn Ánh thề quyết diệt Tây Sơn
Tám mươi thuyền , ba vạn quân
Lên đường ra tới Nha Trang phục thù
 
Quân chúa Nguyễn mới vừa vào đến
Bị Tây Sơn chặn đánh ngay liền  
Bộ binh và lẫn chiến thuyền  
Lọt vào thế trận phải đành rút quân
 
Qua năm sau Tây Sơn trả lễ (1782)  
Mấy trăm thuyền vượt bể vào Nam  
Cần Giờ thuyền chiến xếp hàng
Đưới quyền Nguyễn Huệ dọn đường thọc sâu
 
Quân Nguyễn Ánh lúc đầu chống trả
Sức yếu dần xa giá rút lui
Gọi quân Hà Nghĩa tới nơi
Phục kích chặn đánh diệt ngay cánh này
 
Huệ trong tay mấy trăm thuyền chiến (1782)
Tiến vào trong cửa biển Cần Giờ
Thủy binh Chúa Nguyễn thua to
Vội vàng bôn tẩu vượt bờ ra khơi
 
Anh bôn tẩu ra ngoài Phú Quốc
Thế Nguyễn triều phút chốc lâm nguy
Vua cho hoàng tử ra đi (1783)
Qua Tây cầu viện bởi vì thế cô
 
Từ Côn Lôn chạy vô Cổ Cốt  
Rồi Thổ Châu hoảng hốt qua Xiêm
Nhiều khi đói khát trên thuyền  
Nguyễn vương vẫn cứ giữ nguyên ý mình
 
Được vua Xiêm vị tình giúp đở
Ba trăm thuyền và với tinh binh
Kéo về Gia Định tung hoành  
Bị quân Nguyễn Huệ vây quanh chận đường
 
Ơ Rạch Gầm, Huệ sai mai phục  
Đưa người vào Xoài Mút ém quân
Chiêu Sương cùng với Chiêu Tăng  
Trúng đòn phục kích chết gần hết quân
 
Nguyễn Ánh sang đất Xiêm nhờ cậy
Còn Tây Sơn quay lại Quy Nhơn  
Bốn lần vào đánh Sài Côn
Bốn lần đại thắng bốn lần vinh quang
 
Ơ Đàng Ngoài hoang tàn đổ nát
Nạn kiêu binh lấn át vua Lê
"Phù Lê diệt Trịnh" liệu bề
Nhạc sai Nguyễn Huệ diệt đi lũ này  
 
Nguyễn Huệ được phong ngay Tiết Chế (1786)
Thống lĩnh quân toàn thể lên đường
Vượt đèo đánh thẳng Phú Xuân
Ngô Cầu nhanh chóng đầu hàng Tây Sơn
 
Thu được hơn trăm muôn hộc thóc
Tiến quân nhanh đánh thốc Vị Hoàng
Thẳng đường tiến đến Thăng Long
Trịnh Tông tháo chạy cuối cùng sa chân
 
Nhà Trịnh gần hai trăm năm rưởi (1545- 1786)
Bị Tây Sơn xóa sổ từ đây
Nước nhà thống nhất trong tay
Thăng Long, Gia Định ngày nay một lòng
 
Lê Hiễn Tông sau cơn binh biến
Điện Kính Thiên diện kiến tướng quân
Để cho yên phận thần dân
Vua bèn hứa gả Ngọc Hân cho người
 
Thư gửi về báo hồi chiến thắng
Lấy Bắc Hà chiếm đặng kinh đô
Nghe tin Nguyễn Nhạc rất lo
Năm trăm binh sĩ vội cho lên đường
 
Nhạc sợ Huệ một phương lừng lẫy
Rồng gặp mây vùng vẫy khó thêm
Huệ thừa biết rõ tim đen
Vội thân ra đón dâng lên tờ trình
 
Bắc Bình Vương dành riêng Nguyễn Huệ
Đông Định Vương ở phía Trấn Biên
Giao cho Nguyễn Lữ cầm quyền
Trung Ương Hoàng Đế ở thành Qui Nhơn  
 
Nhạc và Huệ cùng bàn kế hoạch
Đất Bắc Hà vẫn để vua Lê
Kiễm tra sắp xếp mọi bề
Sai quan chỉnh đốn trước khi trở về
 
Nguyễn Huệ nghe gian hùng Hữu Chỉnh
Là một nguời có tiếng điêu ngoa
Khi về ông chẳn nói qua
Đến lúc binh tuớng đi xa khỏi thành
 
Chỉnh hay được thất kinh khiếp hãi
Giong thuyền theo kịp tới Hóa Châu
Huệ dư biết Chỉnh lo âu
Cho nên hạ lịnh tạm giao vùng này

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

LÊ CHIÊU THỐNG HOÀNG ĐẾ  (1787- 1789)
 
Lê Duy Kỳ lên thay ngôi báu
Thái tử này là cháu đích tôn
Của vua đời trước Hiển Tông
Hiệu là Chiêu Thống nối dòng họ Lê
 
Khi Tây Sơn rút về đến Huế  
Ơ Bắc thành Trịnh Lệ cướp ngôi
Vua Lê, chúa Trịnh tranh oai
Vua tôi tranh chấp làm ai cũng buồn

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRỊNH BỒNG (1786- 1787)
 
Trước việc làm tranh ngôi phủ chúa  
Đinh Tích Nhưỡng ủng hộ quận công  
Đã đưa Tiết Chế Trịnh Bồng
Lên ngôi kế vị nối dòng Trịnh gia
 
Nội bộ nhà Tây Sơn mâu thuẫn  
Nhạc và Huệ ngầm ngấm chống nhau
Nồi da xáo thịt máu đào
Về sau hưu chiến đào hào phân ly
 
Ơ Kinh sư vua Lê cầu viện
Vì Trịnh Bồng lấn chiếm hết quyền
Vua bèn sai viết thư riêng  
Gọi ngay Hữu Chỉnh quân đem trở về (1786)
 
Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy binh tướng
Đuổi Trịnh Bồng , Tích Nhưỡng chạy xa
Quyền uy một cõi sơn hà
"Đường trời mở rộng riêng ta một vùng"
 
Chỉnh lấy làm vô cùng tự đắc
Việc triều đình qua mặt nhà vua
Huệ nghe tin ấy lòng ngờ
Nên đem quân sĩ phất cờ diệt gian (1787)
 
Ngô Văn Sở lên đường dẹp loạn (1787)
Phan văn Lân dẫn toán bộ binh
Cùng quan Tiết Chế khởi hành
Hạ Lôi tập kết đánh thành Thăng Long
 
Chỉnh đưa vua vào vùng Kinh Bắc
Quân Tây Sơn siết chặt vòng vây
Mục Sơn nương náu mấy ngày
Về sau bị bắt trói tay giải về
 
Vũ văn Nhậm sai đi thay thế (1788)
Cũng lộng hành chẳng kể vua quan
Tức tốc Nguyễn Huệ lên đường
Mười ngày đã tới giữa thành Thăng Long
 
Chém Nhậm xong đặt Ngô Văn Sở
Coi việc quân trấn ở Đàng Ngoài
Còn Lê Chiêu Thống chạy dài
Sai Lê Duy Đán sang mời quân Thanh (1788)
 
Trong lúc đó nơi thành Gia Định
Dùng đại binh , Nguyễn Ánh phản công
Quan quân Nguyễn Lữ mất hồn
Rút quân chiến thuật theo đường Quy Nhơn
 
Bồ Đào Nha cử sang sứ giả
Đem quốc thư vua đã chuẩn y
Năm mươi thuyền chiến cho đi
Theo lời cầu viện những gì đã xin
 
Cho con tin là hoàng tử Cảnh
Theo Đa Lộc đến cảng Versailles (1787)
Nhân danh Nguyễn Ánh qua đây
Ký xong hiệp ước xin vay khí tài
 
Trong Hiệp ước có hai điều khoản
Nhường cho Tây đảo cảng Côn Lôn
Tam Kỳ , cửa biển Hội An
Để thuyền của họ dễ dàng bán buôn
 
Về phía Pháp sẽ nhường cho Chúa
Bốn chiến thuyền tiền của quân lương
Có thêm nghìn sáu lê dương
Để thêm lính tráng quân trang mà dùng
 
Các hiệp ước bàn suông trên giấy
Chưa bao giờ được thấy thực thi
Hạ Châu , truyền sứ ra đi  
Mua thêm súng đạn đem về bổ sung
 
Nguyễn Phúc Ánh phán cùng các tướng
Lập thao trường nuôi dưỡng ba quân
Chủ trương đãi ngộ rõ ràng
Vỗ về tướng sĩ đe răn loạn thần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2017(Xem: 6532)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 6376)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
09/01/2017(Xem: 8844)
Châm là một thủ thuật điều trị bệnh bằng cách dùng các vật nhọn châm vào huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Thời thượng cổ thầy thuốc dùng đá nhọn để châm gọi là thạch châm về sau có sự cải tiến, kim châm được làm từ xương, từ đồng rồi sắt, sau đó là vàng hay bạc đến nay là thép không gỉ. Về nguồn gốc phát sinh kỹ thuật châm, sách “Hoàng đế Nội kinh”, thánh thư của Đông y, Thiên mười hai “Dị pháp, phương nghi luận” cho biết: “Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí ở nơi đó rất thịnh. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều sa mù, mốc. Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp, tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý. Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” (chín loại châm) cũng đến từ gốc phương Nam”.
07/09/2016(Xem: 16167)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
20/08/2016(Xem: 6094)
Hồn Nước là danh từ kép rất đa dạng, cho nên trước khi nói về Hồn Nước, ta phải nói đến chữ Hồn. Hồn, là danh từ đơn, để chỉ cho sức mạnh tinh thần, cái biết nhạy cảm của tâm ý con người trong đời sống vật chất thường nhật, tất cả do tâm chỉ đạo hành động mọi việc, do đó mới có ra danh từ kép “linh hồn”. Kể cả muôn loài thú lớn, nhỏ cũng có cái Hồn nhưng, thấp hơn loài người. Hồn cấp thấp này, được chia ra hai thứ Hồn : Sinh hồn và Giác hồn. Sinh hồn, là của những loài vật nhỏ như các loài kiến, ong, bướm, sâu bọ v.v… Giác hồn, là của những loài vật lớn như các loài cọp, voi, khỉ đột, chó, chim muôn v.v…Chúng có tâm biết tìm kiếm thức ăn cho bản thân và bảo vệ mạng sống. Hai loài Khỉ và Chó có tâm biết rất tinh khôn hơn các loài thú bốn chân, nhất là Chó biết phân biệt chủ của nó và người lạ, liền sủa, tấn công. Con khỉ biết hái dừa, đập v
22/07/2016(Xem: 4332)
Lịch sử không thường lặp lại, nhưng khi đã lặp lại thì có nhiều chuyện kỳ thú khiến ta không thể không lưu tâm. Đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý, lịch sử Việt nam đã từng có một cuộc tình thơ mộng giữa vì vua đang ngự trị với một cô thôn nữ hái dâu, nuôi tằm, dệt lụa, đó là Lý Thánh Tông với Ỷ Lan. Sáu trăm năm sau lịch sử Việt nam lại ghi tiếp một mối tình khác cũng thơ mộng không kém giữa chàng công tử con nhà Chúa: Nguyễn Phúc Lan với cô thôn nữ cũng theo nghề hái dâu, ươm tơ, dệt lụa: Đoàn thị Ngọc vào đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
20/01/2016(Xem: 6492)
Nay chúng lại lợi dụng sự “hợp tác toàn diện Việt Trung” đã hành động một cách ngang tàn, hống hách, xua quân lấn chiếm Hoàng sa, Trường sa, tung hoành, ngang ngược lãnh hải Việt nam. Ngư dân ta đã phải ngậm đắng nuốt cay, trước hành động bắn giết, cướp giựt tài sản đánh bắt của đồng bào ta khắp ven biển các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang v.v… Đúng là bọn hải tặc, khủng bố Trung quốc đang hoành hành trên đất nước ta. Chẳng những thế, mà vùng cao nguyên Việt nam, nơi vị trí tối quan trong như nóc nhà của đất nước, mà chúng đã xua quân, ký kết với đảng Cộng sản Việt nam, khai thác Bauxit, phá hoại môi sinh, cướp đất, đuổi nhà dân chúng ở Lâm Đồng, sẽ tiến tới chiếm trọn cao nguyên Trung phần Việt nam, sau khi thôn tính vùng cao nguyên Bắc Việt, Chúng sẽ khai thác nhiều quặn khác như vàng, chì, kẽm, đồng, v.v…tài nguyên quốc gia không khỏi qua tay bọn thổ phỉ Trung quốc.
06/01/2016(Xem: 16771)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
18/12/2015(Xem: 13159)
Mười năm kháng chiến chống quân Minh Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn Anh hùng áo vải nêu chí khí Toàn dân hợp lực cứu núi sông
18/12/2015(Xem: 11631)
Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền xây dựng thiết lập triều ca Tiếp ngàn xưa bao đời lịch sử Ông Cha Nối ngàn sau Việt Nam non nước một nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567