Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 13

25/01/201509:04(Xem: 3271)
Quyển 13

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 13
Trước khi băng vào năm Đinh Tỵ (1497)
Giữa triều đình chiếu chỉ truyền ngôi
Lựa trong mười bốn con trai
Hai mươi con gái chọn người lên thay
 
LÊ HIẾN TÔNG HOÀNG ĐẾ  (1497- 1504)
 
Thái tử Huy lên ngôi hoàng đế (1497)
Là một nguời thông duệ anh minh  
Việc quan cho chí việc binh
Thân hành khảo xét, tự mình duyệt phê (1498)
 
Vua ở ngôi tuổi kề băm bảy
Giữ phép công vẫn phải theo xưa
Thường đem Kinh Dịch, Kinh Thi
Mà răn thần tử giữ bề vua tôi
 
Năm Kỷ Mùi cho đòi tuyên sứ(1499)
Báo cho dân dự trữ gạo dư (1498)
Không nên xa xỉ dùng bừa
Để dành khi đói mất mùa mà ăn
 
Cũng năm đó cùng quan bộ Lại
Điện Kính Thiên vua ngự xướng danh
Truyền loa rao khắp kinh thành
Bảng vàng tiến sĩ một mình Lý Khiêm (1499)
 
Vua lại truyền thẩm tra quan lại
Tinh giảm dần bộ máy quốc gia
Tham, ngu, dốt, hoặc quá già
Thì cho trí sĩ thải ra loại này
 
Kể từ nay thân vương, dân chúng
Không cưới xin Man chủng Chiêm Thành
Bảo toàn giòng giống tinh anh
Để cho phong tục nước mình giữ nguyên
 
Cấp áo xiêm tùy theo chức tước
Khi vào chầu cho các quan nha
Thường triều mặc áo tơ gai
Trong ngày quốc kỵ cấm xài vải hoa
 
Vua chuẩn y lời tâu Lễ Bộ (1503)
Cho đắp đê, đóng vĩ nâng bờ
Ven sông Tô Lịch để hờ
Phòng khi lụt hạn đóng cừ tưới tiêu
 
Quan Hàn lâm Minh triều đi sứ (1499)
Là Lương Trừ mang ngự sắc sang
Phong làm vua nước An Nam
Lệnh cho lưỡng quốc nghị bàn hiếu thông
 
Kỳ thi Hội nói chung có khác (1502)
Lễ xướng danh loa bắc truyền ra
Bảng vàng trước ở Đông Hoa
Nay nhà Thái học đem ra bấy giờ
 
Quan Gia Đình Trung Thu Ngoạn Nguyệt
Là bài thơ điểm khuyết của vua
Khuyên dân cày cấy đúng mùa
Một bài ngự chế dặn dò như sau :
 
Tinh hỏa hôn trung dạ
Bồng mang xuất bích đông
Kinh phuơng dương đại thủy
Vệ địa khủng hưng nhung
 
Tuần tĩnh vưu tâm lý
Suy chiêm mạn di đồng
Bài thơ nói tự đáy lòng
Lưu tâm lụt lội đề phòng về sau
 
Vua kinh hành ngự vào Thanh Hóa
Bái Sơn Lăng xa giá trở về
Mình rồng nghe đã hơi se
Lại ham nữ sắc có bề đáng lo

(Tiếp theo) QUYỂN 13

LÊ TÚC TÔNG HOÀNG ĐẾ (1504)
 
Khi sắp băng truyền cho thái tử  
Húy là Thuần, con thứ hiến Tông
Một trong sáu vị nối dòng
Lên ngôi cửu ngũ thuận lòng muôn dân
 
Lễ đăng quang vào năm Giáp Tý (1504)
Từ năm nay niên chỉ Thái Trinh
Ngày sinh Khánh Tiết Thiên Ninh
Ra ân đại xá, thái bình yên dân
 
Vua ở ngôi được gần sáu tháng
Là một nguời yểu mạng không may
Lại thêm hiếu học tài hay
Làm vua mấy tháng , tiếc thay giữa chừng

(Tiếp theo) QUYỂN 13

LÊ UY MỤC HOÀNG ĐẾ  (1504- 1510)
 
Lúc lâm chung để lời di mệnh
Đến Hưng Minh, cung thỉnh hoàng huynh
Nguời này tên húy là Huyên
Hiệu Uy Mục Đế nối quyền chăn dân
 
Mẹ của vua người làng Phú Chẫn
Thuở cơ hàn tự bán mình đi
Bị sung làm kẻ nô tì
Đưa vào trong nội cận kề tiên vương
 
Lúc Hiến Tông còn đang thái tử
Thấy nàng xinh tình tứ thước tha
Đưa về trong phủ làm hoa  
Hạ sinh Uy Mục chợt qua đời liền
 
Vì thù riêng , giết ngầm tổ mẫu
Người dáng dấp tướng mạo Quỷ Vương
Bất cần triều chính kỷ cương
Gian dâm hiếu sát xem thói thường hung hăng
 
Mạc Đăng Dung làm Thiên vũ vệ (1507)
Trong gia phả : hậu duệ Đĩnh Chi  
Vai u thịt bắp coi bề,  
Làm quan túc vệ chỉ huy ngự tiền  
 
Vua Uy Mục ngày thêm càng rỡ
Khi say mèm giết cả cung nhân
Để cho họ ngoại chiếm dần
Nhữ Vi , Khương Chủng chẳng cần hỏi ai  
(1505,1507, 1509)
 
Cậy quyền thế ra oai vùi dập(1507)
Từ dân lành đến lớp thân vương
Muôn dân ta thán vô vàn
Còn vua thì vẫn cung nhân vui đùa
 
Theo lệnh vua giết thêm nữ sử (1509)
Và người Chiêm đang giữ trong tù
Giết luôn tôn thất của vua
Hại người cốt nhục không chừa một ai
 
Trong năm năm trên ngôi hoàng đế
Tội ác nhiều không xuễ mà ghi
Giết người, vét thuế đem đi
Tiêu xài phung phí kể gì của công
 
Tu Công Dinh họp cùng ba phủ
Được tôn lên minh chủ nghĩa binh
Dùng Văn Lang để tiến hành
Diệt trừ bạo chúa xích xiềng ác ôn(1509)
 
Từ Tây đô đem quân tiến đánh
Uy Mục Vương vội lánh khỏi thành
Tu Công chiếm được Đông Kinh
Hoàn toàn làm chủ tình hình rối ren
 
Uy Mục Vương bắt đem giam lỏng
Xác bỏ vào miệng súng bắn đi
Xong đời một kẻ ác di
Một tên bạo ngược quá ghê bấy giờ

(Tiếp theo) QUYỂN 13

LÊ TƯƠNG DỰC HOÀNG ĐẾ (1510- 1516)
 
Tương Dực Đế ngôi vua thay thế (1516)
Lấy Ngô Hoán : Tán Trị thừa tuyên
Chỉnh trang bộ máy chính quyền
Lệnh cho bộ Hộ an ninh làm đầu
 
Nền ngoại giao cũng cùng lối cũ
Sai Lý Khiêm đi sứ sang Minh(1510)
Đem đồ tuế cống linh đình
Theo như đòi hỏi triều đình Trung Hoa
 
Minh Chính Đức cho qua đáp lễ
Sai Hy Tăng, Nhược Thủy đem sang (1513)
Sắc phong vua nước An Nam
Ban cho mũ áo được làm bằng da
 
Phạm Hy Tăng chê vua dáng lệch
Là "vua Heo" thích việc ăn chơi
Loạn vong sẽ xẩy tới nơi
Ngai vàng Giao Chỉ khó ngồi được lâu
 
Vua thông dâm nàng hầu của bố(1514)
Rồi giao hoan cả vợ anh em(1515)  
Hồ Tây cho sửa sang thêm
Cởi truồng cung nữ chèo thuyền làm vui
 
Lại sai người đắp thành ngàn trượng(1516)
Làm cống ngầm , đập chắn sông Tô
Cửu Trùng mặt trước đào hồ
Nhà hơn trăm nóc tốn hao vô cùng
 
Trong nội cung hoạn quan làm loạn
Bọn phản thần định thoán ngôi vua
Nhờ tay Trịnh Hựu ngăn cho
Bọn Hài bị chém bấy giờ mới yên(1510)
 
Ơ trấn biên nỗi lên giặc cỏ
Như Hưng, Hy,Triệt ở Nghệ An (1512)
Lê Hất và bọn Trần Tuân
Vua sai Đỗ Nhạc đem quân tiểu trừ
 
Chiếm đất chùa Quỳnh Lâm đại náo
Ơ Thùy Đường Trần Cảo xưng vương(1516)
Đem quân vây kín phủ đường
Thăng Long chiếm cứ tự phong quốc triều
 
Tương Dực Đế đuổi theo Trần Cảo
Cảo chạy thua về thấu đảo Ngọc Sơn
Vua sai Trần Tiến đánh dồn
Cảo quay quân lại giết luôn tướng triều
 
Trịnh Duy Sản âm mưu phế bỏ
Lừa giết vua ở chỗ Bích Câu
Xác vua vắt vẻo đem vào
Ơ trên mình ngựa châm dầu hỏa thiêu
 
Năm Giáp Tuất(1514) dưới triều Tương Dực
Quan thượng thư Đông Các Lê Tung
Viết bài Tổng luận tiến dâng
Về kho Đại Việt, Vũ Quỳnh khảo biên

(Tiếp theo) QUYỂN 13

LÊ CHIÊU TÔNG HOÀNG ĐẾ  ( 1516- 1522)
 
Bọn chuyên quyền đưa ra vua mới (1516)
Húy là Y, hoàng đế Chiêu Tông
Đổi năm Quang Thuận để xưng
Trong triều ngoài nội Đăng Dung cầm quyền
 
Trịnh Duy Sản lấy thêm quân lính
Cùng Nguyễn Thượng đi đánh Chí Linh
Bị quân Trần Cảo vây quanh
Cuối cùng bị giết gần thành Lạng Nguyên(1516)
 
Quân của Cảo ngày thêm khốn khổ
Bèn rút về trấn ở Lạng Nguyên
Cảo cho trai trưởng cầm quyền
Còn mình xuống tóc tu tiên lánh đời(1516)
 
Các quan lại tùy thời cát cứ
Đem quân mình trừ khử lẫn nhau
Trần Chân, Hoàng Dụ rồi sau
Xuân Thi, Nguyễn Áng đánh vào kinh sư  
 
Có Nguyễn Sư bức xúc trước cảnh
Nước nhà lâm vào nạn rối tung
Ra tay cái thế anh hùng
Thử xem thời vận mấy dòng thơ sau :
 
Những toan phục nước cứu muôn dân
Trời chẳng chiều người cũng khó phần
Sông rộng, Giang Đông khôn trở gót
Gió to Xích Bích để thiêu quân
 
Ninh Sơn mây ám rồng xa khuất
Phúc địa trăng soi hạc tới gần
Anh hùng thành bại xưa nay vậy
Chí đời chưa thỏa hận vô ngần
 
Ơ thành đô bây chừ khói lửa(1518)
Giặc tha hồ cướp của lương dân
Trước thì Trần Cảo tang thương
Sau là Duy Nhạc phá tan kinh thành
 
Mạc Đăng Dung hồi binh theo lệnh
Của Chiêu Tông bình định loạn quân
Quyền uy, ông tóm thâu dần
Vào tay họ Mạc loại dần người ngay
 
Vua mưu ngầm cho vời Hiến, Thứ(1522)
Cho người làm mật sứ gọi Tuy
Nửa đêm vua lẻn ra đi
Đăng Dung biết được cấp truy chận đường

(Tiếp theo) QUYỂN 13

LÊ CUNG HOÀNG HOÀNG ĐẾ  ( 1522- 1527)
 
Sau hiệp bàn , thái sư Lê Phụ(1522)
Lấy em vua đề cử lên ngôi
Lê Xuân được đặt lên ngai
Tân vương là cháu bốn đời Thánh Tông
 
Đăng Dung giết Chiêu Tông hoàng đế(1526)
Giữa năm Hợi(1527) lại phế Cung Hoàng
Giáng vua xuống tước Cung Vương
Bắt Hoàng thái hậu giam chung với người
 
Bà khấn trời trước khi bị thí :
"Mạc Đăng Dung là kẻ bề tôi
Manh tâm, phế chúa, cướp ngôi  
Ngày sau con cháu nó thời như ri"

(Tiếp theo) QUYỂN 13

MẠC ĐĂNG DUNG ( 1527- 1529)
 
Mạc Đăng Dung vốn nghề đánh cá
Thuở thiếu thời sống ở Cổ Trai
Có dư sức khỏe hơn người
Xuất thân lực sĩ vào đời hậu Lê
 
Đô chỉ huy lên chức Thái phó
Tóm thâu đầy quyền ở trong tay
Ra oai tác quái với người
Bắt vua viết chiếu nhường ngôi cho mình
 
Dung sai người qua Minh kính báo(1428)
Cắt hai châu tiến cáo đem dâng
Vua Minh thấy thế bằng lòng
Cho quan giao hảo sứ thông bình thường
 
Mạc Đăng Dung ngôi vương cướp được
Ba năm trời, bắt chước thuở xưa
Truyền cho con truởng làm vua(1429)
Còn mình Thái thượng được vừa mấy năm

(Tiếp theo) QUYỂN 13

MẠC ĐĂNG DOANH ( 1529- 1540)
 
Mạc Đăng Doanh đổi năm Đại Chính(1429)
Nắm binh quyền ước tính mười năm
Điều quân trị nước sai lầm
Nhân dân ta thán hờn căm quá nhiều
 
Thuở bấy giờ dân kêu thảm thiết
Mấy năm liền chém giết lẫn nhau(1525)
Lại thêm sâu cắn hoa màu(1527,1530)
Nhân dân ly tán khổ đau vô cùng
 
Nguời ta trông có người lãnh tụ
Đưa nuớc ra khỏi chổ lầm than
Dẹp yên bè lũ tham tàn
Sâu dân mọt nuớc đã làm suy vong
 
Năm Canh Dần có ông Lê Ý(1430)
Người họ Lê khởi nghĩa dấy binh
Khắp nơi trong nước tòng chinh
Chỉ vài ba tháng quân thanh lẫy lừng
 
Mạc Đăng Dung đem quân đi đánh
Mấy trận liền xính vính tả tơi
Sơn quan tìm lối rút lui
Tống Giang cứ điểm cho người trấn biên
 
Mạc Đăng Doanh điều quân Hoằng Hóa
Cùng Quốc Trinh trấn ngã Thạch Thành
Bất thần tung chưởng đánh nhanh
Tuởng rằng thắng thế hóa thành thua to
 
Quân Lê Ý bấy giờ kiêu ngạo
Vì coi thường nên dẫu hùng binh
Nhân khi sơ ý coi khinh
Bị quân nhà Mạc công thành đánh tan
 
Bắt được Ý cửa Nam, bãi cát
Lệnh dùng xe xé xác hành hình(1530)
Nghĩa quân tan vỡ rất nhanh
Người thì phân tán kẻ đành chạy sang
 
Nước Ai Lao chọn đường ẩn náu
Sống tạm thời rèn giáo mài gươm
Chờ khi khôi phục giang san
Dẹp tan bạo chúa trung hưng nước nhà
 
Doanh cũng cho mở khoa thi Hội
Tuyển nhân tài cứ mỗi tam niên
Trạng nguyên là Nguyễn Bỉnh Khiêm(1535)
Tiến sĩ cập đệ có thêm họ Bùi
 
Ở trong nước ơn trời đổ xuống
Mưa thuận hòa đất ruộng lúa chiêm
Được mùa quốc thống tạm yên
Không còn trộm cướp liên miên như thời...
 
Họ Mạc sai sang Minh dâng biểu
Nộp sổ sách và chịu xin hàng
Đăng Dung qùy trước phủ đường
Cột dây vào cổ xin nhường đất đai(1540)

(Tiếp theo) QUYỂN 13

LÊ TRANG TÔNG HOÀNG ĐẾ  (1533- 1548)
 
Nguyễn Kim cho người tìm khắp nước
Kiếm cháu con đời trước nhà Lê
Rước ông Lê Huyến đưa về
Tôn làm Hoàng đế trị vì hùng binh
 
Từ Lê Lợi khai sinh dấy nghiệp
Đến Cung Hoàng nối tiếp nhiều năm
Kéo dài niên kỷ hơn trăm
Lê sơ nay chuyển ra làm Trung hưng
 
Vua Trang Tông (1533) trở về lại nước
Cùng Nguyễn Kim lo việc binh dân
Ngày đêm chỉnh đốn quan quân
Nguyên Hòa niên hiệu, kết thân nước Lào
 
Tây dựa vào Ai Lao hùng cứ
Bắc thì cho sai sứ cầu phong
Đất đai giữ được phía trong
Cao Bằng, họ Mạc tranh hùng với Lê
 
Cả hai xin Tàu về phân xử
Bọn Mạc Lê là thứ hám danh
Đăng Dung lại tự trói mình
Lấy dây buộc cổ ở thành Nam Quan
 
Dung dâng biểu đầu hàng quân giặc
Còn Trang Tông lại mách Đăng Dung :
Tiếm ngôi rồi lại tự xưng
Làm vua Đại Việt cúi dâng chuyện này  
 
Vua nhà Minh hiểu ngay sự thể (1541-1546)
Mạc Phúc Hải theo lệ cống mình
Lạy , quỳ trước mặt quân Minh
Để quan hội khám ở thành Nam Quan
 
Cho người mang đồ sang tuế cống
Bị quân Minh rẻ rúng bồi thần
Việc này nhục quốc khi dân
Khiến cho bá tánh hận quân cầm quyền
 
Người trong nước bùng lên khởi nghĩa
Theo Trang Tông vì quá chán chê
Nguyễn Kim là tổng chỉ huy
Anh hùng hào kiệt theo về rất đông
 
Dương Chấp Nhất gian hùng họ Mạc (1545)
Giả trá hàng giết được Nguyễn Kim
Vua sai Trịnh Kiểm thay quyền
Nam-Lê; Bắc-Mạc hai miền phân tranh

(Tiếp theo) QUYỂN 13

MẠC PHÚC NGUYÊN (1546- 1561)
 
Năm Bính Ngọ (1546) Phúc Nguyên kế vị
Việc triều chính lại để chú coi
Khiêm Vương Kính Điễn dùng người
Cùng quan Thái tể trong ngoài giữ yên
 
Mạc Kính Điển quyền hành quyết đoán(1546)
Thẳng tay trừ, dẹp loạn Chính Trung
Họ hàng giết lẫn lung tung
Trung bèn chiếm cứ một vùng Quảng Yên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5871)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7658)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 141904)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11485)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6210)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7470)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24483)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23776)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6607)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]